Nguồn: VCIL và The Soil Project
TSP ra đời với mục đích thay đổi hoàn toàn cách mà giáo dục hiện nay đang diễn ra, từ triết lý, mục tiêu giáo dục cho đến nội dung, phương pháp học tập và cả cách chứng nhận giáo dục (credentials) để người học không những bắt kịp với những xu hướng phát triển trong thế giới vô định ngày nay mà còn truyền tải một nền giáo dục thật sự - khơi gợi con người tự do và đóng góp vào việc xây dựng, xã hội, cộng đồng bền vững.
Tham gia vào TSP, người học (Seeds) sẽ cùng nhau ở nội trú cùng học tập, sinh hoạt và theo phương pháp giáo dục tự hướng để học những môn liên quan cùng với sự hướng dẫn và tham khảo từ những cố vấn (facilitator/adviser) có kinh nghiệm trong lĩnh vực riêng. Nếu như trong năm đầu TSP sẽ tập trung vào xây dựng bản thân bằng các nền tảng cần thiết thì sang năm hai các bạn sẽ có nhiều cơ hội để “chu du” khám phá và học hỏi từ thế giới rộng lớn bên ngoài.
1. Triết lý giáo dục
Triết lý giáo dục của Đất: Như tên gọi của dự án, lấy cảm hứng từ Đất, TSP tin rằng giáo dục cũng giống như ươm mầm và nuôi dưỡng cho một cái cây phát triển. Ở đó, Đất - Soil (tức là cộng đồng, môi trường) là nền tảng để những hạt giống - Seed (người học ở The Soil Project) phát triển. Cây/hạt giống phát triển thế nào là việc tự do và tự nhiên của cây (cao thấp, to nhỏ), đất không xen vào mà nhào nặn theo ý muốn riêng được. Việc của Đất là tạo ra một nền tảng cho cây đứng lên (holistic learning & basic knowledge) và cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng (resources) cho cây phát triển theo cách riêng của cây. Do đó, The Soil Project là môi trường học tập tự do mà người học/cộng đồng người học (seed) là người tự do lựa chọn và quyết định, làm chủ việc học và cùng nhau tạo ra nội dung học của mình chứ không bị áp đặt và đóng khung bởi một ai khác.
Giáo dục tự hướng (self-directed learning): có rất nhiều thông tin, định nghĩa về self-directed learning, bạn có thể google để biết thêm chi tiết. Về cơ bản, bạn có thể xem ở đây: https://youtu.be/x3KGDJH2W7A
Giáo dục con người: đối tượng của giáo dục là con người. Giáo dục phải tôn trọng và tạo ra con người tự do (khác với con người công cụ, phục vụ cho mục đích ngoại trị), mỗi cá nhân là độc nhất (tôn trọng sự đa dạng và cá nhân hóa học tập), không phân biệt, kì thị, dán nhãn, đóng khung, etc. Và cũng vì giáo dục vì con người chứ không chỉ riêng phục vụ cho xã hội hay nền kinh tế, nên giáo dục phải là cuộc sống và hơn nữa là những thứ phục vụ được cho con người, từ cách ăn uống lành tính, truyền thông lành tính, cách yêu thương, cách quản lý cảm xúc, cách truyền thông, cách suy nghĩ, etc. TSP cũng chú trọng vào việc giáo dục các yếu tố văn hóa và truyền thống, bởi vì con người là gì, chúng ta là ai khi không có nền tảng của văn hóa, gia đình, truyền thống và đất nước, dân tộc mình.
Kết nối: ý thức được tính phụ thuộc lẫn nhau (interdependence) của mọi thứ, TSP cũng sẽ hình thành dựa trên sự kết nối để tạo thành hệ sinh thái giáo dục.
- Về cá nhân người học: kết nối với bản thân mình, kết nối với tự nhiên, kết nối với gia đình, kết nối với cộng đồng và văn hóa, sau cùng là kết nối với thế giới.
- Về dự án: kết nối các cá nhân, tổ chức, gia đình, cộng đồng, các nguồn lực khác nhau trong xã hội, tận dụng các nguồn lực xã hội và phục vụ xã hội. Kết nối dựa trên nền tảng internet và công nghệ, internet vạn vật phục vụ cho việc học.
Giáo dục của thế kỉ 21 và sự chuyển đổi xã hội (paradigm shift):
- Giáo dục TK 21: Chưa bao giờ trong lịch sử mà thế giới lại thay đổi nhanh chóng như hiện nay. Ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này, robot, trí tuệ nhân tạo và công nghệ đang dần thay thế con người, hàng loạt dự đoán và nghiên cứu về sự biến mất của nhiều ngành nghề trong hiện tại và ra đời của hàng loạt ngành mới, mà thậm chí chúng ta hiện vẫn chưa biết nó là gì và gọi tên ra sao. Vì vậy, để chuẩn bị cho tương lai và xã hội ấy, yêu cầu giáo dục nên tập trung vào tinh thần entrepreneurship (tinh thần dấn thân thay đổi, làm chủ chính mình), giáo dục toàn diện, đa ngành (holistic learning & liberal arts) tạo cho người học khả năng thích ứng (adaptability), sáng tạo (creativity) và quan trọng hơn là khả năng tự học suốt đời (lifelong learning).
