Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

Trí tuệ cảm xúc

Tủ sách mở của Cánh Buồm: https://canhbuom.edu.vn/sachmo/

Khác IQ là bẩm sinh, EI có thể học và phát triển

Hatvey Deutschendorf

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Thông báo Tương Lai của Công Ăn Việc Làm, Trí năng Xúc cảm (Emotional Intelligence, viết tắt là EI) sẽ nằm trong 10 phẩm chất của công việc năm 2020. Tại sao các xí nghiệp lại đặt nặng phẩm chất này so với tính năng kỹ thuật, và chỉ số thông minh IQ?

Một trong những định nghĩa phổ cập của EI là ‘’khả năng nhận biết, phân biệt và quản lý xúc cảm của mình và xúc cảm của những kẻ khác trong môi trường làm việc’’.

Trong phần lớn thế kỷ 20, chúng ta giả định rằng những người linh lợi nhất, những kẻ có IQ cao nhất, phần lớn thường là thành tựu. Đây là cách chúng ta nghĩ trong thời gian còn đi học. Tuy nhiên, sau những buổi họp mặt cựu học sinh, nhiều người nhận thấy điều đó không hẳn đúng.

‘’Khi giao tiếp với đồng loại, hãy nhớ cho rằng chúng ta không chỉ giao tiếp với những sinh vật thuần lý trí. Chúng ta còn giao tiếp vối những sinh vật có xúc cảm’’ – DALE CARNEGIE.

Dĩ nhiên, có IQ cao – tức đạt chỉ số xác nghiệm thông minh lớn – là một chuyện tốt. Nhưng những nhà khoa học nhân văn nay xác quyết rằng yếu tố hội nhập xã hội là một yếu tố của sự thành công, và mọi con người sinh ra đều có khả năng phát huy EI tiềm ẩn. Khả năng này có thể hoặc được phát triển hoặc bị thui chột tùy theo điều kiện và sinh hoạt trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều thần kỳ là với nhận thức và cố gắng, chúng ta có thể xây dựng và kiến tạo EI từ bất cứ vị thế nào.

Năm 1990, hai giáo sư người Mỹ Peter Salovey và John Mayer định nghĩa EI như sự ‘’tự biết mình’’, yếu tố có ảnh hưởng lớn trên cách hành xử và thành tựu trong cuộc sống con người hơn là khả năng thuần lý trí.

Năm 1995, nhà báo chuyên về khoa học Daniel Goleman nới rộng khái niệm EI trong công trình Emotional Intelligence: Why It Can Matter More than IQ (Trí năng Xúc cảm: Tại sao nó quan trọng hơn IQ). Cuốn sách này nằm trong bảng best-seller gần 2 năm liển và được dịch qua 40 ngôn ngữ. Goleman chú ý đến 3 lớp lang của EI: (1) EI ở mức độ nhận thức được EI của người khác; (2) Cảm xúc được những xúc cảm của tha nhân; và (3) hiểu động cơ và xúc cảm người khác đến mức tạo ra được mối liên hệ tin cậy và tương kính với nhau.

Cuốn sách này đã khởi động nhiệm vụ nuôi dưỡng EI của chính tôi và giúp mọi người phát triển EI của họ. Phút giây tỉnh ngộ đến với tôi khi đọc một đoạn ngắn trong cuốn sách của Goleman, nói rằng, ‘’sự thông minh có thể biến mất khi xúc cảm khởi động’’. Khi đó tôi biết tôi đã khám phá một điều gì đó thâm sâu và mạnh mẽ đã thay đổi đời tôi. Tìm đọc mọi chuyện liên quan đến EI, tôi tránh đi lạc trong cách nghĩ và cách ứng xử với tha nhân. Tôi thay đổi và trưởng thành. Rồi tôi viết cuốn sách có tên là The Other Kind of Smart: Simple Ways to Boost Your Emotional Intelligence for Greater Personal Effectiveness and Success (Khôn ngoan kiểu khác: phương cách đơn giản để phát huy EI nhằm trở nên hữu hiệu và thảnh công). Cuốn sách được dịch ra tiếng Việt, Ả Rập và tiếng Tàu. Vài năm trước, tôi tham dự Toastmasters World Championship of Public Speaking với một bà bạn. Bà ta bảo để có phiếu bà bầu cho một diễn giả nhân tham gia cuộc thi hùng biện, anh ta phải nói làm sao cho bà phát khóc. Những kẻ vào chung kết cuộc thi đều giỏi, nghệ thuật điêu luyện, giọng điệu trầm bổng, nhấn mạnh đúng chỗ… Nhưng người thắng giải là kẻ có khả năng tạo được ‘’ liên hệ xúc cảm’’ với những giám khảo cuộc thi.

