Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

Karma

Tác giả: Đỗ Quang Sang


Karma trong tiếng Phạn có nghĩa là hành động, hành vi, thực hiện công việc...tương đồng như việc ta ném 1 hòn đá lên mặt hồ yên ả -> sóng nước lan tỏa trên mặt hồ hay như việc ta đánh 1 tiếng chuông chùa như trong bài viết này.

VẠN VẬT TRONG VŨ TRỤ Mọi thực thể đang tác động lên vũ trụ theo cách riêng của nó. Vì theo hiệu ứng cánh bướm hay thuyết hỗn mang trong khoa học (chaos theory), một con bướm vỗ cánh cũng có thể gây ra một cơn bão. Điều này tương tự như ta đánh một tiếng chuông chùa với sóng âm tỏa ra muôn hướng. Mỗi năng lượng sóng âm từ tiếng chuông có thể gây ảnh hưởng đến mọi sinh vật và cả hoạt động của con người xung quanh đó. Con vật gần đó thay gì đi săn mồi cũng dừng lại dẫn đến một sinh mạng khác được thoát. Khi nghe tiếng chuông con người thay đổi hành vi để đi làm việc khác và có một kết quả khác. Dẫn đến vô số chủ thể bị tác động đến vô tận. Một tiếng chuông chùa làm thay đổi cả 1 chùm kết quả đến vô cùng. Đó cũng là cách mà vũ trụ vô hạn tạo nên những vũ trụ giới hạn (vũ trụ mà chúng ta quan sát được là 1 trong số đó) bằng những tiếng chuông Big Bang. Do đó, vạn vật đều có vị trí quan trọng trong vũ trụ vì sự tác động là vô cùng. Con người rất quan trọng. Yes Nhưng con vật, cây rừng, núi đá, sông suối, biển hồ cũng quan trọng không kém. Mọi thực thể trong vũ trụ đều có mối liên kết không thể tách rời. Có khi 1 thực thể ngoài vũ trụ gieo 1 hạt mà tới vài triệu năm ánh sáng sau ta mới bị tác động tới. Mọi thực thể từ trường năng lượng, đến vật chất vô tri trong vũ trụ đều có thể gieo hạt để gây ra vô số kết quả. Gieo hạt trong vũ trụ tương đồng với gieo quẻ trong kinh dịch. Mọi sự việc, hiện tượng trong vũ trụ đều có nguyên nhân và kết quả. Nếu có 1 siêu máy tính với tốc độ nhanh vô cùng thì nó có thể gieo quẻ tốt hơn các chuyên gia kinh dịch nhiều lần vì độ chính xác rất cao. Do đó, việc dự báo quá khứ, tương lai không phải là ảo tưởng và thần thánh hóa. Chỉ não bộ chúng ta và những cỗ máy tính có vi sử lý mạnh tới đâu so với khối lượng tính toán, và dữ liệu đầu vào càng chính xác thì kết quả cho ra càng đúng; cho dù thời gian có lên tới hàng triệu triệu năm đi nữa. Vi sử lý tính toán, sự tưởng tượng, chiêm nghiệm và sáng tạo là sự khác biệt lớn nhất mà con người hiện có so với các sinh vật ở trái đất. Nhưng trong vũ trụ vô hạn thì ta chắc chắn sẽ có tồn tại những siêu cổ máy tính toán, tưởng tượng, chiêm nghiệm và sáng tạo hơn con người nhiều lần. Họ đã gieo hạt chỉ là vấn đề thời gian những thông tin, tín hiệu đó sẽ đến tới chúng ta. Có thể vài tháng, vài năm, vài trăm năm, vài ngàn năm hoặc triệu năm nữa, không ai biết được vì tùy vào khoảng cách của họ với chúng ta. Nếu họ ở xa trái đất hàng triệu năm ánh sáng, hàng tỉ năm ánh sáng thì Milky Way giống như mới tổ chức sinh nhật hôm qua thôi. Vài tỉ năm ở trái đất là quá nhỏ bé. Sang Do (Dec 28, 2020)