- Sự chuyển đổi xã hội: dù muốn dù không thì xã hội đang được định hình lại theo mô thức mới (new paradigm) mang tính bền vững (sustainable) hơn, và tái tạo (regenerate) lại những sai lầm với môi sinh và xã hội (ecological imbalance, social injustice, community breakdown, meaningless of life, arms conflict) đã gây ra bởi lề lối và tư duy phát triển trong quá khứ . Theo đó, The Soil Project cũng nhấn mạnh vào việc phát triển toàn diện và bền vững (sustainability), ở dự án, các Seeds sẽ được học và thực hành thực tế với các mô hình kinh tế bền vững, nông nghiệp bền vững, cộng đồng bền vững, năng lượng tái tạo, v.v
2. Phương pháp áp dụng
Community-based (Peer-to-peer learning): Các seeds sẽ được cùng nhau học tập trong cộng đồng lành tính và giữa những người bạn, có những môn sẽ có người hướng dẫn nhưng thường xuyên thì yếu tố giảng viên sẽ được loại bỏ. Ngoài ra ở cộng đồng này, các bạn có thể tự do dạy lại người khác thứ mình biết, cũng như những bạn, cô chú, anh chị bên ngoài TSP cũng có thể đến dạy các Seeds và/hoặc được các Seeds hướng dẫn về những điều mà mọi người biết và muốn dạy lại người khác.
Traveling (Experimental Learning): các miền Việt Nam và các quốc gia lân cận trong khu vực Đông Nam Á sẽ là lớp học của các seeds trong 2-2.5 năm ở dự án.
Internet-based: TSP sẽ là mô hình giáo dục tương lai với việc học ở trường đại học trực tuyến (tự chọn), môi trường quốc tế đa dạng với lớp học có những người người bạn đến từ mọi ngóc ngách của thế giới và từ nhiều ngành nghề, độ tuổi khác nhau và tận dụng tài nguyên online từ các khóa MOOCs, ebooks, videos, phim tài liệu, v.v.
3H Education: Ngoài giáo dục trí tuệ, tri thức, tức giáo dục cái đầu (Head - Mind), ở TSP còn chú trọng giáo dục về tay chân, lao động (Hands) và cảm xúc cũng như lòng trắc ẩn (Heart). Các Seed sẽ đào luyện cả 3 yếu tố này bằng việc ngoài học tập tri thức, tư duy, kĩ năng (Head Education), còn phải làm việc nhà, nấu ăn, dọn vệ sinh, trồng trọt, làm nông nghiệp, xây nhà (Hands Education) và thông qua những buổi ngồi lại chia sẻ, thiền, chiếu phim, đi thực tế và các hoạt động xã hội để nuôi dưỡng lòng trắc ẩn và thấu hiểu cảm xúc mình (Heart Education).
Project-based: Học tập theo dự án/dựa trên dự án. Các seed được khuyến khích học thông qua quan sát và tạo ra đề tài, vấn đề và cùng nhau đi tìm giải pháp và thực tế thi hành giải pháp đó bằng cách vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học được hoặc mong muốn được học.
Mindfulness-based: Bằng việc thực hành thiền hàng ngày và thiền trong các hoạt động làm việc/học tập/lắng nghe/v.v với mong muốn giúp các Seeds có thể ý thức và tỉnh thức trước những việc mình làm, lời nói và suy nghĩ.
Sharing Education (cảm hứng từ Sharing Economy): TSP không phải là người duy nhất đảm đương và chịu trách nhiệm cho các khóa học mà tùy từng khóa sẽ có những cá nhân, tổ chức đối tác làm việc trong lĩnh vực liên quan hỗ trợ tổ chức lớp học hoặc chia sẻ cùng các Seeds những bài học/kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, các Seed có nhiều cơ hội để mở rộng mạng lưới mối quan hệ của mình cũng như cơ hội để được học tập ở nhiều môi trường/ngôi trường khác nhau ở trong và ngoài nước.
3. Thời gian diễn ra dự án
The Soil Project là chương trình từ 2-2.5 năm nhằm tạo nền tảng cho việc học tập, làm việc xa hơn, chuyên nghiệp hơn của các Seeds sau này.
4. Chương trình (dự kiến và đề xuất)
TSP 2018 sẽ đưa ra 2 lựa chọn cho các seeds, các bạn có thể chọn TSP như chương trình gap year với 9 tháng học tập để hiểu mình hơn và thực hành lối sống bền vững với phần 1 và phần 2 dưới đây hoặc là chọn lựa TSP như chương trình giáo dục thay thếnền tảng trong 2 năm theo 5 phần bên dưới. Trở thành seeds của TSP 2018, bạn chỉ cần cam kết đi cùng dự án xuyên suốt trong 9 tháng, quyết định về việc có đi tiếp cùng dự án sau đó không sẽ được đưa ra sau 9 tháng đó.
