Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Nơi bình an

 Trích "The Spiritual Life" - Annie Besant

        Nhiều người than phiền đời sống trong thế giới văn minh quá nhanh, náo động và vội vàng, họ thường tự bào chữa “Tôi không có thì giờ.” Người ta thường xem báo chí thay vì đọc sách, xem quảng cáo thay vì tìm đọc những bài luận giải, phê bình người khác thay vì tìm hiểu họ. Càng ngày chúng ta càng chú ý đến những sự việc nông cạn trong đời sống: sự thành công của một thương gia, những quyền hành nhỏ nhoi trong xã hội, danh tiếng tạm thời trong giới chính trị hoặc văn chương… để đạt được chúng, người ta phải làm việc cực nhọc, tìm mưu kế và phấn đấu.

Khi làm việc gì, con người muốn có kết quả ngay, nếu không thì xem như thất bại. Con người khi thấy mục đích bên ngoài, thường cố gắng vượt nhanh đến mục đích đó trong tư thế của người thắng cuộc để nhận lãnh những tràng vỗ tay hoan hô của quần chúng. Danh vọng vững chắc được tạo dựng bởi nhiều năm làm việc không ngừng; cực nhọc suốt đời ngoài đồng, khi đến mùa gặt thì người gieo hạt đã khuất bóng; lý tưởng cao đẹp vượt khỏi tầm với của người bình thường, quá lớn để có thể đạt được trong một kiếp sống... do đó người đời không tiếp nhận được. Tinh thần của thời đại được tóm tắt trong câu nói châm biếm của một hiền triết Trung Hoa: “Con người nhìn vào quả trứng, mong nghe tiếng gáy của nó.”  Chúng ta thường than phiền thiên nhiên quá chậm chạp, nhưng chúng ta quên rằng những gì chúng ta đạt được quá nhanh thì không có chiều sâu.

Đối với một số người, cuộc đời con người không giống như đời sống tạm bợ của những con côn trùng nhỏ bé nhảy múa dưới ánh mặt trời. Đôi khi trong tâm con người phát ra những tiếng thì thầm êm dịu nhắc nhở họ rằng tất cả những sự việc có vẻ như xung đột, vội vàng chỉ là những cuốn phim trên màn ảnh. Những thành đạt trong thương trường, trong xã hội được công chúng ngưỡng mộ chỉ là những điều nhỏ nhặt như những bọt bèo nhấp nhô trên mặt nước; ganh tỵ, và cạnh tranh cay đắng là theo đuổi những điều không giá trị. 


THIÊN NHIÊN LÀ LIỀU THUỐC TRẤN AN


Giả thử chúng ta đến sống tại một thành phố có nếp sống vội vã trong một tuần hay một tháng; chúng ta cảm thấy hơi bị kích động, cố gắng để đạt được vài thắng lợi nhỏ, với niềm hy vọng tầm thường, niềm đau do những sự chán nản, bất hòa do sự va chạm giữa cái ngã ích kỷ với những cái ngã khác cũng ích kỷ không kém. Sau đó chúng ta rời bỏ nơi huyên náo này và đến một vùng núi non thanh tịnh vắng vẻ. Nơi đây, chúng ta chỉ nghe những âm điệu hài hòa của thiên nhiên xen lẫn với những lúc yên lặng: tiếng thác nước đổ dồn dập sau cơn mưa đêm qua, tiếng lá xào xạc dưới chân con thỏ rừng nhút nhát, tiếng khuấy động xì xào gây nên bởi con vịt nước bơi ra từ lùm lau sậy, tiếng róc rách do xoáy nước vỗ lên những tảng đá cuội doc theo bờ suối, tiếng vo vo của những con côn trùng bay lướt qua đám cỏ rậm, tiếng đớp mồi của con cá trong hồ nước dưới bóng cây. Nơi đây, tâm trí ta trở nên tĩnh lặng, êm dịu lại do được tiếp xúc với thiên nhiên, xa rời đời sống thế tục. Khi nhìn lại, ta thấy rõ xã hội đang quay cuồng, điên rồ trong những công việc và những trò giải trí. Từ bầu không khí an tịnh, nhìn ra ngoài, ta không cảm thấy xao xuyến với sự thành công hay thất bại trong những xung đột nhỏ nhặt; cũng như không có gì đáng để ý nếu có người nào đó coi thường, hoặc ngợi khen ta. Khi rời xa những khuấy động, chúng ta có được tầm nhìn viễn cảnh, và thấy những sự vật bên ngoài đóng một vai trò rất nhỏ trong sự sống chân thật của chúng ta.