Diễn giả phát ngôn không buộc phải tạo liên hệ xúc cảm qua những chuyện bi thảm; một trình bày vui nhộn chọc cười người nghe có khi có tác động tốt hơn. Khi người nghe chúng ta nói, họ phản ứng qua những xúc cảm mà diễn giả tạo ra như những quan hệ, mục tiêu để chia sẻ, và cả những quan hệ và kết nối có thể sẽ kéo dài sau cuộc gặp gở sơ khởi ban đầu. Đại học Havard gần đây thông báo kết quả một nghiên cứu trong 75 năm về những dự báo khả tín của hạnh phúc. Kết quả là gì? Đó là sự liên kết giữa ta với người khác, một nguyên tắc cơ bản của EI. Nhiều nghiên cứu đã xác quyết vai trò của EI trong sự thành công trong công việc, và yếu tố này khiến nhiều xí nghiệp tìm người sở hữu EI hơn là chỉ có những năng khiếu kỹ thuật khác.

Bắt đầu với Đồng cảm
Đồng cảm là bản chất của EI và là khả năng duy nhất dẫn lộ cho thế giới hôm nay theo nhiều nghiên cứu của Development Dimensions International (Chiều kích Phát Triển Thế Giới). EI thể hiện qua khả năng lắng nghe, cách ứng xử tôn kính, và sự tế nhị trước áp lực, phán xét cẩn trọng và cởi mở với phản ứng của đối tác.

‘’Người sở hữu EI có thể hòa nhập và làm việc với những người khác’’

Ở nơi làm việc, trong một tổ chức hay qua quan hệ cá nhân, khi chúng ta cảm thấy được hiểu, được đánh giá và quí trọng, chúng ta muốn đóng góp và bảo vệ một môi trường có thuận lợi như vậy cho chúng ta. Cảm nhận này động viên chúng ta làm việc nhiều hơn và vượt qua những nhu cầu cá nhân trước mắt. Cảm nhận như vậy khiến sự gắn bó của nhưng thành viên tăng lên và khai mở ý nghĩa ‘’thuộc’’ vào một tập thể đến mọi người.

Thành viên một đội bóng đoạt chiến thắng vui mừng ôm khen đồng đội khi sút vào phá lưới. Anh ta cũng lộ vẻ lo lắng khi đồng đội bị thương, gặp khó khăn, hoặc đá không chuẩn. Chính vì sự quan tâm nói chung này khiến mọi cầu thủ đẩy xa hơn giới hạn của mình, hiểu rằng nếu không đạt được mong muốn cá nhân thì đồng đội của mình vẫn tiếp tục trợ giúp ủng hộ.

Nghệ thuật lắng nghe
Ernest Hemmingway viết ‘’Tôi thích nghe. Tôi học được rất nhiểu khi lắng nghe. Phần lớn người ta không bao giờ nghe’’. Để thực sự kết hợp với người khác đòi hỏi ta phải biết nghe. Và mọi người đều muốn được người khác nghe mình, Phần lớn những nhà lãnh đạo hiểu nhu cầu này và tìm cách làm cho người dưới quyền cảm thấy đuợc nghe và được trọng thị.

’’Sự đồng cảm là một yếu tính quan trọng, nếu không nói là quan trọng bậc nhất, trong những yếu tính của lãnh đạo’’

Đây là 5 phương cách trau dồi nghệ thuật lắng nghe.

Hiện diện triệt để. 
Hãy bỏ điện thoại xuống và đừng cố trả lời trong khi người đối thoại với bạn đang nói. Nếu có một vấn đề khác cần quan tâm, hãy để cho người đối thoại biết khi nào bạn có thể tập trung vào vấn đề đó. Người lắng nghe là kẻ biết học từ đối thoại trao đổi. Người muốn nghe vì họ không muốn hụt dịp học hỏi với người khác.

Xỏ chân vào giày người khác. 
Người biết nghe cố tưởng tượng tại sao kẻ đối thoại lại nghĩ hoặc cảm nhận theo cách anh ta, Một người có thẩm quyền trong địa hạt là Stephen Covey phát biểu ‘’ Hãy trước tiên tìm cách hiểu người khác, sau mới tới mình được hiểu’’

Để cho diễn giả biết bạn hiểu.
Hãy nắm những điểm chốt. Tôi là người thiếu tập trung nên nghe không phải là không cần cố gắng. Tôi thường nhó dăm điểm chính tôi lập lại để diễn giả biết tôi chú ý. Và khi không hiểu điều gì, tôi hỏi. Quan trọng là diễn giả biết tôi cố gắng tập trung để nghe.

‘’Mọi người đều có ước muốn được nghe. Kẻ làm lãnh đạo biết thế…và làm sao ai ai người ta cũng có cảm tưởng được lắng nghe và trọng thị’’

Thực hành chủ động Lắng Nghe 
Tưởng tượng bạn đang bị thẩm tra xem bạn nghe một người khác. Anh ta nói và bạn tập trung nghe diễn ngôn. Bạn sẽ thấy rất dễ tập trung để nghe khi bạn không nghĩ đến chuyện phải đối đáp.

Giám tuyển [curate] sự tò mò
Người tò mò thấy rằng mọi cuộc đối thoại đều là những cơ hội để học hỏi. Những người ta gặp gỡ đều có điều chi dạy cho ta. Và khi ta tò mò muốn nghe  ta sẽ nghe một cách cẩn trọng hơn.

Người đời trông chờ kẻ làm lãnh đạo xác định đâu là giá trị quan trọng cho một tổ chức, Nếu họ cảm thấy những người lãnh đạo quan tâm đến những phương diện khác trong đời sống của họ, họ sẽ đáp ứng và vượt khỏi những gì lãnh đạo kỳ vọng.

Chỉ số IQ cao là điều tuyệt vời, nhưng EI rất đáng quí trong cuộc sống. Nó cho phép ta hiểu chính ta, giao lưu kết hợp với người khác, và nổi trội trong giao tiếp và lãnh đạo.

Nam Dao chuyển ngữ
24/07/2010
Nguồn: https://www.toastmasters.org/magazine/magazine-issues/2019/july/emotional-intelligence


Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

Làm Enzyme tẩy rửa đa năng từ rác thải nhà bếp

LÀM GARBAGE ENZYME (G.E) TẨY RỬA ĐA NĂNG TỪ RÁC THẢI NHÀ BẾP

🌎 Đây là một trong những thứ “vi diệu” nhất mà ad từng làm hehe ^^ Nguyên liệu thì quá đơn giản mà lại có thể thay thế hầu hết các hoá chất tẩy rửa trong nhà. Quá thân thiện môi trường luôn ^^

A. GARBAGE ENZYME (G.E) LÀ GÌ?
Theo TS Rosukon, G.E là hỗn hợp các chất hữu cơ như chuỗi protein, muối khoáng, hooc môn tăng trưởng. Enzyme có nhiều khả năng có tính ứng dụng cao cho việc tẩy rửa.
- Trong quá trình xúc tác, sinh ra ozone, làm giảm khí CO2 trong môi trường, góp phần giảm sự nóng lên toàn cầu.
- Có thể làm sạch các đám mây xám trong khí quyển có chứa nhiều kim loại nặng, sinh ra sản phẩm NO3 có thể trở thành phân bón cho cây và đất.
- Enzyme được sản xuất dễ dàng từ các phế thải hữu cơ trong nhà bếp.
- Sử dụng G.E giúp làm sạch môi trường, các enzyme sẽ trung hòa các chất độc và các chất làm ô nhiễm sông ngòi, đất, không khí, nhờ vậy làm sạch trái đất.

B. CÁCH LÀM G.E

- Cách làm Enzyme từ vỏ - trái cây: Cho vỏ trái cây các loại vào bình - nén chặt thành 1/3 bình, mỗi bình đều cho ít vỏ khóm (dứa) vào sẽ thơm hơn. Sau đó cho nước sạch vô bình + 1 ly nước mía (5.000₫) rồi đậy kín nắp hoặc có thể thay nước mía bằng đường thô - nhưng quá lãng phí.
Tỉ lệ như hình minh hoạ.

* Nguyên bản là cho đường thô rất nhiều, Vân Anh thì không muốn chuyển từ hình thức tàn phá này qua hình thức tàn phá khác nên chỉ làm thật đơn giản & để cho các bạn Vi Sinh tự xử lý, Nhưng kỳ diệu thay, kết quả lại tuyệt vời hơn hẳn. Lý do đậy kín nắp ko mở vì để vi khuẩn hiếu (thích) khí & thiếu khí hoạt động, tạo hàm lượng cồn nhẹ cho nước Enzyme sẽ tăng khả năng tẩy rửa kể cả đồ dầu mỡ. Nước này để hơn tháng là rút nước ra dùng được thay cho nước giặt, rửa chén, lau nhà, vệ sinh, tắm - gội...

Lưu ý, quá trình lên men (các bạn vi sinh vật làm việc chuyển hóa) gồm hai giai đoạn:

1. Quá trình lên men chính - là giai đoạn các vỏ - trái cây lắng đọng hoàn toàn xuống đáy. Xong giai đoạn 1, chờ nước trong là có thể rút ra dùng.

2. Quá trình lên men phụ, quá trình này rất dài, các bạn vi sinh vật sẽ phân hủy các vỏ - trái cây đã lắng đọng xuống đáy cho thật tơi. Ở quá trình này, có thể rút nước ra dùng bất cứ khi nào cần.

Ngoài vỏ - trái cây, thì tất cả rác hữu cơ nhà bếp hàng ngày đều có thể dùng làm enzyme.

- Cách làm Enzyme từ nước đậu hủ: cho nước đậu hủ vào bình & ly nước mía (hoặc đường thô - nhưng hơi lãng phí), đậy thật kín (nên dùng bình kín như bình nước suối). Sau 1 tháng 15 ngày lấy ra dùng.

- Cách làm từ các loại thảo mộc khác (rác thải thảo mộc hàng ngày như rau, vỏ...) tương tự như vỏ - trái cây.

Lưu ý:
- Luôn dùng bình nhựa mềm. Phải vặn nhẹ nắp cho xì bớt khí từ trong bình ra khi bình hơi căng, giúp cân bằng áp suất bên trong bình, tránh nổ bình, đặc biệt khi làm bằng bình kín như bình nước suối. Bình nhựa 10lit như hình mà Vân Anh làm thì khí bên trong tự xì ra được, không mất công kiểm tra để xì nắp.

Trong quá trình làm, các bạn Vi Sinh bề mặt sẽ tạo lớp váng trắng rất tốt, đừng vớt bỏ hay lắc bình.

C. CÔNG DỤNG CỦA G.E
1. Làm sạch không khí: trong quá trình xúc tác sinh ra O3 (ozone), không những sạch được vi khuẩn, còn làm tăng oxy trong không khí. Cho dung dịch đã pha loãng ở tỷ lệ 1: 500-1000 lần dung dich G.E vào bình xịt, phun trong không khí giúp làm sạch không khí, hạn chế mùi khó chịu.

2. Làm sạch toilet: sử dụng dung dịch G.E để cọ rửa toilet có thể ngăn ngừa các cáu cặn, cân bằng lại vi khuẩn có hại, xua đuổi được muỗi, dán, chuột.

3. Giữ nhà được sạch: cho 2 thìa canh G.E vào nước & lau nhà vừa làm sạch sàn, vừa sạch khuẩn.

4. Giữ nhà bếp được sạch: sử dụng dung dịch G.E đã pha loãng để lau tủ hút, lò nướng, thiết bị nhà bếp có thể làm sạch các vết bẩn khó lau.

5. Giữ cho quần áo được sạch: ngâm và quần áo với một lượng nhỏ G.E có thể giảm bột giặt, làm quần áo mềm.

6. Làm sạch rau quả: khi rửa rau quả cho một lượng nhỏ G.E có thể làm sạch thuốc trừ sâu, an toàn hơn.

7. Chăm sóc da: pha loãng G.E tỷ lệ 1:10 vào nước gội đầu, nước tắm, nước rửa, có thể làm giảm việc sử dụng và trung hòa các chất độc hại, bảo vệ da khỏi sự dị ứng, có thể cải thiện các vấn đề của da, làm da mềm mại.

8. Chăm sóc vật nuôi: dung G.E pha loãng tắm cho chúng, phun xịt chuồng khử mùi hôi của gia súc, chúng sẽ lớn , khỏe, lông mọc tốt hơn.

9. Chăm sóc xe ô tô: cho một lượng nhỏ vào két nước giúp làm giảm nhiệt động cơ, phun khử mùi trong xe

10. Trong nông nghiệp:

- Pha loãng 500-1000 lần G.E phun tưới cây, hoa, làm chất trừ sâu, làm phân bón hữu cơ, làm chất kích thích tăng trưởng để làm tăng chất lượng rau quả, tăng năng suất.
+ Làm giảm phân hóa học
+ làm cho nông trại không bị nhiễm côn trùng
+ Làm phân bón trồng rau
+ Làm chất chống côn trùng, diệt cỏ tự nhiên
+ Biến đất cát thành đất được bón phân
+ Bảo vệ môi trường, không khí trong trang trại sạch và mát
+ Làm sạch nước ở các trang trại

- Pha loãng cặn từ nước Enzyme vào nước & phun - bón vào đất xấu trong 3 tháng liền để cải tạo đất.

D. TỶ LỆ PHA CHẾ
- Pha nước vào bồn tắm để cải thiện da: 50-100 ml, để qua đêm.
- Pha tắm, gội: Tỷ lệ 1-10.
- Dùng cho máy giặt (giặt và làm mềm): 20-50 ml giũ và giặt.
- Làm sạch bồn cầu, chống tắc và thông đường ống: đổ 250 ml rồi xả.
- Làm sạch bồn chứa nước bồn cầu 20-50 ml; 2-3 lần/tuần
- Bồn chứa nước, ao trong vườn nhà: 1/10 m3, thỉnh thoảng bổ sung.
- Làm sạch ghế da (tẩy mốc, vết bẩn): tỷ lệ 1 - 50, phun xịt và lau sạch 10 ngày một lần.
- Làm sạch thảm, chiếu cói (khử mùi và diệt khuẩn): tỷ lệ 1 - 50, phun 1-2 lần/tháng.
- Khử mùi và diệt khuẩn giày, xe ô tô: tỷ lệ 1 - 50, phun thường xuyên lượng vừa đủ.
- Làm sạch các vết dầu mỡ bồn rửa bát, lò nướng, thiết bị nhà bếp: pha loãng 20-50 lần, phun lượng vừa đủ trên bề mặt và lau sạch.
- Các vết đen do nấm mốc: tỷ lệ 1 - 50, phun lượng vừa đủ và lau, làm thường xuyên.
- Làm sạch, khử mùi của chuồng gia súc: tỷ lệ 1 - 50, phun lượng vừa đủ, thỉnh thoảng làm.
- Khử mùi, diệt khuẩn phòng điều hòa: pha loãng 200-500 lần, phun lượng vừa đủ, thỉnh thoảng làm.
- Làm sạch bồn tắm: tỷ lệ 1 - 50, phun và lau, thỉnh thoảng làm.
- Khử mùi tủ lạnh: tỷ lệ 1 - 50, phun lượng vừa đủ, lau sạch, thỉnh thoảng làm.
- Chống tắc các ống xả, ống thoát nước: lượng vừa đủ, xả nước, thỉnh thoảng làm.
- Pha vào nước tắm cho gia súc, vật nuôi: tỷ lệ 1 - 50.
- Làm sạch, khử mùi, diệt khuẩn toilet: tỷ lệ 1 - 50, phun lượng vừa đủ khi lau cọ.
- Làm sạch không khí, khử mùi, kiểm soát côn trùng trong nhà: pha loãng 500 lần, phun lượng vừa đủ, làm thường xuyên.
- Khử mùi, diệt khuẩn quần áo: làm ẩm, phun
pha loãng 1000 lần.

Lược trích, đăng lại từ bài viết của chị: chị @Lê Thị Vân Anh

🌎 Làm xong, nhớ chụp hình kể lại cho chúng tớ với hashtag: #VNActionForAmazon #ngày17 nha^^
Cảm ơn vì đã hành động cùng chúng tớ 🙏

-----
🌎 Vì sao cần hành động vì Amazon và Những điều cần biết khác: http://bit.ly/2kfdfBi
🌎 Về Vietnam Action for Amazon: http://bit.ly/2lPCSJ5


Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019

Khôn ngoan, dũng cảm, tiết độ và công bằng




"Con người là một tiểu hành tinh". Chỉ cần hiểu hết bản thân mình, chúng ta có thể hiểu được người khác, xã hội và thế giới. Chính triết gia nổi tiếng Hy Lap Socrates từng nói: "Hãy tự biết mình" hoặc trong triết học phương Đông có đoạn: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Trước khi bạn muốn lãnh đạo, điều khiển người khác bạn phải là người lãnh đạo bản thân mình trước. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu một khía cạnh về nhân đức trong con người.

Con người được cấu tạo nên từ 4 yếu tố mà chúng ta không thể tách rời: Trí óc, Tình cảm, Ý chí và Lương tâm. Trí óc là nơi chúng ta dùng để tư duy, ghi nhớ và lập luận, phán đoán.... Tình cảm là những cảm xúc trước những sự vật hiện tượng. Người ta chia làm 7 loại cảm xúc (thất tình): hỷ (vui), nộ (giận), ái (yêu), ố (xấu hổ), lạc (sung sướng), dục (ham muốn), ai (đau buồn), Ý chí là khả năng xác định mục tiêu và quyết tâm hành động. Người có ý chí là người có thể chịu muôn vàn đau khổ, thử thách nhưng họ vượt qua và tiến về mục tiêu họ muốn. Lương tâm là tiếng nói của sự thật và công bằng. Con người luôn phải học hỏi, rèn luyện để chế ngự những tham sân si và phát triển nhân đức tốt đẹp. Nếu như bạn không nhận biết, hiểu về 4 yếu tố này trong con người mình, bạn khó có thể hiểu được người khác và xã hội. Đồng thời, bạn cùng cần trau dồi rèn luyện những nhân đức tốt đẹp:

1. Khôn ngoan (Trí óc). Một con người có trí khôn và bình thường, chúng ta cần phải sử dụng vào những việc hữu ích, tốt đẹp. Bạn không được ngu muội, không được lười biếng tìm tòi học hỏi tri thức và sự khôn ngoan trong cuộc sống. Việc học hỏi, trau dồi kiến thức sẽ giúp bạn có được suy nghĩ, hành động và quyết định đúng đắn. Sự khôn ngoan sẽ giúp bạn trở nên thành công, hạnh phúc và giàu có hơn.

2. Dũng cảm (Ý chí). Cuộc sống không như mơ. Chắc chắn bạn sẽ phải đối diện với những khó khăn, tình huống nguy hiểm. Và bạn cần phải dũng cảm để vượt qua. Trái ngược với dũng cảm là sự nhút nhát, nhu nhược, sợ hãi, họ là những người thất bại. Họ không dám chiến đấu cho sự thật, không dám chiến đấu để giành lấy sự tốt đẹp mà họ đáng được hưởng. Khi bạn có mục tiêu, bạn hãy dũng cảm vượt lên trở ngại để giành lấy ước mơ của bạn.

3. Tiết độ (Tình cảm). Sự cân bằng, có chừng mực, không thái quá và không bất cập. Bạn không thể chìm sâu trong phiền muộn, tức giận, ham muốn... bạn phải biết cân bằng cảm xúc và con người mình. Đừng mất kiểm soát bản thân, một khi bạn không điều khiển cảm xúc của mình, bạn sẽ rơi vào tình huống khó khăn.

4. Công bằng (Lương tâm). Lương tâm luôn mách bảo chúng ta làm điều lành tránh điều dữ, luôn luôn phải đứng về sự thật, công bằng. Không được áp bức người thấp cổ bé họng, không được tuân theo sự gian ác, bất công.

Bạn hãy theo tiếng lương tâm mách bảo, bạn sẽ được bình an thư thái.