Phần 1: Kiến tạo dự án và nền tảng (Project Co-Design and Foundation) - 3 tháng
Phần 2: Nuôi dưỡng thân và tâm (Body and Mind Cultivation) - 6 tháng
Phần 3: Lối sống và phát triển bền vững (Sustainable Living and Development)
Phần 4: Chuyển đổi xã hội và thế giới tương lai (Paradigm Shift and Future World)
Phần 5: Kiến tạo giá trị (Entrepreneurship)
Trên đây là chương trình được đề xuất từ TSP 2017, với TSP 2018, sau khi kết thúc các chặng tuyển chọn, các seeds sẽ có 3 tháng (tháng 07 - tháng 9) cùng làm việc với nhau, với những người tổ chức dự án và các cố vấn để tạo ra chương trình học của riêng mình trong thời gian 6 tháng thử thách tiếp theo cũng như xuyên suốt 2 năm còn lại của chương trình. Chính các bạn seeds sẽ là người tạo ra chương trình học cho riêng mình.
Đối tượng tìm kiếm
Bất kì ai muốn tham gia dự án và chứng minh được độ phù hợp qua những vòng tuyển chọn của dự án. Tuy nhiên, đối tượng phù hợp nhất của dự án là những bạn muốn gap year hoặc cảm thấy không phù hợp với môi trường giáo dục chính thống, drop out hoặc muốn trải nghiệm một mô hình giáo dục mới - nơi chú trọng vào việc xây dựng nền tảng và tinh thần kiến tạo giá trị (entrepreneurship) cũng như giáo dục phát triển bền vững (sustainable education).
Về tính cách cá nhân: Dám thử thách, mạo hiểm làm điều mới, điều khó để học hỏi, trưởng thành. Không ngại khó, sẵn sàng dấn thân. Dám đi theo con đường riêng của mình.
Về định hướng và mối quan tâm: Mong muốn hiểu rõ và thay đổi chính mình cũng như cộng đồng, xã hội mình đang sống, mong muốn giúp đỡ người khác. Quan tâm các vấn đề xã hội, giáo dục và có những hành động cụ thể dù ở cấp cá nhân hay tổ chức để thay đổi, đặc biệt là thay đổi một cách bền vững. Đã từng gap year, homeschooling, unschooling.
VCIL là gì?
VCIL là mạng lưới và cộng đồng những người ủng hộ sự chuyển đổi xã hội và giáo dục sang một mô thức mới (paradigm shift) theo hướng bền vững, giải quyết các vấn đề phát triển hiện tại và xây dựng một xã hội tương lai thông qua giáo dục thay thế (alternative or non-traditional education), hoạt động kiến tạo giá trị (entrepreneurship) và xây dựng cộng đồng, mô hình (community building) phát triển mới.
Chuyển đổi mô thức hay Paradigm Shift là gì?
Nhìn nhận lại 5 vấn đề khủng hoảng mà thế giới đang phải đối mặt:
Do đó, để giải quyết các vấn đề này, đòi hỏi sự thay đổi sâu sắc từ bên trong, từ cách chúng ta nghĩ và nhìn nhận thế giới và vị trí con người trong thế giới này, cách tổ chức kinh tế và điều hành xã hội mới, nhìn nhận lại mối quan hệ giữa con người-tự nhiên và con người-con người. Về căn bản, paradigm shift bao gồm sự thay đổi: - Từ Ego-consciousness (ý thức về bản ngã) sang Eco-consciousness (ý thức về sinh thái) - Từ Anthropocentrism (chủ nghĩa nhân chủng) sang ecocentrism (chủ nghĩa sinh thái) - Từ Eurocentrism (chủ nghĩa Âu tâm - lấy châu Âu làm trung tâm) sang Multicentrism (chủ nghĩa đa tâm) - Từ tham lam sang lòng trắc ẩn. cạnh tranh sang hợp tác, từ cách nhìn máy móc về thế giới sang cách nhìn một cách tổng thể và toàn vẹn.
Hơn nữa, có nhận ra hay không thì thực tế chúng ta đang sống trong sự chuyển đổi xã hội (paradigm shift) ở thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khi mà cơ bản những mô hình kinh doanh, học tập, làm việc, tiêu dùng, xã hội và phát triển đang được thay đổi và định hình lại. Trong xu thế đó, VCIL hoạt động nhằm giúp nhận ra và thúc đẩy quá trình chuyển đổi này sang các mô hình thực tiễn, thích hợp và bền vững hơn.
VCIL hoạt động như thế nào?
VCIL hoạt động trong các lĩnh vực liên quan giáo dục và phát triển với mục đích:
Thúc đẩy giáo dục thay thế(Alternative Education), giáo dục kiểu mới và Gap Year.
Xây dựng cộng đồng và mô hình (Sustainable Community and Model) phát triển bền vững.
Thúc đẩy tinh thần kiến tạo giá trị (Entrepreneurship) và doanh nghiệp xã hội (Social Enterprise).
Kết nối và hợp tác, tạo mạng lưới và hệ sinh thái (Ecosystem) giáo dục thay thế, doanh nghiệp xã hội và phát triển bền vững trong khu vực.
Giá trị cốt lõi và văn hóa đặc trưng ở VCIL là gì?