Karma là triết lý thâm sâu bật nhất của nền triết học Ấn Độ. Đây là nền tảng triết học của hầu hết tôn giáo lớn tại Ấn Độ. Khái niệm Nghiệp - Nhân Quả trong Phật học cũng được thừa hưởng từ tinh hoa Karma này.
Sự kỳ diệu trong triết lý Karma từ việc giải thích sự hình của vạn vật trong vũ trụ đến sự hình thành xã hội loài người, đến đời sống, tiêu chuẩn đạo đức của mọi tầng lớp nhân dân qua các câu ca dao tục ngữ truyền miệng như: Gieo nhân nào gặt quả đó, Ác giả ác bá, Gieo gió gặp bão, Đời cha ăn mặn đời con khát nước, Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát, Ở hiền gặp lành...
Có 12 luật cơ bản của Karma dành cho con người như sau:
1. Luật Phổ quát
Bất cứ cái gì ta gieo vào trong vũ trụ thì có ngày ta sẽ nhận lại chúng. Tương tự như Lực và Phản lực trong Vật lý.
2. Luật Sáng Tạo
Cuộc sống không tự nó tạo ra mà cần ta hành động để tạo ra cuộc sống cho riêng mình.
Tư duy, ý chí và hành động của ta quyết định cuộc đời ta diễn ra như thế nào.
3. Luật Từ Tốn
Bạn phải chấp nhận để đối diện với bất kỳ khó khăn nào xảy ra trong cuộc sống vì nó là lẽ tất yếu. Được mất là lẽ tất yếu hay nó được gọi dưới 1 tên khác là vô thường.
4. Luật Tăng Trưởng
Thay đổi chính ta chính là điều khả dĩ nhất để thay đổi cuộc sống theo hướng tốt hơn. Đừng cố gắng thay đổi người khác bằng được.
Bạn không thể thay đổi thực tế nhưng bạn có thể thay đổi chính mình với 1 tâm thế khác để đối diện và vượt qua chúng.
5. Luật Tập Trung
Bạn không nên phân tán suy nghĩ cho nhiều vấn đề cùng lúc. Tập trung luôn cho ta sức mạnh lớn nhất. Một mũi khoan có sức mạnh phá tan mọi vật cản. Phân tán suy nghĩ gây nên stress, mất ngủ, mất năng lượng -> giảm sức sáng tạo, giảm hiệu quả hoạt động của não bộ và làm quá tải nó.
6. Luật Trách Nhiệm
Chúng ta phải chịu trách nhiệm cho những gì chúng ta làm trong cuộc đời mình. Dám nhận trách nhiệm, dám chịu trách nhiệm là 1 khả năng phi thường.
7. Luật Liên Kết
Vạn vật trong vũ trụ đều có sự liên kết và chung 1 gốc rễ gọi là tự tính.
Quá khứ, hiện tại, và tương lai là 1 sự kết nối liên tục. Mọi hành động dù nhỏ của 1 người, 1 vật đều tác động đến xung quanh và tạo thành 1 hệ domino tác động không ngừng. "Hiện tượng cánh bướm" là 1 ví dụ.
8. Luật Cho Đi
Giá trị thành công của 1 người được do lường bằng sự hoàn thiện bản thân và sự tác động tích cực đến người khác (cho đi).
Hành vi, thói quen nên gắn liền với suy nghĩ và hành động. Hành động tốt đã khó, nhưng để tạo thành hành vi, khí chất tốt của 1 người càng khó hơn.
9. Luật Hiện Tại
Ta không thể sống ở hiện tại nếu ta cứ mãi đặt tâm trí ngoài thực tại. Ta nên sống cảm nghiệm và nhận thức rõ trong từng hành động nơi thực tại hiện hữu.
Khái niệm sống Chánh niệm trong Mật tông Tây Tạng và sự truyền dạy thực hành của thầy Thích Nhất Hạnh cũng dựa vào nền tảng triết lý này.
10. Luật Thay Đổi
Lịch sử thất bại sẽ cứ lặp lại như là chính nó đã từng nếu ta vẫn giữ những suy nghĩ và hành động cũ để cố làm lại 1 điều gì đó. Chúng ta phải học hỏi từ những thất bại và thay đổi phương pháp cũ hoặc con đường cũ. Sự thay đổi có nghĩa là chúng ta biết thích nghi.
11. Luật Nhẫn Nại
Hầu hết mọi thành tựu, giá trị nhận được từ sự cố gắng đều bắt nguồn bởi yếu tố kiên trì, nhẫn nại. Dục tốc bất đạt. Nhiều khi sự kiên trì là phẩm chất mà 1 người có IQ bình thường chiến thắng những người được xem là thông minh hơn. Mỗi ngày chúng ta sẽ tốt hơn đó là bí quyết. Nhiều người hay nhắc đến quá khứ của bạn. Nhưng khi họ bắt đầu chú ý đến hiện tại của bạn thì bạn đã bỏ xa họ.
12. Luật Động Lực
Phần thưởng là kết quả của năng lượng và nổ lực bạn đặt trong nó. Dù trực tiếp hay gián tiếp, công sức ta bỏ ra đều không hề hoan phí. Thành công cũng chỉ là kết quả của nhiều lần thất bại liên tiếp. Khi bạn dừng chân ở thất bại tức là bạn chưa đủ năng lượng và nổ lực để đi qua các bước kế tiếp và thành quả luôn chờ đợi bạn ở đó.
Sang Do (Fed 27, 2022)
Image by Applied Philosophy

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2022

Các cấp bậc Thiên Thần

Nguồn: https://tinmungmoingay.com/ba-vi-tong-lanh-thien-than/

BA TỔNG LÃNH THIÊN THẦN

MICHAEL, GABRIEL VÀ RAPHAEL

 

Tổng lãnh Thiên thần (TLTT) đều có tiếp vĩ ngữ “el”: Michael (Việt ngữ là Micae), Raphael, Gabriel. “El” nghĩa là “trong Thiên Chúa” còn Angel là Thiên thần. Tổng lãnh Thiên thần có thể xuất hiện cùng lúc ở nhiều nơi. Trong các Tổng lãnh Thiên thần có 3 vị “nổi tiếng” là Micae, Raphael, và Gabriel được mô tả trong Kinh thánh. Thế kỷ VIII, Kitô giáo đã biết tôn sùng các Thiên thần.

MICHAEL nghĩa là “Người giống Thiên Chúa” hoặc “Giống như Thiên Chúa”. Micae là Thiên thần đầu tiên được Thiên Chúa tạo dựng, là vị trưởng trong các TLTT, có nhiệm vụ bảo vệ, khuyến khích, về sức mạnh, sự thật và chính trực. TLTT Micae bảo vệ chúng ta về thể lý, tâm lý và tình cảm. Ngài cũng giám sát mục đích sống của chúng ta. Chức năng chính của ngài là loại bỏ những điều xấu. TLTT Micae cầm gươm lửa để bảo vệ chúng ta khỏi Satan và những điều tiêu cực. Khi có ngài ở bên, bạn có thể thấy lấp lánh ánh sáng xanh hoặc đỏ. Hãy cầu xin TLTT Micae nếu bạn thấy mình bị tấn công về tâm lý hoặc thiếu can đảm giữ lời hứa, thiếu động lực, thiếu lòng tin, thiếu can đảm, mất phương hướng, thiếu nghị lực, thiếu sức sống, thiếu tự tin, và cảm thấy bất xứng. TLTT Micae giúp chúng ta nhận biết mục đích sống và giúp bảo vệ.
Michael đã chiến thắng Satan (thiên thần sa ngã), ở trong Vườn Địa Đàng để dạy cho Adam cách gieo trồng và chăm sóc gia đình, nói với Môsê trên Núi Sinai, và năm 1950 ngài được tôn vinh là Thánh Micae, “bổn mạng của cảnh sát”, vì vì ngài giúp can đảm và anh dũng. Ngài cũng có “bí quyết lạ” về sửa các thiết bị điện và máy móc, kể cả máy tính và xe cộ. Nếu xe bị hư, hãy cầu xin TLTT Micae!
Ngài giúp chúng ta hành động theo sự thật mà không thỏa hiệp với tính lim chính và giúp chúng ta tìm ra bản chất và vẫn là chính mình. Ngài hay giúp đỡ nên khi gặp khó khăn trong công việc, khi bị chứng nghiện nào đó, khi bị bệnh, khi đau khổ, hoặc gặp ác mộng, hãy cầu xin TLTT Micae!

RAPHAEL nghĩa là “Sức mạnh Chữa lành của Thiên Chúa” hoặc “Thiên Chúa chữa lành”.
Chữ Rapha trong tiếng Do Thái nghĩa là “bác sĩ” hoặc “người chữa lành”. TLTT Raphael giúp chúng ta mau lành bệnh về thể lý và tinh thần nếu chúng ta cầu xin ngài. Kinh thánh kể chuyện ông Abraham khỏi đau sau khi ông chịu phép cắt bì. Bạn cũng có thể cầu xin TLTT Raphael thay cho người khác.
TLTT Raphael là người dễ gần gũi và vui vẻ nhất trong các Thiên thần. Ngài thường được vẽ là người vui vẻ nói chuyện với người khác. Ngài rất ngọt ngào, yêu thương, tử tế và hiền từ, khi bạn thấy những tia sáng xanh là ngài đang ở gần bạn.
Ngài thường hoạt động với TLTT Micae để trừ các thực thể xấu và luôn “hộ tống” mọi người ở khắp nơi.
Là người chữa lành, TLTT Raphael là “bổn mạng của các du khách” vì ngài đã giúp ông Tôbia trong cách hành trình. Hãy cầu xin TLTT Raphael khi bạn đi du lịch hoặc đi đây đi đó để được bình an trong chuyến đi. Ngoài ra, ngài còn giúp việc chuyên chở, cư trú và đồ đạc an toàn. Ngài cũng nâng đỡ các chuyến hành trình tâm linh, giúp tìm kiếm chân lý và hướng dẫn.
TLTT Raphael dạy ông Tôbia cách làm hương liệu và dầu thơm bằng cá và đã chữa khỏi mù cho người cha của ông Tôbia. Ngài được cầu xin giúp các y bác sĩ, các thầy thuốc, các nhà trị liệu và các bác sĩ phẫu thuật. Hãy cầu xin ngài nếu bạn là sinh viên trường y hoặc đang học chữa bệnh và xin ngài giúp bạn học tập tốt. Ngài không chỉ giúp chữa lành về thể lý và tâm lý, mà ngài còn chữa lành các vết thương lòng từ quá khứ.
Trong các lĩnh vực khác, TLTT Raphael còn giúp tìm lại những thứ bị thất lạc, giúp cai nghiện, giúp sáng suốt, tạo tình đoàn kết. Hãy cầu xin TLTT Raphael!

GABRIEL nghĩa là “Sức mạnh của Thiên Chúa” hoặc “Thiên Chúa là Sức mạnh của tôi”.
Chỉ có TLTT Gabriel được mô tả là nữ giới trong nghệ thuật và văn chương, ngài là “sứ giả” và là một trong các TLTT có tên trong truyền thống Do Thái, được coi là một trong hai Thiên thần cao cấp theo truyền thuyết Do Thái giáo và Hồi giáo. Ngoài TLTT Micae, TLTT Gabriel là Thiên thần duy nhất được nhắc đến trong Cựu ước. Ngài là TLTT quyền thế và mạnh mẽ, những ai kêu cầu ngài sẽ cảm thấy muốn hành động và sẽ có kết quả tốt.
TLTT Gabriel là người đã truyền sứ điệp cho Thánh Êlidabét và Đức Mẹ Maria về việc thụ thai và sinh con, là Thánh Gioan Tẩy giả và Chúa Giêsu thành Nadarét. Nếu bạn sắp lập gia đình, hãy cầu xin TLTT Gabriel giúp bạn trong việc thụ thai, sinh sản và dạy dỗ con cái.
TLTT Gabriel có thể giúp chúng ta về nghệ thuật và giao tiếp. Ngài sẽ hành động như một huấn luyện viên, gợi cảm hứng và kích thích các nghệ sĩ, các nhà báo và những người làm việc về truyền thông, ngài giúp hành động một cách can đảm và mau mắn.
Ngài cũng giúp chúng ta nhận biết ơn gọi đích thực của mình. Hãy cầu xin ngài hướng dẫn nếu bạn đi không đúng đường tâm linh, nếu bạn muốn hiểu cuộc sống và mục đích sống. Nếu bạn dự định chuyển nhà, mua bán công to việc lớn hoặc muốn đổi nghề, hãy cầu xin TLTT Gabriel!
Cũng hãy cầu xin ngài nếu cơ thể bạn bị ngộ độc hoặc đầu óc nghĩ về những chuyện xấu, ngài sẽ giúp bạn thanh tẩy hồn xác. Các phụ nữ bị hãm hiếp hoặc bị quấy rối tình dục, rồi cảm thấy mình ô uế, bị dằn vặt, hãy cầu xin TLTT Gabriel!

(Chuyển ngữ từ AngelFocus.com)

 

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến danh từ “thiên thần” ít nhất một vài lần rồi chứ?

Nhưng liệu các bạn có biết được có tổng cộng bao nhiêu cấp bậc thiên thần được phân loại trong tín ngưỡng của Thiên Chúa Giáo hay không?

Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Đầu tiên, các bạn cần phải biết thiên thần là các hữu thể thiêng liêng, không có thể xác, mà Thánh Kinh quen gọi là các thiên thần, là một chân lý đức tin. Thánh Kinh và Thánh Truyền của Thiên Chúa Giáo đều nhất trí như thế.

Các thiên thần cũng là những thụ tạo của Thiên Chúa nhưng khác biệt và hoàn hảo hơn chúng ta ở chỗ họ là các thụ tạo thuần linh, có trí năng, ý chí; là những thụ tạo có ngôi vị và bất tử, còn con người là thụ tạo hữu hình.

 

PHẨM TRẬT THIÊN THẦN TRONG KITÔ GIÁO

– Từ thời trung cổ, các cấp bậc thiên thần đã được nêu ra trong nhiều tài liệu, tác phẩm thần học của các vị thánh Công Giáo như:

Tông hiến thời các Giáo Phụ (thế kỷ IV).
_ Sách Apologia Prophet David của Thánh Ambrosius (thế kỷ IV).
_ Sách Bài Giảng của Thánh Giáo Hoàng Gregory I (thế kỷ VI).
_ Sách Từ Nguyên của Thánh Isidore (thế kỷ VII).
_ Sách De Fide Orthodoxa của Thánh John thành Damascus (thế kỷ VIII).
_ Sách Scivias của Thánh nữ Hildegard của Bingen (thế kỷ XII).
_ Sách Summa Theologica của Thánh Thomas Aquinas (thế kỷ XIII).
_ Sách De Caelesti Hierarchia của tác giả Dionysus (thế kỷ VI).

