Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

Chánh Thuật và Hắc Thuật.

Nguồn: Thông Thiên Học

Chân Sư D.K.có giảng dạy nhiều về tính chất của hai Huyền Thuật này trong các sách của Ngài. Ở đây, tôi trích một số đoạn có liên quan trong quyển "Luận về Chánh Thuật", sách này dạy về con đường đệ tử, và ở phần sau là vài ý kiến riêng của tôi..

1/ Có thể coi như là định nghĩa về một nhà chánh thuật: “một người hoạt động trong cơ tiến hóa, như một nhà chánh thuật, và như một người trong nhóm các đệ tử tận hiến, mà chúng ta gọi là ‘HUYỀN GIAI CỦA HÀNH TINH CHÚNG TA’.[56]

2/ Mục tiêu của hoạt động huyền thuật của Thánh Đoàn: “Cũng hãy để Tôi nhắc bạn rằng công tác huyền thuật của Thánh Đoàn hành tinh của chúng ta gồm có việc chăm sóc phần tâm linh (psyche) trong thế giới sắc tướng, sao cho đóa hoa đang khai mở của linh hồn có thể được nuôi dưỡng và được thúc đẩy theo cách thức sao cho sự rạng rỡ huy hoàng, từ lực và (cuối cùng) năng lượng tinh thần có thể được thể hiện qua trung gian của hình tướng. Nhờ đó, quyền lực của ba Cung (Rays) của Sự Biểu Lộ thiêng liêng có thể được nhìn thấy.” [104]

3/ Cấp độ có thể sử dụng huyền thuật là LINH HỒN: “Việc cần nhớ lại thứ hai là người hoạt động trong huyền thuật và thực thể có uy lực vận dụng các mãnh lực này phải là linh hồn, tức con người tinh thần (spiritual man), và điều này là bởi những lý do sau đây:

1. Chỉ có linh hồn mới có một sự hiểu biết trực tiếp và rõ ràng về mục đích sáng tạo và về thiên cơ.
2. Chỉ có linh hồn, mà bản chất của nó là sự bác ái sáng suốt mới có thể được phó thác cho tri thức, các biểu tượng và các công thức vốn cần thiết cho sự quy định chính xác của công tác huyền thuật.
3. Chỉ có linh hồn mới có năng lực để hoạt động trong cả ba cõi thấp cùng một lúc, và tuy vậy vẫn tách biệt, và do đó về mặt nghiệp quả (karmically) thoát khỏi các kết quả của công việc như thế.
4. Chỉ có linh hồn mới thực sự có ý thức tập thể và được thúc đẩy bởi mục tiêu thanh khiết vô kỷ.
5. Chỉ có linh hồn, với tầm nhìn của mắt mở rộng, mới có thể thấy được mục đích từ lúc bắt đầu, và có thể giữ kiên định hình ảnh đích thực của sự viên mãn cuối cùng.

Bạn thắc mắc, có phải những người hoạt động trong hắc thuật (black magic) không sở hữu một năng lực tương tự như vậy hay sao? Tôi trả lời, KHÔNG. Họ có thể hoạt động trong ba cõi thấp, nhưng họ làm việc TỪ CÕI TRÍ VÀ TRONG CÕI TRÍ, do đó không hoạt động bên ngoài lĩnh vực nỗ lực của họ như linh hồn được. Do sự gần gũi và sự đồng nhất hóa của họ với các chất liệu làm việc của họ, họ có thể đạt được CÁC KẾT QUẢ MẠNH HƠN MỘT CÁCH TẠM THỜI VÀ HOÀN THÀNH NHANH CHÓNG HƠN, so với người phụng sự trong Huynh Đệ Đoàn bên Chánh Đạo (White Brotherhood), nhưng các kết quả là phù du; họ đem sự hủy diệt và thảm họa theo gót của họ, và thuật sĩ hắc đạo cuối cùng bị nhấn chìm trong cơn tai biến do đó mà ra.” [126]

4/ Phân biệt giữa HẮC THUẬT và CHÁNH THUẬT: “Về sau, (khi y trở thành một đệ-tử thật sự và hữu thệ), y biết một con đường là tả đạo (left hand path), còn đường kia là con đường của sự hoạt động chân chính.

Trên một con đường, y trở nên thành thạo trong hắc thuật, vốn chỉ là các quyền năng được phát triển của PHÀM NGÃ, bị lệ thuộc vào các mục đích ích kỷ của một người mà các động cơ của y là nhằm vào tính tư lợi và tham vọng trần tục. Các điều này giam hãm y vào ba cõi thấp và đóng lại cánh cửa vốn mở vào sự sống.

Trên con đường kia, y hạ thấp tầm quan trọng của phàm ngã của y và thực hành HUYỀN THUẬT CỦA THÁNH ĐOÀN (White Brotherhood), luôn luôn hoạt động trong ánh sáng của LINH HỒN, hoạt động cùng với LINH HỒN trong mọi hình tướng, và không đặt tầm quan trọng vào những tham vọng của bản ngã cá nhân.

Sự phân biệt rõ ràng về hai con đường này tiết lộ những gì mà một số sách huyền linh học gọi là “Thánh Đạo hẹp như lưỡi dao cạo” vốn nằm giữa hai con đường (Vật chất và Tinh thần − ND). Đây là “Bát Chánh Đạo” của Đức Phật, nó đánh dấu đường ranh giới mong manh giữa các cặp đối ứng và giữa hai hướng chuyển động mà y đã học được cách nhận ra – một hướng đi lên đến cổng thiên đàng, còn hướng kia đi xuống vào trong địa ngục tận cùng bên dưới.” [229]

5/ Nguốn gốc của Hắc Thuật: “Khi các vị adepts Ibezhan (một lần nữa dưới sự giảng dạy từ các Chân Sư ở Shamballa) bắt đầu rút lui vào các Thánh Điện, để làm cho các bí pháp khó đạt đến hơn, và để hoạt động chống lại các sự lạm dụng và các sự biến dạng, một số các môn đồ trước kia của các Ngài, nhiều vị có năng lực và kiến thức rất lớn, đã chống lại các Ngài và do đó chúng ta có một trong những nguyên nhân của sự xuất hiện của [382] hắc thuật và chính thuật, và một trong những lý do của nước thanh tẩy của lũ lụt được cho là cần thiết.”

6/ Tính cách của HẮC THUẬT: “Chính ngay ở đây, trong việc sử dụng tư tưởng, mà người ta có thể thấy sự dị biệt giữa hắc thuật và chánh-thuật. Sự ich kỷ, sự nhẫn tâm, sự thù ghét, và sự độc ác ĐẶC TRƯNG CHO NGƯỜI HOẠT ĐỘNG TRONG CHẤT TRÍ, mà trong nhiều kiếp sống, các động cơ của y được tập trung chung quanh việc nâng cao chính y, được tập trung vào việc hoạch đắc các sở hữu cho cá nhân y, và hoàn toàn hướng vào việc đạt được sự vui thích và thỏa mãn của riêng y, không kể đến sự tổn thất gây ra cho người khác. May mắn là chỉ có ít người như thế, nhưng con đường đi đến một quan điểm như thế thì dễ đạt được, và nhiều người cần tự bảo vệ họ, kẻo họ bước đi không suy nghĩ trên con đường hướng tới tính duy vật (materiality).” [481]

7/ Về hai giai đoạn chuyển tiếp trong Huyền Thuật: “Tại sao những bí mật của hơi thở (breath) được bảo vệ cẩn thận như thế? Bởi vì tính hiệu quả của hắc thuật chính là ở đây. Có một điểm mà ở đó, cả hắc thuật và chánh thuật đều cần sử dụng một giai đoạn tương tự trong hoạt động. [519] Một số người với ý chí mạnh mẽ, và thể trí lão luyện và trong sáng, nhưng được làm sinh động bằng mục đích hoàn toàn ích kỷ, đã học được cách sử dụng giai đoạn chuyển tiếp thấp trong số hai giai đoạn chuyển tiếp của linh hồn – vốn liên quan đến mối quan hệ của thể trí và não bộ. Nhờ một sự chuyên tâm mạnh mẽ và một kiến thức về khoa học của các bí huyệt, họ đã có khả năng thực hiện các kế hoạch ích kỷ của họ, áp đặt ý muốn và uy quyền trí tuệ của họ lên “các tù nhân của hành tinh”. Vì vậy, họ đã gây ra nhiều tác hại. Họ không có ý muốn tham gia vào giai đoạn chuyển tiếp cao hơn, trong đó linh hồn hoạt động và thể trí đáp ứng. HOẠT ĐỘNG TRÍ TUỆ VÀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA NÃO BỘ VỚI ẤN TƯỢNG TRÍ TUỆ là tất cả những gì liên quan đến họ.

Cả nhà chánh thuật và nhà hắc thuật, như bạn thấy, đều sử dụng giai đoạn chuyển tiếp thấp, và cả hai đều biết ý nghĩa của các giai đoạn chuyển tiếp trong việc thở ở cõi trần. Nhưng nhà Chánh Thuật hoạt động từ cấp độ LINH HỒN đi ra rồi vào trong thế giới biểu lộ và tìm cách thực hiện kế hoạch thiêng liêng, trong khi nhà Hắc Thuật hoạt động từ cấp độ của TRÍ TUỆ, khi y tìm cách đạt được các mục đích chia rẽ của riêng y. Sự dị biệt không chỉ là sự dị biệt về động cơ, mà còn về sự chỉnh hợp, phạm vi của ý thức và lĩnh vực mở rộng của nó nữa.

Do đó bạn sẽ thấy lý do tại sao mà tất cả các huấn sư chân chính lại tỏ ra cực kỳ thận trọng như vậy, khi họ cố gắng để dạy bản chất của công tác huyền thuật. Chỉ người được thử thách và người chân chính, chỉ có người vị tha và người trong sạch mới có thể được cung cấp các hướng dẫn đầy đủ. Tất cả những gì có thể được cung cấp là thông tin liên quan đến các giai đoạn chuyển tiếp chính của LINH HỒN-THỂ TRÍ và THỂ TRÍ-NÃO BỘ. Chỉ có một ít người cho đến nay có thể được giao phó thông tin quan trọng liên quan đến các giai đoạn chuyển tiếp nhỏ, được tiến hành trong thể xác giữa các hơi thở và trong ý thức não bộ.”

8/ "Mọi người tìm đạo đều biết, và trải qua các thời đại đã được dạy bảo, rằng một thể trí trong sạch và một tấm lòng thanh khiết, tình yêu chân lý, và một kiếp sống phụng sự và vị tha, là các điều kiện tiên quyết hàng đầu, và khi nào thiếu các điều này, thì không có gì có giá trị và không có bí mật lớn lao nào có thể được truyền đạt.

Bạn cũng có thể nói ở đây: Chúng ta cũng được dạy rằng có tồn tại những người hoạt động trong bốn chất dĩ thái, và chắc chắn họ thực hiện được những công việc huyền thuật, tuy nhiên những người này không có sự trong sạch cần thiết và lòng nhân ái đã được đề cập tới. Điều này chắc chắn là đúng; họ thuộc về một nhóm những người hoạt động trong vật chất, mà chúng ta gọi là Các Nhà Hắc Thuật; họ phát triển cao về trí tuệ, và có thể kích hoạt chất trí (mental substance or mind stuff) theo cách sao cho nó có thể đạt được sự biểu lộ ra ngoài trên cõi trần, và dẫn đến mục đích sâu xa của họ.
Có nhiều sự [544] hiểu lầm và sự thiếu hiểu biết sâu sắc về nhóm này. Đó cũng có thể là vì vận mệnh của họ bị trói buộc vào giống dân tương lai, tức giống dân thứ sáu, và sự kết thúc của họ cùng với việc chấm dứt các hoạt động của họ sẽ xảy ra trong thiên niên kỷ xa xăm, mà về chuyên môn được gọi là Vòng Tuần Hoàn Thứ Sáu. Sự rạn vỡ cuối cùng hoặc sự phân hóa giữa cái gọi là lực hắc và bạch, đối với chu kỳ thế giới đặc biệt này, sẽ diễn ra trong thời kỳ của căn chủng thứ sáu trong vòng tuần hoàn hiện tại. Vào cuối căn chủng thứ sáu, trước khi có sự xuất hiện của căn chủng thứ bảy, chúng ta sẽ có trận chiến Armageddon (Theo Thánh Kinh, đó là cuộc chiến quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, kết quả là tận thế và bắt đầu ngày phán xét cuối cùng.-- ND) thực sự, mà chúng ta đã được dạy về nó rất nhiều. Một chu kỳ nhỏ, tương ứng với trận chiến và sự phân chia cuối cùng này, sẽ xuất hiện trong phụ chủng thứ sáu, vốn đang trong tiến trình hình thành. Trận thế chiến vừa mới diễn ra, và chu kỳ phân chia và biến động hiện tại của chúng ta, không tạo thành trận Armageddon thực sự. Cuộc chiến mà chúng ta được thuật lại trong Mahabharata (bộ sử thi của Ấn Độ − ND), và cuộc chiến hiện tại đã có các nguồn gốc về tình trạng rắc rối của chúng và các nguyên nhân của những thảm họa mà chúng đã mang lại, một cuộc chiến ở cõi cảm dục thấp và một ở cõi cảm dục cao hơn. Sự ích kỷ và sự ham muốn thuộc một loại thấp đã là các xung lực ở sau của cả hai cuộc chiến.

Sự phân hóa vĩ đại sắp tới sẽ có những nguồn gốc của nó trong cõi trí (mental world) và sẽ hoàn tất trong phụ chủng thứ sáu. Trong căn chủng thứ sáu, nó sẽ có những mầm mống của thảm họa có báo trước trong bộ ba phối kết gồm trí tuệ, cảm dục tính và bản chất vật chất (thể xác−ND), vốn sẽ mang đến một thời điểm cao trào cho nhị nguyên tính của hành tinh.

Chúng ta không cần đi xa hơn điều đó, vì nhân loại của vòng tuần hoàn thứ sáu sẽ có bản chất rất khác so với chúng ta, và những người vốn sẽ phân biệt thành lực tà đạo và lực chính đạo sẽ quá khác với những gì mà hiện nay chúng ta hiểu theo những từ ngữ đó, đến nỗi chúng ta không cần bận tâm đến vấn đề xa xăm đó.

Hãy nhớ rằng NHÀ HẮC THUẬT THẬT SỰ (ở đây Tôi không đề cập đến một người có xu hướng hắc thuật) là MỘT THỰC THỂ MẤT LINH HỒN (a soulless entity). Y là một thực thể mà trong y, CHÂN NGÃ (Ego) – theo như [545] chúng ta hiểu thuật ngữ đó ngày nay – KHÔNG TỒN TẠI (non-existent). Điều đó thường không được chú ý và ít khi được thấu hiểu hoặc được biểu lộ, nên do đó, HỌ KHÔNG TỒN TẠI TRONG THỂ XÁC. Thế giới của họ bao giờ cũng là thế giới ảo tưởng (illusion).