Về cơ bản, VCIL được truyền cảm hứng từ chỉ số hạnh phúc (GNH - Gross National Happiness) của Bhutan, triết lý về nền kinh tế vừa đủ (Sufficiency Economy) của Thái Lan. Đặc điểm chung của hai mô hình, chỉ số này là lấy con người và sinh thái, tự nhiên làm trung tâm (human-centric and eco-centric) cho nên mọi hoạt động, nhất là kinh tế chỉ để phục vụ cho phúc lợi, hạnh phúc của con người - Con người là mục đích cuối cùng chứ không phải là công cụ cho mục đích nào khác (trái với tinh thần GDP nơi con người là công cụ cho sự tăng trưởng kinh tế). Tại VCIL, sự phát triển của con người, mỗi thành viên, đặc biệt trên khía cạnh tinh thần ưu tiên hàng đầu chứ không phải thành tựu, số lượng tham gia hay phát triển của tổ chức. Tư duy hướng động cơ chứ không hướng kết quả.
VCIL xây dựng dựa trên niềm tin rằng tương lai của giáo dục và xã hội sẽ diễn ra theo các mô hình này nên ngoài việc đảm bảo tính bền vững trong các hoạt động của mình, VCIL luôn cập nhật những xu hướng phát triển của xã hội, liên kết và học tập từ các mô hình, tổ chức tiên tiến trong và ngoài nước. VCIL tin vào sức mạnh của sự kết nối, vì chúng tôi ý thức rằng mọi thứ đều phụ thuộc lẫn nhau (interdependence) và cũng không một tổ chức, cá nhân nào có thể phát triển nếu như không có kết nối, hỗ trợ từ những tổ chức, cá nhân khác. Thế nên VCIL không độc lập làm việc mà là tận dụng, kết nối các nguồn lực, tài nguyên có sẵn trong xã hội lại với nhau.
Ở VCIL, chúng tôi chọn cho mình 3 giá trị cốt lõi: Liberty - Tự do, Khai phóng, Diversity - Đa dạng, Sustainability - Bền vững.
Theo đó, tại VCIL mỗi người phải có khả năng tự thân khai phóng, tư duy lại (rethinking) mọi thứ, phá vỡ những định kiến và thành kiến của mình. Từ đó tạo nên một tổ chức đa dạng, tôn trọng sự khác biệt và độc nhất tính của mỗi con người. Cuối cùng, với những nguồn lực này tạo ra sự phát triển bền vững của cả cộng đồng, xã hội nơi văn hóa được bảo tồn, tự nhiên được tôn trọng và con người sống hạnh phúc.
Cơ cấu tổ chức của VCIL như thế nào?
Hiện tại, VCIL đang hoạt động với 4 bộ phận chính:
Sustainable Development Affairs (SDA): chịu trách nhiệm về Chiến lược và Phát triển cho tổ chức.
Liberty Affairs (LA): chịu trách nhiệm về Nghiên cứu, Đào tạo và nâng cao Năng lực cho tổ chức.
Cultivation Affairs (CA): chịu trách nhiệm về Đối nội, nhân sự và các hoạt động Nuôi dưỡng các giá trị, tinh thần của thành viên.
External Relations Affairs (ERA): chịu trách nhiệm về Truyền thông và Đối ngoại của tổ chức.
Một thành viên của VCIL cần có những yêu cầu gì?
Tùy vào từng ban mà có những yêu cầu riêng. Nhưng trên hết, hãy tham gia cũng chúng tôi nếu như bạn tìm thấy mình trong những dòng ghi trên đây cũng như cùng mục tiêu phát triển với VCIL. Ở đây, VCIL chỉ gợi ý một số tiêu chí, tính cách thích hợp cho môi trường này như sau:
Về tính cách cá nhân: Có sự thấu cảm. Tinh thần tự lập, nỗ lực tự thân, tự chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Tinh thần tiên phong: Dám thử thách, mạo hiểm làm điều mới, điều khó để học hỏi, trưởng thành. Dám thất bại và chấp nhận sự thay đổi. Không ngại khó, sẵn sàng dấn thân. Dám đi theo con đường riêng của mình. Trung thực với chính mình và những người xung quanh.
Về định hướng và mối quan tâm: Mong muốn hiểu rõ và thay đổi chính mình cũng như cộng đồng, xã hội mình đang sống, mong muốn giúp đỡ người khác. Quan tâm các vấn đề xã hội, giáo dục và có những hành động cụ thể dù ở cấp cá nhân hay tổ chức để thay đổi, đặc biệt là thay đổi một cách bền vững.
TSP ra đời với mục đích thay đổi hoàn toàn cách mà giáo dục hiện nay đang diễn ra, từ triết lý, mục tiêu giáo dục cho đến nội dung, phương pháp học tập và cả cách chứng nhận giáo dục (credentials) để người học không những bắt kịp với những xu hướng phát triển trong thế giới vô định ngày nay mà còn truyền tải một nền giáo dục thật sự - khơi gợi con người tự do và đóng góp vào việc xây dựng, xã hội, cộng đồng bền vững.
