Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Triết lý giáo dục của The Soil Project và VCIL


Nguồn: VCIL và The Soil Project

TSP ra đời với mục đích thay đổi hoàn toàn cách mà giáo dục hiện nay đang diễn ra, từ triết lý, mục tiêu giáo dục cho đến nội dung, phương pháp học tập và cả cách chứng nhận giáo dục (credentials) để người học không những bắt kịp với những xu hướng phát triển trong thế giới vô định ngày nay mà còn truyền tải một nền giáo dục thật sự - khơi gợi con người tự do và đóng góp vào việc xây dựng, xã hội, cộng đồng bền vững.

Tham gia vào TSP, người học (Seeds) sẽ cùng nhau ở nội trú cùng học tập, sinh hoạt và theo phương pháp giáo dục tự hướng để học những môn liên quan cùng với sự hướng dẫn và tham khảo từ những cố vấn (facilitator/adviser) có kinh nghiệm trong lĩnh vực riêng. Nếu như trong năm đầu TSP sẽ tập trung vào xây dựng bản thân bằng các nền tảng cần thiết thì sang năm hai các bạn sẽ có nhiều cơ hội để “chu du” khám phá và học hỏi từ thế giới rộng lớn bên ngoài.

   1. Triết lý giáo dục

   Triết lý giáo dục của Đất: Như tên gọi của dự án, lấy cảm hứng từ Đất, TSP tin rằng giáo dục cũng giống như ươm mầm và nuôi dưỡng cho một cái cây phát triển. Ở đó, Đất - Soil (tức là cộng đồng, môi trường) là nền tảng để những hạt giống - Seed (người học ở The Soil Project) phát triển. Cây/hạt giống phát triển thế nào là việc tự do và tự nhiên của cây (cao thấp, to nhỏ), đất không xen vào mà nhào nặn theo ý muốn riêng được. Việc của Đất là tạo ra một nền tảng cho cây đứng lên (holistic learning & basic knowledge) và cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng (resources) cho cây phát triển theo cách riêng của cây. Do đó, The Soil Project là môi trường học tập tự do mà người học/cộng đồng người học (seed) là người tự do lựa chọn và quyết định, làm chủ việc học và cùng nhau tạo ra nội dung học của mình chứ không bị áp đặt và đóng khung bởi một ai khác.

    Giáo dục tự hướng (self-directed learning): có rất nhiều thông tin, định nghĩa về self-directed learning, bạn có thể google để biết thêm chi tiết. Về cơ bản, bạn có thể xem ở đây: https://youtu.be/x3KGDJH2W7A

    Giáo dục con người: đối tượng của giáo dục là con người. Giáo dục phải tôn trọng và tạo ra con người tự do (khác với con người công cụ, phục vụ cho mục đích ngoại trị), mỗi cá nhân là độc nhất (tôn trọng sự đa dạng và cá nhân hóa học tập), không phân biệt, kì thị, dán nhãn, đóng khung, etc. Và cũng vì giáo dục vì con người chứ không chỉ riêng phục vụ cho xã hội hay nền kinh tế, nên giáo dục phải là cuộc sống và hơn nữa là những thứ phục vụ được cho con người, từ cách ăn uống lành tính, truyền thông lành tính, cách yêu thương, cách quản lý cảm xúc, cách truyền thông, cách suy nghĩ, etc. TSP cũng chú trọng vào việc giáo dục các yếu tố văn hóa và truyền thống, bởi vì con người là gì, chúng ta là ai khi không có nền tảng của văn hóa, gia đình, truyền thống và đất nước, dân tộc mình.

    Kết nối: ý thức được tính phụ thuộc lẫn nhau (interdependence) của mọi thứ, TSP cũng sẽ hình thành dựa trên sự kết nối để tạo thành hệ sinh thái giáo dục.

- Về cá nhân người học: kết nối với bản thân mình, kết nối với tự nhiên, kết nối với gia đình, kết nối với cộng đồng và văn hóa, sau cùng là kết nối với thế giới.

- Về dự án: kết nối các cá nhân, tổ chức, gia đình, cộng đồng, các nguồn lực khác nhau trong xã hội, tận dụng các nguồn lực xã hội và phục vụ xã hội. Kết nối dựa trên nền tảng internet và công nghệ, internet vạn vật phục vụ cho việc học.

    Giáo dục của thế kỉ 21 và sự chuyển đổi xã hội (paradigm shift):

- Giáo dục TK 21: Chưa bao giờ trong lịch sử mà thế giới lại thay đổi nhanh chóng như hiện nay. Ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này, robot, trí tuệ nhân tạo và công nghệ đang dần thay thế con người, hàng loạt dự đoán và nghiên cứu về sự biến mất của nhiều ngành nghề trong hiện tại và ra đời của hàng loạt ngành mới, mà thậm chí chúng ta hiện vẫn chưa biết nó là gì và gọi tên ra sao. Vì vậy, để chuẩn bị cho tương lai và xã hội ấy, yêu cầu giáo dục nên tập trung vào tinh thần entrepreneurship (tinh thần dấn thân thay đổi, làm chủ chính mình), giáo dục toàn diện, đa ngành (holistic learning & liberal arts) tạo cho người học khả năng thích ứng (adaptability), sáng tạo (creativity) và quan trọng hơn là khả năng tự học suốt đời (lifelong learning).

- Sự chuyển đổi xã hội:
dù muốn dù không thì xã hội đang được định hình lại theo mô thức mới (new paradigm) mang tính bền vững (sustainable) hơn, và tái tạo (regenerate) lại những sai lầm với môi sinh và xã hội (ecological imbalance, social injustice, community breakdown, meaningless of life, arms conflict) đã gây ra bởi lề lối và tư duy phát triển trong quá khứ . Theo đó, The Soil Project cũng nhấn mạnh vào việc phát triển toàn diện và bền vững (sustainability), ở dự án, các Seeds sẽ được học và thực hành thực tế với các mô hình kinh tế bền vững, nông nghiệp bền vững, cộng đồng bền vững, năng lượng tái tạo, v.v

2. Phương pháp áp dụng

    Community-based (Peer-to-peer learning): Các seeds sẽ được cùng nhau học tập trong cộng đồng lành tính và giữa những người bạn, có những môn sẽ có người hướng dẫn nhưng thường xuyên thì yếu tố giảng viên sẽ được loại bỏ. Ngoài ra ở cộng đồng này, các bạn có thể tự do dạy lại người khác thứ mình biết, cũng như những bạn, cô chú, anh chị bên ngoài TSP cũng có thể đến dạy các Seeds và/hoặc được các Seeds hướng dẫn về những điều mà mọi người biết và muốn dạy lại người khác.

    Traveling (Experimental Learning): các miền Việt Nam và các quốc gia lân cận trong khu vực Đông Nam Á sẽ là lớp học của các seeds trong 2-2.5 năm ở dự án.

    Internet-based: TSP sẽ là mô hình giáo dục tương lai với việc học ở trường đại học trực tuyến (tự chọn), môi trường quốc tế đa dạng với lớp học có những người người bạn đến từ mọi ngóc ngách của thế giới và từ nhiều ngành nghề, độ tuổi khác nhau và tận dụng tài nguyên online từ các khóa MOOCs, ebooks, videos, phim tài liệu, v.v.

    3H Education: Ngoài giáo dục trí tuệ, tri thức, tức giáo dục cái đầu (Head - Mind), ở TSP còn chú trọng giáo dục về tay chân, lao động (Hands) và cảm xúc cũng như lòng trắc ẩn (Heart). Các Seed sẽ đào luyện cả 3 yếu tố này bằng việc ngoài học tập tri thức, tư duy, kĩ năng (Head Education), còn phải làm việc nhà, nấu ăn, dọn vệ sinh, trồng trọt, làm nông nghiệp, xây nhà (Hands Education) và thông qua những buổi ngồi lại chia sẻ, thiền, chiếu phim, đi thực tế và các hoạt động xã hội để nuôi dưỡng lòng trắc ẩn và thấu hiểu cảm xúc mình (Heart Education).

    Project-based: Học tập theo dự án/dựa trên dự án. Các seed được khuyến khích học thông qua quan sát và tạo ra đề tài, vấn đề và cùng nhau đi tìm giải pháp và thực tế thi hành giải pháp đó bằng cách vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học được hoặc mong muốn được học.

    Mindfulness-based: Bằng việc thực hành thiền hàng ngày và thiền trong các hoạt động làm việc/học tập/lắng nghe/v.v với mong muốn giúp các Seeds có thể ý thức và tỉnh thức trước những việc mình làm, lời nói và suy nghĩ.

    Sharing Education (cảm hứng từ Sharing Economy): TSP không phải là người duy nhất đảm đương và chịu trách nhiệm cho các khóa học mà tùy từng khóa sẽ có những cá nhân, tổ chức đối tác làm việc trong lĩnh vực liên quan hỗ trợ tổ chức lớp học hoặc chia sẻ cùng các Seeds những bài học/kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, các Seed có nhiều cơ hội để mở rộng mạng lưới mối quan hệ của mình cũng như cơ hội để được học tập ở nhiều môi trường/ngôi trường khác nhau ở trong và ngoài nước.

3. Thời gian diễn ra dự án

The Soil Project là chương trình từ 2-2.5 năm nhằm tạo nền tảng cho việc học tập, làm việc xa hơn, chuyên nghiệp hơn của các Seeds sau này.

4. Chương trình (dự kiến và đề xuất)

TSP 2018 sẽ đưa ra 2 lựa chọn cho các seeds, các bạn có thể chọn TSP như chương trình gap year với 9 tháng học tập để hiểu mình hơn và thực hành lối sống bền vững với phần 1 và phần 2 dưới đây hoặc là chọn lựa TSP như chương trình giáo dục thay thếnền tảng trong 2 năm theo 5 phần bên dưới. Trở thành seeds của TSP 2018, bạn chỉ cần cam kết đi cùng dự án xuyên suốt trong 9 tháng, quyết định về việc có đi tiếp cùng dự án sau đó không sẽ được đưa ra sau 9 tháng đó.

Phần 1: Kiến tạo dự án và nền tảng (Project Co-Design and Foundation) - 3 tháng

Phần 2: Nuôi dưỡng thân và tâm (Body and Mind Cultivation) - 6 tháng

Phần 3: Lối sống và phát triển bền vững (Sustainable Living and Development)

Phần 4: Chuyển đổi xã hội và thế giới tương lai (Paradigm Shift and Future World)

Phần 5: Kiến tạo giá trị (Entrepreneurship)


Trên đây là chương trình được đề xuất từ TSP 2017, với TSP 2018, sau khi kết thúc các chặng tuyển chọn, các seeds sẽ có 3 tháng (tháng 07 - tháng 9) cùng làm việc với nhau, với những người tổ chức dự án và các cố vấn để tạo ra chương trình học của riêng mình trong thời gian 6 tháng thử thách tiếp theo cũng như xuyên suốt 2 năm còn lại của chương trình. Chính các bạn seeds sẽ là người tạo ra chương trình học cho riêng mình.