Từ cõi hạ trí, họ tác động vào chất liệu dục vọng và vào thể cảm dục của những người trên cõi trần, vốn là những người bị ảo giác lôi cuốn và bị giữ lại trong xiềng xích của lòng ích kỷ cực độ, và tính duy ngã (self-centeredness). Điều mà những người-không-biết gọi là MỘT NHÀ HẮC THUẬT TRÊN CÕI TRẦN chỉ là một người nam hoặc nữ nào đó nhạy cảm với, hoặc ĐỒNG CẢM VỚI MỘT NHÀ HẮC THUẬT THỰC SỰ TRÊN CÕI CẢM DỤC. Mối quan hệ này chỉ có thể xảy ra khi đã có nhiều kiếp sống ích kỷ, dục vọng thấp kém, khát vọng trí tuệ lầm lạc, và ưa thích thông-linh-thuật (psychism) hạ đẳng, và điều này chỉ có thể xảy ra khi con người đã tự nguyện để cho họ giam giữ trong cảnh nô lệ. Những người nam và nữ như vậy thì có ít và thưa thớt, vì sự ích kỷ hoàn toàn thực sự là hiếm có. Nơi nào mà có nó thì nó cực kỳ mạnh mẽ, như mọi xu hướng có tính cách nhất tâm đều như vậy.”

9/ Hiệu quả nhất thời của hoạt động Hắc Thuật: “Dĩ nhiên là nó cũng có liên quan đến công việc của những người mà, nhờ sự thành tựu trí năng, đã học để làm việc như các nhà huyền thuật, nhưng theo cái được gọi là khía cạnh đen tối, vì cùng các quy tắc huyền thuật vẫn đúng cho cả hai nhóm, mặc dù động lực thôi thúc khác nhau. Nhưng chúng ta không có gì liên quan tới công việc của nhà hắc thuật. Những gì mà họ làm thì mạnh mẽ nhưng có hiệu quả nhất thời, bằng cách sử dụng linh từ tạm thời (transient) theo ý nghĩa chu kỳ của nó; nhưng những hiệu quả này phải ngừng đúng lúc, và bị phụ thuộc vào các yêu cầu và công việc của các vị mang (bringers) ánh sáng và sự sống.” [610]
Dựa vào những lời dạy này, tôi có cách để nhận biết một nhà Hắc Thuật:

− Về hình thức: ăn mặc xa hoa, phù phiếm, cách sống cũng cho thấy sự bám chấp vào vật chất cõi trần. Ta hãy nhìn gương Đức Phật: từ bỏ cảnh sống vương giả, đi vào rừng sâu hoang vắng để tìm đạo, lấy vải bọc tử thi làm áo che thân, suốt cuộc đời không nắm giữ của cải gì. Và Đức Christ: như Chân Sư D.K. mô tả, Ngài không có nơi để tựa cái đầu mõi mệt của Ngài. Và ta hãy nhìn những tu sĩ ngày nay (tôi không nói tất cả) để thấy cuộc sống của họ khác xa với những vị sáng lập tôn giáo của họ.

− Về đạo đức: họ thiếu lòng nhân, là điều mà các giáo chủ của họ luôn luôn nhấn mạnh. Lòng nhân là một đặc tính của linh hồn, như vậy chứng tỏ họ còn ở rất thấp so với linh hồn của họ.

− Họ thích biểu lộ pháp thuật, là một cách để họ khẳng định họ hơn người, nhưng thật ra họ không hơn người thường chút nào mà chỉ là khác người thôi.

− Giáo lý mà họ truyền bá: thật ra chỉ là việc cóp nhặt các giáo lý sẵn có, xào nấu bằng cách thêm chất riêng của họ, và chất riêng đó chẳng cao cả gì cả mà chỉ đậm tính vật chất. Chẳng hạn có người cho rằng chỉ bằng quan hệ tình dục cũng có thể giác ngộ (không biết giác ngộ cái gì), hoặc chỉ cần canh chừng hay tuân thủ gì đó trong khi quan hệ tình dục thì có thể sinh ra một vị Phật cho thế gian (thật là không thể nhịn cười được).

− Và đây là điểm quan trọng: Khi ta công nhận Thánh Đoàn hành tinh và các Chân Sư là thuộc Chánh Phái (right hand path), thì phe nhóm nào đối lập lại đều là tả phái (left hand path). Vì vậy, kẻ nào tự cho mình ngang hàng với Đức Christ, Đức Phật, nói xấu, phỉ báng các Chân Sư thì đều là tả phái.

Những lời dạy của Chân Sư thì nhiều, những tôi chỉ tóm gọn lại bấy nhiêu và đủ để tôi nhận diện kẻ giả mạo.

Ngoài ra còn có người cho rằng trong quá trình tiến hóa cần có giai đoạn theo tả đạo để phát triển pháp thuật cao cường của bên Hắc đạo. Bạn đó hãy đọc kỹ những lời trích ở trên từ chỉ dạy của Chân Sư. Vì một ý tưởng như thế có thể dẫn bạn vào con đường "tù nhân, nô lệ" cho những nhà Hắc Thuật, ở kiếp này hoặc một kiếp lai sinh.

***

Theo như những gì Chân Sư nói ở đây thì những thực thể mất linh hồn mới là những nhà Hắc Thuật thật sự. Họ không có sự sống trong thể xác do đó họ không bị luật nhân quả chi phối. Ở một nơi nào đó, Chân Sư nói rằng họ chỉ chờ bị tiêu diệt. Chúng ta không hiểu hết những uẩn khuất của các sự việc huyền bí, nhưng như trong bài, sẽ có những trận chiến thật sự giữa hai phe thiện, ác mà kết quả là tận thế và bắt đầu ngày phán xét cuối cùng.

Người được gọi là một nhà hắc thuật trên cõi trần chỉ là một người nam hoặc nữ nào đó nhạy cảm với, hoặc đồng cảm với một nhà hắc thuật thực sự trên cõi cảm dục. Những người này thì bị luật nhân quả chi phối.

Sách "Chân Sư và Thánh đạo" do ông Leadbeater viết ra nên không chắc chắn là đùng. Tuy nhiên, thông tin sau cũng không chắc chắn là đúng, đó là trong "Vị Chân Sư" nói ông J. Krishnamurti đã 4 lần điểm đạo mà vẫn còn bị lệch lạc trong nhận thức, không đi theo đường lối của Thánh đoàn mà tách ra giảng dạy theo cách hiểu riêng của ông, làm cho quần chúng theo ông bị mất phuong hướng. Nhưng ông không theo Tả đạo.

Tôi chỉ tìm thấy đoạn này trong ĐĐNLTD: "Việc một người trở thành một điểm đạo đồ khiến y trở thành vận hà cho mãnh lực mạnh mẽ hơn. Do đó mỗi sự sa ngã, chệch hướng đều có những hậu quả tai hại hơn so với những người kém tiến hoá hơn y, và như thế sự trừng phạt và nghiệp quả cũng tương ứng như thế. Tất nhiên là y phải trả giá cho các lỗi lầm, trước khi được phép tiến xa hơn trên Đường Đạo." Tôi không thấy chỗ nào nói về điểm đạo đồ đi theo tả đạo. "Sa ngã, chệch hướng" không phải là đi theo tà đạo, giảng dạy pháp môn thấp kém.

Hai cuộc điểm đạo đầu, 1 và 2, đòi hỏi con người phải kiểm soát PHẦN NÀO, tuần tự, thể xác và thể cảm dục. Trước cuộc điểm đạo thứ ba thì Chân Ngã mới hoàn toàn kiểm soát phàm ngã. Do đó, việc điểm đạo đồ bậc 1 và 2 có thể sa ngã cũng là điều có thể hiểu được vì hai thể thấp vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn.

***

Bổ sung bài viết về “Chánh Thuật và Hắc Thuật”
Trong bài viết về “Chánh Thuật và Hắc Thuật”, ở mục trích thứ năm nói về nguồn gốc của Hắc Thuật, ta có:
“Khi các vị adepts Ibezhan (một lần nữa dưới sự giảng dạy từ các Chân Sư ở Shamballa) bắt đầu rút lui vào các Thánh Điện, để làm cho các bí pháp khó đạt đến hơn, và để hoạt động chống lại các sự lạm dụng và các sự biến dạng, MỘT SỐ CÁC MÔN ĐỒ TRƯỚC KIA CỦA CÁC NGÀI, NHIỀU VỊ CÓ NĂNG LỰC VÀ KIẾN THỨC RẤT LỚN, ĐÃ CHỐNG LẠI CÁC NGÀI và do đó chúng ta có MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ XUẤT HIỆN CỦA [382] HẮC THUẬT VÀ CHÍNH THUẬT, và một trong những lý do của nước thanh tẩy của lũ lụt được cho là cần thiết.”
Ở đây ta hãy tìm hiểu về các vị adepts Ibezhan.

Cũng trong quyển “Luận về Huyền Linh Thuật” hay “Luận về Chánh Thuật”, ta được biết rằng:
− “nhân loại ấu trĩ khi chuyển ra khỏi giới động vật đã được các huấn sư Ibezhan huấn luyện và dạy dỗ các nhiệm vụ và công việc của nó”. [382] (khi có sự biệt ngã tính, chuyển từ kiếp thú sang kiếp người).

Tình hình lúc bấy giờ là:
− “Các adepts Ibezhan đã phải đối phó với một nhân loại vốn ở trong giai đoạn ấu trĩ, sự an trụ của họ không ổn định nhất, và sự phối kết của họ rất là bất toàn. Có rất ít người có khả năng trí tuệ, và con người thực tế hoàn toàn thiên về cảm dục; họ hoạt động thậm chí có ý thức trên cõi cảm dục hơn là trên cõi trần, và đó đã là phần việc của các vị adepts thuở đầu này, hoạt động dưới sự hướng dẫn từ Shamballa để phát triển các trung tâm năng lượng của đơn vị con người, kích thích não bộ và làm cho con người có ngã thức đầy đủ trên cõi trần.” [380]

Đoạn sau này cho ta biết nguồn gốc của các giáo lý về tình dục, về huyền thuật Mật Tông, các thực hành Hatha Yoga được dạy trong thời kỳ này cho nhân loại ấu trĩ thời kỳ đó:
“... những tàn tích của các việc thực hành ở Đền Thờ trước kia đã truyền xuống đến chúng ta trong giáo lý về sinh thực khí hạ cấp, trong huyền thuật của phái Mật Tông (Tantrik magic) và các thực hành của các nhà Hatha Yoga. Nhân loại ấu trĩ của thời Lemuria và thời kỳ đầu Atlantis đã phải được dạy những gì [381] theo trình độ của họ nhờ vào phương tiện của các biểu tượng, và các phương pháp mà đối với chúng ta sẽ là thô thiển, quá đáng và có một bản chất mà nhân loại đã vượt qua trong nhiều triệu năm.”

Thời kỳ đó đã trôi qua, nhân loại đã có tiến bộ, do đó, giáo lý được truyền dạy phải được thay đổi:

“… Con người phải được dạy rằng mặc dù là một cá nhân, y chỉ là một phần của một tổng thể lớn hơn, và rằng các lợi ích của y phải được làm cho phụ thuộc vào các lợi ích của tập thể. Dần dần việc giảng dạy đã được tổ chức lại, và chương trình giảng dạy được tăng lên; các bí pháp đã được triển khai từng chút một khi con người đã trở nên sẵn sàng cho chúng, cho đến khi chúng ta có các Trường Phái tuyệt diệu với các Bí Pháp của Chaldea, Ai Cập, Hy Lạp và nhiều trường phái khác.” [381]
Trong giai đoạn này, các vị adepts Ibezhan rút lui vào các Thánh điện (có vẻ như trước đó các ngài đã ở giữa quần chúng ấu trĩ để dạy dỗ họ), thì có sự chống đối của các đệ tử của các Ngài, họ ly khai Thánh Đoàn, và phe Hắc Thuật ra đời:

-- “Khi các vị adepts Ibezhan (một lần nữa dưới sự giảng dạy từ các Chân Sư ở Shamballa) bắt đầu rút lui vào các Thánh Điện, để làm cho các bí pháp khó đạt đến hơn, và để hoạt động chống lại các sự lạm dụng và các sự biến dạng, một số các môn đồ trước kia của các Ngài, nhiều vị có năng lực và kiến thức rất lớn, đã chống lại các Ngài và do đó chúng ta có một trong những nguyên nhân của sự xuất hiện của [382] hắc thuật và chính thuật, và một trong những lý do của nước thanh tẩy của lũ lụt được cho là cần thiết.”

Trận chiến giữa hai bên chánh và tà nổ ra (ta có thể đọc điều này trong một bài nói về tiền kiếp của J.Krishnamurti trong thongthienhoc.com), và cuối cùng là trận đại hồng thủy xảy ra để phá hủy căn cứ địa của Hắc Phái. Tuy nhiên, một số người đã thoát được và gầy dựng lại cơ sở ở một số nơi, do đó mà ta có những tàn tích của hắc thuật còn truyền lại ngày nay.

Các hình tư tưởng được tạo ra trong thời kỳ truyền day cho nhân loại sơ khai vẫn còn, và là trở ngại cho sự phát triển của nhân loại ngày nay:
“Các hình-tư-tưởng đầy năng lực được tạo ra trong những bí pháp Ibezhan lúc ban đầu, và (nhất là ở Mỹ Châu) cho đến nay chưa bị phá hủy. “Kẻ Chận Ngõ” khổng lồ này của mọi bí pháp chân chính phải được đánh bại hoàn toàn trước khi người tìm đạo có thể đi tiếp.”[382]
Đoạn sau này cho ta biết một tên gọi lúc ban đầu của Thánh Đoàn, và các adepts Ibezhan  là các chân sư của Thánh Đoàn:
“Ngay trong các giai đoạn đầu, Thánh Đoàn (Hierarchy) này được gọi bằng nhiều tên khác nhau; trong số những tên khác đó, nó được gọi là Thánh Điện Ibez.”[377]

Tôi không biết những gì tôi đã đưa ra ở đây có truyền đến các bạn một ý tưởng nào không. Tôi chỉ nhắc lại ở đây là Hắc Thuật được sinh ra từ Chánh Thuật, nó được thành lập vào thời kỳ mà nhân loại sơ khai được giảng dạy để biết cách truyền giống, “trong các giáo lý về sinh thực khí hạ cấp, trong huyền thuật của phái Mật Tông (Tantrik magic) và các thực hành của các nhà Hatha Yoga”, và “các phương pháp mà đối với chúng ta (ngày nay) sẽ là thô thiển, quá đáng và có một bản chất mà nhân loại đã vượt qua trong nhiều triệu năm.” Vậy mà thời nay vẫn có kẻ rao giảng và xưng tụng loại giáo lý đó. Chỉ có thể kết luận là “Ngưu tìm Ngưu, Mã tìm Mã” hay “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.