Tham gia vào TSP, người học (Seeds) sẽ cùng nhau ở nội trú cùng học tập, sinh hoạt và theo phương pháp giáo dục tự hướng để học những môn liên quan cùng với sự hướng dẫn và tham khảo từ những cố vấn (facilitator/adviser) có kinh nghiệm trong lĩnh vực riêng. Nếu như trong năm đầu TSP sẽ tập trung vào xây dựng bản thân bằng các nền tảng cần thiết thì sang năm hai các bạn sẽ có nhiều cơ hội để “chu du” khám phá và học hỏi từ thế giới rộng lớn bên ngoài.
1. Triết lý giáo dục
Triết lý giáo dục của Đất: Như tên gọi của dự án, lấy cảm hứng từ Đất, TSP tin rằng giáo dục cũng giống như ươm mầm và nuôi dưỡng cho một cái cây phát triển. Ở đó, Đất - Soil (tức là cộng đồng, môi trường) là nền tảng để những hạt giống - Seed (người học ở The Soil Project) phát triển. Cây/hạt giống phát triển thế nào là việc tự do và tự nhiên của cây (cao thấp, to nhỏ), đất không xen vào mà nhào nặn theo ý muốn riêng được. Việc của Đất là tạo ra một nền tảng cho cây đứng lên (holistic learning & basic knowledge) và cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng (resources) cho cây phát triển theo cách riêng của cây. Do đó, The Soil Project là môi trường học tập tự do mà người học/cộng đồng người học (seed) là người tự do lựa chọn và quyết định, làm chủ việc học và cùng nhau tạo ra nội dung học của mình chứ không bị áp đặt và đóng khung bởi một ai khác.
Giáo dục tự hướng (self-directed learning): có rất nhiều thông tin, định nghĩa về self-directed learning, bạn có thể google để biết thêm chi tiết. Về cơ bản, bạn có thể xem ở đây: https://youtu.be/x3KGDJH2W7A
Giáo dục con người: đối tượng của giáo dục là con người. Giáo dục phải tôn trọng và tạo ra con người tự do (khác với con người công cụ, phục vụ cho mục đích ngoại trị), mỗi cá nhân là độc nhất (tôn trọng sự đa dạng và cá nhân hóa học tập), không phân biệt, kì thị, dán nhãn, đóng khung, etc. Và cũng vì giáo dục vì con người chứ không chỉ riêng phục vụ cho xã hội hay nền kinh tế, nên giáo dục phải là cuộc sống và hơn nữa là những thứ phục vụ được cho con người, từ cách ăn uống lành tính, truyền thông lành tính, cách yêu thương, cách quản lý cảm xúc, cách truyền thông, cách suy nghĩ, etc. TSP cũng chú trọng vào việc giáo dục các yếu tố văn hóa và truyền thống, bởi vì con người là gì, chúng ta là ai khi không có nền tảng của văn hóa, gia đình, truyền thống và đất nước, dân tộc mình.
Kết nối: ý thức được tính phụ thuộc lẫn nhau (interdependence) của mọi thứ, TSP cũng sẽ hình thành dựa trên sự kết nối để tạo thành hệ sinh thái giáo dục.
- Về cá nhân người học: kết nối với bản thân mình, kết nối với tự nhiên, kết nối với gia đình, kết nối với cộng đồng và văn hóa, sau cùng là kết nối với thế giới.
- Về dự án: kết nối các cá nhân, tổ chức, gia đình, cộng đồng, các nguồn lực khác nhau trong xã hội, tận dụng các nguồn lực xã hội và phục vụ xã hội. Kết nối dựa trên nền tảng internet và công nghệ, internet vạn vật phục vụ cho việc học.
Giáo dục của thế kỉ 21 và sự chuyển đổi xã hội (paradigm shift):
- Giáo dục TK 21: Chưa bao giờ trong lịch sử mà thế giới lại thay đổi nhanh chóng như hiện nay. Ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này, robot, trí tuệ nhân tạo và công nghệ đang dần thay thế con người, hàng loạt dự đoán và nghiên cứu về sự biến mất của nhiều ngành nghề trong hiện tại và ra đời của hàng loạt ngành mới, mà thậm chí chúng ta hiện vẫn chưa biết nó là gì và gọi tên ra sao. Vì vậy, để chuẩn bị cho tương lai và xã hội ấy, yêu cầu giáo dục nên tập trung vào tinh thần entrepreneurship (tinh thần dấn thân thay đổi, làm chủ chính mình), giáo dục toàn diện, đa ngành (holistic learning & liberal arts) tạo cho người học khả năng thích ứng (adaptability), sáng tạo (creativity) và quan trọng hơn là khả năng tự học suốt đời (lifelong learning).
- Sự chuyển đổi xã hội: dù muốn dù không thì xã hội đang được định hình lại theo mô thức mới (new paradigm) mang tính bền vững (sustainable) hơn, và tái tạo (regenerate) lại những sai lầm với môi sinh và xã hội (ecological imbalance, social injustice, community breakdown, meaningless of life, arms conflict) đã gây ra bởi lề lối và tư duy phát triển trong quá khứ . Theo đó, The Soil Project cũng nhấn mạnh vào việc phát triển toàn diện và bền vững (sustainability), ở dự án, các Seeds sẽ được học và thực hành thực tế với các mô hình kinh tế bền vững, nông nghiệp bền vững, cộng đồng bền vững, năng lượng tái tạo, v.v
2. Phương pháp áp dụng
Community-based (Peer-to-peer learning): Các seeds sẽ được cùng nhau học tập trong cộng đồng lành tính và giữa những người bạn, có những môn sẽ có người hướng dẫn nhưng thường xuyên thì yếu tố giảng viên sẽ được loại bỏ. Ngoài ra ở cộng đồng này, các bạn có thể tự do dạy lại người khác thứ mình biết, cũng như những bạn, cô chú, anh chị bên ngoài TSP cũng có thể đến dạy các Seeds và/hoặc được các Seeds hướng dẫn về những điều mà mọi người biết và muốn dạy lại người khác.
