Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

Những trạng thái tâm thức khi tâm trí dừng lại


Thực sự, tâm trí bạn chỉ là một chức năng của thể trí, hoạt động ở cõi hạ thiên. Trên thực tại này có rất nhiều thực khác khi mà cái trí của bạn không còn hoạt động nữa. 

Có 4 thực tại chính khi mà tâm trí bạn dừng lại:

1. Khi bạn đạt đến Tứ Thiền

Tứ thiền nghĩa là gì. Đây là một mức định trong thiền định. Trong tứ thiền, tâm thức của bạn đặt hoàn toàn vào cái trí, duy trì cái trí trên một đối tượng nhất định và không thay đổi theo thời gian. Người ta còn gọi là nhất tâm.

Đối tượng đó có thể là tướng của hơi thở (nimitta), đất, nước, gió, lửa, xanh, đỏ ,vàng, trắng hay bất kỳ thứ gì có tính chất ít thay đổi.

Khi tâm thức bạn duy trì cái trí liên tục trên một trong các đối tượng ấy, trong một khoảng thời gian nào đó, ta gọi là tứ thiền.

Một người đạt được định này, sẽ chế ngự được thân xác, cảm xúc và cái trí, khiến cho nó không dao động và chú tâm liên tục trên một đối tượng. Và tâm vị ấy sẽ luôn cảm thấy thanh tịnh, nhẹ nhàng và an lạc. Đây là một mức định mà không dễ để một người có tâm trí luôn dao động có thể đạt được. Trong khoảng ngàn người nhiều lắm khoảng 1-2 người là có thể đạt được nếu cố gắng thực hành.
Người đạt được định này và duy trì được nó cho đến lúc chết thì sẽ tái sinh làm Phạm Thiên trên cõi hữu sắc, hay không gian 5 chiều, nơi mà thời gian bị biến đổi.

2. Khi bạn đạt đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định

Đây là một loại định trong thiền định. Loại định này là ưu việt hơn loại định trên. 

Khi bạn đạt đến định này, tâm thức bạn đặt hoàn toàn trên cõi thượng trí, hay cõi nhân quả, là nơi ngự của chân ngã.

Định này tập trung trên tưởng vi tế của con người (nên người ta gọi là phi tưởng phi phi tưởng, tức là không phải là tưởng mà cũng không phải không có tưởng). Tưởng vi tế này chi phối hầu như toàn bộ cuộc sống của con người phàm tục. Nó giống như bộ khung sườn, bộ quy tắc để con người sống và hoạt động theo chúng. 

• Mục đích của chúng chỉ là học hỏi và kinh nghiệm, cho nên nơi này chứa những quy định về nhân quả và nghiệp quả cho người phàm trần hoạt động theo chúng. Đa phần con người ít có ý thức về loại tưởng này. Nó là một phần của chân ngã.

• Một người có tâm thức trong định này, sẽ không thấy bất kỳ tư tưởng nào sanh khởi lên, nhưng họ vẫn biết là có cái gì đó trong nó, chứ không phải là không có gì. Tâm trí trong định này hoàn toàn không hoạt động được nữa cho nên con người sẽ cảm nhận một sự thanh tịnh an lạc và rất nhẹ nhàng.

• Nếu không tiếp tục nghiên cứu học học và hành thiền thêm, nhiều người sẽ nhầm lẫn cho rằng mình đạt đạo và Niết Bàn, bởi vì nó rất thanh nhẹ và tự tại. 

• Một người đạt được định này, có thể tương thông với chân ngã của mình, có thể biết quá khứ vị lai, những ảnh hưởng của nghiệp quả lên đời sống của chính mình. Họ còn có thể được cho biết những hoạch định về cuộc sống trong kiếp hiện tại. Tuy nhiên, thông tin được truyền xuống có thể không chính xác như bạn nghĩ. Và nó cũng không hoàn toàn minh triết bởi mỗi chân ngã ở trên kia cũng đang học hỏi và tiến hóa, trừ những chân ngã đã đi xa trên con đường đạo và đạt đến sự giác ngộ.

• Người đạt định này sau khi chết sẽ đi thẳng lên thế giới chân ngã, mà không dừng chân tại cõi trung giới và cõi hạ thiên, do bởi tâm thức của họ tương thông với cõi chân ngã này.

3. Người đạt đến tâm thức Bồ Đề

Là người thông qua thiền định và thiền minh sát, đưa tâm thức mình lên cõi bồ đề, vượt qua cõi nhân quả. Đây là nơi mà tâm thức của một người có tình yêu thương đại đồng và có minh triết vĩ đại. 

Họ là những người tiến rất xa trên con đường đạo, là nơi của những vị thánh và của các bậc bồ tát. Nơi đây con người có thể biết được tâm thức của người khác, có thể hòa làm một với tâm thức ấy. 

Những người có tâm thức bồ đề có một tình yêu thương to lớn kết hợp với minh triết thiêng liêng, nên khi tiếp xúc với họ ta sẽ thấy một sự từ bi to lớn tỏa ra xung quanh và một sự hiểu biết sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. 

Một người đạt được tâm thức này thì luôn yêu thương mọi người, mọi vật dù họ có là ai. Đó là tình bác ái cao cả. Họ là những người đã điều khiển được tư tưởng, cảm xúc cũng như xác thân của mình nên họ tỏa ra một sự an lạc và tự tại to lớn. Họ cũng là những diễn giả, thuyết pháp nổi tiếng, có nhiều người tụ tập xung quanh họ, nghe những lời họ nói, không chỉ là sự hiểu biết và minh triết của họ, mà còn là sự gần gũi và từ bi của họ nữa.

Một người có tâm thức bồ đề, có thể mang một thân xác phàm trần hoặc có thể không, do bởi mức tiến hóa của họ. Họ có thể ở lại trên cõi bồ đề mà không mang lấy thân xác phàm trần, tiếp tục học hỏi trên đó cho đến khi đạt đến tâm thức Niết bàn.

4. Người đạt đến tâm thức Niết Bàn

Người đạt đến tâm thức Niết Bàn, thấy và biết mọi tâm thức chúng sinh, hòa làm một với tâm thức chúng sinh, thấy mình và tất cả chúng sinh đều như nhau. Đây là tâm thức của những bậc giải thoát, của các vị Phật.

Trong Niết Bàn tất cả đều như nhau, nhưng mỗi linh hồn lại có những phẩm cách khác nhau, có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Đây có thể là nghịch lý và khó hiểu.

Ví như một tế bào trong cơ thể con người. Con người chúng ta, giống như 1 vũ trụ đối với tế bào. Các tế bào nhìn lên con người cũng như con người nhìn lên vũ trụ vậy.

Giả như một tế bào có tư tưởng và hiểu biết như 1 con người thì sẽ như thế nào?

Nó thấy và biết mọi hoạt động của cơ thể, cũng như thấy biết mọi chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, các tế bào khác. Lúc ấy tế bào đó sẽ là một tế bào tuyệt vời, có trí tuệ siêu việt, thấy và biết hầu như mọi vấn đề. Tuy nhiên, tế bào ấy sẽ không biến mất, không chạy đi đâu cả. Nó vẫn luôn là tế bào đó, tiếp tục thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nó, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển. Tuy nhiên, lúc này nó biết mình là một với cơ thể, là một với tất cả các tế bào khác. Nó hiểu chức năng và hoạt động của cơ thể và các tế bào khác. Chắc chắn nó sẽ làm những điều giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt hơn. Nó biết các tế bào khác, nó biết tâm thức những tế bào khác, nó biết các quy luật hoạt động của cơ thể, vì vậy nó sẽ sống có ích hơn, sẽ làm mọi cách để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, cùng với đó giúp các tế bào khác nhận ra sự vĩ đại của chính mình.

Cũng giống như một người đạt tâm thức Niết Bàn, họ sẽ thấy mình trong tất cả, thấy mình là một với tất cả, thấy tâm thức của mình và tâm thức của tất cả chúng sinh, tuy thế mà họ vẫn giữ những phẩm chất riêng biệt, trí tuệ riêng biệt so với các linh hồn khác.




Diệu Pháp Thiền


1-Ngồi thiền, kiết già, bán già, xếp bằng.....kiểu nào cũng được. Tay xếp chồng lên nhau, hoặc để trên đầu gối, lật ngửa tay hay úp tay cũng được, miễn sao cơ thể thoải mái là được.

2-Chọn chỗ yên tĩnh, không ai quấy rầy. Hoặc trước bàn thờ, hoặc sợ muỗi thì ngồi trong mùng cũng được.

3-Dùng một câu chú: Um Mani- Padme Hum, hoặc danh hiệu: A Di- Đà Phật......Khi đọc, nên phân thành hai nhịp. 
Ban đầu thì nên đọc nhỏ thành tiếng vừa đủ nghe. Khi đã quen, Tậm tịnh thì có thể đọc thầm.
Vừa đọc, vừa lắng nghe, vừa nhìn vào bên trong, tức là không nhìn ra ngoài, vừa chú ý, tập trung, đem lên, nghĩ về đỉnh đầu.

4-Thời gian ngồi từ một tiếng trở lên. Vì sao phải như thế? 
Vì khoảng thời gian đó, Tâm mới vừa được tịnh và tác dụng công phá của Tâm mới bắt đầu. 
Tuy nhiên cũng có người Tâm tịnh nhanh hơn.

Với người mới ngồi, thì thời gian một tiếng không thể chịu nổi, có thể ngồi tại chỗ, duỗi chân ra cho bớt đau, tê. Bớt rồi thì kéo chân vào ngồi tiếp.

Đơn giản. Tạm gọi là Thiền! Khi Thiền, có những trạng thái, hiện tượng, của cơ thể, cố gắng vượt qua.

5-Những hiện tượng xảy ra khi ngồi thiền là Nhột, ngứa, châm chít...là do trước đây Tâm luôn hướng ngoài không cảm nhận được, bây giờ Tâm quay về thân nên cảm nhận được máu huyết lưu thông tạo ra, cứ chịu đựng một chút thì hết.

Vì trụ đỉnh đầu nên có hiện tượng ê, đau trên đỉnh đầu, cố chịu thêm một chút thì cái đau tan rã. 
Bấy giờ sẽ nhận được dòng khí chảy vào làm mát mẻ cơ thể. Đây là dòng khí sạch có thể làm tiêu trừ tật bệnh.