Qua các tài liệu này, ta có thể thấy quan điểm chung nhất của các vị học giả và thánh sử đó là: Các thiên thần được chia ra 3 cấp, mỗi cấp gồm 3 đẳng. Từ đó có 9 đẳng hay 9 phẩm trật thiên thần. Dưới đây, chúng tôi xin nêu ra 9 phẩm trật này theo ngôi vị từ cao xuống thấp, có kèm theo trích dẫn Thánh Kinh cụ thể.

 

I. Cấp bậc một là nhóm các thiên thần chủ yếu làm nhiệm vụ thờ phượng Thiên Chúa. Họ là những tạo vật kề cận Thiên Chúa nhất.

 

1. Luyến thần (Seraphim)

Từ Seraphim có thể dịch là những người đang rực cháy. Trong tiếng Do-thái, từ này đồng nghĩa với con rắn. Các Seraphim là các thiên thần cấp cao nhất. Họ có nhiệm vụ đứng chầu quanh ngai Thiên Chúa và không ngừng ca tụng, tôn vinh người. Họ được mô tả rất chi tiết trong Sách Ngôn Sứ Isaiah;

“Phía bên trên Người, có các thần Seraphim đứng chầu. Mỗi vị có sáu cánh: hai cánh để che mặt, hai cánh để che chân và hai cánh để bay. Các vị ấy đối đáp tung hô: “Thánh! Thánh! Chí Thánh! ĐỨC CHÚA các đạo binh là Đấng Thánh! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa!” (Is 6,2-3)

*Fact: trước khi sa ngã, Lucifer cùng vài chúa quỷ khác cũng từng là một thần Seraphim.

 

2. Minh thần (Cherubim)

Các Cherubim được nhắc đến rất nhiều trong Cựu Ước: St 3,24 · Xh 25,17-22 · 2 Sb 3,7-14 · Ed 10,12-14;28,14-16 · 1 V 6,23-28. Họ là những thiên thần bảo vệ ngai Thiên Chúa và cũng có nhiệm vụ canh giữ đường đến cây Trường Sinh trong Vườn Địa Đàng. Về hình dáng, mỗi Cherubim có bốn cánh và bốn khuôn mặt: một người đàn ông, một con bò, một con sư tử và một con đại bàng, cùng với đó là đôi chân cừu (một số bản thì gọi là chân dê). Mỗi vị đều cầm thanh gươm rực lửa, chính các Cherubim là người đã đuổi Adam và Eva ra khỏi vườn Eden.

 

3. Bệ thần và Ngai thần (Thrones and Ophanim)

Các Bệ thần được nhắc đến trong Thư gửi tín hữu Colossians chương 1, câu 16 như đã nêu trên. Họ cũng được xác định là các “sinh vật hình bánh xe” trong Sách Ngôn Sứ Ezekiel (Chương 1, câu 15-21) và 24 vị Kỳ Mục trong Sách Khải Huyền (Chương 11, câu 16).

Các nhà thần học cho rằng các Bệ thần có nhiệm vụ lắng nghe ý muốn của Thiên Chúa và chuyển cầu cho con người.

Về hình dáng, Ngôn Sứ Ezekiel mô tả họ có hình dạng bánh xe lấp lánh như mã não, xung quanh vành bánh xe thì đầy những mắt. Họ gắn bó mật thiết với các Cherubim.

 

II. Những thiên thần cai quản vũ trụ và loài người theo ý Thiên Chúa.

 

4. Quản thần (Dominions/Dominationes)

Quản thần (hoặc Dominationes) được coi là những thiên thần điều phối hoạt động của các thiên thần cấp dưới. Nhiệm vụ chính của họ là giữ gìn vũ trụ theo đúng quỹ đạo bằng cách gửi sức mạnh cho những người nhà quản trị các quốc gia. Quản thần được miêu tả với hình dạng giống như thần linh xinh đẹp, có đôi cánh lông vũ như hình tượng chung của các thiên thần. Tuy nhiên, để phân biệt với các thiên thần khác, các Quản thần có thanh gươm ánh sáng gắn chặt vào đầu.

 

5. Dũng thần (Powers/Virtues)

Dũng thần (hoặc Virtues) có nhiệm vụ giám sát sự chuyển động của các thiên thể để đảm bảo rằng vũ trụ tuân theo chuyển động tự nhiên. Họ tăng thêm sức mạnh cho những nhân vật tài năng dưới trần gian. Virtues (dũng thần) có nghĩa là quyền năng, sức mạnh và uy lực. Dũng thần là các thiên thân luôn sẵn sàng, dũng cảm thi hành những việc phi thường.

 

6. Quyền thần (Authorities/Potestates)

Quyền thần giám sát sự phân chia quyền lực giữa nhân loại, giữ vững ranh giới giữa thiên đàng và trần gian. Quyền thần mang hình dạng rực rỡ màu sắc và sương khói mờ ảo. Có ý kiến cho rằng, Lucifer là thủ lĩnh nhóm Quyền thần trước khi bị Thiên Chúa phạt đày xuống trần gian. Các Quyền thần trợ giúp các Dũng thần giao tranh với ma quỷ, chiến đấu chống lại các thế lực xấu xa, đi ngược lại với trật tự quan phòng của Thiên Chúa.

 

III. Các thiên thần hướng dẫn, bảo vệ con người và là sứ giả của Thiên Chúa

 

7. Lãnh thần (Principalities/Principatus)

Lãnh thần thường xuất hiện để cộng tác năng lực với Quyền thần. Lãnh thần được tạo hình có đội ​​một vương miện và mang theo một cây gậy. Nhiệm vụ của họ là thực hiện tấn phong cho các lãnh chúa xứ sở và gìn giữ thế giới vật chất, giám sát các nhóm người. Họ là những quan thầy và bảo hộ cho các lãnh quốc trên Trái Đất. Ngoài ra, Lãnh thần còn truyền cảm hứng và tư tưởng cho chúng sinh trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học.

 

8. Tổng lãnh thiên thần (Archangel/Archangeli)

Từ “Tổng lãnh thiên thần” (hoặc Archangeli) chỉ xuất hiện hai lần trong Tân Ước (Thessaloniki 4:16 và Judas 1:09). Người ta chỉ biết nhiều đến hai tổng lãnh thiên thần là Gabriel và Michael. Ngoài ra, trong Sách Tobiah (được Công giáo và Chính Thống giáo chấp nhận) còn đề cập đến tổng lãnh thiên thần Raphael khi Raphael nói với Tobiah rằng ông là “một trong bảy người hầu cận trước mặt Chúa” (hàm ý sáu người còn lại có Michael và Gabriel). Thông thường, Công giáo và Chính Thống giáo coi bộ ba Michael-Gabriel-Raphael là tổng lãnh thiên thần còn Giáo hội Cơ Đốc phục lâm coi Michael là một tên khác của Chúa Jesus.

 

9. Thiên thần (Angel/Angeli)

Thiên thần cấp độ thấp nhất và tên gọi cũng thường được dùng chung cho mọi phẩm trật thiên thần. Nguyên nghĩa theo tiếng Hy-lạp, từ angelos mang ý nghĩa là sứ giả, người đưa tin, nó dùng để mô tả công việc hơn chỉ một chức vị.

Các thiên thần giúp chuyển lời cầu nguyện của con người lên Thiên Chúa và loan báo thông điệp của Ngài đến con người. Các thiên thần hộ thủ hay thiên thần bản mệnh của mỗi tín hữu được cho là đến từ nhóm thiên thần này.

__________________________________

Bonus: Ác quỷ không phải được sinh ra, mà nó được hình thành do sự sa ngã của các thiên thần ở Thượng Giới. Và Lucifer, một thiên thần quyền uy bậc nhất Thượng Giới (chỉ sau Đấng Tối Cao) đã trở thành một trong số đó, và còn là người đứng đầu.