Khi đọc đến đây, bạn sẽ tự hiểu có một sự trùng hợp giữa 1 cá nhân và 1 đất nước. Mỗi đất nước, quốc gia cũng cần phải hội tụ 4 yếu tố trên để phát triển: Một đất nước không thể thiếu những nhà lãnh đạo (khôn ngoan) nhằm giúp đất nước phát triển đi lên. Một đất nước không thể thiếu quân đội, cảnh sát (dũng cảm) để bảo vệ đất nước và an ninh trật tự. Một đất nước không thể thiếu nhân dân (tiết độ) và một đất nước không thể tồn tại nếu thiếu công lý và công bằng. Khi bạn hiểu được bản thân, bạn sẽ hiểu được người khác suy nghĩ, hành động..., bạn sẽ hiểu được chính trị...

Bạn hãy rèn luyện những đức tính tốt, hãy tự biết điều khiển chính mình (tu thân), từ đó biết lãnh đạo, giáo dục con cái, quán xuyến chuyện gia đình, rồi mới giúp đời, giúp mọi người và cộng đồng. 🙏



Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2019

Niềm vui của Tình Yêu

Tác giả: Người Chia Sẻ

Bất kì khi nào bạn yêu, bạn đều vui vẻ. Bất kì khi nào bạn không thể yêu, bạn không thể vui vẻ được. Vui vẻ là chức năng của yêu, cái bóng của yêu; nó đi theo yêu.

Cho nên trở nên ngày một đáng yêu hơn đi, và bạn sẽ trở nên ngày một vui vẻ hơn. Đừng bận tâm liệu tình yêu của bạn có được đền đáp hay không; đó không phải là vấn đề chút nào. Vui vẻ theo sau yêu một cách tự động, dù nó có được đền đáp hay không và dù người khác có đáp ứng hay không. Đó là cái đẹp của yêu, rằng kết quả của nó là bản chất; giá trị của nó là bản chất. Nó không phụ thuộc vào đáp ứng của người khác, nó là của bạn toàn bộ. Và chẳng có gì khác biệt với đối tượng bạn yêu – với con chó, với con mèo, với cái cây hay với tảng đá.

Hãy ngồi bên cạnh tảng đá và yêu. Hãy tán gẫu chút ít. Hãy hôn đá, và nằm lên nó. Hãy cảm thấy là một với nó và bỗng nhiên bạn sẽ cảm thấy sự rùng mình của năng lượng, sự bùng phát của năng lượng – và bạn sẽ cực kì vui mừng. Tảng đá có thể chẳng cho lại cái gì – hay nó có thể có cho lại, nhưng điều đó không phải là vấn đề. Bạn trở nên vui mừng bởi vì bạn đã yêu. Người mà yêu thì luôn vui mừng.

Một khi bạn biết chiếc chìa khoá này bạn có thể vui mừng trong hai mươi tư giờ. Nếu bạn đang yêu trong hai mươi tư giờ, và bạn không còn phụ thuộc vào việc có đối tượng của tình yêu, bạn trở thành ngày một độc lập hơn – bởi vì bạn có thể yêu ngay cả khi chẳng có ai ở đó cả. Bạn có thể yêu chính cái trống rỗng đang bao quanh mình. Ngồi trong phòng một mình, bạn rót đầy toàn thể căn phòng bằng tình yêu của mình. Bạn có thể ở trong nhà tù; bạn có thể biến đổi nó thành ngôi đền trong một giây. Khoảnh khắc bạn rót vào nó bằng tình yêu thì nó không còn là nhà tù nữa. Và ngay cả ngôi đền cũng trở thành nhà tù nếu không có tình yêu.

Đừng suy nghĩ, hãy hành động theo niềm cảm hứng?


Đó là lời chia sẻ của cái gọi là vài bậc master, healer, coach,... khi khuyên răn người khác.

Tôi không nghĩ như thế. Cần làm rõ điều này!

Bản năng như đói, như buồn ngủ, như buồn ị,... là cái Vô thức. Không chỉ có Con người có Bản năng, Con thú cũng có nhiều Bản năng. Bản năng là... Vô thức, nhưng đó là sự Thông minh của Cơ thể Vật lý và Cơ thể Năng lượng, giúp cho Con người và Con thú tồn tại trong Thiên nhiên.

Suy nghĩ, tư duy, phân tích, so sánh, đánh giá,... là Tâm trí, là Trí tuệ, là cái thuộc về Ý thức. Trí tuệ là cái Ngày hôm nay; Khoa học, Triết học, Công nghệ, Kinh tế,... là các biểu hiện của Trí tuệ. Thường thì ngay cả Văn chương, Nghệ thuật, Hội hoạ,... cũng mang trong mình một phần của Trí tuệ. Trí tuệ luôn hướng tới cho Ngày mai phải Tốt hơn Ngày hôm nay, Sự kiện này phải Đẹp hơn Sự kiện đã xảy ra; Trí tuệ luôn phát triển trong nền tảng vươn lên cho nhưng Mục tiêu. Mục tiêu này cao hơn Mục tiêu kia, đó chính Mẫu thuẫn của Hai mặt đối lập. Trí tuệ mang tới Sung sương và có thể mang tới một phần của Hạnh phúc; không thể mang tới Bình an; vì Trí tuệ luôn có Nỗi Sợ. Sợ rằng Mục tiêu không đạt được. Sợ rằng người khác vượt qua mình. Rất nhiều nguyên cớ mang đến cho Nỗi Sợ.

Một thứ không liên quan gì tới Não bộ, nó là Trí huệ. Một Người Tìm kiếm, đi vào Thiền một cách thâm sâu, ông ấy có thể mở ra Trí huệ. Trí huệ là sự Thông minh vượt lên Hai mặt đối lập; không còn phân chia, phân biệt, phán xét. Sự Thông tuệ đi tới Thấu hiểu Bản thể và Sự sống; ông ấy Tự do Hành động.

Tự do Hành động là Hành động không bi giới hạn cho Mục đích, không bị lệ thuộc vào thành hay bại. Tự do Hành động là khi Hành động ông ấy không thể gây ra bất kể một sản phẩm phụ nào; ví như JS đã nổi giận đập phá trong đền thờ, khi thấy đệ tử thờ phụng, cúng bái và cầu xin. Con người nhỏ bé đó đã nổi giận, đập phá và vứt bỏ tất cả các rác rưởi trong nhà thờ; và rác rưởi trong tâm trị của đệ tử cũng được vứt bỏ. Hành động nổi giận đó không có phản ứng phụ.

Khi Tự do Hành động, Nỗi Sợ không còn trong ông ấy.

Tự do Hành động là khi ông ấy thấu hiểu sự việc trong hành động. Sự thấu hiểu ấy đến từ hai cách. Cách thông thường của Thiền quán: Suy nghĩ và hoài nghi đủ đầy; sáng tỏ và tin cậy nảy sinh. Bài toán đạt Giải thưởng Nobel của Nhà Vật lý học Marie Curie đã đến như thế. Bà ấy mấy ba năm để giải một bài toán, trăn trở, nỗ lực và đắm chìm... nhưng chưa thể giải được. Thế rồi một đêm, bà ấy ngủ gục, thiếp đi một giấc, tỉnh dạy đã thấy Lời giải được chính tay bà viết ra trên giấy. Điều kỳ diệu đã đến trong Mơ, Trực giác của bà ấy đã Mở ra trong giấc ngủ. Trực giác của bà ấy đã Mở và nó chỉ có thể Mở sau nhiều trăn trở, nỗ lực và đắm chìm... Cấu trúc của Gene được tìm ra theo cách như thế! Không Suy nghĩ đủ đầy làm sao Trực giác Mở ra!

Cách thứ hai, thật khó để diễn đạt, Sống thiền thấm đẫm trong Người Tìm kiếm và ông ấy Thảnh thơi Hành động. Hành động tự tuôn chảy, theo dẫn dắt của Trực giác.

Bản năng là Vô thức, Trí tuệ là Ý thức và Trực giác là Siêu Ý thức.

Bạn chưa thấm đẫm Sống thiền, xin đừng hời hợt vô tư Hành động theo Cảm hứng. Trực giác của bạn chưa Mở được đâu; Cảm hứng hay nhiều bạn nói: Tuỳ duyên là một Cái tôi đang dẫn dắt đấy. Hãy Ý thức hơn trong Sống và Hành động. Khi bạn Ý thức trong Sống, hay gọi là Sống thiền thì Nhu cầu nào đó từ Sinh lý, từ Tâm lý và Tâm linh đến với bạn, bạn sẽ Nhận diện được nó, quan sát nó và Tỉnh táo quyết định Hành động.

Người ta thường ăn cắp Tinh thần của Lao Tzu mà không hiểu hết chiều sâu của lời ông ấy. Người ta nói Lao Tzu dạy rằng: Hành động ít mà lại được nhiều; không Hành động gì mà như Hành động tất cả; không Hành động mà không gì không Hành động... và ...

Đúng là Lao Tzu đã nói thế, nhưng ông ấy nói là nói về Hành động của một Người Trí huệ. Người Trí huệ thấm đẫm trong Sống Thiền cho nên:

“Người Trí huệ xưa nay tinh tế nhiệm mầu
hiểu biết thông suốt sâu xa
không thể biết được

Không thể biết được nên tạm hình dung là
thận trọng như qua suối mùa đông
do dự như có nguy hiểm bốn bên
nghiêm kính như khách lạ
khiêm nhường như băng tan
mộc mạc như gỗ chưa đẽo
phóng khoáng như thảo nguyên
lững lờ như nước đục

Ai có thể tìm sự hài hoà trong thế giới đục ngầu
nhờ tĩnh lặng mà đục hoá trong
ai có thể giữ bình thản được lâu
nhờ động mà nó tạo nên cuộc sống...”

Chưa thấm đẫm trong Sống Thiền, chưa tinh tế nhiệm màu như Người Trí huệ, thì đừng có Từ chối Suy nghĩ và Hành động theo Cảm hứng.

Khi thấm đẫm trong Sống thiền nguồn Cảm hứng là luôn dạt dào, sự Sáng tạo là luôn tuôn chảy. Bởi đơn giản bạn đã Thấu hiểu và Năng lượng sống của bạn không phải chia sẻ cho Mục đích, cho Phân biệt, cho Phán xét,... Năng lượng sống chỉ còn dành cho Hành động một cách Toàn bộ cho nên Cảm hứng là dạt dào và Sáng tạo sẽ tuôn chảy; khi đó mới là Trực giác đang vận hành.


Lucifer, tri thức, và Ahriman


1. Con người, với cái Tôi của mình, đã tách biệt rõ rệt khỏi thế giới. Đây là một quan sát đầu tiên và nền tảng của một người chiêm nghiệm. Steiner nói như sau trong chương "Sự nền tảng của khát khao tri thức" của quyển Triết Lí về Tự Do:

"Ta đối diện với thế giới như thực thể độc lập. Vũ trụ hiện ra với ta như có hai phần tương phản: Tôithế giới.

Ta dựng lên rào cản này giữa ta và thế giới ngay vừa khi sự nhận thức nhóm lên trong ta. Nhưng ta không bao giờ ngừng cảm thấy rằng, bất chấp điều này, ta thuộc về thế giới, rằng có một kết nối cho sự hợp nhất giữa thế giới và ta, rằng ta không phải là thực thể bên ngoài, mà bên trong, vũ trụ.

Cảm xúc này thôi thúc ta vươn đến hàn gắn sự đối lập. Và trong việc hàn gắn này chứa toàn bộ đời sống tinh thần của nhân loại. Lịch sử của đời sống tinh thần của nhân loại là một sự tìm kiếm không ngừng sự hợp nhất giữa chúng ta và thế giới. Tôn giáo, nghệ thuật, và khoa học tất cả đều có cùng mục đích này."

Thông qua tôn giáo, nghệ thuật, và khoa học, con người từ cổ chí kim tìm cách kết nối lại khoảng cách giữa chính mình và thế giới. Tìm kiếm tri thức là điểm chung của tất cả nỗ lực này.

2. Lucifer đưa con người đi vào thế giới vật chất, tách biệt con người khỏi sự hòa hợp thế giới chung. Nhưng việc này lại tạo nên trong con người một cảm xúc sâu lắng luôn muốn hàn gắn sự tách biệt: cảm xúc thúc đẩy đi tìm tri thức.

Con người lẽ ra đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong thế giới vật chất sớm hơn nếu luôn luôn hướng việc mưu cầu tri thức của mình đến việc phục vụ cho sự hòa hợp trở lại. Thông qua quá trình này con người sẽ trở thành những thực thể với cái Tôi có cá tính riêng nhưng cũng có tình yêu chứa đầy trí tuệ, và đồng thời cũng giải phóng trái đất và thế giới vật chất (đang bị tàn phá) khỏi sứ mệnh gồng gánh con người của chúng.

Nhưng sự việc lại không phải thế. Thay vì hướng tri thức đến phục vụ cho tình yêu, cho sự hòa hợp của mình đến với thế giới, thì con người lại làm ngược lại, hướng tri thức đến việc đem thế giới đến phục vụ cho mình! Thế giới bị chia năm xẻ bảy để phục vụ cho các cá tính khác nhau của cái Tôi con người.

Ahriman băm thành các vụn nhỏ cái thế giới quan vốn ban đầu là một của nhân loại. Bắt đầu từ sự phân chia ra các tôn giáo và sau cùng là khoa học bị xẻ chia thành các ngành nghề tách biệt riêng lẽ, con người với các cá tính nhất thời của mình trì trệ lạc lối trong một mảnh vụn nhỏ bé nào đó của cuộc sống. Và trong sự lạc lối ấy cũng tồn tại một sự hòa hợp giả tạo, đánh đồng mọi tôn giáo, đánh đồng nam nữ, trắng đen, "cào bằng" các sự khác biệt, thay vì đi tìm ý nghĩa thiêng liêng và sứ mệnh của các sự khác biệt đó.

3. Và đúng là, chỉ cần không dừng lại và luôn luôn nuôi dưỡng cũng chính cảm xúc thôi thúc đi tìm tri thức đó mà con người, cho dù có đang bị lạc mất ở mảnh vụn nào, cũng đều có thể tự nâng mình lên để nhìn xa hơn và rộng hơn, để dần dần kết nối lại các mảnh vụn. Tồn tại một con đường tri thức cho mỗi con người để từ bất kỳ một mảnh vụn lạc lối nào cất bước hành trình tìm thấy lại cái tổng thể bao trùm hòa hợp mọi tôn giáo, mọi lĩnh vực nghệ thuật và mọi ngành khoa học, cái tổng thể vốn đã và đang dẫn dắt tiến hóa của nhân loại. Anthroposophy chính là hành trình hóa giải Ahriman và Lucifer như thế.