Traveling (Experimental Learning): các miền Việt Nam và các quốc gia lân cận trong khu vực Đông Nam Á sẽ là lớp học của các seeds trong 2-2.5 năm ở dự án.
Internet-based: TSP sẽ là mô hình giáo dục tương lai với việc học ở trường đại học trực tuyến (tự chọn), môi trường quốc tế đa dạng với lớp học có những người người bạn đến từ mọi ngóc ngách của thế giới và từ nhiều ngành nghề, độ tuổi khác nhau và tận dụng tài nguyên online từ các khóa MOOCs, ebooks, videos, phim tài liệu, v.v.
3H Education: Ngoài giáo dục trí tuệ, tri thức, tức giáo dục cái đầu (Head - Mind), ở TSP còn chú trọng giáo dục về tay chân, lao động (Hands) và cảm xúc cũng như lòng trắc ẩn (Heart). Các Seed sẽ đào luyện cả 3 yếu tố này bằng việc ngoài học tập tri thức, tư duy, kĩ năng (Head Education), còn phải làm việc nhà, nấu ăn, dọn vệ sinh, trồng trọt, làm nông nghiệp, xây nhà (Hands Education) và thông qua những buổi ngồi lại chia sẻ, thiền, chiếu phim, đi thực tế và các hoạt động xã hội để nuôi dưỡng lòng trắc ẩn và thấu hiểu cảm xúc mình (Heart Education).
Project-based: Học tập theo dự án/dựa trên dự án. Các seed được khuyến khích học thông qua quan sát và tạo ra đề tài, vấn đề và cùng nhau đi tìm giải pháp và thực tế thi hành giải pháp đó bằng cách vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học được hoặc mong muốn được học.
Mindfulness-based: Bằng việc thực hành thiền hàng ngày và thiền trong các hoạt động làm việc/học tập/lắng nghe/v.v với mong muốn giúp các Seeds có thể ý thức và tỉnh thức trước những việc mình làm, lời nói và suy nghĩ.
Sharing Education (cảm hứng từ Sharing Economy): TSP không phải là người duy nhất đảm đương và chịu trách nhiệm cho các khóa học mà tùy từng khóa sẽ có những cá nhân, tổ chức đối tác làm việc trong lĩnh vực liên quan hỗ trợ tổ chức lớp học hoặc chia sẻ cùng các Seeds những bài học/kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, các Seed có nhiều cơ hội để mở rộng mạng lưới mối quan hệ của mình cũng như cơ hội để được học tập ở nhiều môi trường/ngôi trường khác nhau ở trong và ngoài nước.
3. Thời gian diễn ra dự án
The Soil Project là chương trình từ 2-2.5 năm nhằm tạo nền tảng cho việc học tập, làm việc xa hơn, chuyên nghiệp hơn của các Seeds sau này.
4. Chương trình (dự kiến và đề xuất)
TSP 2018 sẽ đưa ra 2 lựa chọn cho các seeds, các bạn có thể chọn TSP như chương trình gap year với 9 tháng học tập để hiểu mình hơn và thực hành lối sống bền vững với phần 1 và phần 2 dưới đây hoặc là chọn lựa TSP như chương trình giáo dục thay thếnền tảng trong 2 năm theo 5 phần bên dưới. Trở thành seeds của TSP 2018, bạn chỉ cần cam kết đi cùng dự án xuyên suốt trong 9 tháng, quyết định về việc có đi tiếp cùng dự án sau đó không sẽ được đưa ra sau 9 tháng đó.
Phần 1: Kiến tạo dự án và nền tảng (Project Co-Design and Foundation) - 3 tháng
Phần 2: Nuôi dưỡng thân và tâm (Body and Mind Cultivation) - 6 tháng
Phần 3: Lối sống và phát triển bền vững (Sustainable Living and Development)
Phần 4: Chuyển đổi xã hội và thế giới tương lai (Paradigm Shift and Future World)
Phần 5: Kiến tạo giá trị (Entrepreneurship)
Trên đây là chương trình được đề xuất từ TSP 2017, với TSP 2018, sau khi kết thúc các chặng tuyển chọn, các seeds sẽ có 3 tháng (tháng 07 - tháng 9) cùng làm việc với nhau, với những người tổ chức dự án và các cố vấn để tạo ra chương trình học của riêng mình trong thời gian 6 tháng thử thách tiếp theo cũng như xuyên suốt 2 năm còn lại của chương trình. Chính các bạn seeds sẽ là người tạo ra chương trình học cho riêng mình.