Đối tượng tìm kiếm

Bất kì ai muốn tham gia dự án và chứng minh được độ phù hợp qua những vòng tuyển chọn của dự án. Tuy nhiên, đối tượng phù hợp nhất của dự án là những bạn muốn gap year hoặc cảm thấy không phù hợp với môi trường giáo dục chính thống, drop out hoặc muốn trải nghiệm một mô hình giáo dục mới - nơi chú trọng vào việc xây dựng nền tảng và tinh thần kiến tạo giá trị (entrepreneurship) cũng như giáo dục phát triển bền vững (sustainable education).

Về tính cách cá nhân: Dám thử thách, mạo hiểm làm điều mới, điều khó để học hỏi, trưởng thành. Không ngại khó, sẵn sàng dấn thân. Dám đi theo con đường riêng của mình.

Về định hướng và mối quan tâm: Mong muốn hiểu rõ và thay đổi chính mình cũng như cộng đồng, xã hội mình đang sống, mong muốn giúp đỡ người khác. Quan tâm các vấn đề xã hội, giáo dục và có những hành động cụ thể dù ở cấp cá nhân hay tổ chức để thay đổi, đặc biệt là thay đổi một cách bền vững. Đã từng gap year, homeschooling, unschooling.



VCIL là gì?

VCIL là mạng lưới và cộng đồng những người ủng hộ sự chuyển đổi xã hội và giáo dục sang một mô thức mới (paradigm shift) theo hướng bền vững, giải quyết các vấn đề phát triển hiện tại và xây dựng một xã hội tương lai thông qua giáo dục thay thế (alternative or non-traditional education), hoạt động kiến tạo giá trị (entrepreneurship) và xây dựng cộng đồng, mô hình (community building) phát triển mới.

Chuyển đổi mô thức hay Paradigm Shift là gì?

Nhìn nhận lại 5 vấn đề khủng hoảng mà thế giới đang phải đối mặt:

  •     Ecological Imbalance (Mất cân bằng sinh thái): biểu hiện qua hiện tượng nóng lên toàn cầu, thiên tai, sự tuyệt chủng các sinh loài, diện tích rừng bị thu hẹp, ô nhiễm môi trường, thức ăn độc hại, sự gia tăng bệnh tật và các căn bệnh nan y, tuổi thọ giảm.
  •     Social Injustice (Bất công xã hội): sự phân chia của cải và cơ hội không đồng đều.
  •     Community Breakdown (Cộng đồng bị phá vỡ): sự cô đơn, thiếu kết nối của mỗi cá nhân ngày giữa chốn đông người, ngay trong gia đình mình giữa vợ-chồng, con cái với ông bà-cha mẹ, tỉ lệ ly hôn gia tăng qua các năm, mối quan hệ trong cộng đồng, làng xóm dần phai mờ.
  •     Meaningless of life (Cuộc sống vô nghĩa/thiếu mục đích): không ít những người trẻ (và không còn trẻ) khó khăn tìm kiếm được ý nghĩa của cuộc sống mình là gì, họ xa lạ với mọi thứ, không kết nối được chính mình và xã hội ngoài kia vì thiếu mục đích sống. Một số khác đi tìm hạnh phúc, mục đích và ý nghĩa cuộc sống bằng việc theo đuổi sự giàu có-tiền tài, quyền lực, sự công nhận, nể phục hoặc thỏa mãn thân xác mà không ý thức được hạnh phúc đích thực hay ý nghĩa thực sự của việc được sống là gì.
  •     Arms Conflicts/Terrorism (Xung đột vũ trang và khủng bố)
Nguyên nhân gây ra những cuộc khủng hoảng này phần lớn xuất phát từ sai lầm ở cách chúng ta nhìn thế giới và cuộc đời (thế giới quan), ở văn hóa và lối sống cũng như được định hình bởi các hệ tư tưởng cai trị, điều hành và mô hình kinh tếmà chúng ta theo đuổi.

Do đó, để giải quyết các vấn đề này, đòi hỏi sự thay đổi sâu sắc từ bên trong, từ cách chúng ta nghĩ và nhìn nhận thế giới và vị trí con người trong thế giới này, cách tổ chức kinh tế và điều hành xã hội mới, nhìn nhận lại mối quan hệ giữa con người-tự nhiên và con người-con người. Về căn bản, paradigm shift bao gồm sự thay đổi: - Từ Ego-consciousness (ý thức về bản ngã) sang Eco-consciousness (ý thức về sinh thái) - Từ Anthropocentrism (chủ nghĩa nhân chủng) sang ecocentrism (chủ nghĩa sinh thái) - Từ Eurocentrism (chủ nghĩa Âu tâm - lấy châu Âu làm trung tâm) sang Multicentrism (chủ nghĩa đa tâm) - Từ tham lam sang lòng trắc ẩn. cạnh tranh sang hợp tác, từ cách nhìn máy móc về thế giới sang cách nhìn một cách tổng thể và toàn vẹn.

Hơn nữa, có nhận ra hay không thì thực tế chúng ta đang sống trong sự chuyển đổi xã hội (paradigm shift) ở thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khi mà cơ bản những mô hình kinh doanh, học tập, làm việc, tiêu dùng, xã hội và phát triển đang được thay đổi và định hình lại. Trong xu thế đó, VCIL hoạt động nhằm giúp nhận ra và thúc đẩy quá trình chuyển đổi này sang các mô hình thực tiễn, thích hợp và bền vững hơn.

VCIL hoạt động như thế nào?


VCIL hoạt động trong các lĩnh vực liên quan giáo dục và phát triển với mục đích:

    Thúc đẩy giáo dục thay thế(Alternative Education), giáo dục kiểu mới và Gap Year.
    Xây dựng cộng đồng và mô hình (Sustainable Community and Model) phát triển bền vững.
    Thúc đẩy tinh thần kiến tạo giá trị (Entrepreneurship) và doanh nghiệp xã hội (Social Enterprise).
    Kết nối và hợp tác, tạo mạng lưới và hệ sinh thái (Ecosystem) giáo dục thay thế, doanh nghiệp xã hội và phát triển bền vững trong khu vực.

Giá trị cốt lõi và văn hóa đặc trưng ở VCIL là gì?

Về cơ bản, VCIL được truyền cảm hứng từ chỉ số hạnh phúc (GNH - Gross National Happiness) của Bhutan, triết lý về nền kinh tế vừa đủ (Sufficiency Economy) của Thái Lan. Đặc điểm chung của hai mô hình, chỉ số này là lấy con người và sinh thái, tự nhiên làm trung tâm (human-centric and eco-centric) cho nên mọi hoạt động, nhất là kinh tế chỉ để phục vụ cho phúc lợi, hạnh phúc của con người - Con người là mục đích cuối cùng chứ không phải là công cụ cho mục đích nào khác (trái với tinh thần GDP nơi con người là công cụ cho sự tăng trưởng kinh tế). Tại VCIL, sự phát triển của con người, mỗi thành viên, đặc biệt trên khía cạnh tinh thần ưu tiên hàng đầu chứ không phải thành tựu, số lượng tham gia hay phát triển của tổ chức. Tư duy hướng động cơ chứ không hướng kết quả.

VCIL xây dựng dựa trên niềm tin rằng tương lai của giáo dục và xã hội sẽ diễn ra theo các mô hình này nên ngoài việc đảm bảo tính bền vững trong các hoạt động của mình, VCIL luôn cập nhật những xu hướng phát triển của xã hội, liên kết và học tập từ các mô hình, tổ chức tiên tiến trong và ngoài nước. VCIL tin vào sức mạnh của sự kết nối, vì chúng tôi ý thức rằng mọi thứ đều phụ thuộc lẫn nhau (interdependence) và cũng không một tổ chức, cá nhân nào có thể phát triển nếu như không có kết nối, hỗ trợ từ những tổ chức, cá nhân khác. Thế nên VCIL không độc lập làm việc mà là tận dụng, kết nối các nguồn lực, tài nguyên có sẵn trong xã hội lại với nhau.

Ở VCIL, chúng tôi chọn cho mình 3 giá trị cốt lõi: Liberty - Tự do, Khai phóng, Diversity - Đa dạng, Sustainability - Bền vững.

Theo đó, tại VCIL mỗi người phải có khả năng tự thân khai phóng, tư duy lại (rethinking) mọi thứ, phá vỡ những định kiến và thành kiến của mình. Từ đó tạo nên một tổ chức đa dạng, tôn trọng sự khác biệt và độc nhất tính của mỗi con người. Cuối cùng, với những nguồn lực này tạo ra sự phát triển bền vững của cả cộng đồng, xã hội nơi văn hóa được bảo tồn, tự nhiên được tôn trọng và con người sống hạnh phúc.

Cơ cấu tổ chức của VCIL như thế nào?

Hiện tại, VCIL đang hoạt động với 4 bộ phận chính:

    Sustainable Development Affairs (SDA): chịu trách nhiệm về Chiến lược và Phát triển cho tổ chức.
    Liberty Affairs (LA): chịu trách nhiệm về Nghiên cứu, Đào tạo và nâng cao Năng lực cho tổ chức.
    Cultivation Affairs (CA): chịu trách nhiệm về Đối nội, nhân sự và các hoạt động Nuôi dưỡng các giá trị, tinh thần của thành viên.
    External Relations Affairs (ERA): chịu trách nhiệm về Truyền thông và Đối ngoại của tổ chức.

Một thành viên của VCIL cần có những yêu cầu gì?

Tùy vào từng ban mà có những yêu cầu riêng. Nhưng trên hết, hãy tham gia cũng chúng tôi nếu như bạn tìm thấy mình trong những dòng ghi trên đây cũng như cùng mục tiêu phát triển với VCIL. Ở đây, VCIL chỉ gợi ý một số tiêu chí, tính cách thích hợp cho môi trường này như sau:

Về tính cách cá nhân: Có sự thấu cảm. Tinh thần tự lập, nỗ lực tự thân, tự chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Tinh thần tiên phong: Dám thử thách, mạo hiểm làm điều mới, điều khó để học hỏi, trưởng thành. Dám thất bại và chấp nhận sự thay đổi. Không ngại khó, sẵn sàng dấn thân. Dám đi theo con đường riêng của mình. Trung thực với chính mình và những người xung quanh.

Về định hướng và mối quan tâm: Mong muốn hiểu rõ và thay đổi chính mình cũng như cộng đồng, xã hội mình đang sống, mong muốn giúp đỡ người khác. Quan tâm các vấn đề xã hội, giáo dục và có những hành động cụ thể dù ở cấp cá nhân hay tổ chức để thay đổi, đặc biệt là thay đổi một cách bền vững.



VCIL Travel School - Journey to Happy and Sustainable Education



VCIL Travel School tháng 9 năm 2018 là chuyến đi học tập dài ngày về giáo dục thay thế, doanh nghiệp và những chuyển đổi xã hội hướng đến phát triển bền vững nằm trong khuôn khổ chương trình của dự án giáo dục The Soil Project và VCIL Travel School từ VCIL - VIETNAMESE COMMUNITY OF INDEPENDENT LEARNERS. 

Trong hơn 10 ngày, hành trình đã đi qua 2 quốc gia Campuchia và Thái Lan. Ngoài việc trải nghiệm văn hóa và khám phá các địa danh lịch sử, chương trình đã gặp gỡ những nhà hoạt động xã hội hay những nhà giáo dục, lãnh đạo tinh thần, bên cạnh đó còn chứng kiến và học tập tại các mô hình giáo dục thay thế, kinh tế vừa đủ và phát triển bền vững bao gồm: 

- Mô hình trường học xây dựng bằng rác thải COCONUT SCHOOL, Campuchia 

- Mô hình giáo dục thay thế và trung tâm kinh tế vừa đủ Mab-euang Agriculture Center, Chonburi, Thái Lan 

- Dự án ECO-SCHOOL, Thái Lan. 