----

Zim comments

Cám ơn cô đã cho bọn con thêm nguồn thông tin đáng tin cậy để phân biện về tà đạo và hắc đạo ạ. Qua 2 bài vừa rồi của cô, con hiểu thêm là một nhà hắc thuật có thể không có thể xác nhưng hoạt động trên cõi trí trở xuống và từ vị trí đó họ thu hút vào mình những người còn thể xác mà có rung động gần với họ, gieo tư tưởng cho họ để làm và nói những điều một nhà hắc thuật muốn thực hiện trên cõi trần.

Một điểm hiện nay con hay dùng để nhận biết chánh đạo là khi một giáo lý, một tổ chức tâm linh hướng tới việc phụng sự nhân loại với lòng từ bi và bác ái cao độ, không có sự lôi kéo ép buộc thành viên tham gia hay trù úm người không tham gia. Các giáo lý mà chỉ lo dạy cách giải thoát cho cá nhân, cho gia đình, cho cộng đồng những người theo giáo lý đó thì vẫn chưa thực sự đi trên con đường của ánh sáng. Mục tiêu của việc phát triển cá nhân là để phục vụ cho tha nhân. Nếu chỉ lo đến thành đạo cho mình và cho từng cá nhân nhỏ lẻ xung quanh thì đó là cách làm của phàm ngã riêng biệt. Với linh hồn, các thành tựu cá nhân không có mục tiêu gì khác để phục vụ cho tập thể. Dù con được dạy điều này khi mới bước chân vào MF nhưng mãi gần đây con mới thực sự hiểu và cảm nhận sâu sắc điều này.

“... những tàn tích của các việc thực hành ở Đền Thờ trước kia đã truyền xuống đến chúng ta trong giáo lý về sinh thực khí hạ cấp, trong huyền thuật của phái Mật Tông (Tantrik magic) và các thực hành của các nhà Hatha Yoga. Nhân loại ấu trĩ của thời Lemuria và thời kỳ đầu Atlantis đã phải được dạy những gì [381] theo trình độ của họ nhờ vào phương tiện của các biểu tượng, và các phương pháp mà đối với chúng ta sẽ là thô thiển, quá đáng và có một bản chất mà nhân loại đã vượt qua trong nhiều triệu năm.”

Điểm này rất hay, phương pháp của kỷ nguyên mới hướng đến trí tuệ chứ không còn tập trung vào xác thân như trước nữa.

Cuốn Ánh sáng của Linh Hồn những trang đầu có ghi:
"Những khoa yoga khác nhau đều đã góp phần vào sự khai mở của con người.
Trong giống dân thuần thể chất đầu tiên gọi là dân Lemuria, khoa Yoga được áp dụng cho nhân loại ấu trí vào thời gian đó chính là Hatha Yoga, khoa Yoga rèn thân xác.

...Hiển nhiên là bất cứ ai quay về với những lối thực hành Hatha Yoga, hoặc những cách thực tập để trực tiếp phát triển các luân xa, qua những phương pháp hành thiền và vận khí khác nhau đều là thoái hoá, xét theo một phương diện nào đó.

Người ta nhận thấy rằng nhờ thực hành Raja Yoga và đạt ddến mức hoàn toàn tự chủ khi hành giả tập trung ý thức vào linh hồn, các hình thức Yoga khác sẽ không còn cần thiết.
Vì khoa Yoga cao cấp sẽ tự động bao hàm tất cả các khoa Yoga sơ cấp về mặt kết quả, dù không bao gồm phương diện thực hành"

Nhận xét dẫn nhập, ASCLH, bản dịch của dịch giả Trân Châu.






Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

Những bài học cần nhớ mỗi ngày

Nguồn: GNH Talk

NHỮNG BÀI HỌC CẦN NHỚ MỖI NGÀY
(mình đọc những điều này trong một cuốn sách - sau đó tóm tắt ra như dưới đây và in ra để trên bàn làm việc suốt những năm đầu tu học - để luôn kiểm tra và nhắc nhở mình - giờ share với các bạn)

1. KHU VƯỜN TÂM TRÍ
- Nuôi dưỡng, chăm sóc, gieo trồng, bảo vệ những hạt cây quý (phẩm chất giá trị)
- Phát triển trí tưởng tượng: Tự do khỏi mọi rào cản tư tưởng.
- Nhận biết mục tiêu, tập trung vào đó với mọi năng lượng

2. NGỌN BẢO THÁP
- Theo đuổi mục tiêu: Viết ra giấy, hình dung, ra thời hạn cho nó.
- Cuốn sổ ước mơ: Hình ảnh, mong muốn, nguyện ước
- Chú ý vào đâu, năng lượng hướng vào đó và làm nó lớn mạnh

3. NGƯỜI VÕ SĨ
- Sống đơn độc vào 1 thời điểm nhất định trong ngày
- Rèn luyện thể chất – Ăn uống đúng – Dậy sớm – Âm nhạc – Sống đơn giản.
- Học tập kiến thức tốt cho tâm trí, phát triển bản thân – Vun trồng đức hạnh.
- Viết/ đọc những câu có ý nghĩa tích cực. Kiểm soát lời nói.

4. CHIẾC ĐAI
- Ý chí và kỷ luật. Không để người khác chi phối

5. ĐỒNG HỒ
- Quý trọng thời gian. Can đảm nói KHÔNG

6. CÁNH HOA HỒNG
- Trao tặng yêu thương – cống hiến cho người khác bằng sức mạnh thầm lặng

7. CON ĐƯỜNG KIM CƯƠNG
- Trân trọng hiện tại. Hãy tận hưởng cuộc sống từng giây phút.
- Trân trọng mọi món quà.
- Chậm rãi đi trên con đường kim cương, không chạy theo cầu vồng lấp lánh.
- Mỗi sự việc đều ẩn chứa một thông điệp của cuộc sống.

Khi ta sống với những giá trị tốt đẹp nhất – Ta hạnh phúc
Mọi thứ đến và đi, như bốn mùa, mỗi ngày thay đổi. Hãy yêu và chấp nhận tất cả!
Giải pháp có sẵn trong tình huống: Wait – Watch – Be Wise! Ta là người lựa chọn!
Ta thật sự cảm thấy thế nào? Điều gì là quan trọng – duy nhất – đặc biệt với Ta? Ta quan tâm – chú ý tới điều gì? Ta làm gì để khác biệt?
Không biện hộ, giải thích.
Chúc cả nhà cũng có một tấm bảng quyết tâm riêng của mình!

Con Ong

Nguồn: The Forest Vietnam

"Đaọ Hindu có một câu nói nổi tiếng trong kinh sách Srimad Mahabhagavatam, đó là “Giống như loài ong đi hút mật ở tất cả các loài hoa thì những nhà thông thái cũng tìm kiếm sự thật ở mọi nơi, và nhận thấy vẻ đẹp ở mọi tôn giáo”.

Theo truyền thống Hồi giáo, chương thứ 16 của Kinh Qur'an có tựa đề “Con ong”. Chương này được biết đến là với nội dung về sự sáng rõ của chúa.

Lời Phật dạy trong Kinh Pháp Cú:

Phẩm Hoa
49. Như ong đến với hoa,
Không hại sắc và hương,
Che chở hoa, lấy nhụy.
Bậc Thánh đi vào làng

Chapter 4. Flowers
Just as a bee in a flower
harming neither hue nor scent
gathers nectar, flies away,
so in towns a Wise One fares."
~ The Forest Vietnam

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

Cuốn sách định hướng cuộc đời mình: Một chỉ dẫn cho người bối rối - S.C.Schumacher


Bản thân mình gần đây bắt đầu có một sự thay đổi lớn về nhận thức. Có được điều này là nhờ rất nhiều con người đã chỉ bảo, tạo điều kiện, tạo môi trường để mình học hỏi và trải nghiệm. Trong tâm mình chưa bao giờ ngừng biết ơn... Một tác động to lớn nữa là nhờ những cuốn sách của những con người minh triết vĩ đại, và mình tự cảm thấy nhiệm vụ của mình là bằng cách nào đó giới thiệu những điều mình học được trong những cuốn sách này cho “những người cần nó” - những người theo như Schumacher nói là có sự “thích đáng tương xứng” với nội dung cuốn sách.

Thật hay là có những điều đối với một vài người là “viên kim cương quý giá” nhưng với những người khác chỉ là điều khó hiểu, đáng bỏ qua. Dưới đây là một vài tóm tắt của cá nhân mình về nội dung cuốn sách. (Chú ý: Nội dung này đã đi qua góc nhìn, lăng kính của cá nhân mình nên chỉ mang tính tham khảo).


Những tấm bản đồ triết học:

Những vấn đề chắc chắn nhất, ít rủi ro nhất nhưng liệu có đáng để ta quan tâm?Những vấn đề không chắc chắn, rủi ro hơn nhưng lại tiềm ẩn một ý nghĩa lớn lao cho cuộc sống. Cái nào ta nên quan tâm?
 Nếu con người chỉ chạy theo chủ nghĩa duy vật thì cuối cùng thước đo sự thành công của con người chỉ dựa vào việc ai sở hữu được vật chất nhiều hơn?
Bản đồ của cuộc đời:
- Hiểu về thế giới (4 tình trạng hiện hữu)
- Hiểu về con người - công cụ để con người hiểu thế giới (thích đáng tương xứng)
- Cách học hỏi về thế giới: 4 lĩnh vực của tri thức

- Ý nghĩa của việc sống ở thế giới - 2 loại vấn đề: hội tụ và phân kỳ

Trong thời kỳ khai sáng (Enlightment), triết gia Descarte và Francis Bacon: tin là tri thức con người có giới hạn và chỉ nên tập trung vào những thứ rõ ràng mà con người cực kỳ chắc chắn về - giống như toán học và hình học => phủ nhận toàn bộ tri thức cổ xưa về sự “open- ended mind”: nghĩa là tuy trí tuệ con người còn thấp kém, nhưng nó tiềm ẩn một sức mạnh kỳ diệu để có thể hướng tới những bản thể cao hơn, tốt đẹp hơn.

Triết học hiện đại đã xóa đi nguyên lý về chiều kích thẳng đứng. Con người phải trả lời câu hỏi: “Tôi nên làm gì với cuộc sống?” => Câu trả lời sẽ là: hướng lên bản thể cao hơn của con người…

Kant (triết học gần đây) cho rằng: con người không thể nào đoán biết được những gì nó muốn thực sự và nó không thể xác định được điều nó cần làm để được hạnh phúc vì để làm được chuyện này nó cần phải là thượng đế toàn năng.

=> Nhưng, theo minh triết truyền thống: Hạnh phúc của con người là đi lên cao hơn, phát triển được những tính năng cao cả nhất, đạt được tri thức của các sự vật cao hơn và cao nhất, và nếu có thể thì “được nhìn thấy Thượng Đế”. Nếu con người đi xuống thấp hơn, chỉ phát triển những tính năng thấp hèn hơn mà con người cùng chia sẻ với các động vật. Khi ấy con người sẽ khiến cho bản thân mình bất hạnh sâu sắc, thậm chí rơi vào tuyệt vọng.

4 trình độ hiện hữu:

Ở 4 trình độ hiện hữu, con người chỉ có thể hiểu được từ chiều đi xuống chứ ko thể từ chiều đi lên. Làm sao cung cấp sự sống cho khoáng chất, làm sao cung cấp sự tự ý thức cho động vật?

Vậy tại sao tất cả mọi thứ đều chỉ được quy về vật lý và hoá học như kiểu cây chỉ là tập hợp của những nguyên tử và phân tử kết hợp một cách ngẫu nhiên? Như thế chẳng khác nào nói là: Hamlet cũng chỉ là tập hợp của các chữ cái. Cụm từ “chỉ là”:.... hay thật sự là do con người ko hiểu được nguyên nhân thật sự là gì, nó vượt qua ngoài tầm hiểu biết của con người?

Việc khi ta nghiên cứu về yếu tố sự sống chẳng hạn. Nếu ta nghiên cứu chỉ tính chất vật lý hay hoá học của nó thì chẳng phải là chúng ta bỏ qua phần làm nó là cây? Hay khi chúng ta nghiên cứu động vật để hiểu thêm về con người, chúng ta đã bỏ qua yếu tố làm con người là con người?

Chỉ khi việc tự ý thức của ta phát triển, ta mới có thể hiểu được thêm những thứ cao cả hơn. Những người có khả năng tự ý thức kém sẽ thường định nghĩa ví dụ: con người thật ra chỉ là....

Có thể việc xếp từng bản thể vào một trong bốn hữu thể là một điều khó để làm, nhưng việc phủ định sự tồn tại của bốn hữu thể đó là điều không thể.

Có chăng tồn tại của những hữu thể trên tầm con người? Đó là một niềm tin đã có suốt chiều dài lịch sử của con người và chỉ bị phủ nhận gần đây.

Các bước phát triển:

Tính thụ động (khách thể) và tính chủ động (chủ thể): khoáng sản hoàn toàn là khách thể. Chúng chỉ có thể di chuyển khi có một lực vật lý nào đó tác động (nguyên nhân - hệ quả). Cây ngoài việc có thể bị tác động bởi các lực vật lý, nó còn có một phần chủ động bên trong nó. Nó có thể tự hướng về phía nhiều ánh sáng hơn, và tự động rễ cây bên phía kia sẽ mọc ra nhiều hơn để làm cây ko bị nghiêng đổ. Đó là phản ứng của nó với các kích thích tố. Trong khi động vật, trong nó còn tồn tại một thứ gọi là “động cơ” - là một cái gì đó bên trong (nhưng cũng cần sự tồn tại của một vật thể bên ngoài để gây nên động cơ đó), tự chủ động. Khi nó gặp chủ, nó sẽ vui mừng đi tới vv…Còn loài người là sự tiến lên một bậc rõ ràng; đó là ý chí - sự tự nhận thức. Rất nhiều hành động của con người là nhờ có sự tự nhận thức, không cần một vật chủ nào tác động => con người tự thấu hiểu bản thân mình và sẽ đưa ra những quyết định của riêng mình.

Bình thường hành động của con người rất mang tính thói quen và cơ giới. Thế nhưng việc tự ý thức mang lại một sức mạnh kỳ diệu => nó có thể thay đổi những hành động tất yếu của con người. Có thể coi việc tự ý thức được chính là sức mạnh của tự do. Một hữu thể mà có thể luôn tự ý thức, không bị tác động bởi bất kỳ điều gì xung quanh là một hữu thể tự do, toàn năng kỳ diệu.