Đối tượng tìm kiếm
Bất kì ai muốn tham gia dự án và chứng minh được độ phù hợp qua những vòng tuyển chọn của dự án. Tuy nhiên, đối tượng phù hợp nhất của dự án là những bạn muốn gap year hoặc cảm thấy không phù hợp với môi trường giáo dục chính thống, drop out hoặc muốn trải nghiệm một mô hình giáo dục mới - nơi chú trọng vào việc xây dựng nền tảng và tinh thần kiến tạo giá trị (entrepreneurship) cũng như giáo dục phát triển bền vững (sustainable education).
Về tính cách cá nhân: Dám thử thách, mạo hiểm làm điều mới, điều khó để học hỏi, trưởng thành. Không ngại khó, sẵn sàng dấn thân. Dám đi theo con đường riêng của mình.
Về định hướng và mối quan tâm: Mong muốn hiểu rõ và thay đổi chính mình cũng như cộng đồng, xã hội mình đang sống, mong muốn giúp đỡ người khác. Quan tâm các vấn đề xã hội, giáo dục và có những hành động cụ thể dù ở cấp cá nhân hay tổ chức để thay đổi, đặc biệt là thay đổi một cách bền vững. Đã từng gap year, homeschooling, unschooling.
VCIL là gì?
VCIL là mạng lưới và cộng đồng những người ủng hộ sự chuyển đổi xã hội và giáo dục sang một mô thức mới (paradigm shift) theo hướng bền vững, giải quyết các vấn đề phát triển hiện tại và xây dựng một xã hội tương lai thông qua giáo dục thay thế (alternative or non-traditional education), hoạt động kiến tạo giá trị (entrepreneurship) và xây dựng cộng đồng, mô hình (community building) phát triển mới.
Chuyển đổi mô thức hay Paradigm Shift là gì?
Nhìn nhận lại 5 vấn đề khủng hoảng mà thế giới đang phải đối mặt:
- Ecological Imbalance (Mất cân bằng sinh thái): biểu hiện qua hiện tượng nóng lên toàn cầu, thiên tai, sự tuyệt chủng các sinh loài, diện tích rừng bị thu hẹp, ô nhiễm môi trường, thức ăn độc hại, sự gia tăng bệnh tật và các căn bệnh nan y, tuổi thọ giảm.
- Social Injustice (Bất công xã hội): sự phân chia của cải và cơ hội không đồng đều.
- Community Breakdown (Cộng đồng bị phá vỡ): sự cô đơn, thiếu kết nối của mỗi cá nhân ngày giữa chốn đông người, ngay trong gia đình mình giữa vợ-chồng, con cái với ông bà-cha mẹ, tỉ lệ ly hôn gia tăng qua các năm, mối quan hệ trong cộng đồng, làng xóm dần phai mờ.
- Meaningless of life (Cuộc sống vô nghĩa/thiếu mục đích): không ít những người trẻ (và không còn trẻ) khó khăn tìm kiếm được ý nghĩa của cuộc sống mình là gì, họ xa lạ với mọi thứ, không kết nối được chính mình và xã hội ngoài kia vì thiếu mục đích sống. Một số khác đi tìm hạnh phúc, mục đích và ý nghĩa cuộc sống bằng việc theo đuổi sự giàu có-tiền tài, quyền lực, sự công nhận, nể phục hoặc thỏa mãn thân xác mà không ý thức được hạnh phúc đích thực hay ý nghĩa thực sự của việc được sống là gì.
- Arms Conflicts/Terrorism (Xung đột vũ trang và khủng bố)
Do đó, để giải quyết các vấn đề này, đòi hỏi sự thay đổi sâu sắc từ bên trong, từ cách chúng ta nghĩ và nhìn nhận thế giới và vị trí con người trong thế giới này, cách tổ chức kinh tế và điều hành xã hội mới, nhìn nhận lại mối quan hệ giữa con người-tự nhiên và con người-con người. Về căn bản, paradigm shift bao gồm sự thay đổi: - Từ Ego-consciousness (ý thức về bản ngã) sang Eco-consciousness (ý thức về sinh thái) - Từ Anthropocentrism (chủ nghĩa nhân chủng) sang ecocentrism (chủ nghĩa sinh thái) - Từ Eurocentrism (chủ nghĩa Âu tâm - lấy châu Âu làm trung tâm) sang Multicentrism (chủ nghĩa đa tâm) - Từ tham lam sang lòng trắc ẩn. cạnh tranh sang hợp tác, từ cách nhìn máy móc về thế giới sang cách nhìn một cách tổng thể và toàn vẹn.
Hơn nữa, có nhận ra hay không thì thực tế chúng ta đang sống trong sự chuyển đổi xã hội (paradigm shift) ở thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khi mà cơ bản những mô hình kinh doanh, học tập, làm việc, tiêu dùng, xã hội và phát triển đang được thay đổi và định hình lại. Trong xu thế đó, VCIL hoạt động nhằm giúp nhận ra và thúc đẩy quá trình chuyển đổi này sang các mô hình thực tiễn, thích hợp và bền vững hơn.
VCIL hoạt động như thế nào?
VCIL hoạt động trong các lĩnh vực liên quan giáo dục và phát triển với mục đích:
Thúc đẩy giáo dục thay thế(Alternative Education), giáo dục kiểu mới và Gap Year.