Đối với người tu Phật Pháp, nhờ dòng khí nầy có thể mở được sáu căn, phá hết 5 uẩn của Thân, Tâm giải thoát Luân hồi!

6-Tại sao phải ngồi Thiền ?
Đối với người lớn tuổi. Vì ngày nay, mỗi gia đình chỉ có hai con. Lớn lên, học hành, làm ăn xa. Thì nên cần ngồi thiền, để tiêu trừ bệnh tật. 
Mình mạnh khỏe, con cái đỡ lo. Mình lo sức khỏe của mình, cũng chính là lo cho con!

Với người nhỏ tuổi hơn, có gia đình có con cái, công việc làm ăn....cũng nên ngồi thiền, để ít bị bệnh tật. 
Khi cơ thể khỏe mạnh thì gia đình an vui, hạnh phúc.....

Trẻ ngồi được thì tinh thần minh mẫn. Sau ngày làm việc, hao hụt Năng lượng. 
Ngồi thiền có thể bù đắp sự hao hụt đó!

Còn đối với người tu, thì cần nên ngồi thiền. Vì sao? 
Vì muốn đắc đạo thì phải ngồi thiền. Ngày xưa, Đức Phật cũng thế, các vị Tổ cũng thế!

Pháp Thiền đơn giản nầy, còn gọi là Thiền Diệu Pháp, Thiền Trực Tiếp trên Thân và Tâm.

Võ Hoành Sơn
Pháp Hoa Hội Thiền Việt Nam.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Hành trình sống xanh




BẠN CÓ DÁM BẮT ĐẦU HÀNH TRÌNH “TỪ BỎ NHỰA”?


Bạn không nhất thiết phải thay đổi toàn bộ thói quen của mình. Hãy chọn một việc mà bạn muốn thực hiện nhất, kiên trì với nó, biến điều đó trở thành thói quen của chính bạn. Một khi bạn đã thành công, hãy chọn tiếp một hành động khác để thay đổi …

Tận hưởng niềm vui mua đồ second-hand. (Đồ second-hand không chỉ có mỗi quần áo thôi đâu nhé!)
Dừng việc mua thực phẩm trong bao bì đóng gói lẻ
Mua thực phẩm tận cửa hàng của nông dân
Tự mang theo túi của bạn khi đi mua sắm
Nói không với ly nước và ống hút dùng một lần
Tự nuôi trồng thực phẩm cho chính mình
Nói không với chai nhựa
Tự tay làm đồ dùng cá nhân hay mỹ phẩm làm đẹp
Làm bạn với các loại túi và hộp đựng có thể tái sử dụng.

TẠI SAO VIỆC ĐI THEO LỐI SỐNG XANH, LỐI SỐNG GIẢM RÁC THẢI SẼ GIÚP BẠN HOÀN THÀNH CÁC DỰ ĐỊNH NĂM MỚI CỦA BẠN TRONG 2019 NÀY?

Vào những thời gian giao mùa này, nhiều người trong chúng ta thường hay suy nghĩ về những dự định, kế hoạch và hy vọng cho năm mới. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn bạn sẽ thay đổi cuộc sống của mình như thế nào cho năm 2019, thì hãy đọc thêm nội dung dưới đây để hiểu hơn vì sao việc đi theo lối sống xanh, lối sống giảm rác thải sẽ giúp bạn hoàn thành các dự định năm mới của bạn. Nó hơi dài một chút nhưng hy vọng góp phần làm sáng tỏ một số băn khoăn, đắn đo của bạn về lối sống xanh.

DỰ ĐỊNH # 1: CÂN ĐỐI VÀ KHOẺ MẠNH

Tại sao giảm rác thải sẽ giúp bạn cân đối và khỏe mạnh:
Bạn sẽ ăn nhiều thực phẩm tươi hơn.

Một phần lớn của cuộc sống ít rác thải là học cách nấu và ăn mà không cần bao bì nhựa sử dụng một lần, và một trong những cách tốt nhất để làm điều này là tập trung vào các mặt hàng "không đóng gói sẵn" như trái cây, rau quả và các mặt hàng số lượng lớn như ngũ cốc và những loại đậu.

Có một mối tương quan nghịch đảo giữa các mặt hàng chế biến trong bao bì và lợi ích sức khỏe của chúng, vì vậy bằng cách nghĩ về môi trường lúc mua sắm, bạn sẽ tự động mua những thực phẩm tốt hơn cho cơ thể.

Bạn sẽ uống nhiều nước hơn.

Hơn 60 triệu chai nhựa kết thúc tại các bãi rác và lò đốt rác mỗi ngày, vì vậy một chai nước có thể tái sử dụng là một vật dụng thiết yếu cho người "minimal waste" hay ít rác thải. Khi bạn có thói quen mang theo một chai nước hoặc hộp đựng có thể tái sử dụng mọi lúc mọi nơi, bạn cũng sẽ có thói quen tiếp tục đổ đầy nó, và cơ thể bạn sẽ được cấp nước đầy đủ và vô số lợi ích tốt cho sức khỏe - ít đau đầu hơn, hơi thở mát hơn, nhiều năng lượng hơn, làn da sạch hơn - và chắc chắn danh sách này sẽ còn tiếp tục.

Bạn sẽ trở nên tích cực hơn.

Mặc dù lối sống it rác thải tập trung vào chất thải ở bãi rác, nhưng nếu bạn thật sự quan tâm đến môi trường, bạn sẽ nhận thức được tác động của mình đến trái đất bất kể là ở nơi nào. Vì vậy, đối với nhiều người, điều đó có nghĩa là chọn đi bộ hoặc đi xe đạp hơn là lái xe hoặc đi phương tiện giao thông công cộng để đi làm hoặc làm những việc lặt vặt của mình. Việc vận động nhiều hơn sẽ làm nên điều kỳ diệu cho sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần của bạn.


DỰ ĐỊNH # 2: CHI TIÊU ÍT TIỀN HƠN
Tại sao khi giảm rác thải giúp bạn tiêu ít tiền hơn:
Bạn luôn có thể nói "không"

Học cách nói "không" là một khía cạnh chính của việc không lãng phí. Nói "không" với những thứ không cần thiết, nói không với những ly cà phê chỉ sử dụng được một lần và tự pha những ly cà phê đó tại nhà, nói không với đồ ăn "takeaway" đựng trong những chiếc bọc nhựa. Rác mà chúng ta tạo ra xuất phát từ văn hóa tiêu dùng và chủ nghĩa tiêu dùng tràn lan. Học cách giải mã sự mua sắm của mình từ những đồ dụng cần thiết sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho một cuộc sống với ít chất thải và giữ nhiều tiền hơn trong ví của bạn.

Đầu tư vào các mặt hàng có thể tái sử dụng sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều tiền hơn.

Đối với hầu hết mọi người, việc mua các sản phẩm thay thế có thể tái sử dụng là một phần của việc "không lãng phí"". Nhưng việc đầu tư từ đầu cho các mặt hàng này sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều trong tương lai. Ví dụ, việc mua bông tẩy trang bằng vải có thể tái sử dụng sẽ loại bỏ việc phải mua chúng lần nữa hoặc mua khăn lau sạch sẽ loại bỏ nhu cầu mua khăn giấy. Một số cửa hàng sẽ giảm giá nếu bạn mang theo cốc của mình. Giảm rác thải có nghĩa là có nhiều tiền hơn trong tài khoản của bạn.

DỰ ĐỊNH # 3: SẮP XẾP
Tại sao giảm rác thải sẽ giúp bạn sắp xếp được mọi thứ:
Bạn sẽ bị bắt phải xử lí đống lộn xộn của mình

Bước # 1 của việc giảm rác thải là trở nên "thân thiết" với thùng rác của bạn. Không phải theo nghĩa đen, nhưng dành một chút thời gian để cân nhắc những gì bạn vứt đi sẽ giúp bạn biết được chổ nào trong cuộc sống của bạn tạo ra nhiều rác nhất. Và đối với nhiều người, rác sẽ đi với những đống lộn xộn. Bạn đang có những đồ dùng nào mà bạn sẽ vứt đi sau khi dùng xong nó. Kiểm tra thùng rác sẽ buộc bạn phải xem xét lại lối sống của mình, đó là bước đầu tiên để tổ chức lại mọi thứ.

Bạn thật sự sẽ dùng qua mọi thứ mà bạn có.

Việc giảm rác thải không xảy ra chỉ qua một đêm. Phải mất vài tháng, thậm chí nhiều năm đối với một số người. Nhưng trong quá trình đó, bạn sẽ dùng tất cả món đồ bạn có và tìm hiểu xem nó có giúp ích hay làm hỏng lối sống giảm rác thải của bạn không. Việc này sẽ giúp bạn ghép đồ đạc của mình vào một nơi nào đó.

Bạn hãy học cách lên kế hoạch trước.

Thật không may, đối với hầu hết mọi người, nơi họ sống không (chưa) phải có lợi cho lối sống giảm rác thai, vì vậy bạn sẽ phải tập thói quen lên kế hoạch trước. Cho dù điều đó có nghĩa là đóng gói bữa trưa của bạn đến công ty, tạo nên thời gian di chuyển nhiều hơn nếu bạn chọn đi bộ thay vì lái xe, hoặc đảm bảo đóng gói các túi có thể tái sử dụng với bạn cho việc đi chợ - học cách dự đoán nhu cầu của bạn và dành thời gian để làm như vậy giúp bạn quản lý thời gian của bạn tốt hơn và có tổ chức hơn.

DỰ ĐỊNH # 4: HỌC MỘT KỸ NĂNG HOẶC SỞ THÍCH MỚI
Tại sao giảm chất thải sẽ giúp bạn học một kỹ năng hoặc sở thích mới.
Bạn sẽ học cách làm những gì bạn không thể hoặc hoặc không muốn mua.

Có một số sản phẩm được đóng gói hoặc không lâu dài mà không có rất nhiều thay thế ít rác thải tuyệt vời, hoặc các thay thế có thể rất đắt tiền. Một giải pháp tuyệt vời cho việc này là học cách tự làm những món đồ mà bạn chọn không mua. Từ việc tự làm bơ tắm, đến kem đánh răng, đến những vật làm sạch đa năng hay thậm chí khử mùi, tạo ra các sản phẩm của riêng bạn sẽ tốt cho sức khỏe, cơ thể và môi trường.