Bước phát triển về sự tích hợp: Khoáng chất không chứa một sự tích hợp nào trong chúng bởi vì khi cắt chúng ta thì chúng vẫn giữ nguyên đặc tính nguyên vẹn. Thực vật có một sự tích hợp bên trong: nhựa cây lấy chất dinh dưỡng từ đất để biến thành hoa, quả,vv…nhưng khi cắt một phần của cây ra, phần đó cũng có thể tạo ra một cây mới tách biệt. Cây ko có sự tích hợp về mặt tinh thần (ít nhất là vẫn chưa tìm ra). Động vật có một sự tích hợp khá mạnh mẽ về mặt thân thể nhưng tinh thần vẫn còn yếu, sự logic và trí tuệ không có nhiều. Con người là một bước phát triển lớn hơn về sự tích hợp mạnh mẽ của cơ thể vật lý, có tinh thần và sự tự nhận thức khác biệt so với động vật nhưng vẫn chưa đạt đến sự hoàn hảo. “Tích hợp là tạo ra một hợp nhất bên trong, một trung tâm sức mạnh và tự do, khiến cho hữu thể không còn là một khách thể đơn thuần, chịu tác động của các lực bên ngoài, mà trở thành một chủ thể hành động theo không gian bên trong của riêng mình”. => Quote: “Khi sự tự ý thức không cần một tác động từ bên ngoài như con người mà có thể “tự biết bản thân mình một cách tự tại”. Và Thượng Đế là một hữu thể sâu sắc hoàn hảo.

Phân biệt giữa thứ cao hơn và thấp hơn: vậy thì cao hơn chính là: sâu sắc hơn, thầm kín hơn, bên trong nhiều hơn, nội tại hơn. Còn thấp hơn là ngoại tại hơn, hình bóng hơn, bên ngoài nhiều hơn.

Dần dần hữu thể tiến hóa cao hơn lại càng đi sâu vào trong, càng trở nên “vô hình”. Thật ra thế giới chúng ta đang sống là thế giới của những người vô hình. Chúng ta nhìn thấy vẻ bề ngoài của nhau nhưng không thể nhìn được bên trong: những ước mơ, khát vọng, suy nghĩ thầm kín, vv…Vậy mà chủ nghĩa duy vật luận lại chỉ muốn quan tâm đến những thứ các giác quan có thể cảm nhận được là chính? Vậy thì sự sống, ý thực và sự sự tự ý thức có thể nhìn thấy sờ thấy ngửi thấy nghe thấy cảm nhận thấy bằng các giác quan được ko? Một phần…nhưng phần tự ý thức là không thể.

Do vậy, cũng có khả năng hiện hữu những hữu thể ở cao hơn chúng ta mà các giác quan không thể chạm tới được. Vì họ cũng là vô hình…

Sự phát triển về “thế giới” của mỗi hữu thể: càng tiến hóa lên cao thì thế giới của hữu thể đó càng được mở rộng.

Thích đáng tương xứng I:

Một người nhận thức được một sự vật hay sự việc là nhờ “thích đáng tương xứng”. Ví dụ như một cuốn sách, nó có thể là một hình có màu đối với động vật, có thể là một loạt những ký hiệu không có ý nghĩa đối với người không biết chữ, nhưng cũng có thể là một ý nghĩa to lớn đối với ai đó. Vì vậy, việc mỗi người nhận thức một sự vật và diễn giải nó thành những thứ khác nhau là việc bình thường. Và với những người không có thích đáng tương xứng với một hiện tượng => thường sẽ có xu hướng đánh giá nghèo nàn đi bản chất thật sự của sự việc đó.

Có những sự việc, hữu thể chỉ có thể hiểu được nhờ có đức tin - vì ta không muốn bỏ qua những thứ quan trọng nhất trong đời. Khi chủ nghĩa duy vật luận cho rằng: ta chỉ nên tin các giác quan và bộ não, những sự thật hiển nhiên đúng. Những tín hiệu từ trái tim chỉ là những thứ làm cho sự thật bị sai lệch, có định kiến. Trong khi đó, chỉ có thông qua trái tim mới có thể thấy được các hiện hữu cao hơn.

Con người thông thường không tư duy mà chủ yếu là hành động theo sự áp đặt và ý kiến từ xã hội và những người xung quanh. Và cũng chính vì lẽ đó đã bỏ qua phần tự ý thức, tự tư duy, phê phán lại những giả định cố hữu của xã hội bằng thước đo của những thứ hiện hữu cao hơn, tốt đẹp hơn như là những thứ xuất phát từ trái tim - trong khi đây mới là điều làm cho con người trở thành con người.

Các cấp độ ý nghĩa cao hơn và các trình độ hiện hữu cao hơn sẽ không thể được nhận biết nếu không có đức tin và không có sự giúp đỡ của những công cụ bên trong con người. Làm sao để khai mở và sử dụng những công cụ này???

Thích đáng tương xứng II:

Các công cụ để con người có thể hiểu và tiếp xúc được với thế giới chính là: tất cả bản thể của con người bao gồm cả cơ thể - sự sống, đầu óc - ý thức và trái tim - tự ý thức.

Vì vậy, nếu chúng ta chỉ sử dụng đầu óc và các giác quan để tiếp cận với thế giới, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang làm nghèo nàn đi hiện thực. Hiện thực còn nhiều thứ cao hơn vậy nữa mà chỉ có thể được tiếp xúc một cách “tương ứng” từ công cụ của trái tim.

Nói về khoa học định lượng và định tính: Decarte đã cho rằng con người có thể phân tách bất cứ vấn đề phức tạp nào và giải quyết chúng như cách mà các nhà toán học đã dùng lý lẽ để chứng minh các định lý. Định lượng là điều gì đó rất được đề cao bởi vì nó không có yếu tố chủ quan ở trong đó. Nghĩa là sự thật không bị bóp méo bởi cái nhìn và cách tư duy của người phân tích. Tuy nhiên, định lượng lại chỉ dành cho những vật hiện hữu thấp nhất. Nếu chỉ dùng định lượng thì liệu có thể nhìn ra vấn đề một cách toàn vẹn không? Thật ra, càng lên cao trong chuỗi hiện hữu, tính định tính càng lớn….(cái này là để reflect cho bản thân mình trong việc thực hiện nghiên cứu khoa học)

Thế giới Phương Tây đã bị chuyển dịch từ “khoa học hiểu biết” (wisdom) sang “khoa học thao túng” - khoa học có sức mạnh bởi vì nó hướng đến những vật chất hữu hình (luôn có nguy cơ rơi vào tay máu tham chụp giật).

Trong khi khoa học minh triết hướng tới những điều thiện tối thượng - chân, thiện, mỹ để đưa con người đến với hạnh phúc và giải thoát, khoa học thao túng lại chủ yếu làm sao để tập trung phát triển được kinh tế và chính trị. Khoa học minh triết coi thiên nhiên như người mẹ của Trái Đất => nuôi dưỡng biết ơn thiên nhiên còn khoa học thao túng coi nó như một thứ để lợi dụng và khai thác. Con người được nhìn nhận thay vì như một đứa con của Thượng Đế, có trách nhiệm với trái đất, nó bây giờ được coi như những công cụ để nghiên cứu, dùng cách phương pháp để hiểu như đối với các hiện tượng khác đang xảy ra. Minh triết ngày xưa cần những trí tuệ sâu sắc nhất để hiểu biết được, giờ đây các nghiên cứu có thể đạt được bằng bất cứ ai có thể đọc được số liệu, lắp vào công thức và giả sử như là nó đúng.

Hậu quả của việc bác bỏ các tri thức minh triết và thay vào đó là khoa học thao túng sẽ là: 

1. Xã hội sẽ không bận tâm trả lời những câu hỏi như kiểu là “con người sinh ra với ý nghĩa gì?” “thế nào là thiện thế nào là ác” => con người kể cả có vật chất gia tăng nhưng vẫn sẽ mãi chìm trong đau khổ với những chuỗi hiện hữu tầm thường. 

2. Những người ở xã hội ngày nay sẽ rất dễ bị thuyết phục bởi khoa học thao túng và điều này dẫn đến việc sẽ phải bác bỏ hoàn toàn đức tin 

3. Khi các công cụ để nhận biết các hiện hữu cao hơn không được sử dụng, nó có thể bị thoái hóa hoặc mất hẳn.

Xã hội hiện đại không hề có một chuẩn mực nhất định về đạo đức mà hình như cũng không thấy sự cần thiết của việc đó. Vậy với họ sự tốt xấu là thế nào? Thế nào là tốt và thế nào là xấu? Nếu không có dựa vào một chuẩn mực đạo đức tối cao nào?

Con người có xu hướng hoài nghi về mọi thứ, nhất là những thứ nằm ngoài khả năng hiểu biết của mình. Nhưng lại không hề hoài nghi về chủ nghĩa hoài nghi?

Lĩnh vực tri thức thứ nhất - Tôi và bên trong

Đây là lĩnh vực mà bản thân mỗi cá nhân có thể cố gắng tự lĩnh hội được. Chỉ có mình mới biết mình đang nghĩ gì và quan sát được những điều xảy ra bên trong của mình.

Các nhà khoa học và các bậc triết gia từ ngàn xưa đã nhấn mạnh sự quan trọng của việc tự nhận thức và hiểu bản thân. Mọi câu trả lời nên được tìm thấy trong chính bản thân mỗi người. Vậy làm sao để có thể tự nhận thức bản thân?

Con người có một đặc điểm vượt trội hơn các hữu thể khác - sự tự ý thức. Theo một nhà khoa học, con người khi hành động sẽ rơi vào 3 trạng thái: cơ giới, cảm xúc và trí tuệ. Cơ giới nghĩa là hành động như một cái máy, bị cuốn đi và không tập trung sự chú ý vào sự vật, sự việc mình đang làm. Cảm xúc là sự nhận xét về sự vật: thích, không thích,...phán xét và đưa ra ý kiến cá nhân.

Còn sự tự nhận thức là khi ta thật sự nhận thức được bản chất của sự vật như nó vốn là, không phán xét, không để nó trôi dạt...

Có thể coi là con người bao gồm 2 thành tố: cái máy tính và người lập trình máy tính. Sự tự ý thức chính là người lập trình máy. Liệu ta có thể vượt qua những ý thức tầm thường, mang tính cơ giới để luôn viết được chương trình cho cuộc đời mình không?

Lĩnh vực thứ 2 của tri thức - mình hiểu biết các hữu thể bên ngoài khác

Thật ra khi tiếp nhận thông tin từ một người khác một cách chính xác, phải trải qua rất nhiều bước:
•  người nói biết mình đang muốn nói gì
•  người nói tìm được từ ngữ và cử chỉ đúng hệt với những gì anh ta muốn nói
•  người nghe nghe đúng tất cả các ngôn ngữ, cử chỉ
•  người nghe phải phân tích đúng những gì mình đã nghe được.

Nhờ các quá trình khó khăn đó, rất khó để con người có thể thật sự hiểu thế giới bên trong của những người khác. Vậy nên họ đối với chúng ta thật sự là “vô hình”

Tuy nhiên, ai cũng mong muốn có được hiểu biết về thế giới bên trong của những người khác, nhất là những người mình yêu thương. Vậy làm sao để làm được điều này? Cách duy nhất là mình phải tự quay lại tự nhận thức về bản thân mình trước. Chỉ có như vậy mình mới thấu hiểu được phần nào thế giới bên trong của những người khác.

Một điều nữa là tính “thích đáng tương xứng”. Mình chỉ có thể hiểu được ý nghĩa và minh triết của các hiện hữu cao hơn khi chúng ta có đủ sự tự nhận thức.

Rất nhiều sự việc và ví dụ đã chứng minh được sự tồn tại cao hơn hữu thể con người. Có những người hai mấy năm chỉ để dành viết sách xuất phát từ tiếng nói bên trong đầu mình. Có người 30 năm không ăn gì khác ngoài bánh thánh để sống. Điều này chứng minh được sự tồn tại của những hữu thể cao hơn và con người chỉ có thể được thông qua khi bỏ đi những ham muốn về quyền lực, tư lợi.

Lĩnh vực hiểu biết thứ 3 của tri thức: nhận thức được về bản thân mình trong những người xung quanh.

Phương pháp: xem xét ngoại tại. Nghĩa là đặt bản thân mình vào vị trí của người khác và tự quan sát. Tuy nhiên, thái độ chúng ta giữ là không phán xét đúng sai, chỉ quan sát như thực tại là.

Khi mình càng nỗ lực quan sát, tự ý thức về hành động của bản thân mình đối với người khác, mình sẽ dễ dàng nhận thấy được những điều mình cần hoàn thiện và ít cảm thấy mình quan trọng hơn.

“Hãy yêu người hàng xóm như yêu chính bản thân mình để xoá đi mọi sự vị kỷ”. Lòng vị tha là chìa khoá để đạt được lĩnh vực tri thức này.

Lĩnh vực hiểu biết thứ 4 của tri thức - đánh giá bên ngoài của các sự vật xung quanh

Đây là một lĩnh vực mà có sự chắc chắn nhất về tính chính xác nhưng lại chỉ nghiên cứu chủ yếu về các hữu thể bậc thấp.

Các nghiên cứu mang tính thực nghiệm có thể có ứng dụng cao với các hữu thể bậc thấp nhưng lại hầu như vô giá trị với những hữu thể bậc cao. Khi mọi thứ đều được tập trung vào nghiên cứu như vật lý học: nó cũng giống như nghiên cứu một tác phẩm nghệ thuật mà lại đi nghiên cứu về tính chất các vật liệu dùng để tạo ra tác phẩm đó.

Khoa học miêu tả và khoa học chỉ dẫn khác nhau. Khoa học miêu tả như là diễn tả cây cối thực vấn hướng đến một bức tranh toàn diện về sự sống. Còn khoa học chỉ dẫn giống như vật lý, hoá học thì muốn bỏ qua rất nhiều chi tiết, chỉ giữ lại những đặc điểm cốt lõi để thao túng - vì mục đích của nó là tạo ra những sản phẩm có thể tiên đoán trước được.

Do khoa học chỉ dẫn chỉ xem xét sự chết của sự vật nên nó không cần thiết phải là một phần của tấm bản đồ triết học - bởi triết học là khoa học trả lời câu hỏi sống là như thế nào.

Một nhược điểm nữa của khoa học chỉ dẫn là nó bị bó hẹp: tất cả các bước chỉ dẫn đều phải được chứng minh bằng các định lý đã có sẵn trước đó và hệ thống phải vận hành và cho ra kết quả được.

Trong khi đó, khoa học miêu tả hướng đến sự mô tả một cách toàn vẹn của vấn đề. Nhưng có những sự việc không thể được chứng minh.

Dù thế nào, các hiện hữu cao cũng không thể chứng minh được bằng khoa học mà phải dựa trên xét đoán đúng đắn - “một sức mạnh của trí óc con người vốn siêu việt trên logic đơn thuần, giống như trí óc của người đặt chương trình máy tính siêu việt hơn cái máy tính”.

Về thuyết tiến hoá của Darwin, nó là một sự lầm lẫn trong phân tích khoa học. Có thể chọn lọc tự nhiên là một trong những nguyên nhân của tiến hoá; nhưng không thể khẳng định rằng đây là nguyên nhân duy nhất, và loại bỏ đi những xếp đặt kỳ diệu,vv... đã nói trong kinh thánh. Điều này giống như: nhặt được tiền là một phương pháp để kiếm tiền chứ không phải phương pháp duy nhất việc kiếm tiền là đi nhặt tiền.

Một điều nữa là thuyết tiến hoá chính là khoa học miêu tả nhưng lại có vẻ được chứng minh và thừa nhận chắc chắn như khoa học chỉ dẫn là kiểu: chọn lọc tự nhiên là nguyên nhân duy nhất tạo nên sự sống...

Hiện nay đã có những nhà khoa học dám bác bỏ bức tường tù túng của học thuyết tiến hoá - thứ đã dùng như tiền đề cho học thuyết duy vật luận và nguyên do của việc con người loại bỏ sự tồn tại của tôn giáo. Điều này gây ra sự hiểu lầm về việc cấu tạo, ý nghĩa đời sống của mỗi người đều được tạo ra từ những nguyên tử phân tử một cách ngẫu nhiên, ko ý nghĩa...sau đó nhờ chọn lọc tự nhiên để thành con người “biết chọn điều thiện hơn điều ác, có sự tồn tại của shakespeare...”

Hai loại vấn đề: vậy ý nghĩa của cuộc sống là gì?

Có vẻ như hiện nay, sống là để giải quyết các vấn đề. Thế hệ này tồn tại số lượng các nhà khoa học để đi giải quyết các vấn đề nhiều nhất. Vậy thì các vấn đề chúng ta gặp hiện nay phải ít hơn những thế hệ trước chứ đúng không? Nhưng không hề là vậy.

Vấn đề hội tụ: là vấn đề mà càng nhiều người tập trung giải quyết thì sẽ làm được. Ví dụ: vấn đề mọi người chưa có phương tiện di chuyển hai bánh => tập hợp lại và phát minh ra xe đạp.

Vấn đề phân kỳ: là vấn đề không thể giải thích bằng logic thông thường. Ví dụ: giáo dục một đứa trẻ sẽ có ít nhất hai trường phái đối nghịch nhau. Nhiều kỷ luật hay nhiều tự do? Câu trả lời là: hỏi các nhà giáo dục. Và họ bắt đầu nói về tình yêu thương những đứa trẻ, sự thấu cảm vv...”những năng lực của một cấp bậc cao hơn so với việc thi hành cần phải làm của bất cứ chính sách nào, kỷ luật hay tự do”. Việc có được sức mạnh cao hơn ấy, đòi hỏi phải có sự tự ý thức ở trình độ cao - và đó là những gì tạo nên một nhà giáo dục lớn.

Thật ra cuộc đời là một chuỗi những vấn đề mang tính phân kỳ. Ở đây các vấn đề hội tụ có thể bỏ qua vì nó như là các vấn đề chết - chỉ giải quyết những hữu thể bậc thấp. Khi giải quyết các vấn đề phân kỳ, ta không nên chỉ dựa vào logic để chọn luôn một trong hai lựa chọn đối lập...mà lựa chọn cả hai cùng tồn tại đi kèm với tư duy tự ý thức liên tục.

Ý nghĩa đầu tiên của cuộc sống là phải đi lên những hiện hữu cao hơn. Làm sao để sự tự ý thức càng ngày càng phát triển.

Ý nghĩa thứ hai là về sự thích đáng tương xứng. Ta chỉ có thể đi lên những hiện hữu cao khi trong bản thân ta có sự tương xứng với những hiện hữu đó. Khi đó, “chúng ta phải lựa chọn một phong cách sống không chú ý và chăm sóc nhiều hơn cần thiết đối với bản chất thấp hơn và sẽ dành nhiều thời gian và sự chú ý tự do cho việc theo đuổi sự phát triển cao hơn của chúng ta”. Và trung tâm của việc ấy là trau dồi bốn lĩnh vực của tri thức.

Chấp nhận việc cuộc đời bao gồm một chuỗi các vấn đề phân kỳ, không cần có cách giải quyết nhất định để kích thích con người phát triển những khả năng cao hơn.

Cột mốc trên tấm bản đồ:

1.  Học hỏi từ xã hội và truyền thống để thấy là: “hạnh phúc tạm thời của một người trong việc nhận được những định hướng từ bên ngoài”
2.  Nội hiện hoá những tri thức đã thu được, sàng lọc nó, giữ lại những điều tốt đẹp và bỏ đi những điều xấu (sự tự định hướng).
3.  Tìm thấy cái chết cho tự ngã - cái tự ngã ưa thích và không ưa thích...khi đó người ấy đã đạt được tự do, được thượng đế hướng dẫn. Giữ cho mình luôn hướng tới những điều cao cả hơn.



Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

Thế giới Phạm Thiên Vô Sắc

Tác giả: Thiên Không

I. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA PTVS
II. CÁC KHẢ NĂNG CỦA PTVS
III. CÁC CÕI PHỤ CỦA PTVS
IV. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA PTVS

Bài viết này tôi xin mô tả vài nét về cõi PHẠM THIÊN VÔ SẮC (tôi xin viết tắt là PTVS). Đây là cõi giới cao nhất trong một hệ thống thế giới, nơi mà con người còn tái sinh luân hồi. Vượt qua cõi này là một thế giới hoàn toàn khác, với các đặc điểm và các bài học rất khác. Khi các bạn vượt qua luân hồi trong tam giới, lúc ấy tự các bạn sẽ có những hiểu biết về các thế giới cao hơn này.

Những cảnh giới vô sắc thuộc về thế giới của tư tưởng trừu tượng, cho nên rất khó để có thể diễn tả chính xác những gì có tại nơi đó, nó phụ thuộc rất nhiều vào những hiểu biết chủ quan của người quan sát. Do đó, những gì tôi mô tả lại có thể không giống với những hiểu biết của các bạn, hoặc nó cũng không giống với những gì các bạn đã tìm thấy trước đây. Vì vậy, đừng vội tin nó, mà hãy xem nó như là một mô hình hợp lý cho đến khi nào bạn tự quan sát được, hoặc hãy xem nó như một nguồn cảm hứng để các bạn đi tìm sự thật.

Bài viết này chỉ cung cấp cho các bạn vài nét cơ bản về thế giới vô sắc ấy, để bạn có một vài hiểu biết về chúng, mà có thể hữu ích cho các bạn trong tương lai khi quan sát về chúng. Và nơi đây, thực chất là nơi cái tôi cao hơn của bạn đang hoạt động, mà nhiều người gọi là cái tôi nhân quả, cái tôi thượng trí....Biết nhiều hơn về những cái tôi khác nhau của các bạn, sẽ giúp ích cho việc học hỏi của các bạn ở trần gian được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

I. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÕI VÔ SẮC

- PTVS là một cõi giới cao nhất trong Tam Giới, hay trong một hệ thống thế giới của Trái Đất, nơi mà còn chịu tác động bởi luật nhân quả và luân hồi của hành tinh Trái đất. Đi xa hơn nữa, ta sẽ thấy có những cõi giới cao hơn, chịu tác động bởi những quy luật to lớn hơn. Tuy nhiên, trong bài viết này sẽ không đề cập về chúng. Khi tâm thức bạn mở rộng hơn, khi bạn đạt đến một tầm mức hiểu biết nào đó, tự bạn sẽ có những tri thức về chúng.

-Khác với những cõi giới thấp dưới đó, cõi PTVS này hầu như không có cảnh sắc đặc biệt nào cả. Tất cả chỉ như một bầu ánh sáng trắng trong bao la rộng lớn, không có cây cối, ao hồ, cung điện hay châu báu gì cả. Cũng chính vì ở cõi này không có các cảnh sắc gì nên nó thường được gọi là cõi vô sắc.

-Hơn nữa, ở nơi đây các PT không còn hình dáng đầy đủ chân tay như các cõi thấp nữa, mà thân của họ chỉ như một khối sáng hình bầu dục, do đó cõi này cũng được gọi là cõi vô sắc, cõi vô hình tướng.
Ta sẽ thấy là, các cõi giới càng lên cao, sự đa dạng về hình dáng càng ít được chú ý, các hình tướng càng ít xuất hiện hơn.

+Ở cõi trần, con người có hình dáng người, đậm đặc, ít thay đổi, còn phân chia giới tính nam nữ, còn lão, bệnh.
+Ở cõi trung giới, con người có hình dáng người, ít đậm đặc hơn, một số bộ phận trong cơ thể giảm bớt, có hào quang phát ra xung quanh, có thể thay đổi hình dáng trong một thời gian ngắn, còn phân chia giới tính nam nữ, không còn lão bệnh.
+Ở cõi PTHS, con người chỉ như một khối sáng có hình dạng người, có hào quang phát ra xung quanh, không còn phân chia giới tính, không còn lão bệnh.
+Ở cõi PTVS, con người chỉ là một khối sáng hình bầu dục, có hào quang phát ra xung quanh, không còn phân chia giới tính, không còn lão bệnh.

- Tuy nói là vô sắc, nhưng không có nghĩa là ở trên cảnh giới này, không có một sắc chất, hay một dạng vật chất nào. Mà thực ra, ở đây vẫn luôn tồn tại các loại sắc tưởng rất vi tế và loãng. Vì những sắc này rất vi tế và loãng, cho nên chúng không tạo ra những hình dáng nào đó mà người quan sát có thể thấy được.

Cũng tương tự như bầu không khí của chúng ta, khi nhìn lên ta sẽ không thấy điều gì cả, ngoại trừ bầu trời trong xanh và vô tận. Cũng vậy, nơi cảnh giới này, ta chỉ thấy một bầu ánh sáng trắng trong dường như vô tận, mà không thấy một hình dạng cụ thể nào cả.
Khi nhìn bầu trời, không phải là không có một vật chất nào ở trong đó, mà thực ra có vô số chất khí đang dao động không ngừng ở trên bầu trời. Cũng vậy, khi quan sát cõi vô sắc, không phải là không có bất kỳ loại sắc nào, mà thực ra có vô số sắc tưởng vi tế đang dao động không ngừng, chính chúng làm chất liệu cho tư tưởng trừu tượng, tư tưởng vi tế của các vị PT ở đây.

Nơi cõi phụ cao nhất của cõi PTVS này, có những tư tưởng là siêu hình, vi tế, khó thấy, khó nhận biết, không còn các tưởng thô hoạt động nữa, nên chúng được gọi là phi tưởng, phi phi tưởng, tức là dường như có tưởng, mà dường như không có tưởng.
Các PTVS có thân được cấu tạo bởi những loại sắc tưởng vi tế này, và người ta thường gọi thân này là thể trí trừu tượng, thể thượng trí, thể nhân quả. Nhiều người gọi các vị PTVS này là cái tôi nhân quả, chân ngã, chân nhân.
Và cõi vô sắc này còn được gọi là cõi nhân quả, cõi thượng trí.

-Cõi PTVS là cõi của cái trí trừu tượng, là cõi của cái trí không liên quan đến những giác quan vật lý thông thường hay những vật chất cụ thể, mà chủ yếu liên quan đến những tri thức tổng quát, những kiến thức tổng hợp, những hiểu biết và minh triết. Do đó, những PT ở cõi vô sắc này không còn sử dụng các giác quan vật lý thông thường như cõi trần nữa, mà ở đây họ chỉ sử dụng một giác quan duy nhất, đó là ý căn của họ.

• Ở cõi trần và cõi trung giới, con người còn đầy đủ lục căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.
• Ở cõi PTHS, con người chỉ có 3 căn là mắt, tai và ý.
• Ở cõi PTVS, con người chỉ còn một căn là ý căn.

-Cõi PTVS là một cõi giới rất thanh tịnh. Ta thấy ở các cảnh thấp của PTHS, vẫn có một sự ồn ào náo nhiệt, hoạt động không ngừng của các hình tư tưởng, và chúng thường xuyên tấn công các vị PT. Tuy vậy, ở trên cõi vô sắc này các hình tư tưởng không còn hoạt động nữa, nên ở đây các PT rất là an lạc và thanh tịnh. Các cảnh giới càng lên cao thì mức độ an lạc thanh tịnh càng lớn. Ở đây, các tư tưởng vi tế, trừu tượng di chuyển như những tia chớp, chúng chỉ đi đến nơi người mà chúng nhắm đến, chứ không lan tràn ra xung quanh như những tư tưởng thô bên dưới nữa.

-Ở đây, có một sự hợp nhất rất cao giữa các PTVS với nhau. Các PT dường như có sự liên kết và cảm nhận về nhau. Khi một vị PT tác ý nghĩ về một PT nào đó, thì ngay lập tức họ được kết nối với vị PT đó. Không những vậy, họ còn biết vị PT đó đang nghĩ gì, có những tính cách và đặc tính như thế nào. Ở đây các PT giao tiếp nhau bằng tư tưởng, và khi một tư tưởng phát ra, họ hiểu ngay lập tức và toàn bộ về tư tưởng đó, do đó, ở đây không có sự hiểu sai hay hiểu lầm giữa các PT.

Mỗi người đều biết người kia rất rõ ràng. Do đó, họ ở đây sống rất hợp nhất và yêu thương. Ta sẽ thấy, càng lên cao, sự hợp nhất và yêu thương sẽ càng thể hiện rõ và trở nên chủ đạo trong lối sống của các chúng sinh với nhau. Muốn xem một người có tiến hóa cao hay không, ta phải xem xét rằng họ sống có hợp nhất, có xem tất cả chúng sinh như là mình hay không, có còn phân biệt người này người kia không, và ta cũng phải xem họ có tâm yêu thương chúng sinh thực sự hay không.

-Các PT ở cõi vô sắc không có hình dáng nhất định cụ thể nào, mà họ chỉ là một khối năng lượng có nhiều lớp khác nhau.
• Ở trung tâm của khối năng lượng này là một khối lửa luôn sinh động và sáng rực. Đây là nơi hoạt động của tâm thức. Nơi đây tâm thức điều hành, chỉ đạo và phản ứng với môi trường và chúng sinh bên ngoài. Nó giống như bộ não của con người vậy. Nơi đây cũng là nơi tiếp nhận năng lượng và các hiểu biết từ các thế giới cao hơn.
• Lớp thứ 2 bao bọc trung tâm là lớp màn hình bầu dục, được cấu tạo bởi các sắc tưởng vi tế. Lớp này chứa đựng năng lực và khả năng phản ứng với các điều kiện bên ngoài. Nó giống như thân thể, chân tay của chúng ta vậy. Nơi đây cung cấp năng lực hoạt động cũng như sáng tạo cho các PTVS.
• Lớp thứ 3 bao gồm những tia sáng túa ra xung quanh, cung cấp khả năng giao tiếp và liên kết với các PT khác. Chính nhờ những tia sáng này, tương tự như những tia sáng mặt trời, mà các PT có khả năng liên kết và tiếp xúc với nhau một cách nhanh chóng và gần như ngay lập tức.