Xây dựng cộng đồng và mô hình (Sustainable Community and Model) phát triển bền vững.
Thúc đẩy tinh thần kiến tạo giá trị (Entrepreneurship) và doanh nghiệp xã hội (Social Enterprise).
Kết nối và hợp tác, tạo mạng lưới và hệ sinh thái (Ecosystem) giáo dục thay thế, doanh nghiệp xã hội và phát triển bền vững trong khu vực.
Giá trị cốt lõi và văn hóa đặc trưng ở VCIL là gì?
Về cơ bản, VCIL được truyền cảm hứng từ chỉ số hạnh phúc (GNH - Gross National Happiness) của Bhutan, triết lý về nền kinh tế vừa đủ (Sufficiency Economy) của Thái Lan. Đặc điểm chung của hai mô hình, chỉ số này là lấy con người và sinh thái, tự nhiên làm trung tâm (human-centric and eco-centric) cho nên mọi hoạt động, nhất là kinh tế chỉ để phục vụ cho phúc lợi, hạnh phúc của con người - Con người là mục đích cuối cùng chứ không phải là công cụ cho mục đích nào khác (trái với tinh thần GDP nơi con người là công cụ cho sự tăng trưởng kinh tế). Tại VCIL, sự phát triển của con người, mỗi thành viên, đặc biệt trên khía cạnh tinh thần ưu tiên hàng đầu chứ không phải thành tựu, số lượng tham gia hay phát triển của tổ chức. Tư duy hướng động cơ chứ không hướng kết quả.
VCIL xây dựng dựa trên niềm tin rằng tương lai của giáo dục và xã hội sẽ diễn ra theo các mô hình này nên ngoài việc đảm bảo tính bền vững trong các hoạt động của mình, VCIL luôn cập nhật những xu hướng phát triển của xã hội, liên kết và học tập từ các mô hình, tổ chức tiên tiến trong và ngoài nước. VCIL tin vào sức mạnh của sự kết nối, vì chúng tôi ý thức rằng mọi thứ đều phụ thuộc lẫn nhau (interdependence) và cũng không một tổ chức, cá nhân nào có thể phát triển nếu như không có kết nối, hỗ trợ từ những tổ chức, cá nhân khác. Thế nên VCIL không độc lập làm việc mà là tận dụng, kết nối các nguồn lực, tài nguyên có sẵn trong xã hội lại với nhau.
Ở VCIL, chúng tôi chọn cho mình 3 giá trị cốt lõi: Liberty - Tự do, Khai phóng, Diversity - Đa dạng, Sustainability - Bền vững.
Theo đó, tại VCIL mỗi người phải có khả năng tự thân khai phóng, tư duy lại (rethinking) mọi thứ, phá vỡ những định kiến và thành kiến của mình. Từ đó tạo nên một tổ chức đa dạng, tôn trọng sự khác biệt và độc nhất tính của mỗi con người. Cuối cùng, với những nguồn lực này tạo ra sự phát triển bền vững của cả cộng đồng, xã hội nơi văn hóa được bảo tồn, tự nhiên được tôn trọng và con người sống hạnh phúc.
Cơ cấu tổ chức của VCIL như thế nào?
Hiện tại, VCIL đang hoạt động với 4 bộ phận chính:
Sustainable Development Affairs (SDA): chịu trách nhiệm về Chiến lược và Phát triển cho tổ chức.
Liberty Affairs (LA): chịu trách nhiệm về Nghiên cứu, Đào tạo và nâng cao Năng lực cho tổ chức.
Cultivation Affairs (CA): chịu trách nhiệm về Đối nội, nhân sự và các hoạt động Nuôi dưỡng các giá trị, tinh thần của thành viên.
External Relations Affairs (ERA): chịu trách nhiệm về Truyền thông và Đối ngoại của tổ chức.
Một thành viên của VCIL cần có những yêu cầu gì?
Tùy vào từng ban mà có những yêu cầu riêng. Nhưng trên hết, hãy tham gia cũng chúng tôi nếu như bạn tìm thấy mình trong những dòng ghi trên đây cũng như cùng mục tiêu phát triển với VCIL. Ở đây, VCIL chỉ gợi ý một số tiêu chí, tính cách thích hợp cho môi trường này như sau:
Về tính cách cá nhân: Có sự thấu cảm. Tinh thần tự lập, nỗ lực tự thân, tự chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Tinh thần tiên phong: Dám thử thách, mạo hiểm làm điều mới, điều khó để học hỏi, trưởng thành. Dám thất bại và chấp nhận sự thay đổi. Không ngại khó, sẵn sàng dấn thân. Dám đi theo con đường riêng của mình. Trung thực với chính mình và những người xung quanh.
Về định hướng và mối quan tâm: Mong muốn hiểu rõ và thay đổi chính mình cũng như cộng đồng, xã hội mình đang sống, mong muốn giúp đỡ người khác. Quan tâm các vấn đề xã hội, giáo dục và có những hành động cụ thể dù ở cấp cá nhân hay tổ chức để thay đổi, đặc biệt là thay đổi một cách bền vững.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét