Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2022

Mật Hạnh

NHỮNG VIỆC MẬT HẠNH, AI CŨNG CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC ĐỂ TÍCH ÂM ĐỨC:

Mật hạnh là pháp môn bất nhị tăng thêm phẩm hạnh, viên mãn đạo đức. Dưới đây nêu ra "những mật hạnh" để cho tín đồ Phật Giáo tham khảo phụng hành (làm theo):

🍀 Mật Hạnh Ứng Xử:

Thứ 1: Nhẫn một câu, nhịn một lúc, nhường một bước, tha một nước, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 2: Bạn lớn tôi nhỏ, bạn có tôi không, bạn đúng tôi sai, bạn tốt tôi xấu, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 3: Mỗi ngày bố thí một món nhỏ, kiên trì bền bỉ, đáp tặng xã hội, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 4: Không tranh công trạng, thành tựu vinh quang thuộc về đại chúng, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 5: Tùy hỷ tùy duyên, giúp đỡ người khác, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 6: Miệng nói lời hay, cho người tín tâm, hoan hỷ, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 7: Đối với bạn bè, không nhớ nghĩ oán cừu, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 8: Đối với xã hội, có thể bất biến (không thay đổi) tùy duyên, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 9: Không so đo, không tính toán, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 10: Gặp người phải mỉm cười, xử sự phải lịch sự, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 11: Chịu thiệt không sao cả, cư xử chân thành, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 12: Lúc bị chửi mắng im lặng không đáp, lúc bị đả kích tâm có thể bình tĩnh, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 13: Lúc bị đố kỵ, đối đãi bằng từ tâm, lúc bị gièm pha cảm niệm lòng dạ ấy, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 14: Không vì tham lam mà xâm phạm người khác, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 15: Không vì tỏ vẻ mình nhanh nhạy mà mỉa mai người khác, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 16: Không vì thấy người khác tốt mà đố kỵ, công kích, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 17: Dùng cái tâm phê phán người khác để phê phán chính mình, dùng cái tâm khoan dung bản thân để khoan dung những lỗi lầm người khác, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 18: Kết rộng duyên lành (thiện duyên), biết nghe lời phải, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 19: Không vì bao che tư dục (ham muốn cá nhân) mà làm tổn thương người khác, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 20: Buông bỏ chấp trước (buông xả vướng mắc), khiêm tốn tiếp nhận những lời hay lẽ phải, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 21: Cư xử chân thành, không cầu báo đáp, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 22: Quan tâm đồng hương, tham gia tình nguyện viên, là mật hạnh đối nhân xử thế.

Thứ 23: Khi có người khác nhờ vả, phải hết lòng làm cho tới nơi tới chốn, là mật hạnh đối nhân xử thế.

🍀 Mật Hạnh Sinh Hoạt:

Thứ 1: Động tác nhẹ nhàng, không làm phiền đến sự yên tĩnh của người khác, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 2: Đi đứng nằm ngồi, oai nghi đoan chánh, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 3: Xa rời thuốc lá, bia rượu, tình dục, sinh hoạt tự quản lý kiềm chế, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 4: Chạy xe nhường nhau, quan tâm an toàn người đi đường, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 5: Mỗi tháng ít nhất bế quan một ngày, tu trì Pháp Phật, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 6: Mỗi ngày làm một việc khiến người cảm động, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 7: Mỗi ngày giúp người khác làm một số việc tốt, không cầu báo đáp, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 8: Trước khi ngủ tụng niệm văn sám hối, tự kiểm điểm lỗi lầm của một ngày, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 9: Mỗi tuần ít nhất tham gia cùng đại chúng tu chung một cây hương, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 10: Học tu tiếp thu, hễ gặp việc gì hãy nhẫn nại, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 11: Mỗi ngày chia sẻ hoan hỷ từ bi với mọi người, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 12: Tích phước, tiết kiệm, không mua linh tinh, không mua tràn lan, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 13: Hơn một lần ăn chay, thì hơn một mật hạnh sinh hoạt, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 14: Lúc hoan hỷ không nói nhiều, lúc giận hờn không truyền phẫn nộ đến người khác, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 15: Mỗi tuần chí ít dành một tiếng để phục vụ khu vực, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 16: Nương Giới (Giới Luật) sinh hoạt, giữ gìn các căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) thanh tịnh và thiện lành, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 17: Ăn uống tiết chế độ lượng, tri túc (biết đủ) đạm bạc, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 18: Thân thể ốm đau không oán trời trách đất, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 19: Thay tâm, đổi tánh, hồi đầu, quay người tu hành, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 20: Không truyền bá thị phi, không mang đau buồn tới người khác, là mật hạnh sinh hoạt.

Thứ 21: Thích ứng trong mọi hoàn cảnh, tùy duyên sinh sống, tùy tâm tự tại (giải thoát), tùy hỷ mà làm, là mật hạnh sinh hoạt.

🍀 Mật Hạnh Xử Thế:

Thứ 1: Hòa hợp người khác, hài hòa đại chúng, là mật hạnh xử thế.

Thứ 2: Săn sóc người khác, ta người trọn vẹn, là mật hạnh xử thế.

Thứ 3: Hằng thuận người khác, coi trọng ý dân, là mật hạnh xử thế.

Thứ 4: Nhân nhượng người khác, đạt đến nhận thức chung, là mật hạnh xử thế.

Thứ 5: Nhắc nhở người trẻ tuổi mới học, dành cho họ những chỉ bảo, là mật hạnh xử thế.

Thứ 6: Gặp được Minh Sư (thầy rõ sự lý) hay Thiện Tri Thức phải gần gũi học hỏi, không được làm trái, là mật hạnh xử thế.

Thứ 7: Gặp hiền nhân (người tài đức) phải khiêm tốn học hỏi, là mật hạnh xử thế.

Thứ 8: Phụng dưỡng cha mẹ (hai bên) phải kính thuận phụng dưỡng, là mật hạnh xử thế.

Thứ 9: Thấy người nguy cấp, phải dũng cảm cứu giúp, là mật hạnh xử thế.

Thứ 10: Tùy sức, tùy phận, tùy hỷ, tùy duyên bố thí gieo phước, là mật hạnh xử thế.

Thứ 11: Rõ biết Nhân Quả, là mật hạnh xử thế.

Thứ 12: Dùng lý trí tịnh hóa tình cảm, dùng từ bi thăng hoa tình cảm, là mật hạnh xử thế.

Thứ 13: Dùng phép tắc hướng dẫn tình cảm, dùng đạo đức dẫn dắt tình cảm, là mật hạnh xử thế.

Thứ 14: Nhiếp tâm (chuyên chú) chánh niệm (niệm phật...), là mật hạnh xử thế.

Thứ 15: Không ẩn trốn, không biện bạch những sai trái của mình, là mật hạnh xử thế.

Thứ 16: Không quan tâm chuyện phải trái, không nghe chuyện đúng sai, là mật hạnh xử thế.

Thứ 17: Thận trọng lời nói việc làm, là mật hạnh xử thế.

Thứ 18: Phòng xấu ngừa ác, là mật hạnh xử thế.

Thứ 19: Lúc gặp mặt nên có đôi lời, tương phùng nên hỏi thăm nhau, là mật hạnh xử thể.

Thứ 20: Trò chuyện cần mỉm cười, có tranh cãi chỉ một lần (không nên sa đà cãi nhau đến nỗi làm hỏng mối quan hệ đôi bên), là mật hạnh xử thế.

Thứ 21: Tự nhận vô lý, người khác đều đúng, là mật hạnh xử thế.

Thứ 22: Không ngờ vực vô căn cứ người khác, không đố kỵ người khác, là mật hạnh xử thế.

Thứ 23: Hổ thẹn tất cả những thứ bất tịnh, bất thiện, là mật hạnh xử thế.

🍀 Mật Hạnh Tu Hành:

Thứ 1: Buổi sáng tĩnh tọa (hay niệm phật) một nén nhang (khoảng 1 hay 2 tiếng), để suy nghĩ trong sáng, là mật hạnh tu hành.

Thứ 2: Mỗi ngày đọc một quyển kinh tạng, tăng thêm văn-tư-huệ, là mật hạnh tu hành.

Thứ 3: Sáng sớm mỗi ngày tụng niệm văn kỳ nguyện, tăng thêm tâm từ bi, là mật hạnh tu hành.

Thứ 4: Bất kể thân ở đâu, thường xuyên cầu phúc cho người gặp tai nạn, là mật hạnh tu hành.

Thứ 5: Với Pháp Phật, siêng năng tu tập không thối chuyển, là mật hạnh tu hành.

Thứ 6: Với giới luật, quyết định không phạm, là mật hạnh tu hành.

Thứ 7: Tâm không nghĩ bậy, chánh tuệ rõ ràng, là mật hạnh tu hành.

Thứ 8: Thân không tà hạnh (tà dâm), miệng không nói lời ác, là mật hạnh tu hành.

Thứ 9: Tri túc đạm bạc, vui trong tịch tịnh, là mật hạnh tu hành.

Thứ 10: Không thích ồn ào, giản dị, tích phước, là mật hạnh tu hành.

Thứ 11: Tất cả không đeo bám (không vướng mắc), quyết chí tinh tấn tu hành, là mật hạnh tu hành.

Thứ 12: Chuyên tâm vào Định và Huệ, tâm không cúi nịnh, là mật hạnh tu hành.

Thứ 13: Không cho mình tốt, không rêu rao lỗi người, là mật hạnh tu hành.

Thứ 14: Khiêm tốn theo thầy học tu, tâm luôn ngay thẳng, là mật hạnh tu hành.

Thứ 15: Vật người không tham, của mình không keo kiệt, là mật hạnh tu hành.

Thứ 16: Từ bi hỷ xả, thiện chí giúp người, là mật hạnh tu hành.

Thứ 17: Tin sâu Chánh Pháp (Phật Pháp), luôn nghĩ các điều thiện, là mật hạnh tu hành.

Thứ 18: Không sanh kiêu ngạo, khiêm cung lễ phép, là mật hạnh tu hành.

Thứ 19: Kẻ oán người thân đều bình đẳng, không sanh yêu ghét, là mật hạnh tu hành.

Thứ 20: Kính yêu chúng sanh hữu tình có tâm thức như mình không khác, là mật hạnh tu hành.

Thứ 21: Thông tình đạt lý khách quan, không chấp kiến giải cá nhân, là mật hạnh tu hành.

Thứ 22: Thường luôn từ mẫn, tùy duyên bất biến, là mật hạnh tu hành.

Thứ 23: Thiền quán (thiền định, quán chiếu) hành đạo, không chấp Có cũng chẳng chấp Không, là mật hạnh tu hành.

Thứ 24: Tự tâm là Phật, đảm đương ngay tại bây giờ, là mật hạnh tu hành.

Thứ 25: Phát tâm Bồ Đề (phát tâm trên tu cầu thành Phật và dưới cứu độ chúng sanh), hành đạo Bồ Tát (tu lục độ vạn hạnh: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ và tu 10 đại nguyện Phổ Hiền Bồ Tát...), là mật hạnh tu hành.

Những việc mật hạnh là biểu đối chiếu ghi chép thiện ác, công đức, tội phước, là tấm gương sáng cho lời nói việc làm đoan chánh, là nước pháp gội tẩy nghiệp chướng phiền não, là thang thuốc hay trị liệu khổ đau thân tâm, là thầy chỉ điểm tiền đồ tươi sáng. Mật hạnh là sự bố thí vô tướng tam luân thể không (không chấp có mình bố thí, vật thí và đối tượng được bố thí), mật hạnh là tâm tánh nội học, nếu có thể hiểu được và thực hành được, thì cuộc sống có thể đạt được tịnh hóa, thăng hoa.

HT. TINH VÂN



Thứ Hai, 1 tháng 8, 2022

Cẩn thận với những thực hành năng lượng

Tác giả: Mai Xuân Sang

Năng lượng là một tồn tại tự nhiên. Nếu biết cách sử dụng, nó sẽ mang lại những lợi ích lớn lao cho đời sống. Nhưng sức mạnh vô hình đó cũng đem đến nhiều hiểm nguy cho những ai thiếu hiểu biết. Nguy hiểm nhất là bởi vì sự dễ chịu êm ái mà nó mang lại khiến người sử dụng khó biết được lúc nào mình đang đi sai đường. Nhẹ thì bay bay chân không chạm đất, sống xa rời thực tại, cho mình là cái gì đó cao siêu, dần dần đánh mất các mối quan hệ với mọi người. Nặng thì bệnh tật sấp mặt, điên điên khùng khùng, mất hoàn toàn kết nối với thực tại, sống trong ảo giác, sợ hãi, rối loạn, thậm chí mất mạng.  

Vậy làm sao để tránh được những hiểm nguy và dùng được năng lượng một cách hiệu quả?

Câu trả lời là phải hiểu được bản chất và cách vận hành của nó.