-Tùy theo đặc điểm, tính cách tâm linh khác nhau mà lớp màng hình bầu dục(lớp thứ 2) sẽ có những gam màu khác nhau.
• Màu trắng: Tinh Khiết, Trong Trắng, Hiếu Động.
• Màu bạc: Thần Tiên, Sự Tín Nhiệm, Linh Động.
• Màu đỏ: Sự Say Mê, Mãnh Liệt, Nhạy Cảm.
• Màu cam: Chan Chứa, Bốc Đồng, Cởi Mở.
• Màu vàng: Sự Che Chở, Sức Mạnh, Lòng Dũng Cảm.
• Màu xanh lục: Chữa Lành, Nuôi Dưỡng, Từ Bi.
• Màu nâu: Vững Chắc, Vị Tha, Siêng Năng.
• Màu xanh da trời: Hiểu Biết, Khoan Dung, Sự Mặc Khải.
• Màu tím: Tuệ Giác, Chân Lý, Thiêng Liêng.

Một vị PT có thể có những màu sắc nổi bậc nào đó, hoặc có thể có nhiều gam màu khác nhau. Từ màu trắng đến màu tím biểu thị cho các đặc tính tâm linh có mức tiến hóa càng lên cao hơn. Thêm nữa, một vị khi càng tiến hóa cao bao nhiều thì vòng hào quang của vị ấy càng mở rộng lớn bấy nhiêu. Một vị PT đã đạt đến sự tiến hóa hoàn hảo, một vị đã đạt đến sự toàn thiện, sẽ có toàn bộ các gam màu này và tất cả chúng đều sáng lấp lánh. Những vị này thường chỉ hoạt động ở cảnh cuối cùng của cõi PTVS.

• Những người ở mức tiến hóa thấp: thường có các màu trong thể nhân quả của mình như màu trắng, màu bạc, màu đỏ, màu da cam và màu vàng nhạt
• Những người ở mức tiến hóa trung bình: thể nhân quả thường có các màu như màu vàng đậm, màu xanh lục, màu nâu, màu xanh da trời, và một ít màu tím
• Những người tiến hóa cao: thể nhân quả của họ thường có màu vàng, màu xanh da trời, và đa phần là màu tím
• Những người giác ngộ hoàn toàn: thể nhân quả của họ thường có nhiều vòng tròn đồng tâm, với mỗi vòng tròn có một màu sắc riêng biệt khác nhau, hào quang của họ tỏa sáng lấp lánh và xinh đẹp.
(Xem hình tham khảo bên dưới)

-Cõi vô sắc còn được gọi là cõi nhân quả, vì các nghiệp và quả báo đều được lưu trữ nơi đây. Khi một người tạo ra một nghiệp quả nào đó, nó sẽ được lưu trữ lại trong thể nhân quả của vị đó, cũng như tại một nơi cố định trong trường năng lượng của cõi vô sắc. Tất cả mọi thông tin, mọi trải nghiệm, mọi thay đổi của các chúng sinh, mọi thay đổi của Trái đất từ lúc hình thành trong quá khứ cho đến hiện tại, đều được lưu trữ trong trường năng lượng đặc biệt ở cõi vô sắc này (hay còn gọi là cõi nhân quả). Những dữ liệu, thông tin này sẽ được các vị Thần Nhân Quả truy xuất và phân tích. Sau đó, dựa trên dữ liệu này, các vị Thần Nhân Quả sẽ chi phối lại nghiệp quả cho các chúng sinh theo đúng luật nhân quả một cách công bằng nhất. Những PTVS có một lợi thế là có thể truy xuất những thông tin từ kho dữ liệu này bất kỳ lúc nào và học hỏi từ chúng.

-Các vị PTVS là những người có tuổi thọ rất lớn, có thể là hàng trăm, hàng ngàn đại kiếp Trái Đất. Theo kinh Phật, các vị PT này có tuổi thọ từ 20.000 đến 84.000 đại kiếp Trái Đất. Mỗi một kiếp Trái Đất là tương ứng với một chu kỳ thành-trụ-hoại-diệt của Trái Đất.
Tuy nhiên, ta nên biết rằng các PT này không luôn luôn sống trên cõi vô sắc và chờ đợi cho hết tuổi thọ của mình mới tái sinh xuống các cõi thấp hơn, mà họ sẽ tái sinh xuống các cõi thấp bằng cách phân chia một phần năng lượng của mình trong khi vẫn còn tuổi thọ.
Mỗi một người đều có một thể nhân quả, hay cái tôi PTVS này. Nhờ thể này nên mọi trải nghiệm, mọi kinh nghiệm, mọi kiến thức, mọi hiểu biết, mọi nghiệp quả của chúng ta đều được lưu trữ trong thể này.
• Khi mong muốn tái sinh xuống các cõi thấp, vị PTVS, hay cái tôi nhân quả này, sẽ phân chia một phần năng lượng của mình xuống các cõi thấp hơn, mang lấy các hình hài thân thể khác nhau để học hỏi và trải nghiệm.
• Phần năng lượng còn lại ở lại cõi PTVS, hoặc ở chế độ ngủ đông, hoặc thực hiện những hoạt động khác trên cõi vô sắc/nhân quả, hoặc tiếp tục phân chia thêm nhiều lần nữa để mang lấy các hình hài khác ở các cõi thấp.
Mỗi một chúng sinh con người ở cõi trần đều có một phần năng lượng của một vị PTVS.
➡️Cho nên, thực ra, các PTVS vừa luôn luôn sống ở trên cõi vô sắc của mình, vừa tái sinh được ở những cõi thấp hơn.

❓Một PTVS sống trong cõi thanh tịnh, nhẹ nhàng, tự do như vậy, tại sao lại mong muốn tái sinh xuống các cõi thấp, mang lấy các thân thể nặng trược để tự nhận lấy các đau khổ cho mình?
➡️Thông thường, một chúng sinh đến với Trái đất này, là để học các bài học ở Trái Đất, để kinh nghiệm tất cả các rung động cao thấp khác nhau ở Trái Đất. Cho tới khi nào họ chưa học xong và chưa kinh nghiệm xong, thông thường họ sẽ không rời khỏi đây.
• Trạng thái chưa học xong, chưa kinh nghiệm xong ấy thường được gọi là vô minh, tức là còn u mê, còn tăm tối, còn chưa hoàn toàn sáng suốt, còn các bài học để học.
• Trạng thái đã học xong, đã kinh nghiệm xong, thường được gọi là minh, là giác ngộ, là vô học, là không còn gì để học nữa.
• Và cái lực đưa đến tái sinh, chính là sự ham muốn, sự mong mỏi được học, sự mong muốn được kinh nghiệm ấy, thường được gọi là tham ái.
• Chính trạng thái chưa đầy đủ hiểu biết, và sự ham muốn học hỏi, hay còn gọi là vô minh và tham ái, là 2 nhân gốc của luân hồi tái sinh.
• Diệt trừ được vô minh và tham ái thì sẽ không còn phải luân hồi tái sinh trở lại nữa.

Luân hồi thì không có gì sai cả. Khi ta chưa đủ hiểu biết, khi ta còn ngu muội, thì việc đi học là việc nên làm. Việc đi học, tích lũy các hiểu biết, tích lũy các kinh nghiệm, thường được gọi là tích lũy ba la mật. Khi ba la mật ta đầy đủ, khi ta đã học xong các bài học, lúc đó ta sẽ không cần phải luân hồi tái sinh nữa.

Tuy vậy, có một vấn đề ở đây, tức là trên hành tinh Trái Đất này, có những người đã học rất lâu rồi mà không thể tiến lên được, cứ quanh đi quẩn lại một bài học. Cũng giống như những học sinh bị lưu ban ở lại lớp, chúng cứ học đi học lại mà không được lên lớp.
Việc ở lại lớp hoài hoài như vậy,
• thứ nhất là tự làm khổ mình,
• thứ nhì là khổ cho thầy cô,
• thứ ba là khổ cho ba mẹ,
• thứ tư là khổ cho xã hội.

Cũng vậy, những người cứ mãi học đi học lại một bài học, mà không chịu học các bài học cao hơn, không chịu tiến lên các bài học cao hơn,
• thứ nhất là tự làm khổ mình, do luật nhân quả tác động,
• thứ nhì là làm khổ những bậc thầy, những bậc chân nhân đang ngày đêm dạy dỗ, chăm sóc và bảo vệ mình,
• thứ ba là làm khổ những cái tôi cao hơn của mình, khiến họ không thể tiến lên cao hơn được,
• thứ tư là làm khổ cho Trái Đất và cho cả Thái Dương hệ, bởi vì tất cả mọi thứ đều có liên kết và có liên quan mật thiết với nhau. Khi một cá nhân không đồng nhịp với hệ thống, thì cá nhân đó có thể làm trì tuệ cả một hệ thống.

❓Bạn có thể hỏi, liệu một PTVS (hay cái tôi nhân quả, cái tôi tâm trí trừu tượng, chân ngã) có chết không?
➡️Mặc dù PTVS có tuổi thọ rất lâu, dường như bất tử, nhưng họ cũng có tuổi thọ của họ. Tuổi thọ của họ tính ra năm có thể từ 100 triệu năm đến 500 triệu năm. Khi họ không thể hoàn thành các bài học của họ trước lúc tuổi thọ của họ kết thúc, thể năng lượng/thể nhân quả của họ sẽ bị tan rã và giải thể. Sau đó, họ sẽ được trao cho một thể nhân quả mới. Tâm thức của họ sẽ vẫn như vậy, nhưng những tri thức, những kiến thức lưu trong thể nhân quả của họ sẽ bị mất đi. Họ sẽ trở nên mới hoàn toàn, giống như được sinh ra một lần nữa vậy. Nó cũng giống như người trần chúng ta, khi được sinh ra trở lại, thường sẽ quên hết những ký ức trong quá khứ. Tuy nhiên tâm thức của chúng ta thì vẫn như vậy, không có gì thay đổi. Chỉ là những kiến thức, những tri thức, những hoàn cảnh, môi trường sống của chúng ta sẽ khác đi so với trước kia.

-Cũng giống như cõi PTHS, nơi đây hoàn toàn không có tranh đấu, giành giựt, đố kỵ, tỵ hiềm, sân hận, thù ghét lẫn nhau. Cũng không còn sự lo lắng, sợ hãi nơi các vị PT. Ở đây các vị PT sống hòa ái và đoàn kết lẫn nhau. Ở đây không có các cảnh vật, không có các dục lạc nên những sự ham muốn về dục lạc cũng không còn nữa. Các PT ở cõi vô sắc chủ yếu học hỏi, thu thập thêm minh triết, hiểu biết và học các quy luật vận hành, để một ngày có thể vượt lên trên cõi này.

➡️Những cảm xúc như tham lam, tức giận, đố kỵ, tỵ hiềm, chán nản, thất vọng, lo lắng, sợ hãi...bản chất của chúng là những rung động thấp, chỉ có thể biểu hiện ra ngoài dựa trên những vật chất nặng nề như ở cõi trần và cõi trung giới.
Còn từ cõi thượng giới trở lên, vật chất là vi tế và rung động cực nhanh, nên sẽ không có những rung động thấp như ở các cõi dưới nữa, do đó mà ở các cõi trên sẽ không còn những tính cách, cảm xúc tiêu cực như tham lam, sân hận, đố kỵ, tỵ hiềm, lo lắng, sợ hãi, ham muốn, tham dục...
Ở đây, vì chỉ còn các rung động cao nên chỉ có những tính cách tích cực như yêu thương, hòa ái, an lạc, hợp nhất, thanh tịnh, minh triết, đại đồng...biểu hiện ra mà thôi.

➡️Các bạn nên biết rằng, càng lên cao, vật chất càng vi tế, cho nên rung động của chúng cũng sẽ ở ngưỡng cao hơn so với các vật chất dưới thấp.
• Những rung động cao, chúng ta thường đặt tên cho chúng là hợp nhất, hiểu biết, yêu thương, từ ái, vui vẻ, yêu đời, chân thật, minh triết, đại đồng...
• Những rung động thấp, ta thường đặt tên cho chúng là tham lam, sân hận, si mê, hoài nghi, lo lắng, sợ hãi, thô bạo, tàn nhẫn, phán xét, đấu tranh, ích kỷ, chán nản, thất vọng, hoang mang....

Một người muốn đưa tâm thức mình lên cao, muốn rung động cao hơn, phải từ bỏ những rung động nặng trược, thô xấu, phải tích lũy vào mình những rung động thanh cao, nhẹ nhàng.
• Cái gì là nhân đưa đến những rung động thấp kém, nặng trược? Đó là do việc thực hành những điều bất thiện, nói và nghĩ những điều bất thiện, do thực hành những điều không được người trí tán thán, những điều không xứng đáng giới luật bậc Thánh.
• Cái gì là nhân đưa đến những rung động thanh cao, nhẹ nhàng. Đó là do việc thực hành những điều thiện lành, nói và nghĩ những điều thiện lành, do thực hành những điều được người trí tán thán, những điều xứng đáng giới luật bậc Thánh.

Có thể không có điều gì thực sự là đúng, không có điều gì thực sự là sai, nhưng có những điều thiện và bất thiện, có quả của những điều thiện và quả của những điều bất thiện.
• Khi thực hành những điều bất thiện, ta sẽ nhận lại quả bất thiện, những rung động thấp, những đau khổ.
• Khi thực hành những điều thiện lành, ta sẽ nhận lại quả thiện lành, những rung động cao, những an lạc và hạnh phúc.

Ta sẽ thấy càng làm nhiều điều thiện, tâm thức ta càng được nâng cao hơn. Đó là lý do vì sao, các bậc Minh Sư, Chân Sư, luôn khuyến khích chúng ta làm các điều thiện lành và tốt đẹp, để tâm thức chúng ta được nâng cao hơn.

Tất nhiên, làm việc thiện hay làm việc bất thiện, điều do chúng ta tự quyết định. Nó phụ thuộc vào những nhân hiện tại, vào sự tác ý hiện tại của chúng ta. Nhiều người đổ lỗi những gì mình làm là do nghiệp quá khứ, do số phận của mình nó vậy. Tuy vậy, những ai đã thực hành quán sát nhân duyên nhân quả 3 đời, sẽ thấy rằng bất kỳ nghiệp gì chúng ta làm trong hiện tại, đều là nhân hiện tại, điều do tác ý hiện tại của chúng ta, chứ không phụ thuộc vào nhân quá khứ, không có nhân quá khứ. Nhân quá khứ, chỉ tạo ra điều kiện, môi trường, hoàn cảnh hiện tại cho chúng ta. Còn nghĩ gì, nói gì, quyết định làm gì đó, lại phụ thuộc vào ý chí hiện tại của chúng ta.

Ví như trong một tiền kiếp, ta làm nhiều việc xấu ác, chính nghiệp xấu đó đưa ta tái sinh vào một gia đình trộm cướp, chuyên đi trộm cướp để có ăn. Lớn lên, ta có thể làm một tên trộm, tiếp tục đi theo nghiệp xấu ác của gia đình mình, hoặc trở nên một người lương thiện, sống bằng nghề lương thiện. Quyết định trở thành một tên cướp hay trở thành một người lương thiện, đều do ý chí của chính chúng ta quyết định.