DỰ ĐỊNH # 5: YÊU THƯƠNG BẢN THÂN MÌNH
Tại sao giảm rác thải sẽ giúp bạn yêu thương bản thân mình hơn.
Bạn sẽ trở nên chu đáo hơn, và chăm sóc bản thân tốt hơn.

Sống một lối sống không hoặc giảm rác thải đòi hỏi một mức độ chu đáo cao. Nhân tố tác động của bạn đến trái đất đột nhiên trở thành một phần của mỗi lần mua bán mà bạn cân nhắc, bữa ăn bạn tiêu thụ hoặc quyết định bạn thực hiện. Không còn những lần mua hoặc hành động mà không suy nghĩ.

Khi sự chu đáo trở thành một phần khía cạnh trong lối sống của bạn, nó bắt đầu len vào vào các lĩnh vực khác. Bạn có thể thấy mình nhạy cảm hơn với nhu cầu của những người xung quanh bạn, đặc biệt là của chính bạn. Nếu bạn cam kết nỗ lực để chăm sóc trái đất của chúng ta, tại sao bạn không làm điều tương tự cho chính mình? Chỉ là cách bạn bắt đầu nghĩ về việc thực phẩm bạn mua ảnh hưởng đến môi trường như thế nào, bạn sẽ cân nhắc nó làm bạn cảm thấy như thế nào. Tương tự với các sản phẩm làm đẹp bạn đặt trên cơ thể của mình, hoặc các sản phẩm bạn sử dụng để làm sạch nhà của bạn.

Khi chúng ta quan tâm và chăm lo cho mẹ trái đất thì chúng ta cũng lần lượt tạo nên những thói quen chăm sóc chính bản thân chúng ta tốt hơn. Và đó là một thứ gì đó mà tất cả chúng ta có thể làm nhiều hơn một chút vào năm 2019.

Và như câu nói của Gandhi “You must be the change you want to see in the world.” rằng “Bạn hãy là người thay đổi theo cách mà bạn muốn thế giới thay đổi”. Chúng tôi tin rằng, để khắc phục những tình trạng xấu mà Trái Đất đang thay đổi từng ngày, từng phút, từng giây, thì chính bạn, là những người người đang tạo nên những thay đổi lớn qua những thói quen tiêu dùng hằng ngày.


Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Bài học tâm linh từ hoa

Tác giả: Phạm Hải Yến

Mình rất yêu hoa nên hôm nay ngồi nghĩ về hoa,mới nhận ra bạn ấy là một biểu tượng tâm linh lớn về việc yêu thương chính mình.

Hoa rất khác con người. Con người thường hay so sánh nhau. Nhiều người sống theo ý người khác để được người khác yêu thương.

Hoa thì không như vậy. Hoa hướng dương chẳng hề lụy phiền khi hoa hồng có nhiều người yêu thích. Hoa hồng chẳng hề lụy phiền khi người khác chê mình có gai. Dù bên ngoài có như thế nào, thì hoa hướng dương vẫn nở rực rỡ như hướng dương. Hồng vẫn đoan trang đài các như hoa hồng. 

Từ hôm làm workshop trí thông minh cảm xúc đến trường hợp tâm linh hôm qua, mình thấy có quá nhiều trường hợp không biết tự yêu thương chính mình. 

Bao giờ bạn tự hỏi, yêu thương chính mình là gì.

Là nâng niu giá trị bên trong mình mà không gắn giá trị của mình vào những khen chê, đánh giá, nhận xét ngoài thân. Cũng không cần gắn giá trị của mình vào sự tăng giảm yêu thương từ bên ngoài. 

Khi không gắn giá trị của mình vào những khen chê đánh giá, tâm mới đủ yên để nhìn nhận và lựa chọn lời khen chê nào thì cần trân trọng, lời khen chê nào thì cần mỉm cười bỏ qua.

Như bông hoa dại, chẳng ai bỏ tiền ra mua mà vẫn nở rực rỡ, chẳng ai đem về cắm mà vẫn tươi vui.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

Vai trò mới của thầy cô giáo trong kỷ nguyên 4/0

Tác giả: Lê Sơn Tùng

Năm 2013, khi nhà giáo dục Sugata Mitra giành giải thưởng danh giá TED Prize trị giá 1 triệu đô cho ý tưởng "School in the Cloud" (trẻ con không cần đến trường không cần giáo viên, chúng vẫn có thể tự học gần như tất cả mọi thứ, chỉ cần một chiếc máy tính, và một đường truyền Internet tốt), tôi đã khá shock. Làm sao một tổ chức uy tín như TED Talk lại có thể cổ vũ cho 01 ý tưởng điên rồ như vậy được chứ ? Không cần thầy cô giáo ? Điên à ?!?
(Phản ứng này của tôi là hoàn toàn tự nhiên, vì bản thân đã từng là một giáo viên, và từ bé đã lớn lên trong khu tập thể của trường ĐH. Người thầy - đồng nghĩa với người nắm giữ vai trò chìa khóa của tri thức, người chuyên gia, người thắp sáng. Người thầy - đồng nghĩa với việc không thể bị thay thế)
Sugata Mitra và bài nói chuyện nổi tiếng của mình
Nhưng sau khi bình tĩnh suy nghĩ lại, đột nhiên tôi tự hỏi: Có khi nào Sugata Mitra đã đúng ?!? Chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi quá nhanh và liên tục, và phải chăng những tiến bộ của công nghệ, đúng là đang đặt nền tảng cho một tương lai không-giáo-viên, như Sugata Mitra đã dự đoán ? Vai trò của người giáo viên sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai đó?

1. NHỮNG THAY ĐỔI

We’re at the point where the Internet pretty much supplies everything we need. We don’t really need teachers in the same way anymore.
15-20 năm trước, lớp học đối với tôi có nghĩa là một giáo viên đứng trên bục giảng, và ở dưới là 60 học sinh, yên lặng lắng nghe và ghi chép. Lên ĐH cũng ko có gì nhiều thay đổi, chỉ khác ở chỗ “lớp học” trở thành “giảng đường”, và số lượng học sinh tăng lên 200. Người thầy đóng vai trò của một chuyên gia, và quyết định cái gì sẽ được dạy... 15 năm sau, khi đến thăm nhà một SV của mình (một người lớn tuổi đã trưởng thành), tôi mới biết con của anh ấy đã gần như có thể tự học hết tất cả mọi thứ, từ Toán-Lý-Hóa cho đến chơi đàn hay sửa chữa điện, bằng cách lên Youtube xem video hướng dẫn và thực hành theo. Thực tế là trên kênh #Education của Youtube, hiện có khoảng 500 nghìn video và 10 triệu người đăng ký, dạy gần như tất cả mọi thứ, từ Toán/Lịch sử/Kinh tế cho đến chơi đàn/trang điểm/làm đồ gỗ/đánh golf (slogan được chọn là “Where anyone, anywhere can learn or teach anything”). If you can Google something, why teach it?
kênh #Education với hơn 10 triệu người đăng ký của Youtube

“You can learn anything. For free. For everyone. Forever”
Giờ thì hãy nhìn sang Khanacademy.org, một tổ chức phi lợi nhuận được Bill Gate đánh giá là “the future of education”. Hoạt động dựa trên sự tài trợ từ Bill Gate (~10 triệu USD) cùng với các nhà hảo tâm khác, Khan Academy có khoảng 100 nghìn bài học về đủ các chủ đề, từ Tích phân, Đại số cho đến Lịch sử, Kinh tế, Mỹ thuật, Âm nhạc. Người học không những được xem những bài giảng công phu, chi tiết, được chuẩn bị bởi những giáo viên hàng đầu thế giới, mà còn được gợi ý, chấm điểm tức thì bởi trí tuệ nhân tạo (A.I). Kết quả được thống kê và sắp xếp một cách khoa học để hỗ trợ tối đa cho việc học tập. Theo thống kê của báo Forbes, hiện có khoảng 500,000 giáo viên thường xuyên sử dụng Khan Academy làm giáo trình giảng dạy. Tại sao phải tự soạn giáo trình khi đã có sẵn giáo trình từ những người giỏi nhất thế giới và hoàn toàn miễn phí ?
Pixel Buds có thể dịch 40 thứ tiếng chỉ mất 6,5 tr đồng
Bạn có thể tự an ủi: “OK, ghê đấy, nhưng đó hoàn toàn là tiếng Anh, ko biết tiếng Anh ko học được”. Hãy nhìn sang tai nghe không dây Pixel Buds trị giá $160 của Google. Tai nghe Pixel Buds của Google có thể dịch 40 loại ngôn ngữ khác nhau trong khi bạn đang nghe, chính xác như con người, IN-REAL-TIME. Với những tiến bộ của công nghệ dịch tự động và lĩnh vực Machine Learning, A.I (trí tuệ nhân tạo) đang học hỏi nhanh như tốc độ ánh sáng. Trong vòng 5-10 năm nữa, rào cản ngôn ngữ sẽ ko còn là một rào cản đáng kể nữa. Với bất kỳ ngôn ngữ nào, chứ không chỉ là tiếng Anh. (“Ố ô”...nếu bạn lại còn là giáo viên ngoại ngữ nữa).
Cha đẻ của Google Brain, Andrew Ng
Và tương tự như thế, hãy nhìn vào Edmodo, vào Activate Instruction, vào Wikipedia.v.v...bạn sẽ nhận thấy sự cô đơn và bất lực của người giáo viên địa phương nếu như muốn cạnh tranh với các công ty đó vị trí của người thầy truyền thống. Bạn không còn là người chuyên gia (tại chỗ), bạn không còn là người thắp sáng, người duy nhất nắm giữ chìa khóa tri thức. Đơn giản là vì họ có nhiều nhân lực, vật lực, tài lực hơn bạn, một giáo viên đơn lẻ. Bản thân tôi đang theo học một khóa về Machine Learning, được dạy bởi Andrew Ng - cha đẻ của Google Brain, chuyên gia hàng đầu thế giới về ML. Bài tập được chấm trực tiếp bởi máy tính, và người quản lý forum của học viên là một con A.I. Trong khi đó, khóa học là hoàn toàn miễn phí (khi đã đạt đến một tầm nào đó rồi, người ta đi dạy không còn cần đến tiền nữa). Nhiều khi tôi tự hỏi, tại sao tôi cần phải đến ĐH Bách Khoa HN để học với những “giáo viên trường làng” (“teacher”), nếu như tôi có thể học trên mạng với những chuyên gia hàng đầu, những “super teacher” giống như thế ?
Đó chỉ là những thay đổi đã diễn ra trong khoảng 5-10 năm trở lại đây, hãy tưởng tượng những công nghệ đó sẽ còn như thế nào trong vòng 15-20 năm tới, cùng với sự phổ biến của smartphone, iPad, và máy tính cá nhân. Thực tế đã chứng minh cho trẻ con học online với các “super teacher” toàn phần hay bán phần (“blended learning“) ko những sẽ đem lại kết quả tốt hơn, mà còn giúp cắt giảm đáng kể số lượng giáo viên cần thiết cho các trường học. Theo Edtech, hơn 70% các trường công tại Mỹ đang áp dụng “blended learning” cho học sinh K-12.

Câu hỏi đặt ra tiếp theo sẽ là: Người thầy, cần phải đóng vai trò như thế nào, trong thời đại mới ?

2. VAI TRÒ MỚI

Trong một thế giới mà tri thức và kinh nghiệm là hoàn toàn miễn phí và càng ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn cho tất cả mọi người, nơi mà hàng trăm nghìn người một lúc có thể lên mạng học hỏi từ các “super teacher”, thì các “teacher” tại địa phương sẽ làm gì?
. . .
Câu trả lời có thể chỉ là, hãy trở thành các Coach (người kèm cặp).
. . .
Với những tiến bộ của công nghệ, giáo dục lần đầu tiên trong lịch sử, sẽ THỰC SỰ trở thành miễn phí cho bất kỳ ai ở bất kỳ đâu, bất luận sang hèn. A.I sẽ giải phóng bạn khỏi những công việc nhàm chán như chấm bài, hay theo dõi kết quả học tập. Nhưng có một thứ A.I không bao giờ có thể thay thế bạn được, đó là khả năng giao tiếp giữa người và người, khả năng thắp lửa, khả năng truyền cảm hứng.
Bởi vì không phải đứa trẻ nào cũng có đủ sự tự chủ, quyết tâm, và kiên định, đủ để giúp nó kiên trì theo đuổi một khóa học online nào đó, cho dù người thầy đó có thể là chuyên gia hàng đầu thế giới. Và bởi vì Nhà trường - về bản chất, ko chỉ là nơi dạy cho con người ta học số và học chữ, Nhà trường - về bản chất, còn là nơi rèn cho trẻ con những kỹ năng non-cognitive như lòng đam mê, sự hăng say, thái độ chuyên tâm, và tự chủ. Bởi vì đó mới là cái thực sự quan trọng, đó mới là giá trị của giáo dục đích thực.
Và bạn sẽ có thời gian để dạy cho trẻ thấy niềm vui thực sự của học vấn, của việc tính chiều cao của một ngọn núi dựa vào hàm tang, của việc tự tạo ra được một sản phẩm cụ thể nào đó sau khi học (“project-based learning”). Bạn sẽ là người giúp biến những đứa trẻ “chán đến trường” trở thành những con người có bản lĩnh, tự chủ, đam mê, và tôn trọng tri thức. Bởi vì đó mới là giáo dục đích thực.
Hãy bắt đầu bằng việc làm mới mình, bằng những khái niệm “flipped learning”, “blending learning”, “project-based learning”, và thậm chí cả “self-organized learning” (của Sugata Mitra). Bởi vì thế giới sẽ luôn cần những người dẫn dắt, những người đưa đò, những người truyền lửa. Giống như bạn.
Phải. Giống như chính bạn.

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2018

Về Tâm Linh và Unschooling


Nguồn: VCIL


Từ sự kiện Unschooling Hội An vừa qua trở về, chúng tôi nhận được nhiều sự quan tâm từ các anh chị đang có định hướng tìm hiểu và thực hành unschool hoặc nhiều phương pháp giáo dục thay thế khác. Mỗi góc nhìn có thể từng cá nhân, từng gia đình soi chiếu nhiều vấn đề khác nhau, thế nên chúng tôi mạn phép chia sẻ với mọi người một góc nhìn về Unschooling mà chúng tôi đã góp nhặt được trong quá trình tìm hiểu về giáo dục thay thế. 

Đây là ghi chép từ sự kiện chia sẻ về Unschooling được tổ chức tại Tp.HCM từ chị Khánh Thủy ( giáo viên Anh ngữ, có hai bé 9 và 3 tuổi, lúc đầu chọn homeschooling, sau đó chuyển sang unschooling). Bản thân cá nhân tôi, người ghi chép lại buổi chia sẻ, cứ mỗi lần đọc lại đều thấy một góc nhìn mới hay cảm nhận sâu sắc hơn về chia sẻ của chị. Bên dưới chia sẻ là các nguồn thông tin để tìm hiểu sâu hơn về unschooling, homeschooling,... 

3 nội dung chính trong buổi nói chuyện : Tâm Linh – Unschooling – Tiếng Anh

Xếp theo thứ tự từ quan trọng nhất đến ít hơn, vì khi hiểu sâu ra thì mọi vấn đề đều được tâm linh giải đáp. Mọi việc̣ đều theo sự dẫn dắt của tâm linh, unschooling hay tiếng Anh cũng chỉ là một công cụ. Khi mất niềm tin, sợ hãi, hay có những câu hỏi trong giáo dục con, trong cuộc sống thì đều tìm đến điểm tựa tâm linh để tìm ra lời giải. Nhờ tâm linh nhìn rõ ra được con đường sẽ đi, chứ trước đó thì chỉ là những mảnh ghép rời rạc.


1. Tâm linh
Tâm linh là gì? Tâm linh đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống và trong giáo dục?
 Tâm linh là hành trình đi vào thế giới bên trong, là hành trình nội tâm, tìm kiếm những sự thật cuộc đời, chân lý vũ trụ. Mục đích cuối cùng là sống một cuộc đời bình yên, thảnh thơi, nhiều hạnh phúc, niềm vui.
Tâm linh giúp ta trả lời câu hỏi : Ta là ai? Vì sao ta ở đây? Nhờ đó ta hiểu bản thân hơn, hiểu được ý nghĩa của hành trình sống của mình trong thế giới vật chất này. Bài học tâm linh là bài học lớn nhất trong hành trình làm người.

 Lỗi phổ biến của các phụ huynh: nhiều khi còn chưa hiểu mình là ai, bản thân mình cần gì, nên không biết mình cần gì ở con mình, cứ loay hoay, chẳng biết mình nên đi đâu về đâu, rồi giữa đường cứ rẽ qua rẽ lại, thấy phương pháp nào cũng hay, cũng muốn thử. Khi mình thực sự hiểu mình thì mình sẽ tìm được con đường giáo dục phù hợp cho con, mới biết cách hỗ trợ cho con.
 CHÍNH TÂM LINH LÀ CHÌA KHÓA GIÚP TA TÌM RA PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CON. Tâm linh là cái cốt lõi và kim chỉ nam


 khuyến khích thiền định


HÀNH TRÌNH CỦA LINH HỒN – SOUL’S JOURNEY

Chúng ta được tạo ra bởi một đấng sáng tạo tối cao. Người vì muốn trải nghiệm sự phong phú đa dạng của trái đất, của thế giới vật chất này, nên mới phân mảnh mình ra thành những linh hồn. Những linh hồn đến đây để học hỏi, để trải nghiệm cuộc sống, để tiến hóa tâm linh, và cuối cùng tìm lại & quay về với bản chất đích thực nhất của mình – là CHÂN NGÃ. Vì thế chúng ta là thượng đế, ta là một mảnh của thượng đế để trải nghiệm những điều mới mẻ, kì thú.



(Riêng bản thân người ghi chép thì thấy chỗ này hay lắm. Kiểu tụi mình hay nghe những câu nói trong Nhà giả kim như: “Nếu bạn muốn thực hiện điều gì, cả vũ trụ sẽ chung tay cùng bạn làm điều đó.” Những người làm dự án như mình cũng thấy rõ, đến một thời điểm nào đó, những điều mình mong muốn trước đó tự nhiên thành hình một cách rõ ràng hơn. Mọi thứ được vận hành trơn tru, tốt đẹp. Lúc ấy mình hay tin vào việc tồn tại một năng lượng siêu nhiên trên cuộc đời này(mình hay cảm ơn vũ trụ là thế). Nhưng giờ thì mình hiểu rồi, đấng tối cao muốn mình khám phá và trải nghiệm cuộc đời bao la này, và đấng tối cao thì luôn muốn trải nghiệm những điều hay ho mới mẻ, vậy nếu bản thân mỗi người đều làm được những điều hay ho, mới mẻ, thú vị, không ngừng tìm tòi học hỏi và sáng tạo thì phải chăng đấng tối cao luôn ở bên và hỗ trợ cho những điều đó thành hình rõ ràng hơn. Mình cũng tin vào điều đó ở Gaia school, khi mà trước bữa ăn mọi người đưa tay ra và truyền năng lượng cho nhau trước bữa ăn, và mình cảm nhận được điều đó. Mình cảm nhận được năng lượng của những người đứng bên cạnh mình, là Arron luôn sống trong tỉnh thức, chánh niệm và mỉm cười, là Zeju học tâm lý, đứa con tự do của thế giới khi chẳng nhận đâu là nhà. Và mình tin năng lượng vũ trụ này là có thật. )



5 GIAI ĐOẠN TIẾN HÓA CỦA LINH HỒN: Infant – Baby – Young – Mature – Old. Mỗi giai đoạn phải sống rất nhiều kiếp người. Khi linh hồn xuống làm người thì quên sạch cái tôi đích thực của mình, quên mất mình là ai, bộ nhớ bị xóa sạch.


4 BÀI HỌC CỦA LINH HỒN:
– Body (làm thế nào để tồn tại trong cuộc đời và giải quyêt những nhu cầu căn bản nhất của con người)
– Mind (kiến thức, tri thức)
– Emotion (cảm xúc, tình yêu vô điều kiện)
– Spirit (tâm linh)
 Các giai đoạn đều học 4 bài học này, nhưng ở mỗi giai đoạn thì bài học sẽ có mức quan trọng khác nhau. Ở 3 giai đoạn đầu (Infant, Baby, Young) thì những bài học về Body, Mind, Emotions thường là chủ đạo, ở 2 giai đoạn sau (Mature, Old) thì những bài học về tâm linh (Spirit) lại là quan trọng nhất.

 Linh hồn hiện diện trong cơ thể vật lý của ta, trong nó luôn có hai lực lượng tranh đấu quyết liệt, là EGO và DIVINE.


Những đặc tính của EGO- bản ngã // DIVINE – chân ngã:
Past – Future // Now
Fear (sợ hãi) // Love
Stress // Peace – Joy
Lack (thiếu thốn) // Contentment (hài lòng),
Dissatisfaction (bất mãn) // Gratitude (biết ơn)
Resistance (phản kháng ) // Acceptance (chấp nhận)
Self (chỉ lo cho mìn ) // Service (vì người khác, phụng sự)
Thoughts (suy nghĩ) // Awareness (ý thức, hiện hữu)
Judgement (phán xét) // Understanding (thấu hiểu)
Plans // Intuition (trực giác)
Distrust life // Trust life
Struggle with life // Flow with life
Greed (tham lam) // Letting go (buông bỏ)

Sufferings (khổ) // Happiness



 Bản ngã – hai đặc điểm cơ bản là SỢ HÃI (nên ta luôn tìm kiếm sự an toàn, sự đảm bảo thông qua tiền bạc, quyền lực) và THIẾU THỐN lúc nào cũng muốn hơn, không bao giờ có điểm dừng, hệ quả là rất nhiều lo âu, căng thẳng). Đó chính là gông cùm, vô minh, là khổ, là kẻ thù lớn nhất của kiếp người.
Con người được “lập trình” để tin rằng mình là bản ngã. Thức tỉnh là khi ta hiểu rằng mình không phải là bản ngã và quay về với chân ngã.


 Chân ngã – phẩm chất quan trọng nhất là UNCONDITIONAL LOVE (yêu thương vô điều kiện), bởi lẽ đó là trạng thái tự nhiên nhất của chân ngã, nó là chất keo kết nối mọi thứ trong vũ trụ, nó đứng đằng sau lặng lẽ quan sát mọi việc. (Vài ví dụ về Love: cố gắng lái xe an toàn, đi chợ, cười với con, hát hò, ngay cả làm hại ai đó cũng là tình yêu, bởi vì người đó đang yêu chính mình).


CÔNG THỨC QUAN TRỌNG NHẤT:


LOVE = ACCEPTANCE + ATTENTION
ACCEPTANCE: chấp nhận bản thân, những gì đã xảy ra mình sẵn sàng chấp nhận (reality), chấp nhận sự khác biệt (differences), chấp nhận sự khó khăn xảy đến trong cuộc đời (challenges), chấp nhận cả những đổi thay trong cuộc sống (changes – vô thường).

ATTENTION: sự chú ý, tức sống-trong hiện-tại, thực sự chú tâm vào những điều đang làm, không đánh giá, phán xét. Sống với giây phút hiện tại nhìn mọi thứ lúc nào cũng thấy tươi mát, đẹp đẽ, và bình an.



 TRONG GIÁO DỤC: Phương pháp hiệu quả nhất chính là GIÁO DỤC BẰNG TÌNH YÊU THƯƠNG. Nó hướng tới những phẩm chất mạnh nhất của chân ngã. Cách thể hiện tình yêu thương cũng theo công thức trên: Love = Attention + Acceptance


+ Acceptance: Yêu con là luôn chấp nhận con, chấp nhận con không như mong đợi của mình, không quàng kì vọng và mơ ước của mình lên con.

+ Attention: Mình ở với con là mình hoàn toàn có mặt bên con, thực sự lắng nghe để hiểu con, từ đó mới biết cách khuyến khích, khơi gợi những suy nghĩ của con



–> Nhờ tâm linh, ta xác định được MỤC ĐÍCH NUÔI DẠY CON sẽ trở thành 1 người có thể nhận biết và quay về sống với chân-ngã của mình, có 1 cuộc đời tự do, hạnh phúc, bình an với 1 tinh thần phụng sự cao cả (chứ không phải trở nên thành đạt theo tiêu chuẩn của xã hội bây giờ). Như vậy, tâm linh là cái la bàn dẫn ta đến ĐÍCH, unschooling là PHƯƠNG TIỆN giáo dục phù hợp nhất để giúp ta đạt tới cái đích Chân-ngã.



2. Unschooling



Unschooling là gì? Unschooling khác homeschooling như thế nào? Mối quan hệ giữa unschooling và tâm linh?


UNCHOOLING LÀ GÌ?

Unchooling là không gửi con đến trường mà để trẻ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM GIÁO DỤC CHÍNH MÌNH. Không cho con theo 1 chương trình học tương tự như ở trường, không yêu cầu con làm bài tập, và không đo lường tiến bộ của con bằng các bài kiểm tra hay các kỳ thi. Thay vào đó, trẻ tự do theo đuổi sở thích & các mối quan tâm của chúng, theo cách riêng của trẻ, và học những gì trẻ cảm thấy cần thiết trong quá trình tìm hiểu những gì chúng đang hứng thú.



GIÁO TRÌNH CỦA UNSCHOOLING chính là môi trường sống, là bất cứ thứ gì đang có sẵn cho trẻ đắm mình vào đó, là sự sống đang diễn ra từng giây từng phút.



VAI TRÒ CỦA CHA MẸ không phải là thay thế công việc của 1 giáo viên mà là đồng hành bên con, tin tưởng con, hỗ trợ con và cung cấp 1 môi trường phù hợp để con tự giáo dục mình thông qua các nguồn tài nguyên dồi dào trong cuộc sống.



Unschooling không chỉ là 1 lựa chọn giáo dục (educational choice) mà là 1 lối-sống (life choice). Đây là hành trình sống bên nhau của cả gia đình. Trong hành trình đó sẽ nảy sinh việc học khi trẻ có nhu cầu tìm hiều, và đó mới là real learning – học thực sự.



ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH UNSCHOOLING: có mối quan hệ vô cùng gắn bó với nhau, quan tâm tới môi trường, thích đồ homemade và thức ăn thiên nhiên và 1 lối sống không vội vã –> đây là phương pháp giáo dục thuận tự nhiên nhất


UNSCHOOLING KHÁC HOMESCHOOLING VÀ CÁC PP KHÁC NHƯ THẾ NÀO?

Homeschooling giống như học ở trường nhưng thu gọn kích cỡ, đem chương trình học về áp dụng, có giáo trình mang về nhà học áp dụng, tới trường thi chung đến với các bạn (ở nước ngoài) – cơ bản cũng giống như giáo dục truyền thống.



Thừa nhận có nhiều phương pháp như Steiner, Montessori, Reggio Emillia… Về bản chất chúng là giáo-dục-tiến-bộ chứ không phải giáo-dục-tự-do, bởi lẽ vẫn còn phụ thuộc vào những yếu tố tác động khác, như trình độ giáo viên, nội dung học & thời điểm học vẫn là sự áp đặt của người dạy. (Đọc bài của giáo sư Peter Gray để tìm hiểu rõ hơn: https://goo.gl/GEi5yy )


TRIẾT LÝ NỀN TẢNG CỦA UNSCHOOLING (Chị Khánh Thủy nhấn mạnh: nắm được triết lý là điều đầu tiên khi tìm hiểu một cái gì đó, bởi vì đây là cơ sở lựa chọn, không nắm được triết lý sẽ không hiểu cách thức tiến hành và vì sao ta phải tiến hành như thế. Vì không hiểu triết lý nền tảng của unschooling nên phụ huynh có nhiều ngộ nhận & gặp nhiều khó khăn khi thực hiện)
1. Trẻ có khả năng tự định hướng việc học của mình – self-directed. (Về mặt sinh học, chúng ta sinh ra đều có khả năng tự giáo dục, đây là quá trình tự nhiên diễn ra trong suốt lịch sử phát triển của loài người. Bản năng của con người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, là sự tò mò khám phá thế giới)
2. Trẻ chỉ học tốt nhất khi thực sự hứng thú quan tâm đến một vấn đề.

3. Việc học diễn ra từ tất cả những thứ gì chúng ta tiếp cận trong cuộc sống, học và sống không có ranh giới, cả hai cái đó là một, trường học là cuộc sống.



MÔI TRƯỜNG CỦA UNSCHOOLING. Vai trò của cha mẹ trong Unschooling là tạo môi trường giúp bản năng tự giáo dục của trẻ hoạt động hiệu quả nhất. Đó là một môi trường với 4 yếu tố:


1. Thời gian và sự tự do không giới hạn để trẻ CHƠI và KHÁM PHÁ CUỘC SỐNG. Trong unschooling, chơi tự do cực kì quan trọng.
2. Trẻ có quyền tiếp cận công-cụ hữu hiệu nhất của nền văn hóa mà trẻ đang sống (INTERNET chính là công cụ quan trọng nhất)
3. Trẻ cần được sinh hoạt thường xuyên trong một cộng đồng lành tính (khác độ tuổi, kĩ năng, kiến thức & quan tâm tới nhau)

4. Có người lớn sẵn sàng trả lời các câu hỏi của trẻ & hỗ trợ trẻ trong khả năng.


CÁCH THỨC THỰC HIỆN CỦA CHA MẸ unschooling + tâm linh:
1. Làm gương (tu thân, “Con vào dạ, mạ đi tu”, là tấm gương sống của chân-ngã)
2. Kể chuyện (Telling stories)
3. Tâm tình, trò chuyện, lồng ghép những bài học tâm linh
4. Đọc sách (bản thân cha mẹ cần thường xuyên đọc sách & giúp con yêu thích đọc sách ngay từ nhỏ, đây là công cụ tự-học quan trọng nhất mà con sẽ dùng cả cuộc đời)
5. Cha mẹ cần thường xuyên cập nhật kiến thức về quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ trong mỗi giai đoạn để có cách tiếp cận con hiệu quả nhất

6. Tin tưởng & chấp nhận con, không kỳ vọng kết quả (chắc chắn con sẽ không học theo cách thức và tốc độ mà cha mẹ mong muốn, quan trọng là những gì diễn ra trong đầu trẻ chứ không phải những gì ta thấy ở bên ngoài)



LƯU Ý: mỗi trẻ sẽ có kiểu học khác nhau, đứa thích học theo nhóm, đứa thích học 1 mình, đứa thích đọc sách, đứa thích xem phim, đứa thích trải nghiệm ngoài trời, đứa thích ở nhà… Không có đứa trẻ nào giỏi hay dở. Không có cách học nào tốt hơn cách học nào, chỉ có cách nào phù hợp với trẻ nhất mà thôi.


VÌ SAO CHỌN UNSCHOOLING MÀ KHÔNG LÀ CÁC PP KHÁC?
1. Đây là pp giáo dục thuận tự nhiên nhất
2. Chi phí thấp
3. Không đòi hỏi cha mẹ có kiến thức & kỹ năng chuyên môn
4. Con có được tự do nhiều nhất. (“Con người trước nhất phải là con người tự do. Ý chí tự do là món quà lớn nhất mà cha mẹ dành tặng con” – Doãn Kiến Lợi) — Con tự do, cả gia đình tự do theo.
5. Học tập trở thành̀ niềm vui (vì con chỉ tìm hiểu những gì con thích thú, quan tâm)

6. Con cảm nhận nhiều nhất TÌNH YÊU VÔ ĐIỀU KIỆN của cha mẹ (mẹ gần bên con, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ) – tiệm cận nhất với các giá trị tâm linh



 Hành trình này là sự tin tưởng tuyệt đối vào con, chấp nhận (acceptance) việc con không nghe lời, con vấp ngã, ta cần kiên nhẫn, tin vào sự thay đổi của trẻ. Trẻ không hư, hoàn toàn không hư, nếu mình là một tấm gương sáng & có đủ niềm tin vào nó. Một đứa trẻ có nền tảng giáo dục tốt không bao giờ “hư”, nền tảng đó có được từ sự yêu thương (sáng suốt), và được cha mẹ tin tưởng, chấp nhận.


Hành trình giáo dục là hành trình có tâm linh soi rọi, luôn hướng đến chân ngã (chân ngã không bao giờ sợ hãi hay lo lắng). Cha mẹ sẽ là 1 farmer – người nông dân (gieo hạt giống tốt vào đất & ngắm nhìn sự trưởng thành của con), chứ không phải là 1 carpenter – thợ gỗ (đục đẽo con thành 1 sản phẩm mà mình mong muốn) vì mỗi con người đều có sứ mệnh sống của riêng mình. Con là con, mình là mình. Con mình không phải là CỦA mình. Mình vẫn còn đang đi tìm bài học của chính mình thì hãy để con đi tìm bài học của chính nó. Giúp con đi được hành trình tâm linh của nó để chính mình cũng có thể đạt được hành trình tâm linh của mình. YÊU THƯƠNG LÀ CHÌA KHÓA CHO TẤT CẢ.

VẬY UNSCHOOLING LÀ PHƯƠNG PHÁP TUYỆT VỜI NHẤT? Không chắc, điều này còn phụ thuộc vào ba mẹ và hành trình của cả hai, quan trọng là cha mẹ cần hiểu mình, hiểu con (với sự định hướng của tâm linh) thì sẽ tự khắc tìm được con đường phù hợp. Nhưng trên hành trình này, cha mẹ luôn không ngừng học tập và trau dồi mỗi ngày, chính cha mẹ cũng phải tu thân và nuôi dưỡng chính mình.


3. Dạy tiếng Anh cho con:
1. Bản thân cha mẹ phải học tiếng Anh đủ giỏi để giao tiếp với con. Mình không thể nào dạy cho người khác những thứ mình không biết.
2. Cha mẹ không giỏi thì cùng học tiếng Anh với con để giúp con có thiện cảm và hứng thú , đây là nền tảng quan trọng để giúp con học tốt tiếng Anh.
3. 2 cách hiệu quả nhất là trò chuyện với con bằng tiếng Anh và đọc sách tiếng Anh cho con, chú ý vào sự tương tác với con.

Tìm hiểu thêm tại bài viết: https://goo.gl/6vh7MF



CÂU HỎI


Để trẻ tự do, trẻ chơi game miết thì như thế nào?

Thì cứ để trẻ chơi. Chơi game trẻ học được rất nhiều. Chấp nhận unschooling là hoàn toàn đặt niềm tin vào sự lựa chọn của trẻ. Hơn thế nữa, ở lứa tuổi này, chơi là việc quan trọng hơn bao giờ hết, chỉ có thời gian chơi, thời gian rảnh rỗi mới cho trẻ cơ hội sáng tạo và khám phá không ngừng về thế giới xung quanh. Vai trò của phụ huynh là hướng dẫn con, giúp con chọn những game bổ ích, nếu chơi chung với con được thì càng tốt nhưng vẫn để quyền quyết định thuộc về con. Phải nhận thấy một điều là chúng ta càng cố ngăn cấm trẻ tiếp cận với những thứ mà chúng ta nghĩ là xấu thì nó càng khơi gợi sự tò mò trẻ tìm về những điều đó. Trẻ được tự do và tin tưởng thì rồi cũng sẽ nhận thấy chơi game chỉ là 1 trong nhiều lựa chọn khác (con Khánh Thủy rất thích chơi game & được chơi tự do nhưng vẫn thích đọc sách & viết lách nhiều hơn)


• Tài chính của người chọn unschooling?

Chỉ cần đủ sống, thường là 1 người đi làm, 1 người ở nhà với con. Các gia đình unschooling theo đuổi 1 lối sống giản dị, thuận tự nhiên, chi tiêu có ý thức, đề cao những giá trị tinh thần-tâm linh nên không xem trọng vật chất. Ngoài ra, so với gửi con tới trường và đi học thêm các kiểu thì chi phí còn nặng hơn nhiều.


Unschooling thì phải ra nước ngoài?

Đó là chuyện của tương lai. Unschooling + tâm linh chỉ biết sống trong hiện tại, xây dựng 1 hiện tại bền vững nhất để hướng tới tương lai thông qua tình yêu vô điều kiện & quá trình tu dưỡng không ngừng. Nếu biết sống trong hiện tại, gần với các giá trị cốt lõi nhất của chân ngã, tin tưởng cuộc đời thì cuộc sống sẽ cho ta vô vàn cơ hội không ngờ.



CÁ NHÂN NGƯỜI GHI CHÉP:



• Nếu unschooling thì làm sao kiếm được tiền để sống, đạt được nhiều thành công? Học như thế rồi sẽ lấy cái gì làm thước đo cho nó?



Kiếm tiền để sống thật ra đơn giản lắm. Khi con người ta giảm bớt những nhu cầu cá nhân của mình, thì điều đó đồng nghĩa với việc giảm bớt những yêu cầu hay điều kiện sống cao hơn, con người trở về với những gì tối giản nhất là nhu cầu đủ ăn, đủ mặc. Để trả lời cho câu hỏi này, mọi người có thể xem qua video: Life is easy, Why do we make it so hard



https://goo.gl/QHYbhc và có thêm nhiều góc nhìn mới.



Còn nếu nghĩ về mục đích lớn lao là có nhiều tiền hơn, thì unschooling vẫn đáp ứng được điều đó, khi đưa trẻ được làm điều nó muốn và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó. Và chắc chắn, những nghề đó sẽ giúp nó kiếm ra tiền để nuôi sống bản thân (trả lời được câu hỏi làm thế nào để tụi nó có thể kiếm sống)



Dưới góc độ xã hội, chúng ta chẳng thế biết được nghề nghiệp nào có thể cần đến trong vòng 5,10 năm tới. Có những nghề nghiệp mà đôi lúc ta không thế gọi tên, nên dường như lo cho con trở thành ai, kiếm được nghề nghiệp như thế nào dường như không nên trở thành nỗi bận tâm quá lớn vào thời điểm này. Và khi con cái tìm được về chân ngã của chính mình, thì mặc dù xã hội có những biến động như thế nào, đứa trẻ cũng dễ dàng thích nghi.



Nó lại xuất phát từ nỗi sợ hãi. Chẳng có gì nên lấy ra làm thước đo cho sự phát triển của con mình ngoài chính sự trưởng thành mà tự bản thân nó có được. Điều này cũng xuất phát từ nỗi sợ con thua kém người khác (bản ngã), sợ hãi là mình không đi đúng với những lề lối và chuẩn mực xã hội. Khi đặt niềm tin hay kì vọng vào con, cũng là lúc bạn để bản ngã che lấp đi mọi thứ, mong muốn người này phải sống thành công, phải đạt được điều này điều khác, nó không là sự mong muốn từ chính con cái bạn, mà là những ích kỉ cá nhân từ chính bạn. Không phải điều gì bạn nghĩ tốt cũng là tốt cho người khác, không phải điều gì bạn nghĩ phù hợp cũng là phù hợp cho người khác. Ở Unschooling, điều lớn lao nhất mà cha mẹ làm được là cung cấp cho con một môi trường lành tính để con tự khôn lớn, tự té ngã và đứng dây.


• Không tới trường sẽ rất nguy hiểm, tương lai biết như thế nào?

Dường như cha mẹ cũng mất niềm tin là mình không thể giáo dục con. Nó xuất phát từ ngay cả chính vấn đề của ba mẹ khi họ không nhìn nhận được cả sự mong muốn của bản thân mình, nên rất dễ bị hoang mang và cần định hướng từ bên ngoài. Ta cũng cần nhìn nhận lại vị trí của trường học trong xã hội, trường học chỉ là một phương tiện, nếu nhìn tâm linh soi thì chẳng khác gì một nhà tù. Đó chỉ là một sự lựa chọn, bạn vẫn có thể còn nhiều sự lựa chọn khác. Cần phân biệt giữa môi trường học tập và nhà trường. Nhiều người mặc định trường học là không gian học tập duy nhất, nhưng không, bên cạnh trường lớp, trẻ vẫn hoàn toàn có thể gia nhập những cộng đồng tự học, những nhóm học tập khác nhau để tìm hiểu về thứ chúng muốn.



• Không đến trường vậy sẽ không có cái gọi là thầy cô, không có cái gọi là bạn bè, kỉ niệm và nhiều khi ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của đứa trẻ?



Thật ra unschooling hay homeschooling không phải là hoàn toàn không đến trường, trẻ vẫn có thể đến tham gia các khóa học, lớp học chuyên môn, môi trường giao tiếp không hề bị bó hẹp mà mở rộng hơn, với nhiều dạng đối tượng hơn, các lớp học tập cộng đồng, các bạn đồng trang lứa, và ngay cả các anh chị lớn, các cô chú lớn đều có thể là bạn cùng lớp với bé. Hơn nữa, khả năng giao tiếp không nằm ở việc bé bắt chuyện được với bao nhiêu người lạ, mà nằm ở việc bé nhìn nhận và thấu hiểu suy nghĩ, lời nói của người đối diện như thế nào.


NHỮNG TÁC GIẢ NỔI BẬT
Peter Gray (giáo dục) – Free to learn
Eckhart Tolle (tâm linh) – Thức tỉnh mục đích sống, Sức mạnh của hiện tại
Gina Lake (tâm linh)
Thích Nhất Hạnh (tâm linh)
Doãn Kiến Lợi (giáo dục)

Unschool Vietnam (facebook)



Học tiếng Anh theo kiểu Unschooling


Tác giả: Khánh Thủy


Trước hết cần giải thích rõ unschooling là gì. Theo định nghĩa của giáo sư Peter Gray (Boston University) thì các gia đình theo phương pháp này không gửi con đến trường mà để trẻ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM GIÁO DỤC CHÍNH MÌNH. Cụ thể, họ không cho con theo 1 chương trình học tương tự như ở trường, không yêu cầu con làm bài tập, và không đo lường tiến bộ của con bằng các bài kiểm tra hay các kỳ thi. Thay vào đó, họ cho trẻ tự do theo đuổi sở thích & các mối quan tâm của chúng, theo cách riêng của trẻ, và học những gì trẻ cảm thấy cần thiết trong quá trình tìm hiểu những gì chúng đang hứng thú. Giáo trình của unschooling chính là môi trường sống, là bất cứ thứ gì đang có sẵn cho trẻ đắm mình vào đó, là không khí, là nước, là sự sống đang diễn ra từng giây từng phút. Nói chung, các unschoolers xem cuộc sống & việc học là 1 thể thống nhất không tách rời nhau. Cần nhớ là vai trò của cha mẹ khi này không phải là thay thế công việc của 1 giáo viên mà là đồng hành bên con, tin tưởng con, và bằng nhiều cách khác nhau, cung cấp 1 môi trường phù hợp để con tự giáo dục mình thông qua các nguồn tài nguyên dồi dào trong cuộc sống.

Như vậy, theo kiểu unschooling thì học tiếng Anh từ độ tuổi nào không quan trọng. Người quyết định có học hay không, học theo kiểu nào & nhanh chậm ra sao chính là NGƯỜI HỌC chứ không phải cha mẹ, thầy cô hay các chuyên gia giáo dục tiếng tăm nào. Điều mà người lớn chúng ta có thể làm và cần ghi tâm là nếu trẻ được tạo điều kiện “sống” trong một môi trường giàu tiếng Anh để rồi thấy hứng thú với ngôn ngữ này thì trẻ sẽ có thể tự học được 1 cách dễ dàng.

Hãy nghĩ về cách mà trẻ học nói tiếng mẹ đẻ. Từ lúc sinh ra cho tới khi trẻ chính thức biết nói, các cha mẹ có cần phải dạy con hay gửi con tới 1 trung tâm tiếng Việt nào để trẻ học nói không? Câu trả lời hiển nhiên là không. Chính xác hơn là trẻ TỰ DẠY chính mình. Trẻ học nói, kể cả học đọc, học viết đơn giản thông qua những tiếp xúc hàng ngày với những người xung quanh, và đó chính là unschooling, là học thông qua cuộc sống, hay nói cách khác, giữa “học” & “sống” không có ranh giới, học tập & cuộc sống là một. Như vậy, cách dạy và học ngoại ngữ tốt nhất chính là mô phỏng và tái dựng lại môi trường sống cho gần giống nhất với môi trường mà ở đó trẻ học tiếng mẹ đẻ. Vì thế một trong hai cha mẹ cần có một số vốn liếng tiếng Anh nhất định. Nhà nào không giỏi tiếng Anh, không tương tác với con được nhiều thì hiệu quả đương nhiên sẽ phải kém hơn.

Hiểu sâu hơn theo phương pháp unschooling thì việc học của trẻ không phải là quá trình trẻ học 1 kỹ năng cụ thể nào vì chính kỹ năng đó. Nói cách khác, unschoolers học tiếng Anh KHÔNG PHẢI vì bản thân tiếng Anh mà tiếng Anh chỉ là bước đệm để trẻ đạt được 1 mục tiêu cụ thể nào đó. Điều này đúng với bất cứ kỹ năng nào khác mà trẻ muốn đạt được. Trẻ sẽ học chỉ khi thấy nó có-ý-nghĩa với cuộc sống của trẻ, và sẽ học chúng 1 cách vui vẻ và hứng thú vì TỰ THÂN trẻ muốn học chúng. Ví dụ, ở nhà mình, mình chưa bao giờ kéo con ngồi xuống và nói, “Con này, bây giờ chúng ta cùng nhau học tiếng Anh nhé”, hay “Mình đọc quyển sách này để học tiếng Anh nào”. Đơn giản mình nói chuyện tiếng Anh với con từ nhỏ (tỉ lệ 50/50 giữa Anh & Việt), cho con xem những bộ phim hoạt hình hoàn toàn bằng tiếng Anh (phim mà có phụ đề tiếng Việt thì lấy giấy dán che lại), thường xuyên đọc cho con nghe những quyển sách thật hấp dẫn, đọc to, rõ, thỉnh thoảng chỉ tay vào mặt chữ, con có hỏi thì mình giải thích, không thì thôi để tự hiểu. Như vậy mục tiêu của trẻ là được trò chuyện với mẹ, được xem những bộ phim hoạt hình yêu thích, được đọc những quyển sách tuyệt vời bằng tiếng Anh chứ không phải trẻ đang cố học tiếng Anh như 1 kỹ năng đơn lẻ. Ding dong! Một ngày nào đó con “bỗng dưng” nói được tiếng Anh, đọc được tiếng Anh, viết luôn được bằng tiếng Anh. Hiệu quả thực tế là hè năm ngoái khi mới 7 tuổi, con đã có thể say sưa đọc một mạch 7 quyển tiểu thuyết Harry Potter bằng tiếng Anh dày cộm trong vòng chưa tới 1 tháng, sau đó cũng thử sáng tác đủ thứ truyện bằng Anh ngữ. Hiện giờ, mọi thông tin con tìm hiểu gần như hoàn toàn bằng tiếng Anh, tất nhiên bằng tiếng Việt cũng được nhưng rõ ràng là số lượng hạn chế và chất lượng thấp hơn rất nhiều.

Vì vậy, để giúp con học tốt tiếng Anh, điều trước tiên và quan trọng nhất là các bạn phải khéo léo tạo ra một môi trường kích thích nhu cầu học tập tự nhiên của trẻ. Do vậy, trẻ càng nhỏ thì càng dễ tác động và khả năng thành công sẽ cao hơn. Các bạn hãy cho con NGHE có-ý-nghĩa thật nhiều (không phải kiểu cứ bật đĩa tiếng Anh phát ra rả vào óc con suốt ngày nhé) bằng cách TRÒ CHUYỆN hàng ngày với con, (chưa tự tin thì cẩn thận kiểm tra lại phát âm & ngữ pháp), và ĐỌC cho con nghe những quyển truyện thú vị (giọng không tốt thì kiếm quyển nào có thu âm đọc sẵn). Đây là 2 cách hiệu quả nhất vì nó có sự tương tác có ý nghĩa giữa người dạy và người học. Kế đến là các bộ phim hoạt hình, các kênh hay trên Youtube nhưng lưu ý cần giới hạn thời gian. Tốt nhất là con xem tới đâu, cha mẹ tương tác với con tới đó. Ví dụ con đang xem tới màu sắc thì mẹ có thể chơi trò đố con màu sắc các đồ vật trong nhà. Các bạn đừng sốt ruột nhé, cũng giống như khi trẻ học tiếng mẹ đẻ, phải rất lâu sau quá trình nghe như thế này thì trẻ mới bắt đầu nói (con mình cũng mất cả năm trời nghe mẹ lảm nhảm tiếng Anh 1 mình thì mới chịu trả lời bằng những từ tiếng Anh đầu tiên). Với trẻ lớn thì cha mẹ phải nhọc công hơn nhiều để giúp trẻ thấy thích và muốn học nó, nhưng cơ bản vẫn theo trình tự nghe xong mới tới nói – đọc – viết.

Để làm được những điều trên, cha mẹ cần tự học ngôn ngữ này tới một mức đủ để giao tiếp đơn giản được hàng ngày với con. Cha mẹ nào lười mà không chịu học thì thôi đành thua, vì mình không thể dạy người khác thứ gì mà mình không biết. Với lại để tiết kiệm mấy trăm triệu học phí tiếng Anh và công đưa đón con đến trường suốt hơn chục năm trời thì cha mẹ dành chút thời gian học lại thứ tiếng mình đã từng học chẳng phải quá lợi sao. Đó là chưa tính đến việc giỏi tiếng Anh cũng sẽ giúp ích cho công việc và quá trình phát triển bản thân của chính cha mẹ nữa. Chỉ cần làm tốt mấy năm đầu đời thì sau này con sẽ tự học và cha mẹ sẽ nhàn nhã vô cùng.

Đến bây giờ, khi chính thức unschool cho con, mình mới thấy con quá may mắn khi đã được xây dựng thành công kỹ năng ngôn ngữ này ngay từ nhỏ. Trẻ càng lớn thì cha mẹ càng tránh can thiệp vào việc các con sẽ học gì và cũng đừng bị kỳ vọng nào đó của mình làm hỏng quá trình học tự nhiên của con và khiến mình thất vọng khi chuyện học của con không diễn ra như mong đợi. Unschoolers sẽ tự biết mình muốn học gì và cần học gì trong quá trình sống mỗi ngày. Phương châm “phát triển toàn diện” kiểu giáo dục tiến bộ không phải là mục tiêu mà phụ huynh unschooling hướng tới. Đối với tiếng Anh hoặc bất cứ kỹ năng nào khác cũng vậy, việc của cha mẹ là tạo môi trường cho phép bản năng giáo dục tự nhiên của đứa trẻ hoạt động hiệu quả, tin tưởng và sẵn sàng hỗ trợ khi trẻ cần, còn học sớm hay trễ 1 chút chẳng thành vấn đề, không học cũng chẳng sao, khi nào trẻ thích và cần thì sẽ học (mà không cần thì học làm gì nhỉ, và khi bọn chúng đã muốn thì có mà cản đằng trời ^^).