- Doanh nghiệp xã hội EDWINGS EDUCATION, Thái Lan. 

- Hội nghị quốc tế MINDFUL MARKET ASIA - Diễn đàn sáng kiến và phát triển GOOD SOCIETY EXPO 2018, Thái Lan 

- Gặp gỡ nhà tư tưởng và hoạt động xã hộI Sulak Sivaraska. 

- Tham gia buổi học về paradigm shift và social changes với nhà hoạt động xã hội Pracha Hutanuwat. 

- Chia sẻ với Founder của College of Love and Nature 

- Kittipong Hancharoen

- Những trải nghiệm và tìm hiểu tại các địa điểm văn hóa lịch sử như Watphom Pagoda, Bangkok Art Culture Center, và show văn hóa nổi bật từ Cambodian Living.

Đây là lần đầu tiên, chuyến đi được mở rộng dành cho các anh chị, bạn bè ngoài dự án cùng tham gia với hi vọng sẽ mang lại những trải nghiệm, kết nối, hay những bài học, nguồn cảm hứng từ các mô hình hay nhân vật gặp gỡ. Và chúng tôi cũng mong rằng đây cũng là bước đệm để trong tương lai, VCIL có thể hỗ trợ và tổ chức nhiều chuyến đi học tập trong và ngoài nước.

Một lần nữa, VCIL chân thành gửi lời cám ơn đến những anh chị em, bạn bè đối tác, các tổ chức trong và ngoài nước đã đồng hành xuyên suốt hành trình. VCIL Travel school gửi lời cám ơn đến:

- The Soil Project: dự án giáo dục thay thế và gap year cho các bạn trẻ với chương trình học đồng kiến tạo mới mẻ, môi trường sinh hoạt lành tính cùng những trải nghiệm học tập quý giá.

-Mab-euang school, Thái Lan: nơi cung cấp mô hình giáo dục thay thế dự trên triết lý về kinh tế vừa đủ (suffieciency economy)

- Lebou boutique hostel: không gian nghệ thuật kết hợp địa điểm nghỉ chân tại trung tâm thủ đô Phnom Penh, Campuchia.

- Coconut school: ngôi trường hoàn toàn được xây dựng bằng rác thải với triết lý giáo dục đầy cảm hứng trên ngọn núi cao làng Kirirom, Campuchia.

- Sathirakose - Nagapradeepa foundation: tổ chức phi chính phủ hàng đầu Thái Lan dưới sự lãnh đạo của nhà tư tưởng Sulak Siravaksa hoạt động trên các lĩnh vực tôn giáo, môi trường, giáo dục, công bằng xã hội, nhân quyền,...

Và đặc biệt lòng biết ơn đến vũ trụ ấm áp và rộng lớn đã vun đắp nhiều tình thương và nhân duyên, để những gương mặt trong chuyến đi có thể đồng hành, lớn lên và yêu thương cùng nhau. Cám ơn đến những thành viên từ The Soil Project, những người chị đang làm giáo dục, môi trường, nông nghiệp hay những người chị ngoài ngành nhưng luôn yêu giáo dục và con người, và đặc biệt là sư phụ, khách mời của hành trình đã đủ kiên nhẫn, thương yêu và chân thành để cùng nhau lang thang qua những vùng đất mới, với nhiều sóng gió và thử thách bất ngờ, nhưng cũng rất đỗi ngọt ngào với những cuộc gặp gỡ tình cờ. Một lần nữa, biết ơn và hạnh phúc. p/s: hình ảnh sẽ được cập nhật theo từng ngày với các địa điểm và nhân vật gặp gỡ với các thông tin và cảm nhận đi kèm. VCIL mong có thể giới thiệu với các bạn bè anh chị quan tâm các mô hình về giáo dục thay thế và phát triên bền vững. Hình ảnh được chụp từ các thành viên trong chuyến đi.

 Coconut School
"Ở ngoài kia, những đứa trẻ này không có niềm vui. Ở đây, chúng tự tay xây dựng nên ngôi trường này cùng với những bạn bè, những anh chị em, những thầy cô của mình, để chúng có một nơi để đến học, đến chơi, để tìm kiếm niềm vui cho chính bản thân mình. 

Ở ngoài kia, những đứa trẻ này không có kiến thức. Ở đây, chúng được học về ngôn ngữ để thấu hiểu nhân tính (identity) của bản thân, học về máy tính để mở cánh cửa tri thức nhân loại, và học về tái chế để giúp môi trường sống của chúng trở về gần nhất với nguyên gốc tự nhiên.

Ở ngoài kia, những đứa trẻ này có thể bị coi là hiểm hoạ của xã hội vì sự thiếu kiến thức và hành vì thiếu chuẩn mực của chúng. Ở đây, chúng được khám phá tiềm năng của bản thân và được trao quyền, truyền sức mạnh để có thể trở thành bản sao tốt hơn của chính mỗi cá nhân, để thành những công dân hiểu biết, thành những người có đủ kĩ năng và kiến thức để quay về xây dựng và phát triển ngôi trường của chúng và để cứu giúp cộng đồng nhỏ bé này.

Ở đây có những đứa trẻ cười khanh khách với nhau trong cơn mưa, lăn lộn dưới bùn đất đến mức người ngợm mặt mũi lem nhem, và sẽ gật đầu cái rụp khi được hỏi chơi vậy vui không con.

Ở đây có những đứa trẻ với những bàn tay nhỏ bé nhưng không ngừng chạm, sờ, nắm, chỉ trỏ, gọi tên hoa lan này, cây cọ nọ trong khu vườn nhỏ thân thuộc sau nhà chúng mà tôi thì gọi là khu rừng bản thân hiếm có điều kiện lui tới.

Ở đây có những đứa trẻ gọi thầy hiệu trưởng của chúng là chú, sẵn sàng đu lên vai “chú” để hái nhành hoa lạ mang về trồng trong khuôn viên trường, hay núp trong lùm cây đợi “chú” đi qua thì nhào ra hú “oà”, ôm nhau ngặt nghẽo mắt tít lại khi “chú” giật nảy mình.

Ở đây có những đứa trẻ với bàn chân thoăn thoắt leo trèo, bay, rồi nhảy từ mỏm đá này sang mỏm đá kia, để lên đến đỉnh ngọn núi nhỏ, theo hướng tay chỉ của thầy hiệu trưởng nhìn xuyên qua ngọn những cây thông già đang xào xạc trong gió, phóng mắt tới đường chân trời nơi những đỉnh núi ở xa xa đang trốn trong chiếc chăn mây bồng bềnh êm ái, và những đứa trẻ sẽ cùng nhau cất cao giọng đọc bài thơ mà có thể tạm dịch như sau “Chúng ta là người Campuchia, chúng ta yêu đất nước Campuchia này. Chúng ta cần học để hiểu biết và đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo”.

Ở đây là nơi khi ngắm nhìn tấm màn hồng cam phơn phớt của hoàng hôn buông xuống rừng thông đang xếp hàng thẳng tắp, và đám trẻ kia chạy lăng xăng phía trước líu lo những ngôn từ không rõ nghĩa, tôi tự thấy miệng mình nhoẻn một nụ cười mãn nguyện, và thấy lòng mình bình yên đến lạ.
Ở đây là nơi hạnh phúc tìm về.
Ở đây là Coconut School. " - Cảm nhận từ một thành viên trong chuyến đi.


Chụp hình lưu niệm với Ouk Van Day - hiệu trưởng trường Coconut School (áo trắng). Đây là linh hồn của ngôi trường này, mô hình xây dựng trường từ rác thải Coconut school không chỉ có một cơ sở tại ngọn núi này, mà còn một cơ sở khác tại gần bờ sông, và một tâm huyết khác đang ấp ủ xây dựng tại Biển Hồ, Campuchia.




Chúng tôi được thầy hiệu trưởng dẫn đi trekking bằng chân đất trong rừng gần trường, ngôi trường này cũng nằm gần vườn quốc gia Kirirom nên khí hậu xung quanh cực kì mát mẻ. Đây cũng là một hoạt động thường xuyên của những đứa trẻ ở trường, nhìn tụi nhỏ hát ca, nhảy múa, nấp vào gốc cây để hùa ra hù thầy giáo của mình mà ai trong đoàn cũng mỉm cười hạnh phúc. Bỡi lẽ, với Coconut school, với Oul Van Day, điều quan trọng là tạo một môi trường của tình yêu thương và kết nối với thiên nhiên thật sự, chứ không chỉ là những bài học về tiếng anh, tái chế hay tin học.


 "Ở Coconut School tụi nhỏ chỉ học về tiếng Khơ Me, Khoa học máy tính và Tái chế. Tụi nhỏ ở đây thực sự đã cho mình thấy sức mạnh của giáo dục bằng tự nhiên và bằng lòng yêu thương. Tụi nhỏ giỏi, tử tế và dễ thương đến nỗi chỉ nhìn tụi nó, nắm tay tụi nó thôi là muốn bỏ hết sự đời"- cảm nhận từ một cô gái làm sự kiện và nghệ sĩ vô cùng.


Ở Coconut school, các em được cung cấp cho các kĩ năng chính liên quan đến tiếng Anh, máy tính và tái chế. Nhưng đặc biệt, những bài giảng về đạo đức, tình yêu thương và các đức tính tốt đẹp cho các em học sinh là điều mà trường luôn nhấn mạnh. Coconut school mong rằng sẽ giúp những đứa trẻ ở các vùng quê có thể tự lo được cho bản thân bằng những kĩ năng cần thiét, sống một cách bình tâm và bền vững, và một mong muốn lớn lao hơn, là chính các em có thể đi học xa hơn và sau đó trở về giảng dạy hoạt động tại Coconut school. 



 Tấm thảm ngồi thiền được làm bằng nắp chai và bức tường từ chai rượu cũ.

Buổi sáng trước khi rời Coconut school, chúng tôi dành thời gian trekking vào rừng, hít thở và ôm ấp chính mình. Một trong những mục đích của chuyến đi không chỉ là mang những kiến thức về giáo dục, phát triển bền vững mà còn là cơ hội để mỗi cá nhân hiểu thêm về chính mình, về những người xung quanh và đặc biệt là cơ hội để kết nối với thiên nhiên, với cuộc sống.

Trải nghiệm tại culture show của Cambodian living Arts, một doanh nghiệp xã hội đang tổ chức những trải nghiệm về văn hóa và nghệ thuật đầy cuốn hút của Campuchia, ngoài ra cũng là nơi hỗ trợ cho các nghệ sĩ Campuchia để họ viết nên những tác phẩm nghệ thuật Campuchia đương đại.