Và dù làm bất kỳ chuyện gì đi nữa, ta cũng nên nhớ rằng, có tự do ý chí nhưng có luật nhân quả đi kèm, để chúng ta chịu trách nhiệm với những gì chúng ta đã gây ra.

II. CÁC KHẢ NĂNG CỦA PTVS
-Cũng như các PTHS, các PTVS có hầu hết tất cả các khả năng của PTHS như biết được các kiếp quá khứ, biết một phần nào đó về các kiếp tương lai, trải nghiệm lại các cảnh sống trong quá khứ nhưng vẫn tự tách biệt với nó, khả năng nghe nhìn (bằng tâm) ở tất cả mọi cảnh giới, khả năng sáng tạo ra vật chất ở các cõi thấp...
Các bạn có thể đọc lại bài viết của tôi về PTHS để biết về những khả năng này.
➡️Ở đây, có PTVS có khả năng đọc tâm và hiểu tâm các vị PT khác một cách dễ dàng và mau lẹ, do tất cả họ đều có liên kết chặt chẽ với nhau, cho nên, ở đây không có sự hiểu lầm hay che giấu đối với những người khác. Các PT đều hiểu rõ ràng về nhau, cho nên họ dễ dàng chấp nhận nhau và sống yêu thương hợp nhất với nhau.
➡️Các PT ở cõi vô sắc này có khả năng biến đổi không gian theo ý thích của mình mà không làm ảnh hưởng đến không gian trải nghiệm của người khác, mặc dù chúng là cùng một địa điểm giống nhau. Ví như cùng một địa điểm giống nhau, một người có thể thấy nó là một công viên, một người khác có thể thấy nó như là trường học, và một người khác có thể thấy nó như là một con phố. Bởi vì nơi đây là thế giới của tư tưởng biến đổi mau lẹ, do đó, bất kỳ điều gì họ tư tưởng, họ đều trải nghiệm nó như là thật. Tất nhiên nó là thật.
Ở cõi trần, những gì ta tưởng tượng, đối với ta nó là ảo, bởi tâm ta chưa có đáp ứng nhiều với những gì ta tưởng tượng. Tuy vậy, tất cả những gì ta tưởng tượng, tự chúng cũng vốn là thật và chúng cũng tồn tại một thời gian nào đó. Chúng sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của ta về cuộc sống luôn luôn, nhưng ta ít hay biết hoặc ít cảm nhận về điều đó. Hãy nên cẩn thận với những gì chúng ta nghĩ, bởi một ngày nào đó chúng có thể là trải nghiệm thực sự đối với chúng ta. Đối với các PTVS này, họ tưởng tượng điều gì, họ trải nghiệm nó ngay lập tức.
➡️Một PTVS có khả năng biến đổi thời gian theo ý thích của mình, tức là họ có thể trải nghiệm một việc gì đó trong một thời gian rất lâu, hoặc họ cũng có thể trải nghiệm một việc gì đó trong một thời gian rất ngắn, bằng cách tăng rung động hoặc giảm rung động của mình. Bằng cách tăng rung động của mình nhanh hơn, họ rút ngắn thời gian trải nghiệm của mình lại. Bằng cách giảm rung động của mình thấp xuống, họ tăng thời gian trải nghiệm của mình lên. Cũng giống như khi chạy trên một quảng đường nào đó, nếu ta chạy nhanh thì ta mau đến đích, việc trải nghiệm quảng đường của ta sẽ ngắn hơn. Còn khi ta chạy chậm thì ta sẽ lâu đến đích hơn, trải nghiệm của ta về đoạn đường sẽ lâu hơn.
➡️Ở cõi vô sắc này còn là nơi lưu trữ mọi thông tin, mọi dữ liệu, mọi trải nghiệm của Trái Đất cũng như của tất cả chúng sinh đang sống trên Trái Đất. Nó giống như là băng ghi hình, ghi lưu lại mọi thứ đã hoạt động trên Trái Đất, từ lúc mới hình thành cho đến tận ngày nay.
Nó được thiết kế như là bộ não của con người, lưu lại mọi trải nghiệm của con người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi.
Các PT ở cõi này có cơ hội rất lớn là được thấy toàn mọi kiếp sống của mình trên Trái Đất, cũng như của những người khác, và cả lịch sử hình thành và hoạt động của Trái Đất nữa.
Nắm được các dữ liệu này, sẽ giúp cho quá trình học hỏi và trải nghiệm của các PT dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp các PT có nhiều hiểu biết hơn. Nếu con người cõi trần chúng ta muốn biết về các dữ liệu này, có thể kết nối với vị PTVS(cái tôi nhân quả của mình) và yêu cầu truy xuất thông tin từ chúng. Họ rất sẵn lòng cho chúng ta biết thông tin nếu chúng ta yêu cầu và nếu họ thấy điều đó là có lợi ích cho trải nghiệm của chúng ta ở cõi trần.
➡️Có nhiều người nghĩ rằng ở cõi trần mới là thực, còn ở cõi trung giới và cõi thượng giới đa phần là ảo và do tưởng tượng. Nhưng thực ra, do tâm thức ta chỉ thức tỉnh ở cõi trần, mà chưa thức tỉnh ở các cõi cao hơn, nên ta chỉ đáp ứng với những hiện tượng và vật chất ở cõi trần, ta chỉ thấy cõi trần là thực, còn các cõi kia là ảo.
Còn những ai đã thức tỉnh ở những cõi cao hơn, sẽ thấy rằng các cõi cao hơn này là thực hơn cõi trần. Vì sao vậy? Bởi vì khi ta thức tỉnh ở các cõi cao, tâm thức ta đáp ứng trọn vẹn hơn các hiện tượng và vật chất nơi cõi ấy, ta thấy và biết nhiều hơn những mặt khác nhau của các hiện tượng vật chất ở cõi ấy cũng như các cõi thấp.
+ Khi ở cõi trần, ta chỉ thấy được các khía cạnh vật chất ở cõi trần, mà không thấy các khía cạnh cao hơn của chúng.
+ Khi ở cõi trung giới, ta thấy được các khía cạnh vật chất ở cõi trần cũng như ở cõi trung giới.
+ Khi ở cõi thượng giới, ta thấy được tất cả các khía cạnh ở cõi trần, cõi trung giới cũng như cõi thượng giới.
➡️Khi càng lên cao, cái nhìn của ta càng trọn vẹn và rõ ràng hơn.
Chỉ những người hoàn toàn thức tỉnh ở các cõi cao, mới có cái nhìn toàn diện và tổng quát hơn so với những người chỉ thức tỉnh ở các cõi thấp. Tâm thức của họ cũng đáp ứng với nhiều hiện tượng vật chất hơn. Những người chưa thức tỉnh ở cõi trung giới và cõi thượng giới, tâm thức họ chưa đáp ứng với những hiện tượng vật chất ở những cõi cao này, khi họ bước sang những cõi này, họ cũng chỉ như đang ngủ mơ, và những trải nghiệm của họ cũng trở nên mơ hồ và không rõ ràng.
• Cũng giống như khi ngủ mơ, tâm thức của ta chuyển sang cõi trung giới. Với những người chưa thức tỉnh ở cõi trung giới, sự trải nghiệm của họ là mờ nhạt, đứt đoạn và không rõ ràng.
• Còn những người thức tỉnh ở cõi trung giới một chút, họ sẽ trải nghiệm giấc mơ có phần thực hơn, rõ ràng hơn. Họ thấy giấc mơ của mình sống động hơn, đôi khi họ còn tác ý làm một việc gì đó khi ở trong mơ hoặc có thể tự chấm dứt giấc mơ của mình.
• Còn đối với những người thức tỉnh hoàn toàn ở cõi trung giới, thì trải nghiệm mọi thứ đối với họ khi ngủ là thực, y như họ đang trải nghiệm ở cõi trần vậy. Họ dễ dàng điều khiển thân tâm của mình trong khi ngủ và làm những việc chủ động, có lợi ích cho mọi người ở thế giới bên kia hơn.
➡️Một người thức tỉnh ở cõi thượng giới, sẽ thấy cõi này là đáng sống, an lạc, yên vui, nhẹ nhàng, hạnh phúc, tự do và sống động hơn cõi trần gấp nhiều lần. Nơi đây mọi người sống hòa bình, hợp nhất và yêu thương với nhau, không có những lo lắng, sầu muộn, giận hờn hay thù hận lẫn nhau. Nơi đây có một sự hợp nhất với nhau rất lớn, bất kỳ khi nào chúng ta nghĩ đến một ai đó, chúng ta ngay lập tức liền được kết nối với người đó, được sống trong sự hợp nhất và yêu thương với người đó.

III. CÁC CÕI PHỤ CỦA PTVS

Cũng như cõi hữu sắc/sắc giới, cõi vô sắc này được chia làm 4 cõi phụ khác nhau. Mặc dù được chia như vậy nhưng thực ra không có sự khác biệt nhiều giữa các cõi phụ với nhau, chỉ khác là các cõi càng lên cao càng thanh tịnh hơn, càng lên cao các PT càng tiến hóa hơn.

Tôi chia các cõi phụ này thành 4 cõi:
1. Cõi ngũ thiền - tương ưng với không vô biên xứ định
2. Cõi lục thiền - tương ưng với thức vô biên xứ định
3. Cõi thất thiền - tương ưng với vô sở hữu xứ định
4. Cõi bát thiền - tương ưng với phi tưởng phi phi tưởng xứ định

Dưới đây là sự mô tả về các cõi.

1. CÕI NGŨ THIỀN

Cõi ngũ thiền, là cõi có tâm tương ưng với Không vô biên xứ định. Một người khi đắc định Không vô biên xứ mạnh mẽ có thể tái sinh trực tiếp lên cõi này mà không đi qua cõi trung giới hay cõi PTHS.

❓Thế nào là định Không vô biên xứ?

➡️Một người khi đắc Tứ thiền một kasina nào đó. Sau khi xuất khỏi tứ thiền kasina ấy, không tác ý đến các sắc tưởng kasina, mà chỉ chú ý tới khoảng không giữa các sắc tưởng ấy. Sau khi thấy được các khoảng không ấy, vị ấy tác ý mở rộng chúng ra vô biên, khắp bốn phương mười hướng. Với tâm định liên tục trên khoảng không vô biên ấy, vị ấy có thể nhập định Không vô biên xứ. Khi nhập vào tầng thiền này, người ấy thấy không gian vô cùng vô tận, mà không bị chướng ngại bởi một hình dáng, một sắc pháp nào.

➡️Cõi ngũ thiền này là cõi của các PTVS đang bắt đầu hành trình học hỏi của mình ở Trái Đất. Nơi đây là nơi hoạt động của các PT chưa tiến hóa hoặc tiến hóa ở mức trung bình thấp. Họ chủ yếu bận rộn với các kế hoạch, với các bài học cuộc đời của mình.

• Với những PT đang có một thân xác ở cõi trần hoặc cõi trung giới, phần lớn năng lượng của họ ở trên thân xác ấy, còn phần năng lượng còn lại thì ở trên cõi ngũ thiền này trong chế độ ngủ đông, tức là giống như đang ngủ, mà không hoạt động tương tác gì với bên ngoài. Cũng có những vị PT có nhiều thân thể ở các cõi thấp, phần năng lượng ở cõi PTVS vẫn hoạt động tích cực, tuy vậy những vị này thường ở cõi phụ cao hơn cõi phụ này.

• Còn với những PT không có thân xác ở các cõi thấp, các vị này tập trung lại thành từng nhóm theo từng mức độ tiến hóa tương đương nhau, để học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Các vị này thường dựa trên thông tin những kiếp sống của họ ở các cõi thấp, xem xét lại chúng, đánh giá chúng, và đưa ra các vấn đề giải quyết hợp lý hơn, đúng đắn hơn. Họ chủ yếu bận rộn với những loại công việc như vậy.

Mỗi nhóm thường có các vị thầy, vị hướng dẫn cho họ. Những người này thường ở cõi cao hơn họ. Những người này thông thường tiến hóa hơn họ, hiểu biết hơn họ, cho nên những người này sẽ thường đến cố vấn và đưa ra những lời khuyên bảo giúp có ích hơn cho quá trình học hỏi của họ.

❓Liệu một vị PTVS có cần thiết hay không phải tái sinh xuống các cảnh giới thấp để kinh nghiệm và học hỏi?
➡️Thông thường, các PT này được gửi đến một hành tinh vật lý như Trái Đất, là để kinh nghiệm và học hỏi tất cả các bài học có ở Trái Đất, do đó, nếu chưa học xong các bài học này thì các vị sẽ luôn tái sinh trở lại để học. Đối với nhận thức của các vị PT này, các đời sống ở các cõi thấp chỉ là ảo ảnh, vô thường, giống như là nơi học tập. Họ đến đó học tập trong một vài giờ rồi lại trở về. Mỗi một kiếp sống đối với họ như là vài giờ đồng hồ. Do đó, đa phần họ sẽ chấp nhận vui vẻ, và có phần háo hức khi đầu thai trở lại.

Mặc dù vậy, luôn có ngoại lệ các trường hợp. Cũng có những PT không mong muốn đầu thai trở lại, họ sẽ học các bài học ở cõi này, hoặc dạo chơi cõi này một thời gian ngắn rồi rời đi. Tuy vậy, họ có lẽ sẽ phải học các bài học còn lại ở các hành tinh vật lý khác. Luân hồi tái sinh thì không có gì sai cả, nó là công cụ để giúp chúng ta học được nhiều và kinh nghiệm được nhiều hơn. Nếu không có luân hồi, chúng ta sẽ khó mà học hỏi và kinh nghiệm ở các cõi thấp được. Tuy nhiên, để tiến lên học các bài học cao hơn và để thoát khỏi khổ đau từ những rung động thấp, chúng ta cần phải vượt qua luân hồi.

2. CÕI LỤC THIỀN

Cõi lục thiền, là cõi có tâm tương ưng với Thức vô biên xứ định. Một người khi đắc định Thức vô biên xứ mạnh mẽ, có thể tái sinh trực tiếp lên cõi này mà không đi qua cõi trung giới hay cõi PTHS.

❓Thế nào là Thức vô biên xứ định?

➡️Một người đạt đến Không vô biên xứ định, sau khi xuất khỏi Không vô biên xứ định, lấy tâm Không vô biên xứ định làm đối tượng, vị ấy quán chúng "Thức là vô biên, Thức là vô biên". Như vậy, với sự chánh niệm, tỉnh giác, định tâm liên tục trên đối tượng ấy, vị ấy có thể đạt đến Thức vô biên xứ định. Khi nhập vào tầng thiền này, vị ấy sẽ thấy tâm được mở rộng vô biên.