Sổ tay nông dân

■Tập 1
Nội dung về Sức khỏe, Vệ sinh nhà cửa, Lò cải tiến, Hộp rơm (dùng để nấu ăn với ít nhiên liệu hơn)

■Tập 2:
Đây là một cuốn sổ tay với rất nhiều thông tin thú vị. Chẳng hạn cách làm phân ủ dễ dàng với 1 cái cọc cắm vào, giúp lưu thông không khí chứ không còn phải tốn công đảo nữa, hoặc cách làm lớp phủ đất cũng rất thú vị.

■Tập 3 Sổ tay Nông dân
Tập này có các phương pháp về cách ghép cây, chiết cây, luống nóng (để ươm cây khi trời lạnh), chậu lá khá khác lạ.

■Tập 4 sổ tay nông dân:
Nội dung: Nông nghiệp một cọng rơm, nông nghiệp rừng, vườn ăn trái tổng hợp, chiết cành, ghép gốc dại, giâm tre, trồng lúa theo phương pháp SRI.

■Tập 5 sổ tay nông dân:
Nội dung: Bảo tồn và cải tạo đất, quản lý rừng, quỹ chung...

Nguồn: https://www.facebook.com/groups/vuonrungsinhthai/permalink/1659128394382255/






Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

6 Nguyên tắc của nền giáo dục Waldorf Steiner

Tác giả: Ts. Giáo dục Sanya Pelini 

Mặc dù ít được biết đến hơn so với triết lý giáo dục Montessori, nền giáo dục Waldorf lại tập trung chủ yếu vào sự phát triển toàn diện (holistic development) của một đứa trẻ. Theo thông tin trên website của các trường Waldorf, các trường đưa nội dung nghệ thuật, thực hành và trí tuệ vào chương trình học và tập trung vào xây dựng kỹ năng xã hội và những giá trị tinh thần của trẻ.

Nền giáo dục Waldorf được khởi xướng từ năm 1919, khi trường học đầu tiên được mở tại Đức, để phục vụ cho con của những người lao động trong một nhà máy thuốc lá có tên gọi Waldorf Astoria Cigarette Company. Chương trình học được lấy cảm hứng từ triết lý của ông Rudolf Steiner.

Ông Steiner tin rằng trẻ em học tập tốt nhất khi mà được khuyến khích học với trí tưởng tượng của trẻ. Ông cũng cho rằng giáo dục cần phải bao gồm đủ mọi mặt: từ thể chất, hành vi, cảm xúc, nhận thức, xã hội tới tinh thần của mỗi đứa trẻ.

Nghiên cứu về tác động thật sự của chương trình học trong các trường Steiner vẫn chưa đầy đủ bởi những nghiên cứu vẫn còn ở quy mô nhỏ và chưa đủ để xây dựng dữ liệu. Có những trường bị chỉ trích rằng quá tập trung vào những học sinh yếu hơn mà bỏ qua nhu cầu của những học sinh có tài năng hơn.

Tuy nhiên, có rất nhiều lợi ích đều liên quan đến nền giáo dục Waldorf. Cuốn sách Alternative Education for 21st century (TD: Lực chọn giáo dục khác cho thế kỷ 21) đã cung cấp bằng chứng để chứng minh rằng các trường Waldorf thực tế hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. Những nghiên cứu khác cho thấy học sinh từ các trường Waldorf luôn háo hức tìm tòi, học hỏi cái mới hơn, trẻ vui hơn khi tới trường và lạc quan về tương lai hơn những đứa trẻ học tại các trường thuộc hệ thống giáo dục khác.

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đức gần đây, trẻ học tại trường Waldorf ít khi phàn nàn về bệnh tật như đau đầu, đau bao tử và ngủ không ngon. Một nghiên cứu khác thực hiện việc so sánh tranh của những đứa trẻ học tại trường Waldorf với các trường thuộc nền giáo dục khác, hay giáo dục truyền thống, thì kết quả cho thấy rằng học sinh theo học nền giáo dục Waldorf có những bức tranh với bố cục tốt hơn, giàu tưởng tượng hơn và chi tiết hơn.

Nền giáo dục Waldorf được định hướng bởi một số nguyên tắc chính. Dưới đây là 6 nguyên tắc chính mà mỗi gia đình đều có thể áp dụng:

1. Tuổi thơ không phải là một cuộc đua

Ông Steiner đã từng nói: “Có một cuốn sách mà trong đó người giáo viên có thể đọc để biết được nên dạy cái gì. Trẻ chính là cuốn sách này. Chúng ta không nên học cách để dạy bất kỳ cuốn sách nào ngoài cuốn sách đang nằm trước mặt chính chúng ta, và hàm chứa chính những đứa trẻ”

Trẻ em không phát triển cùng một cách, cũng không phát triển cùng một nhịp. Nền giáo dục Waldorf dạy chúng ta biết cách tập trung vào nhu cầu của mỗi đứa trẻ, chứ không nên mong muốn trẻ phải trở thành người khác.

2. Trở thành một người kể chuyện

Enstein đã từng nói: “nếu bạn muốn con cái bạn thông minh, hãy đọc chuyện cổ tích cho chúng. Nếu bạn muốn con bạn thông minh hơn, hãy đọc nhiều chuyện cổ tích hơn nữa”. Nền giáo dục Waldorf cùng chia sẻ quan điểm này.

Rudolf Steiner tin rằng kể chuyện là một món quà, và kể chuyện là một đặc trưng của nền giáo dục Waldorf.

Những câu chuyện giúp trẻ kết nối, dạy chúng thêm từ vựng, và đưa trẻ tới những miền đất trẻ chưa hề đặt chân tới. Nền giáo dục Waldorf nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kể chuyện, hơn là đọc chuyện. Kể chuyện xây dựng trí tưởng tượng của một đứa trẻ.

Sáng tác chuyện có thể khó, nhưng sẽ trở nên dễ dàng hơn theo thời gian. Bạn có thể kể những câu chuyện đơn giản mà bạn ghi nhớ từ thời thơ ấu của bạn. Bạn nên xem qua câu chuyện trước khi bạn kể để trải nghiệm kể chuyện hoàn mỹ hơn cho cả bạn và con bạn. Trẻ nhỏ thích nghe một câu chuyện một vài lần, vì vậy trẻ vẫn thích thú với một câu chuyện được kể đi kể lại nhiều lần.

3. Kết nối với thiên nhiên mỗi ngày

Trẻ lớn lên nhờ vào vận động thể chất. Chơi bên ngoài cũng tăng cường sự sáng tạo của trẻ. Kết nối với thiên nhiên có nghĩa là dạy con chúng ta quan tâm hơn đến thế giới xung quanh ta. Có nghĩa là dạy trẻ lắng lại thưởng thức mùi thơm của hoa, quan sát con người và mọi vật khác nhau trong môi trường của chúng ta.

Thiên nhiên cũng giúp trẻ hiền hòa hơn. Cơ hội để kết nối với thiên nhiên rất đa dạng: ngửi mùi thơm của hoa, hái hoa, lượm đá cuội, chụp hình côn trùng, nhặt lá, vẽ tranh những sinh vật sống, chơi với cành cây, xây lâu đài, đào cát, chơi trò đi săn, v.v.

4. Dạy trẻ chơi đùa

Giáo dục Waldorf dựa trên nguyên tắc: những món đồ chơi đơn giản nhất nuôi dưỡng sự sáng tạo vĩ đại nhất. Steiner nhấn mạnh tầm quan trọng của những món đồ chơi đến từ vật liệu thiên nhiên, bởi theo ông đồ chơi cũng cung cấp trải nghiệm xúc giác cho trẻ. Ông tin rằng khi những món đồ chơi đơn giản và mở (ND: không bị định hình), thì chúng sẽ làm sức sáng tạo của trẻ tỏa sáng, bởi trẻ có thể dùng đồ chơi để tưởng tượng, tạo ra vật thể của riêng mình.

Nền giáo dục Waldorf sử dụng những món đồ chơi đơn giản và thân thiện môi trường, ví dụ: quả thông, vỏ sò, hạt dẻ, bông, lụa, khăn mùi xoa, cành cây, len, đá, giấy bìa carton…

5. Thiết lập nhịp điệu

Trong trường Waldorf, mỗi buổi sáng được bắt đầu với circle time (sinh hoạt vòng tròn). Sinh hoạt vòng tròn là một hoạt động đặc biệt để trẻ có thời gian cùng nhau hát, đọc bài xướng, vận động, chơi trò chơi bàn tay theo một chủ đề nhất định (ví dụ theo mùa)

Có rất nhiều lợi ích thu được từ việc thiết lập nhịp điệu. Các tác giả của cuốn sách Simplicity Parenting (TD: cha mẹ đơn giản), thật ngẫu nhiên một trong số tác giả lại là một nhà giáo dục Waldorf, đã tin rằng thói quen và nhịp điệu mang lại cho trẻ cảm giác an toàn, cho chúng sự vững chãi. Nhóm tác giả tin rằng thiết lập nhịp điệu có thể đơn giản hóa công việc làm cha mẹ, để cha mẹ có được trải nghiệm hoàn hảo hơn.

6. Căn phòng nghệ thuật

Nghệ thuật là một phần quan trọng của nền giáo dục Waldorf.

Căn phòng nghệ thuật có nghĩa là trao cho trẻ những khoảnh khắc không bị go bó, để trẻ có thể thực hành chơi sáng tạo. Để trong những khoảnh khắc này, trẻ có thể phát huy tính sáng tạo của trẻ.

Ông Steiner tin rằng, đồ chơi ít lại, đơn giản lại sẽ giúp trẻ phát huy sức sáng tạo. Ông cho rằng, những không gian được sắp xếp ngăn nắp (có nghĩa là đồ chơi được xếp trong rổ, hay trên kệ một cách gọn gàng, chứ không phải là xếp thành đống) đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ.

Có một câu nói của ông Rudolf Steiner đã khái quát khá tốt triết lý của ông: “nỗ lực lớn nhất của chúng ta là để phát triển con người tự do, có nghĩa là con người có thể tự mình xác định mục đích sống riêng của mình và định hướng cuộc đời mình. Có 3 cái quan trọng: trí tưởng tượng, yêu chuộng chân lý, tinh thần trách nhiệm là 3 trọng tâm của giáo dục.