Gặp gỡ và trò chuyện với Ajarn Sulak Sivaraksa, một trong những nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo và nhân đạo nổi bật của Châu Á, người cha tinh thần của mạng lưới phật tử dấn thân quốc tế (INEB) - nơi có sự đồng hành và hỗ trợ từ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Hòa thượng Tăng thống Campuchia Maha Ghosananda. Cuộc trò chuyện không chỉ xoay quanh tôn giáo, đặc biệt là góc nhìn phật giáo trong quá trình chuyển đổi xã hội mà còn là những chia sẻ ấm áp và chân thành về cuộc sống, về tình yêu thương con người, hòa hợp tự nhiên. 


Buổi gặp mặt và training với EdWINGS EDUCATION - Thái Lan. Đây là một doanh nghiệp xã hội đặc biệt chú trọng vào các hoạt động liên quan đến giáo dục. Công việc chính của họ là ươm mầm những giải pháp đa dạng từ nhiều khía cạnh để cung cấp một hệ giáo dục sinh thái tốt hơn cho trẻ em Thái Lan. 

EdWINGS EDUCATIOn có 3 hướng hoạt động chính là EdLAB, EdSPACE và Summer School để giải quyết những tồn đọng trong giáo dục một cách cụ thể. Ví dụ như EdLAB sẽ thu thập dữ liệu từ các trường học, giáo viên, học sinh, ... rồi tập trung giải quyết vấn đề dựa trên những dữ liệu đã được thu sẵn, sau đó tạo không gian EdSPACE để tập hợp những người quan tâm đến giáo dục đến chia sẻ ý tưởng và tìm cách giải quyết. Còn Summer School là một trong những giải pháp nhằm tạo cơ hội để người trẻ trải nghiệm cuộc sống của giáo viên, hay tình nguyện viên trải nghiệm cuộc sống của học sinh để tìm ra những điều mà đối phương đang đối mặt và tìm ra các giải quyết phù hợp.




Thử thách 30 ngày sống tối giản



Lại Đây Refill quan tâm đến tối giản, vì trong tối giản có sự vừa đủ. Bởi lẽ, chúng ta lãng phí nhiều hơn, mất cân bằng hơn từ bên trong chính mình. Nhưng khi ta bắt đầu sống tối giản và cân bằng lạnh mạnh bằng sự vừa đủ trong thói quen hằng ngày ngày tại nhà, nơi làm việc, trong xã hội và môi trường. Chúng ta sẽ cảm nhận hạnh phúc hơn vì có nhiều thời gian hơn để tận hưởng cuộc sống.





Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Sự tái sinh trong tình yêu vô điều kiện - Lời hứa của God

Trong bài "Sự hình thành và tiến hóa của nhân loại" [1], mình có nói rằng, theo Anthroposophy, trước khi vũ trụ ra đời, God đã có một kế hoạch vĩ đại, đó chính là tạo ra một nhân loại hoàn thiện như mình. Và thế là God tạo ra vũ trụ và nhân loại và tạo ra thời gian để con người tiến hóa trong đó. Trong bài đó mình nói về các chi tiết của sự tiến hóa nhân loại này.
Sứ mệnh tiến hóa của nhân loại, theo kế hoạch vĩ đại đó, chính là phát triển để biết yêu thương lẫn nhau, và yêu *vô điều kiện*. Từng mỗi con người trong nhân loại tương lai, cụ thể là phải đạt đến trước thiên niên kỷ 8 (chi tiết trong bài [1]), phải biết hy sinh *vì sự phát triển của người khác* (điều này rất quan trọng -- đòi hỏi sự hiểu biết về sự phát triển của con người [2] -- bởi vì hy sinh vì ham muốn của bản ngã của người khác không phải là yêu vô điều kiện mà thật chất là yêu bản ngã của mình – đây là cám dỗ của Lucifer).
Điều đó dẫn đến một "nghịch lý": nếu thật sự hy sinh -- vi sự phát triển của người khác trong tình yêu vô điều kiện -- thì mình còn gì? Chẳng lẽ God muốn ta bỏ mất ta trong sự hy sinh vì người khác? Như vậy thì nhân loại hy sinh cho nhau cuối cùng làm sao phát triển?
Trước khi nói về việc “nghịch lý” đó được giải như thế nào, mình cần đi đường vòng một chút.
Trong thế giới tâm linh, mỗi ý nghĩ là một thực thể độc lập có sự tồn tại riêng. Đây là một trong những quan sát nền tảng nhất của Anthroposophy được Steiner miêu tả kỹ trong các quyển nền tảng của ông. Mỗi ý nghĩ trong thế giới tâm linh là một “living thought”, trên con đường tiến hóa riêng của nó qua các quy luật vũ trụ, mà trong đó có luật logic. Qua các quy luật này mà một ý nghĩ biến hóa thành ý nghĩ khác, phát triển dần, hoặc suy thoái, và có thể đến một lúc có sức mạnh tạo hóa riêng, trong đó có việc tạo ra ý nghĩ khác. Vạn vật trong vũ trụ, tất cả thần linh, và mỗi con người, là một ý nghĩ đang tiến hóa hoặc đang suy thoái của God. Nên cả vũ trụ thật chất là một thực thể đang tư duy, “thinking being”, với đầy các ý nghĩ trong đó, và tất nhiên từ đó còn có cảm xúc, v.v.
Con người vì đang tạm thời mất hẳn sự liên lạc trực tiếp với thế giới tâm linh nên không thấy trực tiếp các thực thể ý nghĩ đó khi mình tư duy, mà chỉ cảm thấy cái bóng của nó trên não bộ. Hay nhìn theo một góc độ khác, các ý nghĩ trong não của một con người tư duy chỉ là phần thể xác của một ý nghĩ tâm linh (được tạo ra từ linh hồn của mình hoặc thực thể tâm linh khác), tương tự như việc linh hồn một con người đầu thai vào một thể xác. Ngày xưa (trước CN), trước khi có tư duy phát triển, não con người chưa chứa được các thể xác ý nghĩ như vậy, mà con người lúc đó còn giữ liên lạc trực tiếp với thế giới tâm linh, và qua cảm xúc của mình còn thấy hay nghe trực tiếp lời của thần linh. Nhưng dần dần, để cho con người phát triển được tự do và qua đó, trong tự do hoàn toàn, biết đặt niềm tin và đến với tình yêu vô điều kiện, các thần linh để cho sự liên lạc này mất đi và thay vào đó là phát triển tư duy con người.
Trên hành trình phát triển con người của mình, trên con đường khám phá tri thức để đến với tri thức của vũ trụ và qua đó quay về với thế giới thiêng liêng, con người phải vực dậy các thể xác ý nghĩ này trong tư duy của mình, biến nó từ “dead thought” thành “living thought” trong người mình. Việc đó làm được từ việc xây dựng các cảm xúc thiêng liêng mà mình nói đến trong bài “4 giai đoạn phát triển con người” [2]. Trái tim là nơi mà “dead thought” của con người được *tái sinh* lên tầm cao mới qua các cảm xúc thiêng liêng của mình. (Đây là một lí do chính tại sao giáo dục Waldorf nuôi dưỡng cảm xúc thiêng liêng có từ trí tưởng tượng.)
Trở lại với “nghịch lý” trên -- của sự hy sinh trong tình yêu vô điều kiện -- trong kế hoạch của God. Kế hoạch này có tên là “the Word”. Và như mình vừa nói, kế hoạch này – một ý nghĩ của God -- chính là một thực thể tâm linh, nằm trong God. Qua kế hoạch này, God tạo ra nhân loại và vũ trụ và vạn vật. Không có gì khác được tạo ra mà không qua kế hoạch này. Nên thực thể tâm linh này chính là “the Creative God”, hay có tên khác là “the Son God”, để phân biệt với “the Father God” mà ta hay gọi tắt là “God”. Như mọi thực thể tâm linh khác, mặc dù trong toàn vũ trụ chỉ đứng sau God, nhưng “Son God” / “the Word” cũng đang trên đường tiến hóa của mình. Sự tiến hóa của cả nhân loại và cả vũ trụ chính là sự tiến hóa của Son God (hay nói theo ngôn ngữ dễ hiểu hơn, là sự tiến hóa của kế hoạch của God, hay Father God).
Cũng như mình nói đến trong bài "Sự hình thành và tiến hóa của nhân loại" [1], từ sau khi có bản ngã, con người liên tục đi theo cám dỗ của Lucifer. Qua hai lần “đại thanh lọc” của God ở cuối hai thời kỳ Lemuria và Atlantis và bước sang thời kỳ Post-Atlantis, nhân loại vẫn tiếp tục thoái hóa. Và lần này, với sự cám dỗ mới của Ahriman [2,3], trong đó là cám dỗ của máy móc và kỹ thuật, con người đang trên đường tới thảm họa tự diệt vong hoàn toàn. Mình nói về việc này kỹ hơn trong bài [1].
Trong một bài giảng, Steiner có nói rằng, mãi đến tận các thời kỳ đầu (trước CN) của Post-Atlantis, các thần linh đã thấy trước sự diệt vong hoàn toàn đó và vẫn chưa biết làm thế nào cứu lấy nhân loại, trong bối cảnh nhất định không được ảnh hưởng đến sự phát triển tự do cá nhân của con người. Lúc đó, nhân loại nằm trong nguy cơ bị bỏ rơi bởi God. Thế giới tâm linh lúc đó do dự một thời gian dài không biết nên bỏ rơi nhân loại để làm lại, hay cứu nhân loại và đi tiếp, và nếu cứu thì làm sao cứu.
Và khi đó chính Son God / “the Word” đã ra tay. Một thực thể tâm linh thiêng liêng nhất của cả vũ trụ -- chúa của cả vũ trụ, chỉ đứng sau God -- đã đầu thai thành một người bằng xương bằng thịt tên Jesus. Jesus xuất hiện giữa nhân loại đang thái hóa – không phải chỉ đem đến những bài giảng đạo đức – mà quan trọng hơn vạn lần, đem đến và hy sinh toàn bộ sự tồn tại của mình cho nhân loại. Nên biết rằng Son God, từ đó trở về trước, không có sức mạnh nào (“utterly powerless”). Mặc dù chính là Creative God mà qua đó vạn vật được tạo ra, nhưng mọi sức mạnh, từ đó trở về trước, đều ở trong Father God. Nên khi Jesus hy sinh trên cây thánh giá trong tình yêu vô điều kiện cho nhân loại, đó là một cái chết bằng xương bằng thịt như cái chết của bao con người khác.
Nhưng tại sao việc hy sinh đó lại là hành động cứu nhân loại? Jesus, trong tay không có sức mạnh siêu nhiên nào, tin vào điều gì mà hy sinh chính mình? Đó là bởi vì với sự hy sinh đó – lần đầu tiên trong lịch sử vũ trụ một sự hy sinh toàn bộ sự tồn tại của mình trong tình yêu vô điều kiện xảy ra, một việc mà mọi thần linh cũng chưa bao giờ dám làm – God ban cho vũ trụ một lực tạo hóa mới mà trước đây chưa bao giờ có: lực của tình yêu (“the power of love”), và từ đó trở đi, Son God hay còn có tên khác là “the Word” hay là Christ, nắm trong tay lực tạo hóa này. Lực của tình yêu này, từ nay trở đi nằm trong tay của Christ, chính là lời hứa của God dành cho nhân loại, God’s Word: từ đây và mãi mãi trở về sau, mọi sự hy sinh trong tình yêu vô điều kiện sẽ được tái sinh lên một mức phát triển cao hơn. Sự tái sinh mà God ban cho Jesus Christ (mà trước đó ngay cả Jesus cũng chỉ tin chứ không nắm chắc) là lần thực thi đầu tiên của lời hứa này, và cũng là quyết định của God không bỏ rơi nhân loại mà từ đây và mãi mãi trở về sau, nhân loại quay trở về vị trí trung tâm của tiến hóa vũ trụ, như ban đầu God đã định cho.
Với sự hy sinh và tái sinh từ cái chết của mình, Christ hợp nhất sự tồn tại và tiến hóa của mình với sự tồn tại và tiến hóa của nhân loại. Từ đó và mãi mãi trở về sau, trong tự do và với tư duy của mình, từng mỗi con người có thể đặt niềm tin vào sự tái sinh này. Trên hành trình phát triển của mình [2, 1], một trong những lần đầu tiên một con người trải nghiệm sự tái sinh này chính là sự phục sinh từ “dead thought” thành “living thought” mà mình nói đến ở trên, khi con người đó có thể tự xây dựng lên trong lòng mình từ một ý nghĩ thiêng liêng thành một cảm xúc thiêng liêng mạnh mẽ. Đó xảy ra được chính là bởi vì, trên mỗi bước trong hành trình phát triển con người đó, Christ song hành và đồng thời cũng ngự trị trong trái tim người đó, cho dù trong toàn bộ thời gian đầu (“Lửa” và “Nước”) người đó chưa ý thức được chuyện đó.
Christ chính là sức mạnh phục sinh vượt qua mọi cái chết và mọi sự bế tắc trong cuộc sống (“In Christ, death becomes life”), từ nhỏ đến lớn, mà luôn luôn đến với bất kỳ người nào khi con người đó *chọn* giữ vững niềm tin vào sức mạnh đó trên hành trình phát triển của mình.
(Lưu ý quan trọng: mặc dù cái chết của Jesus Christ là cái chết của thể xác như bao cái chết của con người khác, nhưng sự tái sinh thì không phải là tái sinh của thể xác xương thịt như các nhánh của đạo Chúa hiểu lầm – việc này cực kỳ quan trọng để hiểu đúng về tính chất và ý nghĩa của sự phục sinh vượt qua thử thách lớn nhỏ trong đời sống hằng ngày, nhưng trong bài này mình không đi sâu vô. Ở đây mình chỉ chạm nhẹ đến đề tài quan trọng *trung tâm* này của Anthroposophy.)
Ai đọc kỹ những gì mình viết trong bài trước [1] và bài này có lẽ sẽ thấy, tại sao sức mạnh phục sinh đó là sức mạnh duy nhất mà mỗi con người có thể có để có thể vượt qua mọi cám dỗ ngày càng ghê gớm từ nay đến thiên niên kỷ 8 và trở thành nhân loại mới sau đó. Và cũng sau đó, cũng dùng chính sức mạnh tình yêu này mà nhân loại mới sẽ đưa vũ trụ hoàn thành sứ mệnh của nó, như mình nói trong bài [1]. Đây chính là lực mà đã, đang, và sẽ dần dần phục sinh trái đất đang chết này thành một Thiên Đường mới.
Mình đề nghị đọc thêm bài “Để đi đến trải nghiệm God, Christ, và Holy Spirit” [4] mà trong đó mình nói về các khía cạnh khác để làm rõ hơn.
[1] “Sự hình thành và tiến hóa của nhân loại” https://www.facebook.com/…/1011…/permalink/1377910672286901/
[2] “4 giai đoạn phát triển con người” https://www.facebook.com/…/1011…/permalink/1373318012746167/
[3] “Cám dỗ của Lucifer và vai trò của Phật Thích Ca” https://www.facebook.com/…/1011…/permalink/1374229339321701/
[4] “Để đi đến trải nghiệm God, Christ, và Holy Spirit” https://www.facebook.com/…/1011…/permalink/1365547310189904/

Anthroposphy cho ta một cách hiểu rất sâu sắc về những gì đã ghi trong Kinh Thánh (mà qua bao thế kỷ trong cám dỗ của các thế lực xấu đã bị bóp méo nặng bởi Thiên Chúa giáo và các tôn giáo khác). Liên quan tới những gì mình đã viết ở đây, mình trích một đoạn sau, từ “Gospel of Saint John” (phiên bản dịch hiện giờ trong Anthroposophy):
In the very beginning was the Word,
and the Word was with God,
and the Word was a divine being.
He was in the very beginning with God.
All things came into being through him,
and nothing of all that has come into being was made except through him.
In him was life,
and the life was the light of human beings.
And the light shines in the darkness;
and the darkness has not accepted it.
The true light that enlightens all human beings
was to come into the world.
It was in the world,
for the world came into being through it,
yet the world did not recognize it.
It came to men of individual spirit,
but those very individuals did not accept it.
To all, however, who did accept it,
it gave the free power to become children of God.
They are the ones who trustingly take its power into themselves.
They receive their life, not out of blood,
nor out of the will of the flesh,
and not out of human willing;
for they are born of God.
And the Word became flesh
and lived among us.
And we have beheld his revelation,
the revelation of the only Son of the Father,
full of grace and truth.
Of his fullness have we all received grace upon grace

Từ giới hạn khủng hoảng của khoa học hiện đại đến sự phục sinh của khoa học chân chính

Tác giả: Trình Huỳnh

Trong bài bằng tiếng Anh [1] có tên “From the darkness of crises to the light of freedom”, Lan và mình lập luận giải thích tại sao mọi phương pháp khoa học hiện đại là khoa học của cái chết, và tại sao Anthroposophy là con đường duy nhất để phục sinh sự nghiên cứu khoa học chân chính, qua đó mới hiểu được sự sống. Trong bài này, mình tóm tắt lại các ý chính nhất trong bài đó (mà không đi vào lập luận chi tiết), và sau đó sẽ nói thêm về các chi tiết liên quan đến kết cục thảm hại sắp đến của khoa học đương đại và tương lai của khoa học chân chính sau đó.

1. GIỚI HẠN VÀ KHỦNG HOẢNG CỦA KHOA HỌC HIỆN ĐẠI

(Chép từ một post trước)

Cái gì không nhìn thấy được hay cảm nhận được bằng 5 giác quan thường thì cho là không tồn tại. Quan điểm như vậy, của khoa học đương đại, có hợp lí không? Newton nhìn trái táo rơi và từ các quan sát khác mà *suy ra* có trọng lực, một thứ mà mắt hay 4 giác quan còn lại không thấy trực tiếp. Cũng từ quan sát ban đầu mà khoa học cũng khẳng định sự tồn tại của những thứ còn nhỏ hơn bước sóng ánh sáng (cũng là sản phẩm khác của sự tiên đóan) như hạt nguyên tử, nên cho dù có thiết bị phóng đại vô tận cũng không nhìn thấy trực tiếp được để kiểm chứng. Vậy thật ra khoa học đương đại lâu nay có chấp nhận những thứ không cảm nhận được bằng 5 giác quan thường.

Vậy tại sao khoa học lại "cứng đầu" từ chối các lực cũng không cảm nhận được bằng 5 giác quan thường khác như các lực tâm linh, chẳng hạn như lực cho sự sống (life / etheric forces)? Nhựa cây chảy từ gốc lên từng cái lá, nếu không nhờ life forces thì nhờ cái gì? Nếu giải thích nó bằng áp suất, vậy xin hỏi lực gì tạo ra áp suất? Hoặc là nếu không có life forces thì cái gì làm cho máu chảy trong người? Nếu nói là nhờ tim đập thì xin hỏi lực gì làm tim đập? Nếu giải thích tiếp đó là nhờ xung điện từ não điều khiển, vậy xin hỏi tiếp là cái gì làm cho não tạo ra xung điện? Sự cứng đầu làm cho khoa học đi lẩn quẩn không có điểm dừng và không bao giờ biết được, trong sự mò mẫm vô tận này, mình còn bao xa đến chân lý, trừ khi tự lừa dối chính mình.

Cái gì làm cho khoa học đi nước đôi, một mặt thì thừa nhận hạt nguyên tử, bước sóng ánh sáng, v.v…, mặt khác thì từ chối các lực rành rành ra đó từ quan sát như lực tạo ra sự sống? Đó là bởi vì khoa học chỉ thích những thứ có thể đưa vào mô hình tóan học, biểu diễn bằng công thức. Khoa học chỉ thích những thứ có thể hiểu được chỉ dùng cái đầu, từ chối hoàn toàn sự hợp tác giữa logic và trái tim. Chừng nào còn bị ràng bụộc bởi sự giới hạn này, khoa học chỉ có thể hiểu được những cái đã chết. Khoa học đương đại là khoa học của sự chết.

Muốn hiểu được sự sống, phải dùng cả lý trí và trái tim.

Ở trên mình dùng các ví dụ từ khoa học tự nhiên. Nhưng về bản chất các ý trên cũng áp dụng cho mọi khoa học xã hội đương đại. Toàn bộ khoa học hiện đại không chính thức thừa nhận ý nghĩa và vai trò của các thực thể tâm linh, mà gần nhất là tâm hồn và linh hồn con người. Chừng nào còn chưa dũng cảm và trung thực đủ, với chính tư duy và trái tim của người làm khoa học, để thừa nhận thế giới tâm linh để có thể đi sâu vào nó và nghiên cứu nghiêm túc, chừng đó mọi khoa học, kể cả tâm lý học và các ngành xã hội khác, là khoa học của cái chết.

2. SỰ PHỤC SINH CỦA KHOA HỌC CHÂN CHÍNH

Vậy làm sao để dùng cả lý trí và trái tim để có thể phục sinh khoa học để tìm hiểu sự sống? Để thấy được câu trả lời thực chất rất đơn giản.

Lấy một ví dụ là một người mẹ yêu thương con mình và muốn hiểu con mình sâu sắc hơn. Nếu áp dụng trực tiếp cách mà khoa học hiện đại đang làm thì người mẹ đó sẽ làm như vầy: phân tích mỗ xẻ não và trái tim con mình xem các tế bào này nọ hoạt động thế nào mà cho các cảm xúc và hành xử như vậy, và từ đó suy đoán ra hành xử tương lai của con; hoặc nếu không mổ xẻ thể xác thì cũng mổ xẻ mọi hành vi và sự kiện trong quá khứ của con mình để từ đó suy đoán về hành vi tương lai của nó.

Vấn đề chính ở trên là trong việc mổ xẻ thể xác hay sự kiện quá khứ đó, chỉ có cái đầu làm việc, trái tim hoàn toàn không có tiếng nói. Điều này không có nghĩa là khoa học chân chính phải dẹp cái đầu. Nhưng khoa học chân chính xem cái đầu, mặc dù tối cần thiết, chỉ là công cụ tìm con đường đúng để đi đến và mở rộng trái tim.

Vậy người mẹ đó nên làm thế nào? Làm như những gì những người mẹ thật sự yêu con mình đã làm. Đó là: Dựa vào các hành vi và mọi sự kiện quá khứ của con mình để có một vài suy đoán -- càng chi tiết và càng dựa vào nhiều quan sát nhất càng có thể -- nhưng vai trò của các suy đoán này chỉ là để dẫn dắt người mẹ đó quan sát con mình tốt hơn và có mục đích hơn. Ngoài ra các suy đoán hoàn toàn không góp phần tạo nên bất kỳ định kiến nào về con mình. Tức là, vai trò của tư duy chỉ là dẫn dắt các sự quan sát, và giúp tạo ra sự kiên trì nhẫn nại. Và dần dần, qua sự kiên trì quan sát và nhẫn nại này, trái tim người mẹ dần dần mở rộng, và qua đó, chính tâm hồn và linh hồn người con sẽ thủ thỉ vào trái tim đó những điều mà người mẹ đó đang đi tìm.

Đó là phương pháp khoa học của sự sống. Toàn bộ thế giới vật chất đều có quy luật, và các quy luật này chính là từ các thực thể sống trong thế giới tâm linh. Qua phương pháp này, và chỉ có qua con đường này, con người mới có thể đi đến tri thức của mọi sự sống. Qua một trái tim đã được rộng mở bằng tư duy và lý trí, tri thức tâm linh sẽ tràn vào người đang nghiên cứu nào xứng đáng được nhận nó.

3. KẾT CỤC THẢM HẠI SẮP ĐẾN CỦA KHOA HỌC ĐƯƠNG ĐẠI VÀ TƯƠNG LAI CỦA KHOA HỌC SAU ĐÓ

Tâm hồn con người gồm 3 phần: tư duy (thinking), cảm xúc (feeling), và ý chí (tạm dịch từ willing) (xem thêm chương 1 quyển Theosophy). Ba phần này không phải tự động ăn ý với nhau. Chính trên con đường phát triển bản thân [2], con người mới dần dần làm chủ 3 phần này của mình.

Vì sao nói 3 phần trên trong con người bình thường hiện nay không ăn ý với nhau? Điều này cũng dễ thấy qua các biểu hiện con người, như là:
- Vì tư duy thiếu ý chí mà qua đó thiếu tập trung, và đi lan man thiếu mục đích.
- Vì tư duy thiếu cảm xúc mà chỉ hiểu được cái chết
- Vì cảm xúc thiếu tư duy nên thiếu logic và thiếu khách quan
- Vì cảm xúc thiếu willing nên hời hợt nông cạn
- Vì ý chí thiểu tư duy nên thiếu logic, làm việc xằng bậy
- Vì ý chí thiếu cảm xúc nên hành động vô tình vô nghĩa

Trong các bài giảng về “The Apocalypse”, Steiner nói rằng xu hướng tiến hóa tất yếu của nhân loại là dần dần con người, nếu không qua tập luyện [2], sẽ hoàn toàn mất tự chủ kiểm soát 3 phần này, trước khi thời đại thứ 6 của Post-Atlantis đến (khoảng năm 3500, xem thêm [3]). Xu hướng này ta có thể đã đang thấy diễn ra xung quanh trong cuộc sống.

Xu hướng đó sẽ dẫn đến kết cục thảm hại của mọi khoa học đương đại trước năm 3500. Mình sẽ không đi sâu vào nhưng rõ ràng từ những ý trên ta cũng thấy xu hướng là toàn bộ khoa học hiện nay sẽ dần dần phụ thuộc nặng hơn vào máy móc, và dần dần chính khoa học sẽ trở thành máy móc (chi tiết thêm trong bài [3]). Trong đó chỉ có cái chết hoành hành.

Con đường phát triển cá nhân [2] cũng chính là con đường khám phá tri thức đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, và cũng chính là con đường thật sự làm chủ mọi mặt tâm hồn của mình, và cũng chính là tương lai của nhân loại. Đó là con đường Anthroposophy.

[1] “From the darkness of crises to the light of freedom” https://astrivingmonisticthinker.wordpress.com/…/on-the-pa…/
[2] “4 giai đoạn phát triển con người” https://www.facebook.com/groups/1011527472258558/permalink/1373318012746167/
[3] "Sự hình thành và tiến hóa của nhân loại" https://www.facebook.com/groups/1011527472258558/permalink/1377910672286901/






Để đi đến trải nghiệm God, Christ, và Holy Spirit

Tác giả: Trình Huỳnh

Trong nhiều bài giảng, chẳng hạn như "How do I find the Christ?" (link kèm bên dưới), Steiner nói về sự gặp gỡ, hay là sự trải nghiệm, với Christ đến như thế nào đối với một người trên con đường tìm hiểu chính bản thân mình. Thật ra có lẽ hầu hết ai cũng đã gặp Christ rồi mà không biết (nên chính xác hơn là Christ gặp họ), thậm chí không phải một mà nhiều lần. Nhưng nếu hiểu hơn Christ là như thế nào thì có thể chủ động tìm Christ và nhờ Người giúp đỡ.

Nhưng trước hết trên con đường tìm hiểu bản thân đó, bước đầu tiên là trải nghiệm sự tồn tại của God, chính xác hơn là Father God, hay gọi là Đấng Tạo Hóa. Đây là đấng tối cao đã sáng tạo ra và vẫn luôn hiện diện trong vạn vật muôn loài. Để đi đến trải nghiệm sự tồn tại của God thì, theo mình, vừa dễ vừa khó. Dễ vì người đó chỉ cần một lý trí mở để nhận biết và gạt sang một bên các định kiến và nhìn vạn vật một cách thật khách quan, và cần một trái tim mở để tin vào việc vạn vật tồn tại là có một ý nghĩa đặc biệt nào đó, và nhất là tin vào sự tồn tại của chính mình phải nhất định có một ý nghĩa thiêng liêng nào đó trên đời, chứ không phải chỉ hiện diện một đời người rồi tan vào cát bụi như bong bóng xà phòng. Từ lý trí và trái tim thật mở đó mới dẫn đến niềm tin vào sự hiện diện của một đấng tối cao đi trước và tạo ra vạn vật và đứng đằng sau mọi sự chuyển hóa muôn hình muôn vẻ của chúng, với một mục đích cụ thể và rất thiêng liêng. Dần dần niểm tin này trở nên mạnh mẽ, làm biến đổi thế giới quan và quan hệ của người đó với vạn vật xung quanh. Tất cả mọi thứ, đối với người đó, khoác lên mình một ý nghĩa tồn tại thiêng liêng mới.

Nhưng sự trải nghiệm trên cũng khó đến, vì người hiện đại bị các thế lực tâm linh xấu gieo rắc một loại bệnh nằm trong thể xác, làm cho tâm hồn thay vi hướng đến những cái vĩnh cửu và thiêng liêng (tức là linh hồn / spirit) thì bị bám chặt vào thể xác, làm cho người đó cứng đầu từ chối sự tồn tại của God. Trong bài giảng Steiner có nói cụ thể hơn. Đây không phải chỉ là những người chỉ biết suy nghĩ duy vật, mà còn là những người mặc dù chấp nhận một thế giới tâm linh nào đó nhưng vì các lí do khác nhau mà từ chối sự tồn tại của một đấng tối cao đi trước tất cả và đứng đằng sau sự chuyển hóa của muôn loài.

Bước lớn tiếp theo trên con đường tìm hiểu bản thân, không gì khác, chính là đi sâu tìm hiểu xem vậy ý nghĩa tồn tại của chính mình là gì, cụ thể hơn là cuộc đời này, qua bao trải nghiệm buồn vui mình đã và đang đi qua, có ý nghĩa gì cho mình. Thường thì không ai đang có cuộc sống hạnh phúc trơn tru mà đi thắc mắc những cái này. Cho nên càng đi sâu mới càng thấm tại sao mỗi thăng trầm trong cuộc sống, nhất là các lúc "trầm", chính là các blessings (phước) của God ban cho mình, giúp mình phát triển.

Trong những lúc "trầm" như vậy, từ nhỏ đến lớn trong mọi mặt của cuộc sống, một người có ý chí nghị lực sẽ tìm mọi cách để vượt qua, để đứng lên đi tiếp. Nhưng có những lúc, người đó đã làm mọi cách trong khả năng và lương tâm của mình, nhưng hoàn cảnh vẫn không thay đổi mấy. Những lúc như vậy, khi cảm thấy hoàn toàn bất lực trước hoàn cảnh bế tắc, khi tất cả những gì còn lại của mình mà vẫn còn có thể làm được là sự hy vọng và cho đi tình yêu thương (đối với đối tượng nào thì tùy hoàn cảnh), thì đó chính là cơ hội để gặp và trải nghiệm Christ: Christ chính là sức sống chảy tràn vào một người trong những hoàn cảnh như vậy, khi không còn gì khác, trong toàn bộ lý trí và lương tâm của mình, ngoài tin hết mình vào sức mạnh của tình yêu.

Và nếu người đó vẫn kiên trì tin vào sức sống đang đến với mình đó, thì đến một lúc sẽ có một sự thay đổi kì diệu sẽ xảy ra mà người đó sẽ nhận thấy, giúp người đó vượt qua được sự bất lực của mình trước hoàn cảnh. Đây chính là sự giúp đỡ của Holy Spirit, thông qua Christ. Sự giúp đỡ của Holy Spirit thì vô hình vạn trạng, lúc thì qua một ý nghĩ đột phá nào đó đến với mình như một lời nói bên trong giúp mình giải phá sự bế tắc hay có cái nhìn khác sâu sắc hơn về chính sự bế tắc, lúc thì qua hành động tưởng như vô tình của ai đó, lúc thì là một thay đổi hoàn cảnh bất ngờ nào đó, v.v.

Nói theo lời của Steiner thì trải nghiệm này chính là "powerlessness through the body, resurrection through the spirit.".

Như mình nói ở trên, một người có thể đã có trải nghiệm trên mà không biết. Nhưng nếu mình nhìn lại, nhận ra các sự giúp đỡ mà mình đã từng nhận, thì đó sẽ giúp mình có các trải nghiệm ý thức hơn và dần dần mạnh mẽ hơn, và giúp mình chủ động hơn tìm đến Christ trong những lúc bế tắc, trong mọi mặt lớn nhỏ trong cuộc sống. Và nếu mình nhìn lại xa hơn một chút trong lịch sử, cách đây hai ngàn năm, thì mình nhận ra sự hy sinh trong tình yêu cho nhân loại và tái sinh của Jesus Christ là minh chứng đầu tiên cho sức mạnh của tình yêu này.

Ở trên mình giới thiệu vắn tắt về Trinity (Father God, Son God / Christ, Holy Spirit), bộ ba thực thể siêu nhiên cao nhất trong vũ trụ. Sau đây mình chép một đoạn trích trong bài giảng Steiner:

"We find the Christ only when we have the following experiences. Firstly, we must say to ourselves: ‘I will strive for self-knowledge as far as in me lies, as far as my whole human personality makes this possible.’ Now nobody who strives honestly for self-knowledge today can fail to come to the conclusion that he is incapable of laying hold of that for which he is striving; that his power of comprehension lags behind his striving. He feels the ineffectiveness of his efforts. This is a very real experience. A certain feeling of ineffectiveness is experienced by everyone who in the quest for self-knowledge takes honest counsel with himself. It is a wholesome feeling, for it is nothing else than awareness of the sickness in us, and when we have an illness without being aware of it, then we are all the more ill. In feeling at some point in our life the powerlessness to lift ourselves to the Divine, we become aware of that sickness of which I have spoken, the sickness that has been implanted into us. And in becoming aware of this sickness, we feel that as the body is today, our soul would be condemned to die with it.

When this powerlessness is experienced with sufficient intensity, there comes the sudden reversal — the other experience which tells us that if we do not depend only upon what our bodily forces by themselves enable us to achieve, but devote ourselves to what the spirit gives — we can overcome this inner death of the soul. We find our soul again and unite ourselves with the spirit. We can experience the futility of existence on the one side and, on the other, the triumph of it within ourselves, when we have overcome the feeling of helplessness. We can be aware of the sickness, the powerlessness which has become allied with death in our soul, and then of the redemptive, healing force. And then we feel that we bear in our soul something that can at all times rise above death. It is in seeking for these two experiences that we find the Christ in our own soul.

Humanity is approaching this experience. ... It is raised up in man when he is conscious of the two poles: powerlessness through the body, resurrection through the spirit."



Cám dỗ của Lucifer và vai trò của Đức Phật

Tác giả: Trình Huỳnh

(Hiểu post này cần các kiến thức mình nói trong post về “4 giai đoạn phát triển con người”)

Tất cả những gì xảy ra trong thế giới vật chất và thế giới tâm linh, từ lúc vũ trụ được khai sinh, đều được lưu lại trong một nơi tạm dịch là “kho” Akashic (Akashic record) trong thế giới tâm linh. Những người đã đi xa đủ trong giai đoạn Đất (trong post link từ trên) có thể đọc được kho này, thấy được mọi chi tiết trong lịch sử và truyền lại cho đời những kiến thức thích hợp cho giai đoạn tiến hóa lúc đó (nhưng không phải ai đọc được đều đã là người đi xa – mình sẽ nói thêm sau trong post này). Ở đây mình bàn một chút về những gì Steiner truyền lại từ những gì ông thấy về sự xuất hiện của Lucifer, và sau đó là Phật và vai trò của ông.

Trong post này và tất cả post khác của mình, những gì mình không chắc chắn mà chỉ phỏng đoán theo sự hiểu tốt nhất thì mình sẽ nói “theo mình” hay “có lẽ” hay đại loại vậy (hoặc cố gắng làm rõ như vậy trong ngữ cảnh). Còn ngoài ra là những cái mình đã chắn chắn trong lòng mình, hoặc là từ thấm hiểu ý Steiner nói gì, hoặc là từ trải nghiệm trực tiếp. Mình không cố gắng thuyết phục mà chỉ nói những thứ đã hiểu hoặc trải nghiệm. Tri thức tâm linh không bao giờ chứng minh được, nhưng mỗi chân lý vĩnh hằng là một ngọn lửa vĩnh cửu. Có một ý rất quan trọng từ Stener là không nên chỉ nghe một kiến thức tâm linh gì đó mà nói lại cho người khác hay làm hành động gì triển khai từ nó khi mà chưa hiểu nó. Một người khi tới lúc sẵn sàng tiếp nhận một chân lý, trong lòng sẽ như là có mồi lửa chờ sẵn, và khi có một ngọn lửa chân lý tới, nó sẽ châm bùng lên ngọn lửa mới trong lòng người đó. Khi đã đốt, những ngọn lửa chân lý vĩnh cửu bất diệt này mãi mãi đi theo linh hồn người đó, chứ không chỉ làm ấm lòng một thời gian rồi nguội như khi nghe một bài diễn thuyết hay. Nếu một người nghe một kiến thức tâm linh mà chưa hiểu nó, trong lòng chưa có ngọn lửa đó và không thể thổi tiếp chân lý vào lòng người khác. Nhưng nếu cố tình truyền đạt kiến thức mà chưa hiểu về nó, thì dần dần kiến thức đó sẽ bị bóp méo qua lưu truyền, vì thiếu lửa, và bị lạm dụng trong dự án này dự án kia. Đây là một lí do chính mà giáo dục Waldorf đang dần xuống cấp. Ngoài một ít người tâm huyết, đa phần người ta thực thi giáo dục Waldorf mà không đủ tâm huyết để cố gắng hiểu nó. Ai có tâm huyết đủ với Waldorf mà biết thực trạng đang xuống cấp như vậy sẽ càng tâm huyết hơn. Nhưng ai mà sau khi nghe giáo dục Waldorf đang xuống cấp mà dè bỉu nó thì chỉ cho thấy là người đó chưa thấy được những chân lý đằng sau nền giáo dục đó, và chưa thấy là mọi loại giáo dục khác chỉ có xuống cấp nhanh hơn.

Trong post “4 giai đoạn phát triển con người” mình có nói là Lucifer cám dỗ ta chỉ biết bám chặt vào những thứ đã có mà quên mất là cần phải tiếp tục vươn lên. Quan trọng nhất là việc giữ khư khư cái “tôi” ích kỷ và chỉ tìm mọi cách để thỏa mãn nó. Một thể hiện điển hình là chú trọng hình thức và vẻ đẹp bề ngoài. Ngoài ra, một “thủ đoạn” rất lợi hại hay được dùng của Lucifer để cho sự cám dỗ này khó đỡ hơn là, ngay trước khi một tâm hồn vào đời, Lucifer cho tâm hồn đó một khả năng hay tài năng hơn người đặc biệt, ví dụ như tài năng một ngành khoa học nào đó, nói năng lưu loát, hay khả năng nhìn vào thế giới tâm linh, để suốt cuộc đời người đó sẽ bị chính khả năng này của mình ràng buộc, “sướng” với nó, mà quên mất tiếp tục phát triển bản thân. Một cách rất dễ để phân biệt một tài năng có phải từ do chính linh hồn phát triển của người đó tự có hay từ Lucifer: đó là, vì tài năng là một thứ phù du, nên một linh hồn phát triển luôn có khả năng trau dồi tài năng đến một mức cao trong nhiều lĩnh vực đa dạng của đời sống -- ở đâu mà xã hội thời thế cần thì người đó có thể nhảy vô, học lại từ đầu nếu cần, và làm tốt; còn tài năng từ Lucifer cho thì chỉ gói gọn trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, nếu bị khuất phục bởi cám dỗ thì người đó suốt đời chỉ làm giỏi những cái đã giỏi, và bất lực khi phải chuyển qua cái khác. Nhìn xung quanh ta thấy nhan nhản các ví dụ tài năng Lucifer này.

Nên ta thấy Lucifer là nguồn gốc của mọi ẩu đả và chiến tranh của con người. Một người cho dù mang tài năng của mình ra giúp đời với danh nghĩa phụng sự xã hội đi nữa nhưng nếu còn bị chi phối bởi cám dỗ này thì trước hay sau cũng sẽ tìm cách bành trướng.

Và một sự kiện quan trọng trong lịch sử là Lucifer đầu thai đâu đó ở Trung Quốc khoảng năm 3000 trước CN và bắt đầu một sự ảnh hưởng nhân loại mạnh hơn từ đó (khi đọc Steiner nói vậy mình mới nghĩ – hèn chi văn hóa TQ đẹp đẽ bề ngoài như vậy, và hèn chi lịch sử cổ đại ở đó toàn là chiến tranh này đến chiến tranh khác, có lẽ là độc nhất vô nhị trong thời cổ đại. Mình chưa đọc thấy Steiner nêu đích danh tên của nhân vật mà Lucifer đầu thai vô đó).

Và sự xuất hiện của Phật Thích Ca khoảng năm 500 trước CN và sự lan rộng của đạo Phật vào TQ và các vùng xung quanh đóng vai trò to lớn để kìm hãm sự bành trướng của Lucifer. Tư duy của con người thời bấy giờ chưa phát triển. Khả năng lý luận mà con người có bây giờ, Anthroposphy cho ta biết là nó chỉ mới bắt đầu từ khoảng năm 1500 trở đi (bắt đầu bằng thời Phục Hưng). Trong bối cảnh tư duy chưa phát triển đó, để kìm hãm sự ích kỷ của cái tôi, Phật Thích Ca dạy rằng cái tôi này chỉ là phù du cần phải gạt đi. Xét theo một góc độ nào đó thì cái tôi chưa phát triển lúc đó đúng là phù du thật. Giả sử mình có sinh ra vào thời đó, có thấy trước là tư duy nhân loại sẽ còn lâu mới đến, và xã hội xung quanh sẽ “ngu muội” trong cám dỗ của Lucifer từ giờ đến đó, thì đúng là mình cũng chưa biết cách gì hay hơn ngoài việc dạy con người bỏ cái tôi này và theo đuổi một cuộc sống thanh đạm bình an.

(Steiner cũng có nói về vai trò của các hiền triết TQ xưa như Lão Tử -- chắc có lẽ cũng có một phần đóng vai trò trên nhưng mình chưa đọc.)

Cái tôi, hay bãn ngã, của con người là cái mà làm cho mỗi con người là một thực thể có một không hai trong toàn nhân loại. Từ kiếp này đến kiếp khác, mỗi cái tôi “được” đối phó với các loại thử thách khác nhau và như vậy phát triển các thế mạnh khác nhau. Đây chính là cái tạo nên ý nghĩa cho sự phát triển cá nhân của riêng từng con người. Trong sự phát triển cá nhân đó ta dần dần cảm thấy sự đóng góp có một không hai của mình cho cả tiến hóa của nhân loại.

Với tư duy, con người sẽ dần dần nhận ra điều đó. Và chính vì dần dần nhận ra giá trị thật của bản ngã của mình mà mới vượt qua được sự ích kỷ mà không đánh mất chính mình.

Ngày nay, Phật Thích Ca không xuất hiện nữa để dạy ta phải bỏ cái tôi. Nhưng thay vào đó chính là cám dỗ của Ahriman (mình có nói đến trong post “4 giai đoạn phát triển con người”) làm cho con người ảo tưởng là cái gì trên đời cũng là ảo tưởng! Nhưng khác với Phật kêu gọi con người sống cuộc đời thanh đạm, Ahriman thì đẩy những con người đã phục tùng hắn sang Lucifer, làm những người này mê hoặc với ảo tưởng mà chỉ biết theo đuổi những giá trị bên ngoài. Bị chi phối bởi hai thế lực này, con người hiện đại ngày càng hiếu thắng. Tâm hồn sống cả đời chỉ biết chạy theo ảo tưởng mà không được nuôi dưỡng tâm linh. Khi chết, các tâm hồn này hoàn toàn mất phương hướng trong một thế giới tâm linh mà mình đã quay lưng lại trong suốt cuộc đời (Steiner nói về việc này rất nhiều chỗ). Sự mất phương hướng này, cộng với việc phải qua Kamaloka (Steiner tả trong quyển Theosophy – chỗ trong thế giới tâm linh mà một tâm hồn phải đi qua để “rửa” những hành động hay ham muốn xấu xa trong kiếp vừa chấm dứt) và trải nghiệm những hậu quả chính mình đã gây ra (Steiner nói rằng những sự đau đớn mà tâm hồn có thể trải nghiệm trong giai đoạn này có thể hơn mọi đau đớn trong thế giới vật chất), làm cho một tâm hồn nhận ra mình không học được gì từ kiếp mới trải qua, thậm chí còn gây nghiệt quả, nên tâm hồn đó sẽ nhanh chóng quay lại đầu thai để làm lại trong một kiếp mới. Và cứ thế mà có thể cứ lẩn quẩn. Nhân loại xuống cấp càng xuống cấp nhanh hơn.

Và chính nhờ vậy mà mình thấy thú vị khi biết về vai trò của Phật Thích Ca ngày nay, ngay lúc này. Mặc dù ông không đầu thai nữa nhưng Phật vẫn luôn đóng góp vào tiến hóa của nhân loại từ thế giới tâm linh. Cụ thể là ngày nay, Phật Thích Ca đóng ở một nơi nhất định (Steiner có chỉ chính xác trong các bài giảng) mà mọi linh hồn đều phải đi qua sau khi chết. Ở nơi đó, nhất là đối với các vong hồn hoàn toàn mất phương hướng và đầy hiếu chiến, Phật dạy các vong hồn đó sự bình an. Một phần lớn nhờ ông mà các linh hồn đó quay trờ lại trái đất với sự chuẩn bị tốt hơn.

Qua những gì mình hiểu về Phật Thích Ca, mình thấy ông đúng là một người thầy lớn của nhân loại.

(Chú thích: Anthroposphy dùng chữ “Phật” (Buddha) để chỉ đến một giai đoạn phát triển cao của con người, sau khi thanh lọc được “etheric body”. Phật Thích Ca là một trong những người đầu tiên như vậy.)


Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Tầm nhìn của Steiner về tương lai con người, năm 3500

Tác giả: Trình Huỳnh

Xây dựng thiên đường ở Hạ Giới

Sự phát triển trong thiên nhiên, của con người, của nhân loại và trái đất, không phải là một sự tuyến tính đều đều mà bao gồm những cú "nhảy vọt". Với bản chất từ chối các lực tâm linh, khoa học duy vật không bao giờ có thể giải thích được các cú nhảy vọt như vậy. Không chỉ đầy rẫy trong thiên nhiên, như từ hạt nảy ra mầm, từ cành cây khô khan sang xuân bỗng đâm chồi nảy lộc, mà còn trong con người: thay răng khoảng bảy tuổi, nhận thức về sự tách biệt giữa bản thân và thế giới khoảng chín tuổi, dậy thì, ... 

Với nhãn quan tâm linh, Steiner truyền tải cho ta rằng những cú nhảy vọt kỳ diệu như vậy cũng có trong sự phát triển của cả nhân loại và trái đất. Bản chất tâm hồn của nhân loại ngày nay khác với mới cách đây hai ngàn năm, và sẽ khác chỉ hai ngàn năm nữa. Thế giới quy luật tự nhiên bên ngoài đã và cũng sẽ thay đổi. Mọi thành tựu khoa học từ thời Phục Hưng không phải tự dưng mà có, mà do nhân loại lần đầu tiên trên diện rộng có được khả năng tư duy trí óc. Nguồn trí tuệ sâu thẳm của vũ trụ mà cả chiều dài tiến hóa trước đó đã truyền biết bao cảm hứng dẫn dắt nhân loại từ bên ngoài thông qua nhãn quan tâm linh xưa, nay đã đi vào trong tâm hồn của mỗi con người. Trong khi con người từ xưa đến mới cách đây một ngàn năm vẫn còn chút nhãn quan tâm linh đế tiếp cận sự dẫn dắt từ bên ngoài đó, nay mọi vết tích của nhãn quan xưa chỉ còn thấy được các thực thể ngược tiến hóa hoặc các ảnh hưởng của họ. Thời đại hai ngàn năm hiện nay từ thời Phục Hưng đến khoảng năm 3500 là thời đại thử thách ý chí con người: cất bước hành trình từ tư duy trí óc đến tư duy của trái tim, tìm được trong nội tâm của mình nguồn trí tuệ đó, và qua đó mới phục hồi nhãn quan tâm linh xưa. Đây là thử thách đặc biệt của thời đại này, trước nay chưa bao giờ có, và trong tương lai sẽ không bao giờ lặp lại nữa.

Cụm từ tư duy của trái tim khó mà giải thích trong vài dòng, nhưng đó là nơi mà tư duy logic và cảm xúc hợp nhất, là nơi mà trí tuệ đưa tình yêu thăng hoa vượt lên trên máu mủ và mọi rào cản biên giới, là nơi mà mọi tình yêu truyền thống có thể tìm thấy sự tự do, và cũng là nơi mà sự tự do sinh ra tình yêu mới.

Trong sự dẫn dắt nhân loại xưa, các thần linh đã truyền tải cho con người các giá trị và lý tưởng cao quý đẹp đẽ nhất, trong đó có tình cảm và hy sinh cho nhau giữa người và người: tình cảm nam nữ, tình cảm máu mủ, tình cảm khắng khít trong xóm làng, trong cộng đồng, v.v. Các truyền thuyết, truyện cổ tích và dân gian cho ta thấy các tình cảm đó có thể sâu đậm đến dường nào, hoặc ít nhất là những lý tưởng cao thượng muốn vươn đến của người xưa. Trong sự dẫn dắt của mình, các thần linh đưa người và người đến gắn bó với nhau. Mặc dù ngày nay các thần linh đã thôi nhiệm vụ và thay vào đó là các thế lực phản tiến hóa, nhưng ngày xưa mỗi dòng tộc và mỗi cộng đồng đều được một thần linh dẫn dắt và truyền tải cho các lý tưởng cao thượng. Nhưng cũng chính các thần linh cách đây năm trăm năm đã ban tặng cho nhân loại tư duy trí óc. Và tư duy trí óc cùng với hệ quả là chủ nghĩa duy vật của nó đã và đang với tốc độ nhanh chóng khai tử mọi tình cảm gắn bó khắng khít xưa.

Tại sao các thần linh trước thì dẫn dắt con người hướng đến các giá trị tình cảm đẹp đẽ, sau thì lại ban tặng con người tư duy trí óc, biết trước rằng nó có thể sẽ khai tử mọi tình cảm xưa?

Bởi vì con người không được tạo nên để được dẫn dắt mãi! Chỉ có con đường thông qua tư duy trí óc, con người mới trưởng thành để tự kiến tạo nên tình yêu trong tự do! Mỗi con người ngày nay, nếu các kiếp ngày xưa đã sống hết mình trong sự dẫn dắt của thần linh, sẽ thấy rõ sự nông cạn, hời hợt của xã hội hiện đại, và với nội lực đã xây dựng từ các kiếp trước đó cùng với khả năng tư duy trí óc mới, sẽ tìm được đến nguồn trí tuệ ngày xưa đã dẫn dắt mình mà hiện nay đã vào ở trong tâm hồn. Còn những ai chưa đi vào chiều sâu của tư duy trí óc và nghĩ rằng không cần nó mình vẫn có thể có tình yêu đủ, thực chất chỉ đang ảo tưởng chưa nếm đủ thử thách của tình yêu. 

Vậy điều gì sẽ xảy ra với những con người với ý chí của mình hành trình tìm đến tình yêu trong tự do đó? Steiner cho ta biết rằng có nhiều cú "nhảy vọt" trong tiến hóa sắp đến với họ. Những cú nhảy vọt trong sự phát triển đó sẽ đưa những con người này đến với nhau, hình thành nên các cộng đồng khắng khít mới. Nhưng khác với các cộng đồng ngày xưa vốn thường được lập nên rồi sớm muộn gì cũng suy tàn -- bởi các thần linh dẫn dắt chúng bỏ đi khi xong nhiệm vụ -- những cộng đồng tương lai do chính con người kiến tạo nên với tình yêu trong tự do này sẽ vững bền mãi mãi. 

Vậy các cú nhảy vọt trong tiến hóa đó là gì mà sẽ đưa con người đến với nhau trong tự do và phát triển cộng đồng? Ví dụ một số ý mà Steiner nói như:

Khoảng năm 3500 trở đi, các con người đó sẽ tự phát triển được lòng thông cảm sâu đậm cho người khác. Ngày nay lòng thông cảm đó chỉ mới là một hạt giống trong tâm hồn. Nhưng vào thời đại tương lai đó, khi một người lạ ở gần ta thấy đau, ta cũng sẽ thấy đau sâu sắc như chính ta bị đau. 

Cũng từ khoảng năm 3500 trở đi, khả năng tư duy logic sẽ gắn chặt với đạo đức. Những vết tích còn lại của sự ích kỷ trong bản ngã sẽ ảnh hưởng đến khả năng tư duy.

Cũng khoảng năm 3500 trở đi, khi đã có được tư duy của trái tim, con người cũng dần làm chủ được lực sống (từ thể sức sống). Những con người này sẽ phát triển được máy móc chạy bằng năng lượng từ lực sống, một phần để đối chọi với máy mọc chạy bằng năng lượng từ lực chết của khoa học duy vật. Khoa học duy vật (trong đó có trí tuệ nhân tạo) trong tương lai sẽ phát triển lên đến đỉnh rất cao, làm chủ được mọi lực chết khổng lồ trong thế giới vật chất (như lực nguyên tử). Một phần để đối chọi lại, các con người phát triển sẽ tạo nên các máy móc chạy bằng lực sống. Lực sống, vốn đến từ vũ trụ, tự nó có thể sản sinh, như cây cối tự chúng sản sinh nhờ lực sống (nên không tuân theo quy luật bảo toàn năng lượng). Nên kho năng lượng từ lực sống là đúng nghĩa vô tận, không phải giới hạn như năng lượng của lực chết. Và vì chỉ những con người đã có được tư duy của trái tim mới làm chủ được lực sống, máy móc chạy bằng lực sống chỉ có thể được sử dụng và phục vụ trong các cộng đồng của những con người như vậy. 

Trong khi những con người đã bị chủ nghĩa duy vật khuất phục sẽ tự đấu đá với nhau trong sự ích kỷ của mình để giành nhau năng lượng chết càng ngày càng cạn kiệt và cuối cùng tự hủy diệt nhau trong một cuộc chiến tàn khốc nhất lịch sử nhân loại vào thiên niên kỷ tám, các cộng đồng của những con người phát triển sẽ được bảo vệ sang trang lịch sử mới (Steiner nói ông không được tiết lộ việc bảo vệ đó sẽ như thế nào.) 

Cũng vào khoảng thiên niên kỷ tám đó khi lịch sử sang trang, luân hồi của loài người cũng chấm dứt. Nhân loại mới đã giải phóng mình khỏi cái chết và vòng quay luân hồi.

Những cộng đồng trên -- bắt đầu hình thành từ khoảng năm 3500 -- là những "thiên đường ở hạ giới" mà mình để trong tựa bài.


Còn một ý cuối cùng. Vào thiên niên tám, khi lịch sử sang trang, sau đó sẽ là gì? Đâu đó Steiner nói rằng các nền văn minh xưa sẽ được lặp lại, nhưng mình không thấy ông không nói cụ thể vậy nghĩa là gì. Nhưng với một sự hoài cổ trong người, mình có một nguyện vọng lớn rằng, khi đó nhân loại sẽ cùng nhau xây dựng lại những nền văn minh huy hoàng xưa và ở trong đó, chúng ta sống với nhau đúng nghĩa với những lý tưởng cao đẹp mà ngày xưa các thần linh đã truyền tải. Trong khi các nền văn mình xưa đó được dựng lên và sớm suy tàn do suy thoái của loài người, thì các nền văn mình cổ được nhân loại xây dựng lại trong tương lai đó sẽ được kéo dài bền vững, theo đúng nguyện vọng và nhu cầu của những con người tự do.