Không thiếu những định nghĩa về năng lượng đã được đưa ra, nhưng thực tế rất nhiều điều không mong muốn vẫn xuất hiện. Lý do là gì? Vì những hiểu biết đó chưa phải gốc rễ. Tôi sẽ không đi vào các khái niệm đó mà đi thẳng vào bản chất của năng lượng.

Bản chất của năng lượng là gì?

TÂM. NĂNG LƯỢNG CHÍNH LÀ TÂM. NĂNG LƯỢNG LÀ BIỂU HIỆN CỦA TÂM. NĂNG LƯỢNG VẬN HÀNH THEO TÂM.

Tâm chính là bản chất tận cùng của năng lượng. Nếu hiểu được sự thật này, bạn thậm chí không cần biết gì về khai kênh, luân xa, trường năng lượng…mà vẫn có thể sử dụng năng lượng một cách hiệu quả và an toàn.

Việc cưỡng chế mở các trung tâm năng lượng trong cơ thể có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Tôi sẽ không đề cập chi tiết trong bài viết này. Khi tâm bạn còn ô nhiễm, nguy cơ luôn có thể xuất hiện nếu bạn cố ý sử dụng các năng lượng bên ngoài. Bất cứ ai cố ý chơi với năng lượng trong khi nội tâm còn tắc nghẽn đều phải trải qua sự mâu thuẫn, kháng cự, hoang mang, hoài nghi, lo sợ. Đó là hệ quả tất yếu khi bạn tham muốn điều gì đó không phải là của mình, khi bạn lợi dụng một điều gì đó để phục vụ lợi ích của riêng mình, một cách vô tình hay cố ý.

Tuy nhiên, nếu phát triển một nội tâm trong sáng và lương thiện, năng lượng tự động được khai mở. Đây là năng lượng của chính bạn, không cần vay mượn ở bất cứ nơi đâu khác. Tâm bạn là một kho năng lượng khổng lồ, tương đương năng lượng toàn thể vũ trụ. Do đó bạn không cần hút thêm ở đâu hết, cũng không cần biến mình thành kênh dẫn. Bạn không phải một kẻ thiếu thốn như vậy. Toàn thân tâm bạn đã là kho năng lượng khổng lồ. Tuy nhiên nó chỉ khai mở để bạn sử dụng khi nội tâm bạn đã được thanh lọc đến một mức độ nào đó. Đó là khi mọi ý muốn của bạn đều khởi lên trong tình thương dành cho tất cả, không tách biệt, không phân chia mà trong nhận thức về sự hợp nhất. Bằng cách này, bạn sẽ trải nghiệm được một sức mạnh vô biên, không giới hạn, tràn đầy và an toàn tuyệt đối.

Năng lượng chính là biểu hiện của bản tâm. Năng lượng là hoa trái của một cái tâm chân thành giàu tình thương. Khi bạn phát triển và nuôi dưỡng một cái tâm giàu lòng nhân ái, năng lượng sẽ tự khai mở. Và rồi bạn không cần phải học theo bất kỳ một kỹ thuật tốn kém nào để có thể sử dụng năng lượng đó, không cần biến mình trở thành công cụ để vay mượn năng lượng ở đâu đó. Một cách rất tự nhiên, bạn tự biết sử dụng năng lượng thế nào tốt nhất cho mình và tất cả sự sống khác.

Chăm sóc cho nội tâm mình trong sự hợp nhất với toàn thể, và rồi mọi ước nguyện đều trở thành sự thật. Ngon bổ rẻ.



Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2022

Sức mạnh của vòng tròn

Tác giả: Nam Taro

9 BẢO BỐI TẠO NÊN SỨC MẠNH CỦA VÒNG TRÒN

Có phải cứ xếp ghế thành hình một vòng tròn để mọi người thảo luận với nhau là chúng ta sẽ có một vòng tròn không? Không.

Có phải cứ để tất cả mọi người chia sẻ thì chúng ta sẽ có một vòng tròn? Không hẳn.

Có phải cứ khiến mọi thứ chậm lại thì chúng ta sẽ có một vòng tròn? Không nhất thiết.

Nếu chúng ta chỉ nhìn vào hình thái như bên trên, thì sẽ không hiểu hết được bản chất của không gian vòng tròn, và tự chúng ta cũng đang giới hạn khả năng ứng dụng rộng rãi của vòng tròn trong nhiều lĩnh vực.

Vòng tròn là một không gian giao tiếp đặc thù. Vòng tròn luôn có quy trình mạch lạc nhằm phát huy khả năng lắng nghe và biểu đạt giữa tất cả các thành viên, từ đó gợi mở kết nối sâu sắc và các góc nhìn đa chiều. Vì tính đặc thù này mà vòng tròn được lựa chọn để làm phương tiện thảo luận những vấn đề phức tạp, giải quyết những xung đột sâu sắc hoặc tạo không gian để chuyển hóa những cảm xúc khó.

Tùy vào mỗi mục tiêu như trên mà hình thái vòng tròn có thể linh hoạt thay đổi, nhưng các hình thái này đều dựa trên sự kết hợp của 9 yếu tố, hay bọn mình gọi vui là "9 bảo bối" tạo nên sức mạnh đích thực của vòng tròn.

9 bảo bối này là nền tảng thực hành căn bản đã được đúc kết qua hàng chục năm kinh nghiệm của cộng đồng The Circle Way quốc tế. Tùy vào độ "vững" mà mình cần cho không gian vòng tròn, chúng ta sẽ kết hợp một vài hoặc tất cả các bảo bối này lại với nhau. Nên nhớ rằng không nhất thiết lúc nào cũng cần đem hết cả 9 bảo bối ra!

1. Ý ĐỊNH: 

Lý do nào đủ quan trọng để những người tham gia vòng tròn muốn hiện diện và lắng nghe-chia sẻ? Ý định càng rõ thì những người đến với vòng tròn càng hiểu vì sao mình cần ở đây và mang trong mình sự thôi thúc để kết nối.

2. NUÔI DƯỠNG TRUNG TÂM VÒNG TRÒN:

Trung tâm là một (hoặc nhiều) vật mang ý nghĩa biểu tượng được đặt ở giữa vòng tròn để nhắc người tham gia về lý do chúng ta hiện diện ở đây. Mọi người cùng nuôi dưỡng trung tâm vòng tròn bằng cách để tâm vào ý định ban đầu của vòng tròn, và nhắc nhở nhau cùng quay lại ý định này những khi cả nhóm gặp trắc trở.

3. BA NGUYÊN TẮC VÀNG:

Sau đây là ba nguyên tắc luôn được đọc lên trong các vòng tròn. (1) Ai cũng có khả năng dẫn dắt và đóng góp trong vòng tròn, (2) Thành ý và trách nhiệm đến từ tất cả các thành viên mới có thể tạo nên trải nghiệm vòng tròn đúng nghĩa, (3) Tin tưởng vào trí tuệ toàn thể của nhóm.

4. BA LỜI MỜI THỰC HÀNH CĂN BẢN:

Sau đây là lời mời được đọc lên để tạo cảm hứng cho quá trình lắng nghe và biểu đạt của các thành viên. (1) Lắng nghe với sự chú tâm, (2) Biểu đạt với sự để tâm, (3) Toàn tâm nuôi dưỡng vòng tròn.

5. ĐIỂM CHUYỂN GIAO:

Mọi vòng tròn đều bắt đầu với một hoạt động/nghi thức mang ý nghĩa chuyển giao (từ không gian thông thường sang không gian vòng tròn). Điểm chuyển giao có thể mang nhiều hình thức sáng tạo: một tiếng chuông, một lời chào, một vài giây yên tĩnh, một bài hát/bài thơ, v.v. Điểm chuyển giao giúp người tham gia chậm rãi tập trung năng lượng để hiện diện trong vòng tròn.

6. HỎI THĂM / CHECK-IN:

Vòng tròn khởi động bằng việc các thành viên lần lượt phản hồi một câu hỏi. Tùy vào ý định của người/nhóm điều phối và đặc thù của bối cảnh mà câu hỏi check-in có thể mang mục đích tạo sự kết nối thông qua việc mời gọi chia sẻ một điều gì đó cá nhân, hoặc giúp người tham gia làm rõ mục tiêu vòng tròn bằng cách chia sẻ nhu cầu khi tham gia vòng tròn của mình. Hỏi thăm/ Check-in là hoạt động đặc trưng của vòng tròn giúp người tham gia làm quen dần với thực hành lắng nghe chú tâm và biểu đạt để tâm trước khi bước vào vòng chia sẻ sâu hơn.    

7. THỎA THUẬN:

Tùy vào mức độ phức tạp và nhạy cảm của bối cảnh nhóm mà người điều phối có thể đề xuất, hoặc cùng với nhóm thảo luận một số các thỏa thuận cần thiết, nhằm khuyến khích các hành động mang tính xây dựng trong quá trình diễn ra vòng tròn.  

8. NGƯỜI BẢO HỘ NĂNG LƯỢNG NHÓM:

Trong một không gian vòng tròn sẽ luôn có một hoặc nhiều vai trò "người bảo hộ". Người này có trách nhiệm để ý năng lượng cũng như nhịp điệu trong vòng tròn và hỗ trợ người điều phối khi cần thiết. Trong mô hình của Phương pháp Vòng tròn (The Circle Way) thì người bảo hộ luôn mang theo mình một cái chuông. Người này sẽ rung chuông để cả nhóm có một vài khoảnh khắc yên lặng và điều hòa lại năng lượng. Người bảo hộ nắm vai trò quan trọng khi không gian dung chứa nhiều mâu thuẫn tiềm tàng hoặc cảm xúc khó.  

9. CHÀO NHAU RA VỀ/ CHECK-OUT:

Đây là hoạt động ra dấu kết thúc vòng tròn và tạo bước đệm cho người tham gia chuyển giao ra khỏi vòng tròn. Vòng tròn gói lại bằng việc mỗi người lần lượt phản hồi một câu hỏi nhằm mục đích đúc kết lại trải nghiệm vòng tròn. Câu hỏi check-out được thiết kế để giúp người tham gia định hình điều quan trọng mình đã tiếp thu, ngẫm nghĩ về tinh thần nhóm hoặc tập trung vào hành động mình muốn làm sau khi vòng tròn kết thúc. Một hoạt động check-out hiệu quả sẽ giúp người tham gia thêm tin tưởng vào sức mạnh vòng tròn.

LẮNG NGHE LÀ DÁM THAY ĐỔI

"Lắng nghe một người là khi mình thực sự gặp được người đó như họ đang là, với tất cả những phẩm chất, hi vọng, ước mơ, âu lo, sợ hãi,... mà không kì vọng họ phải thay đổi điều gì về bản thân họ. Lắng nghe thực sự là lựa chọn để tin vào người đối diện rằng họ hãy cứ là họ như khoảnh khắc này là đủ, dù mọi thứ có đang mông lung thế nào, đổ vỡ thế nào. 

Lắng nghe thực sự cũng là việc mình có sẵn sàng đón nhận tất cả những điều mình không biết-không hiểu-thậm chí có định kiến từ chia sẻ của người khác, và sẵn lòng để bản thân của mình được chuyển hóa để nhìn thế giới rộng lớn và đa chiều hơn không. 

Lắng nghe sẽ dễ hơn nếu mình nghe những điều mình đã biết, đã quen và đã tin, nhưng chúng ta sẽ lắng nghe thế nào khi cảm xúc, trải nghiệm hay thế giới quan của người đối diện hoàn toàn nằm ngoài phạm vị nhận thức của mình? 

Nói một cách giản dị nhất, vòng tròn là không gian neo giữ thực hành lắng nghe trong những bối cảnh phức tạp như trên. Thực hành lắng nghe trong vòng tròn là quá trình chúng ta trao quyền cho những tiếng nói chưa được/ít khi được lên tiếng. Có thể vì sự mất cân bằng quyền lực, vì tiếng nói đa số, vì những thiên kiến-định kiến, mà những tiếng nói này không được lắng nghe, nhưng đây lại là những tiếng nói mang đến những góc nhìn mới, thách thức lối mòn tư duy và mang lại những thay đổi quan trọng cho tổ chức/cộng đồng. 

Vậy nếu chúng ta mong muốn sự đổi mới, thì đơn giản thôi - hoặc không đơn giản chút nào - là (1) biết lắng nghe thực sự, và (2) tạo ra được không gian để mỗi tiếng nói cần lên tiếng được lắng nghe một cách toàn vẹn. 

Suy rộng ra thì một tổ chức hay một cộng đồng dám lắng nghe là một tổ chức hay cộng đồng đã luôn sẵn sàng cho sự thay đổi."

~ Nam Taro

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

Karma

Tác giả: Đỗ Quang Sang


Karma trong tiếng Phạn có nghĩa là hành động, hành vi, thực hiện công việc...tương đồng như việc ta ném 1 hòn đá lên mặt hồ yên ả -> sóng nước lan tỏa trên mặt hồ hay như việc ta đánh 1 tiếng chuông chùa như trong bài viết này.

VẠN VẬT TRONG VŨ TRỤ Mọi thực thể đang tác động lên vũ trụ theo cách riêng của nó. Vì theo hiệu ứng cánh bướm hay thuyết hỗn mang trong khoa học (chaos theory), một con bướm vỗ cánh cũng có thể gây ra một cơn bão. Điều này tương tự như ta đánh một tiếng chuông chùa với sóng âm tỏa ra muôn hướng. Mỗi năng lượng sóng âm từ tiếng chuông có thể gây ảnh hưởng đến mọi sinh vật và cả hoạt động của con người xung quanh đó. Con vật gần đó thay gì đi săn mồi cũng dừng lại dẫn đến một sinh mạng khác được thoát. Khi nghe tiếng chuông con người thay đổi hành vi để đi làm việc khác và có một kết quả khác. Dẫn đến vô số chủ thể bị tác động đến vô tận. Một tiếng chuông chùa làm thay đổi cả 1 chùm kết quả đến vô cùng. Đó cũng là cách mà vũ trụ vô hạn tạo nên những vũ trụ giới hạn (vũ trụ mà chúng ta quan sát được là 1 trong số đó) bằng những tiếng chuông Big Bang. Do đó, vạn vật đều có vị trí quan trọng trong vũ trụ vì sự tác động là vô cùng. Con người rất quan trọng. Yes Nhưng con vật, cây rừng, núi đá, sông suối, biển hồ cũng quan trọng không kém. Mọi thực thể trong vũ trụ đều có mối liên kết không thể tách rời. Có khi 1 thực thể ngoài vũ trụ gieo 1 hạt mà tới vài triệu năm ánh sáng sau ta mới bị tác động tới. Mọi thực thể từ trường năng lượng, đến vật chất vô tri trong vũ trụ đều có thể gieo hạt để gây ra vô số kết quả. Gieo hạt trong vũ trụ tương đồng với gieo quẻ trong kinh dịch. Mọi sự việc, hiện tượng trong vũ trụ đều có nguyên nhân và kết quả. Nếu có 1 siêu máy tính với tốc độ nhanh vô cùng thì nó có thể gieo quẻ tốt hơn các chuyên gia kinh dịch nhiều lần vì độ chính xác rất cao. Do đó, việc dự báo quá khứ, tương lai không phải là ảo tưởng và thần thánh hóa. Chỉ não bộ chúng ta và những cỗ máy tính có vi sử lý mạnh tới đâu so với khối lượng tính toán, và dữ liệu đầu vào càng chính xác thì kết quả cho ra càng đúng; cho dù thời gian có lên tới hàng triệu triệu năm đi nữa. Vi sử lý tính toán, sự tưởng tượng, chiêm nghiệm và sáng tạo là sự khác biệt lớn nhất mà con người hiện có so với các sinh vật ở trái đất. Nhưng trong vũ trụ vô hạn thì ta chắc chắn sẽ có tồn tại những siêu cổ máy tính toán, tưởng tượng, chiêm nghiệm và sáng tạo hơn con người nhiều lần. Họ đã gieo hạt chỉ là vấn đề thời gian những thông tin, tín hiệu đó sẽ đến tới chúng ta. Có thể vài tháng, vài năm, vài trăm năm, vài ngàn năm hoặc triệu năm nữa, không ai biết được vì tùy vào khoảng cách của họ với chúng ta. Nếu họ ở xa trái đất hàng triệu năm ánh sáng, hàng tỉ năm ánh sáng thì Milky Way giống như mới tổ chức sinh nhật hôm qua thôi. Vài tỉ năm ở trái đất là quá nhỏ bé. Sang Do (Dec 28, 2020)

Karma là triết lý thâm sâu bật nhất của nền triết học Ấn Độ. Đây là nền tảng triết học của hầu hết tôn giáo lớn tại Ấn Độ. Khái niệm Nghiệp - Nhân Quả trong Phật học cũng được thừa hưởng từ tinh hoa Karma này.
Sự kỳ diệu trong triết lý Karma từ việc giải thích sự hình của vạn vật trong vũ trụ đến sự hình thành xã hội loài người, đến đời sống, tiêu chuẩn đạo đức của mọi tầng lớp nhân dân qua các câu ca dao tục ngữ truyền miệng như: Gieo nhân nào gặt quả đó, Ác giả ác bá, Gieo gió gặp bão, Đời cha ăn mặn đời con khát nước, Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát, Ở hiền gặp lành...
Có 12 luật cơ bản của Karma dành cho con người như sau:
1. Luật Phổ quát
Bất cứ cái gì ta gieo vào trong vũ trụ thì có ngày ta sẽ nhận lại chúng. Tương tự như Lực và Phản lực trong Vật lý.
2. Luật Sáng Tạo
Cuộc sống không tự nó tạo ra mà cần ta hành động để tạo ra cuộc sống cho riêng mình.
Tư duy, ý chí và hành động của ta quyết định cuộc đời ta diễn ra như thế nào.
3. Luật Từ Tốn
Bạn phải chấp nhận để đối diện với bất kỳ khó khăn nào xảy ra trong cuộc sống vì nó là lẽ tất yếu. Được mất là lẽ tất yếu hay nó được gọi dưới 1 tên khác là vô thường.
4. Luật Tăng Trưởng
Thay đổi chính ta chính là điều khả dĩ nhất để thay đổi cuộc sống theo hướng tốt hơn. Đừng cố gắng thay đổi người khác bằng được.
Bạn không thể thay đổi thực tế nhưng bạn có thể thay đổi chính mình với 1 tâm thế khác để đối diện và vượt qua chúng.
5. Luật Tập Trung
Bạn không nên phân tán suy nghĩ cho nhiều vấn đề cùng lúc. Tập trung luôn cho ta sức mạnh lớn nhất. Một mũi khoan có sức mạnh phá tan mọi vật cản. Phân tán suy nghĩ gây nên stress, mất ngủ, mất năng lượng -> giảm sức sáng tạo, giảm hiệu quả hoạt động của não bộ và làm quá tải nó.
6. Luật Trách Nhiệm
Chúng ta phải chịu trách nhiệm cho những gì chúng ta làm trong cuộc đời mình. Dám nhận trách nhiệm, dám chịu trách nhiệm là 1 khả năng phi thường.
7. Luật Liên Kết
Vạn vật trong vũ trụ đều có sự liên kết và chung 1 gốc rễ gọi là tự tính.
Quá khứ, hiện tại, và tương lai là 1 sự kết nối liên tục. Mọi hành động dù nhỏ của 1 người, 1 vật đều tác động đến xung quanh và tạo thành 1 hệ domino tác động không ngừng. "Hiện tượng cánh bướm" là 1 ví dụ.
8. Luật Cho Đi
Giá trị thành công của 1 người được do lường bằng sự hoàn thiện bản thân và sự tác động tích cực đến người khác (cho đi).
Hành vi, thói quen nên gắn liền với suy nghĩ và hành động. Hành động tốt đã khó, nhưng để tạo thành hành vi, khí chất tốt của 1 người càng khó hơn.
9. Luật Hiện Tại
Ta không thể sống ở hiện tại nếu ta cứ mãi đặt tâm trí ngoài thực tại. Ta nên sống cảm nghiệm và nhận thức rõ trong từng hành động nơi thực tại hiện hữu.
Khái niệm sống Chánh niệm trong Mật tông Tây Tạng và sự truyền dạy thực hành của thầy Thích Nhất Hạnh cũng dựa vào nền tảng triết lý này.
10. Luật Thay Đổi
Lịch sử thất bại sẽ cứ lặp lại như là chính nó đã từng nếu ta vẫn giữ những suy nghĩ và hành động cũ để cố làm lại 1 điều gì đó. Chúng ta phải học hỏi từ những thất bại và thay đổi phương pháp cũ hoặc con đường cũ. Sự thay đổi có nghĩa là chúng ta biết thích nghi.
11. Luật Nhẫn Nại
Hầu hết mọi thành tựu, giá trị nhận được từ sự cố gắng đều bắt nguồn bởi yếu tố kiên trì, nhẫn nại. Dục tốc bất đạt. Nhiều khi sự kiên trì là phẩm chất mà 1 người có IQ bình thường chiến thắng những người được xem là thông minh hơn. Mỗi ngày chúng ta sẽ tốt hơn đó là bí quyết. Nhiều người hay nhắc đến quá khứ của bạn. Nhưng khi họ bắt đầu chú ý đến hiện tại của bạn thì bạn đã bỏ xa họ.
12. Luật Động Lực
Phần thưởng là kết quả của năng lượng và nổ lực bạn đặt trong nó. Dù trực tiếp hay gián tiếp, công sức ta bỏ ra đều không hề hoan phí. Thành công cũng chỉ là kết quả của nhiều lần thất bại liên tiếp. Khi bạn dừng chân ở thất bại tức là bạn chưa đủ năng lượng và nổ lực để đi qua các bước kế tiếp và thành quả luôn chờ đợi bạn ở đó.
Sang Do (Fed 27, 2022)
Image by Applied Philosophy

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2022

Các cấp bậc Thiên Thần

Nguồn: https://tinmungmoingay.com/ba-vi-tong-lanh-thien-than/

BA TỔNG LÃNH THIÊN THẦN

MICHAEL, GABRIEL VÀ RAPHAEL

 

Tổng lãnh Thiên thần (TLTT) đều có tiếp vĩ ngữ “el”: Michael (Việt ngữ là Micae), Raphael, Gabriel. “El” nghĩa là “trong Thiên Chúa” còn Angel là Thiên thần. Tổng lãnh Thiên thần có thể xuất hiện cùng lúc ở nhiều nơi. Trong các Tổng lãnh Thiên thần có 3 vị “nổi tiếng” là Micae, Raphael, và Gabriel được mô tả trong Kinh thánh. Thế kỷ VIII, Kitô giáo đã biết tôn sùng các Thiên thần.

MICHAEL nghĩa là “Người giống Thiên Chúa” hoặc “Giống như Thiên Chúa”. Micae là Thiên thần đầu tiên được Thiên Chúa tạo dựng, là vị trưởng trong các TLTT, có nhiệm vụ bảo vệ, khuyến khích, về sức mạnh, sự thật và chính trực. TLTT Micae bảo vệ chúng ta về thể lý, tâm lý và tình cảm. Ngài cũng giám sát mục đích sống của chúng ta. Chức năng chính của ngài là loại bỏ những điều xấu. TLTT Micae cầm gươm lửa để bảo vệ chúng ta khỏi Satan và những điều tiêu cực. Khi có ngài ở bên, bạn có thể thấy lấp lánh ánh sáng xanh hoặc đỏ. Hãy cầu xin TLTT Micae nếu bạn thấy mình bị tấn công về tâm lý hoặc thiếu can đảm giữ lời hứa, thiếu động lực, thiếu lòng tin, thiếu can đảm, mất phương hướng, thiếu nghị lực, thiếu sức sống, thiếu tự tin, và cảm thấy bất xứng. TLTT Micae giúp chúng ta nhận biết mục đích sống và giúp bảo vệ.
Michael đã chiến thắng Satan (thiên thần sa ngã), ở trong Vườn Địa Đàng để dạy cho Adam cách gieo trồng và chăm sóc gia đình, nói với Môsê trên Núi Sinai, và năm 1950 ngài được tôn vinh là Thánh Micae, “bổn mạng của cảnh sát”, vì vì ngài giúp can đảm và anh dũng. Ngài cũng có “bí quyết lạ” về sửa các thiết bị điện và máy móc, kể cả máy tính và xe cộ. Nếu xe bị hư, hãy cầu xin TLTT Micae!
Ngài giúp chúng ta hành động theo sự thật mà không thỏa hiệp với tính lim chính và giúp chúng ta tìm ra bản chất và vẫn là chính mình. Ngài hay giúp đỡ nên khi gặp khó khăn trong công việc, khi bị chứng nghiện nào đó, khi bị bệnh, khi đau khổ, hoặc gặp ác mộng, hãy cầu xin TLTT Micae!

RAPHAEL nghĩa là “Sức mạnh Chữa lành của Thiên Chúa” hoặc “Thiên Chúa chữa lành”.
Chữ Rapha trong tiếng Do Thái nghĩa là “bác sĩ” hoặc “người chữa lành”. TLTT Raphael giúp chúng ta mau lành bệnh về thể lý và tinh thần nếu chúng ta cầu xin ngài. Kinh thánh kể chuyện ông Abraham khỏi đau sau khi ông chịu phép cắt bì. Bạn cũng có thể cầu xin TLTT Raphael thay cho người khác.
TLTT Raphael là người dễ gần gũi và vui vẻ nhất trong các Thiên thần. Ngài thường được vẽ là người vui vẻ nói chuyện với người khác. Ngài rất ngọt ngào, yêu thương, tử tế và hiền từ, khi bạn thấy những tia sáng xanh là ngài đang ở gần bạn.
Ngài thường hoạt động với TLTT Micae để trừ các thực thể xấu và luôn “hộ tống” mọi người ở khắp nơi.
Là người chữa lành, TLTT Raphael là “bổn mạng của các du khách” vì ngài đã giúp ông Tôbia trong cách hành trình. Hãy cầu xin TLTT Raphael khi bạn đi du lịch hoặc đi đây đi đó để được bình an trong chuyến đi. Ngoài ra, ngài còn giúp việc chuyên chở, cư trú và đồ đạc an toàn. Ngài cũng nâng đỡ các chuyến hành trình tâm linh, giúp tìm kiếm chân lý và hướng dẫn.
TLTT Raphael dạy ông Tôbia cách làm hương liệu và dầu thơm bằng cá và đã chữa khỏi mù cho người cha của ông Tôbia. Ngài được cầu xin giúp các y bác sĩ, các thầy thuốc, các nhà trị liệu và các bác sĩ phẫu thuật. Hãy cầu xin ngài nếu bạn là sinh viên trường y hoặc đang học chữa bệnh và xin ngài giúp bạn học tập tốt. Ngài không chỉ giúp chữa lành về thể lý và tâm lý, mà ngài còn chữa lành các vết thương lòng từ quá khứ.
Trong các lĩnh vực khác, TLTT Raphael còn giúp tìm lại những thứ bị thất lạc, giúp cai nghiện, giúp sáng suốt, tạo tình đoàn kết. Hãy cầu xin TLTT Raphael!

GABRIEL nghĩa là “Sức mạnh của Thiên Chúa” hoặc “Thiên Chúa là Sức mạnh của tôi”.
Chỉ có TLTT Gabriel được mô tả là nữ giới trong nghệ thuật và văn chương, ngài là “sứ giả” và là một trong các TLTT có tên trong truyền thống Do Thái, được coi là một trong hai Thiên thần cao cấp theo truyền thuyết Do Thái giáo và Hồi giáo. Ngoài TLTT Micae, TLTT Gabriel là Thiên thần duy nhất được nhắc đến trong Cựu ước. Ngài là TLTT quyền thế và mạnh mẽ, những ai kêu cầu ngài sẽ cảm thấy muốn hành động và sẽ có kết quả tốt.
TLTT Gabriel là người đã truyền sứ điệp cho Thánh Êlidabét và Đức Mẹ Maria về việc thụ thai và sinh con, là Thánh Gioan Tẩy giả và Chúa Giêsu thành Nadarét. Nếu bạn sắp lập gia đình, hãy cầu xin TLTT Gabriel giúp bạn trong việc thụ thai, sinh sản và dạy dỗ con cái.
TLTT Gabriel có thể giúp chúng ta về nghệ thuật và giao tiếp. Ngài sẽ hành động như một huấn luyện viên, gợi cảm hứng và kích thích các nghệ sĩ, các nhà báo và những người làm việc về truyền thông, ngài giúp hành động một cách can đảm và mau mắn.
Ngài cũng giúp chúng ta nhận biết ơn gọi đích thực của mình. Hãy cầu xin ngài hướng dẫn nếu bạn đi không đúng đường tâm linh, nếu bạn muốn hiểu cuộc sống và mục đích sống. Nếu bạn dự định chuyển nhà, mua bán công to việc lớn hoặc muốn đổi nghề, hãy cầu xin TLTT Gabriel!
Cũng hãy cầu xin ngài nếu cơ thể bạn bị ngộ độc hoặc đầu óc nghĩ về những chuyện xấu, ngài sẽ giúp bạn thanh tẩy hồn xác. Các phụ nữ bị hãm hiếp hoặc bị quấy rối tình dục, rồi cảm thấy mình ô uế, bị dằn vặt, hãy cầu xin TLTT Gabriel!

(Chuyển ngữ từ AngelFocus.com)

 

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến danh từ “thiên thần” ít nhất một vài lần rồi chứ?

Nhưng liệu các bạn có biết được có tổng cộng bao nhiêu cấp bậc thiên thần được phân loại trong tín ngưỡng của Thiên Chúa Giáo hay không?

Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Đầu tiên, các bạn cần phải biết thiên thần là các hữu thể thiêng liêng, không có thể xác, mà Thánh Kinh quen gọi là các thiên thần, là một chân lý đức tin. Thánh Kinh và Thánh Truyền của Thiên Chúa Giáo đều nhất trí như thế.

Các thiên thần cũng là những thụ tạo của Thiên Chúa nhưng khác biệt và hoàn hảo hơn chúng ta ở chỗ họ là các thụ tạo thuần linh, có trí năng, ý chí; là những thụ tạo có ngôi vị và bất tử, còn con người là thụ tạo hữu hình.

 

PHẨM TRẬT THIÊN THẦN TRONG KITÔ GIÁO

– Từ thời trung cổ, các cấp bậc thiên thần đã được nêu ra trong nhiều tài liệu, tác phẩm thần học của các vị thánh Công Giáo như:

Tông hiến thời các Giáo Phụ (thế kỷ IV).
_ Sách Apologia Prophet David của Thánh Ambrosius (thế kỷ IV).
_ Sách Bài Giảng của Thánh Giáo Hoàng Gregory I (thế kỷ VI).
_ Sách Từ Nguyên của Thánh Isidore (thế kỷ VII).
_ Sách De Fide Orthodoxa của Thánh John thành Damascus (thế kỷ VIII).
_ Sách Scivias của Thánh nữ Hildegard của Bingen (thế kỷ XII).
_ Sách Summa Theologica của Thánh Thomas Aquinas (thế kỷ XIII).
_ Sách De Caelesti Hierarchia của tác giả Dionysus (thế kỷ VI).

Qua các tài liệu này, ta có thể thấy quan điểm chung nhất của các vị học giả và thánh sử đó là: Các thiên thần được chia ra 3 cấp, mỗi cấp gồm 3 đẳng. Từ đó có 9 đẳng hay 9 phẩm trật thiên thần. Dưới đây, chúng tôi xin nêu ra 9 phẩm trật này theo ngôi vị từ cao xuống thấp, có kèm theo trích dẫn Thánh Kinh cụ thể.

 

I. Cấp bậc một là nhóm các thiên thần chủ yếu làm nhiệm vụ thờ phượng Thiên Chúa. Họ là những tạo vật kề cận Thiên Chúa nhất.

 

1. Luyến thần (Seraphim)

Từ Seraphim có thể dịch là những người đang rực cháy. Trong tiếng Do-thái, từ này đồng nghĩa với con rắn. Các Seraphim là các thiên thần cấp cao nhất. Họ có nhiệm vụ đứng chầu quanh ngai Thiên Chúa và không ngừng ca tụng, tôn vinh người. Họ được mô tả rất chi tiết trong Sách Ngôn Sứ Isaiah;

“Phía bên trên Người, có các thần Seraphim đứng chầu. Mỗi vị có sáu cánh: hai cánh để che mặt, hai cánh để che chân và hai cánh để bay. Các vị ấy đối đáp tung hô: “Thánh! Thánh! Chí Thánh! ĐỨC CHÚA các đạo binh là Đấng Thánh! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa!” (Is 6,2-3)

*Fact: trước khi sa ngã, Lucifer cùng vài chúa quỷ khác cũng từng là một thần Seraphim.

 

2. Minh thần (Cherubim)

Các Cherubim được nhắc đến rất nhiều trong Cựu Ước: St 3,24 · Xh 25,17-22 · 2 Sb 3,7-14 · Ed 10,12-14;28,14-16 · 1 V 6,23-28. Họ là những thiên thần bảo vệ ngai Thiên Chúa và cũng có nhiệm vụ canh giữ đường đến cây Trường Sinh trong Vườn Địa Đàng. Về hình dáng, mỗi Cherubim có bốn cánh và bốn khuôn mặt: một người đàn ông, một con bò, một con sư tử và một con đại bàng, cùng với đó là đôi chân cừu (một số bản thì gọi là chân dê). Mỗi vị đều cầm thanh gươm rực lửa, chính các Cherubim là người đã đuổi Adam và Eva ra khỏi vườn Eden.

 

3. Bệ thần và Ngai thần (Thrones and Ophanim)

Các Bệ thần được nhắc đến trong Thư gửi tín hữu Colossians chương 1, câu 16 như đã nêu trên. Họ cũng được xác định là các “sinh vật hình bánh xe” trong Sách Ngôn Sứ Ezekiel (Chương 1, câu 15-21) và 24 vị Kỳ Mục trong Sách Khải Huyền (Chương 11, câu 16).

Các nhà thần học cho rằng các Bệ thần có nhiệm vụ lắng nghe ý muốn của Thiên Chúa và chuyển cầu cho con người.

Về hình dáng, Ngôn Sứ Ezekiel mô tả họ có hình dạng bánh xe lấp lánh như mã não, xung quanh vành bánh xe thì đầy những mắt. Họ gắn bó mật thiết với các Cherubim.

 

II. Những thiên thần cai quản vũ trụ và loài người theo ý Thiên Chúa.

 

4. Quản thần (Dominions/Dominationes)

Quản thần (hoặc Dominationes) được coi là những thiên thần điều phối hoạt động của các thiên thần cấp dưới. Nhiệm vụ chính của họ là giữ gìn vũ trụ theo đúng quỹ đạo bằng cách gửi sức mạnh cho những người nhà quản trị các quốc gia. Quản thần được miêu tả với hình dạng giống như thần linh xinh đẹp, có đôi cánh lông vũ như hình tượng chung của các thiên thần. Tuy nhiên, để phân biệt với các thiên thần khác, các Quản thần có thanh gươm ánh sáng gắn chặt vào đầu.

 

5. Dũng thần (Powers/Virtues)

Dũng thần (hoặc Virtues) có nhiệm vụ giám sát sự chuyển động của các thiên thể để đảm bảo rằng vũ trụ tuân theo chuyển động tự nhiên. Họ tăng thêm sức mạnh cho những nhân vật tài năng dưới trần gian. Virtues (dũng thần) có nghĩa là quyền năng, sức mạnh và uy lực. Dũng thần là các thiên thân luôn sẵn sàng, dũng cảm thi hành những việc phi thường.

 

6. Quyền thần (Authorities/Potestates)

Quyền thần giám sát sự phân chia quyền lực giữa nhân loại, giữ vững ranh giới giữa thiên đàng và trần gian. Quyền thần mang hình dạng rực rỡ màu sắc và sương khói mờ ảo. Có ý kiến cho rằng, Lucifer là thủ lĩnh nhóm Quyền thần trước khi bị Thiên Chúa phạt đày xuống trần gian. Các Quyền thần trợ giúp các Dũng thần giao tranh với ma quỷ, chiến đấu chống lại các thế lực xấu xa, đi ngược lại với trật tự quan phòng của Thiên Chúa.

 

III. Các thiên thần hướng dẫn, bảo vệ con người và là sứ giả của Thiên Chúa

 

7. Lãnh thần (Principalities/Principatus)

Lãnh thần thường xuất hiện để cộng tác năng lực với Quyền thần. Lãnh thần được tạo hình có đội ​​một vương miện và mang theo một cây gậy. Nhiệm vụ của họ là thực hiện tấn phong cho các lãnh chúa xứ sở và gìn giữ thế giới vật chất, giám sát các nhóm người. Họ là những quan thầy và bảo hộ cho các lãnh quốc trên Trái Đất. Ngoài ra, Lãnh thần còn truyền cảm hứng và tư tưởng cho chúng sinh trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học.

 

8. Tổng lãnh thiên thần (Archangel/Archangeli)

Từ “Tổng lãnh thiên thần” (hoặc Archangeli) chỉ xuất hiện hai lần trong Tân Ước (Thessaloniki 4:16 và Judas 1:09). Người ta chỉ biết nhiều đến hai tổng lãnh thiên thần là Gabriel và Michael. Ngoài ra, trong Sách Tobiah (được Công giáo và Chính Thống giáo chấp nhận) còn đề cập đến tổng lãnh thiên thần Raphael khi Raphael nói với Tobiah rằng ông là “một trong bảy người hầu cận trước mặt Chúa” (hàm ý sáu người còn lại có Michael và Gabriel). Thông thường, Công giáo và Chính Thống giáo coi bộ ba Michael-Gabriel-Raphael là tổng lãnh thiên thần còn Giáo hội Cơ Đốc phục lâm coi Michael là một tên khác của Chúa Jesus.

 

9. Thiên thần (Angel/Angeli)

Thiên thần cấp độ thấp nhất và tên gọi cũng thường được dùng chung cho mọi phẩm trật thiên thần. Nguyên nghĩa theo tiếng Hy-lạp, từ angelos mang ý nghĩa là sứ giả, người đưa tin, nó dùng để mô tả công việc hơn chỉ một chức vị.

Các thiên thần giúp chuyển lời cầu nguyện của con người lên Thiên Chúa và loan báo thông điệp của Ngài đến con người. Các thiên thần hộ thủ hay thiên thần bản mệnh của mỗi tín hữu được cho là đến từ nhóm thiên thần này.

__________________________________

Bonus: Ác quỷ không phải được sinh ra, mà nó được hình thành do sự sa ngã của các thiên thần ở Thượng Giới. Và Lucifer, một thiên thần quyền uy bậc nhất Thượng Giới (chỉ sau Đấng Tối Cao) đã trở thành một trong số đó, và còn là người đứng đầu.