➡️Cõi lục thiền này là cõi phía trên cõi ngũ thiền, thanh tịnh hơn cõi ngũ thiền, các PT ở đây cũng tiến hóa hơn cõi ngũ thiền. Ở đây, các PT đã trải qua quá trình luân hồi tái sinh rất nhiều lần, nên họ đã thu thập một số hiểu biết nhất định, việc học hỏi của họ cũng tương đối ổn định, nên họ ít đầu thai trở lại hơn những PT ở cõi thấp, thời gian đầu thai giữa hai lần tái sinh cũng dài hơn. Hơn nữa, họ còn đảm nhận nhiệm vụ giúp đỡ, hướng dẫn cho những vị PT ở cõi ngũ thiền. Tuy vậy, bản thân họ cũng là những người còn học, còn tái sinh, cho nên họ cũng có những vị thầy cho mình ở các cõi cao hơn.

➡️Những PT ở cõi ngũ thiền thì đang học hỏi, đang trải nghiệm, đang tạo ra các bản tính cho riêng mình, đang có nhiều mối quan hệ cũng như nhiều sự ràng buộc với nhau. Khi họ bắt đầu học hỏi được nhiều hơn, sự thể hiện, tính bốc đồng, sự nhạy cảm, sự mãnh liệt, sự ham thích thể hiện bản tính cá nhân được giảm bớt đi, những sự ràng buộc cũng giảm bớt, khi đó, họ dần có cơ hội được thăng lên cõi lục thiền.

➡️Ở cõi lục thiền, các PT cũng đang bận bịu với các bài học của mình, hướng dẫn các PT ở cõi dưới, đồng thời cũng tích lũy thêm các đặc tính tốt đẹp khác như lòng dũng cảm, sự chở che, lòng từ bi, sự vị tha, sự chữa lành, sự hiểu biết, trí tuệ. Cho nên, những gam màu nổi bậc thường có trong màu hào quang của các vị này thường là màu vàng, màu xanh lục, màu nâu, màu xanh da trời, và một ít màu tím.

Có một vị PT mà tôi biết ở cõi này. Vị này vẫn đang đầu thai và vẫn đang học các bài học của mình. Vị ấy có một trái tim yêu thương và chân thành, có tâm luôn muốn giúp đỡ những người khác. Tuy vậy, luôn có mâu thuẫn trong vị ấy trong việc lựa chọn giúp đỡ mọi người và phát triển con đường tâm linh. Kinh nghiệm của vị ấy cho rằng việc làm giúp đời quá nhiều có thể dẫn đến việc không có thời gian cho sự phát triển tâm linh. Vị ấy luôn đắn đo và lựa chọn qua lại giữa hai việc này. Có lẽ, sau một vài kiếp sống nữa vị ấy sẽ nhận ra con đường nào là tối ưu nhất cho mình.
Những lúc rảnh rỗi, không tái sinh, vị ấy thường đi đến một hành tinh khác, bằng năng lượng của mình kết hợp với các vật chất ở hành tinh ấy, vị ấy tạo ra nơi đây những loại cây cối khác nhau theo trí tưởng tượng của mình.
Những PT đến mức phát triển này, có thể học cách tạo ra các loài khoáng vật, thực vật, các loại chim cá, động vật nhỏ khác nhau.

3. CÕI THẤT THIỀN

Cõi thất thiền, là cõi có tâm tương ưng với Vô sở hữu xứ định. Một người khi đắc định Vô sở hữu xứ mạnh mẽ, có thể tái sinh trực tiếp lên cõi này mà không đi qua cõi trung giới hay cõi PTHS.

❓Thế nào là Vô sở hữu xứ định?

➡️Một người khi đắc Thức vô biên xứ định, xuất khỏi định ấy, vị ấy chú tâm loại bỏ sự hiện hữu của tâm Không vô biên xứ định. Sau khi chú tâm liên tục trên sự vắng mặt của tâm Không vô biên xứ định, vị ấy tác ý nó là "Không có gì, Không có gì". Bằng cách thực hành như vậy, vị ấy có thể nhập Vô sở hữu xứ định. Một người khi nhập vô sở hữu xứ định, tâm vị ấy trở nên an tịnh, vắng lặng, tâm không trú vào bất kỳ nơi nào cả.

➡️Cõi thất thiền là cõi giới của những vị thầy thực sự. Họ đã phát triển nhiều tính cách tốt đẹp, đã đạt một sự hiểu biết và minh triết ở mức độ cao. Họ được gọi là những người tiến hóa cao. Ở đây đa phần các vị không cần phải tái sinh trở lại, chỉ còn một số ít là cần phải tái sinh trở lại để học hỏi thêm hoặc thực hiện nhiệm vụ nào đó trước khi đạt đến sự giải thoát hoàn toàn.

Những vị ở cõi này là những người thầy, những người hướng dẫn cho những vị ở cõi ngũ thiền và cõi lục thiền. Họ cũng là những người thiết kế các bài học cuộc đời cho các vị PT ở các cõi thấp hơn. Họ quản lý việc luân hồi, đưa đi tái sinh cho các PT chuẩn bị luân hồi trở lại cõi trần.

Đôi khi, họ có thể tái sinh trở lại xuống cõi trần trong một dịp đặc biệt nào đó, để đưa ra một giáo lý mới, để củng cố một nền tôn giáo nào đó, hoặc để dẫn dắt một vài người bước đi trên con đường Đạo. Họ cũng có thể tái sinh trở lại để theo chân một giáo chủ nào đó, trợ giúp vị ấy cho việc giáo huấn và giảng dạy chúng sinh. Trong một giai đoạn hình thành hoặc kết thúc một chu kỳ vĩ đại của vũ trụ, họ cũng thường tái sinh trở lại cõi trần.

➡️Ngoài những vị thầy, những người thiết kế, những vị hướng dẫn ra, trên cõi này còn có những vị giác ngộ đến từ những hành tinh khác, các sinh mệnh ánh sáng khác, hoặc các thiên thần vĩ đại khác. Những người này thường đến nơi này một thời gian ngắn, để trợ giúp, để giúp đỡ hành tinh Trái Đất trong những dịp đặc biệt.

➡️Các PTVS ở cõi phụ này thường có vòng hào quang xinh đẹp, nhiều màu sắc, đa phần là màu tím, một ít màu xanh da trời và màu vàng, biểu thị cho đặc tính dũng cảm, mạnh mẽ, từ bi, bác ái, vị tha, hiểu biết và giác ngộ của họ. Xung quanh vòng năng lượng hình bầu dục của họ cũng tỏa chiếu ra hào quang sáng lấp lánh. Khi họ tiến hóa nhiều hơn, có nhiều vòng năng lượng, nhiều hào quang hơn sẽ được thêm vào.

🙂Có một nhóm PT ở cõi này. Nhóm của họ gồm có 8 người. Họ mang năng lượng của thiên thần. Họ đến từ một hành tinh đã thăng lên ở một hệ mặt trời gần hệ mặt trời của chúng ta. Họ đến đây với mục đích là để giúp đỡ Trái Đất nâng cao tần số rung động của mình.

Họ là những người đã giác ngộ hoàn toàn ở các thế giới vật lý khác, khi đến Trái đất họ cũng mang một thể nhân quả để hoạt động. Vòng hào quang của họ có nhiều vòng tròn đồng tâm với những màu sắc riêng biệt khác nhau, chúng khá sáng và xinh đẹp.

Nhóm của họ lần lượt gửi 2 người xuống đầu thai ở cõi trần, để thăm dò và tìm hiểu môi trường hoạt động ở đây. Sau khi 2 sinh mệnh này đã ổn định và hoạt động tốt, có thêm 4 người nữa được gửi xuống. Hiện tại đã có 6 người tái sinh xuống các cõi thấp, chỉ còn 2 người là không tái sinh, mà hoạt động ở trên cõi vô sắc thứ 3 này như người hướng dẫn tinh thần cho những người còn lại.

Nhiệm vụ của họ đến đây, là sống tốt và lan tỏa ánh sáng càng nhiều càng tốt. Họ đến đây không phải để làm gì đó quá to tát hay để thay đổi thế giới.
Họ là những người đã học xong ở các cõi giới thấp, cho nên, họ đến đây không phải để học nữa mà để giúp đỡ, chủ yếu để lan truyền ánh sáng, tạo ra môi trường, hoàn cảnh thuận lợi, để đưa ra các hiểu biết, các tri thức cần thiết giúp ích cho người dân Trái Đất. Còn việc thay đổi cuộc sống, việc thay đổi thế giới, phải phụ thuộc vào các chúng sinh đang học các bài học trên Trái đất này.

4. CÕI BÁT THIỀN

➡️Cõi này có tâm tương ưng với tâm định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Những ai có mong muốn biết các PT ở cõi này có tâm thanh tịnh như thế nào, có thể tu tập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Khi đạt được định Phi tưởng phi phi tưởng xứ, họ có thể biết tâm của các vị PT cõi bát thiền này là như thế nào, và sau khi chết, họ có thể tái sinh lên cõi bát thiền này.

❓Thế nào là Phi tưởng phi phi tưởng xứ định?

➡️Một người hành thiền, đạt đến Vô sở hữu xứ định, sau khi xuất khỏi định Vô sở hữu xứ này, vị ấy chú tâm liên tục trên tâm định vô sở hữu xứ đó, lấy tâm định vô sở hữu xứ ấy làm đối tượng, vị ấy tác ý nó là "An tịnh, An tịnh". Nhờ tập trung và tác ý liên tục như vậy, vị ấy có thể vượt qua Vô sở hữu xứ định và đạt đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Khi nhập trong định này, tâm vị ấy rất là vi tế và thanh tịnh, các tưởng thô không còn sinh khởi nơi vị ấy nữa, dù có cố gắng vị ấy cũng không thể nào suy tưởng được nữa. Trong định này, chỉ có tưởng rất là vi tế sinh khởi nơi vị ấy, cho nên định này được gọi là phi tưởng phi phi tưởng xứ, tức là dường như có tưởng, mà dường như không có tưởng.

➡️Cõi bát thiền này là nơi những người quan trọng nhất của Trái Đất hoạt động, bao gồm những bậc Trưởng lão, những bậc trưởng thượng, những bậc giác ngộ, những bậc chi phối và duy trì các luật trên Trái Đất, những bậc duy trì và đảm bảo cho nhân quả nghiệp báo được hoạt động chính xác và công bình trên Trái Đất. Họ ở đây để giúp cho sự học hỏi, phát triển, tiến hóa của tất cả các chúng sinh có trên các cõi giới của Trái Đất.

Những người này là những người có lòng từ bi và trí tuệ rất lớn, là những người quan trọng nhất trong một hệ thống thế giới của Trái Đất (31 cõi hãy Tam giới). Vòng hào quang của họ rộng lớn hơn người bình thường rất nhiều và vô cùng xinh đẹp. Nó bao gồm nhiều vòng tròn đồng tâm với nhau và có nhiều màu sắc khác nhau, tương ưng với những những đặc tính tốt đẹp khác nhau mà họ đã hoạch đắc được (xem hình bên dưới)

➡️Ngoài ra, nơi này còn có các bậc hiền triết, các bậc giác giả của nhân loại. Họ có trí tuệ rất lớn, đã kinh nghiệm và thu thập được rất nhiều tri thức ở thế gian. Họ thường tái sinh trở lại, không phải để học hỏi mà để rao giảng chân lý và hướng chúng sinh đi theo con đường giác ngộ giải thoát.

IV. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA PTVS

➡️Các PTVS (ở những cõi phụ thấp) mặc dù có rất nhiều hiểu biết, tuy vậy, các vị ấy vẫn bị vô minh chi phối, làm tâm trí các vị ấy bị mê mờ, thiếu hiểu biết, không hoàn toàn sáng suốt, cho nên, họ bị vô minh dẫn dắt họ đi tái sinh luân hồi nhiều lần để tăng trưởng hiểu biết, nhằm phá vòng vô minh đang chi phối họ. Sự si mê này thực ra có lợi ích cho họ, vì nhờ đó mà họ mới tiếp tục tái sinh xuống các cõi thấp để học hỏi thêm, để trải nghiệm thêm, để họ có thể hoàn thành tất cả các bài học có ở các cõi thấp, để một ngày nào đó họ trở nên hoàn thiện, hoàn mỹ và đầy đủ minh triết.

➡️Các PTVS vẫn còn một chút tham ái nào đó, mặc dù nó rất là vi tế. Một vài vị có thể còn ham thích sự thể hiện, ham thích sự chứng tỏ mình, ham thích một bản tính, bản ngã nào đó cho mình, ham thích các cuộc phiêu lưu xuống cõi trần (đối với họ giống như việc ham thích chơi game vậy), dính mắc vào các kế hoạch cụ thể ở các cõi thấp. Vì sự tham ái này nên nó tiếp tục là nhân dẫn đến sự luân hồi tái sinh của họ.

➡️Mặc dù ở thế giới PTVS, các chúng ở đây có một tâm trí vũ trụ rộng mở, có một sự hợp nhất sâu sắc giữa các sinh mệnh với nhau, tuy vậy, vẫn có một sự ngăn cách, một tấm màn ngăn nào đó giữa họ với nhau. Nó làm cho một số người vẫn tin vào bản ngã, vẫn nắm giữ bản ngã của mình, vẫn còn thấy sự tách biệt nào đó giữa mình và những người khác. Có đôi lúc họ thấy mình vô ngã, nhưng đôi lúc họ vẫn thấy mình còn bản ngã. Cho nên, cõi này chưa phải là cõi hợp nhất và vô ngã thực sự. Nó chỉ là trường trung gian giữa sự ngã và sự vô ngã.

➡️Khi nào họ hoàn toàn buông bỏ được ngã mạn, diệt trừ hoàn toàn vô minh và tham ái, đã phát triển tình yêu thương không điều kiện, với tâm không phân biệt, lúc đó họ có thể đạt đến sự vô ngã, lúc đó họ có thể đạt đến sự hợp nhất thực sự, sự an lạc tối thượng ở cõi bồ đề. Nơi này mới là nơi sự vô ngã thực sự biểu hiện ra, chỉ có ai đạt được Đạo và Quả, chỉ có ai đã phát triển từ bi và minh triết hoàn hảo, chỉ có ai đã đạt được sự giác ngộ hoàn toàn, mới có thể an hưởng sự an lạc và sự hạnh phúc tuyệt vời này. Và với việc đạt được sự an lạc và sự hạnh phúc tuyệt vời này, họ cũng đạt được sự giải thoát khổ đau, ra khỏi luân hồi, và không còn tái sinh trở lại nữa.

"Ai sống không phóng dật
An trú trong chánh niệm
Tu tập tâm và tuệ
Vị ấy thoát khổ đau.

Ai sống gìn giới hạnh
Khéo hộ trì các căn
Tinh tấn trong thiền tịnh
Vị ấy thoát khổ đau.

Ai sống trong từ ái
Thương mình và thương người
An trụ tâm vô ngã
Vị ấy thoát khổ đau.

Ai sống đoạn vô minh
Cắt lìa được tham ái
Buông bỏ mọi chấp thủ
Vị ấy thoát khổ đau."

Nguyện cho vạn vật được thái bình
Mong cho tất cả sớm thoát khỏi mọi khổ đau.