THỜI GIAN LÀ LIỀU THUỐC TRỊ BỆNH


Khoảng cách thời gian, và không gian cũng làm cho ta quân bình trong sự phán đoán cuộc sống. Sau mười năm trôi qua, khi nhìn lại những thử thách, vui buồn, hy vọng và thất vọng trong quá khứ, ta ngạc nhiên không biết vì sao ta đã tiêu phí quá nhiều năng lực vào những việc nhỏ nhặt không giá trị. Đối với một người đã thay đổi nhiều cá tính, khi hồi tưởng lại những niềm đau thấu xương trước kia, họ cũng thấy chúng có vẻ xa lạ. Sự sống của ta hoàn toàn bị ràng buộc vào sự sống của người khác, và bất cứ giá trị riêng tư nào của ta hình như cũng thuộc về người mà chúng ta yêu thương. Khi bị người ấy phản bội, chúng ta tưởng như cuộc sống này đã chấm dứt, tim chúng ta tan vỡ, nhưng chỉ sau một thời gian, vết thương được chữa lành. Ngày nay, sau mười năm, ta không khỏi rùng mình khi nhìn lại nỗi thống khổ đã có lần sắp làm tan vỡ cuộc đời ta; khi nhớ lại những kích động và tức giận điên rồ, cũng như những lời nói đắng cay đã làm mất đi một người bạn tốt. Trước kia, đôi khi ta bị kích thích quá đáng khi thành công trong công việc mà ta cho là khó khăn; nay nhớ lại đó chỉ là điều nhỏ nhặt đã được thổi phồng lên; và thấy được nó chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống, nó chỉ là một điểm, nhưng có lần đã chiếm trọn cả bầu trời.

Trong niềm an tịnh, xuyên qua không gian và thời gian, ta suy tưởng về những thành bại trong quá khứ, cũng như những đau khổ sẽ xâm nhập trở lại khi ta quay về cuộc sống hàng ngày. Những việc tầm thường cũ trong bộ áo mới sẽ chiếm hết thì giờ của ta; những niềm vui, những nỗi buồn với bộ mặt mới sẽ làm chủ ta. Một lần nữa, cuộc sống của ta lại bị bào mòn bởi những lo âu không ý nghĩa, những tranh cãi nhỏ nhặt, những ham muốn vụn vặt, và những thất vọng phi lý. Thánh kinh Bhagavad Gita có nói: “Sự xao xuyến của những giác quan sẽ biến mất do sức mạnh của trái tim.”

Có phải sự việc luôn luôn như vậy không? Vì chúng ta phải sống trong thế gian, phải đóng một vai trò trong bi kịch của cuộc đời, và phảỉ chịu ảnh hưởng của những sự vật tạm bợ. Liệu chúng ta có thể tìm được một nơi bình an, cách biệt, trong khi phải sống và bị vây quanh bởi những sự việc thế gian?


SỰ BÌNH AN CỦA CHÂN NGÃ


Mỗi người là một Thực Thể Bất Tử trong lớp áo xác thân, được sinh động bởi những ham muốn và đam mê. Ta kết nối lớp áo xác thân bằng sợi chỉ của bản chất trường tồn, sợi chỉ này là cái trí. Rất khó kiểm soát cái trí, vì nó luôn thay đổi và chạy lang thang theo những sự vật thế gian. Nó linh hoạt do những ham muốn và đam mê, hy vọng và sợ hãi. Cái trí muốn trải nghiệm tất cả những thú vui cảm giác, nó bị lóa mắt, điếc tai bởi ánh sáng và huyên náo từ cảnh vật chung quanh. Trong kinh Bhagavad Gita, Arjuna đã than phiền: “cái trí rất biến động, hỗn loạn, mạnh mẽ và bướng bỉnh.”

Ngự bên trên cái trí quay cuồng này là cái Ta Chân Thật hay cái Ngã Tinh Thần, nó hiện diện như một chứng nhân thầm lặng, tự tại. Đây là nơi bình an, tĩnh lặng, sóng gió ba đào ở bên dưới không thể chạm đến được. Vì chân ngã trường tồn, với nó mọi sự vật tạm bợ theo thời gian đều không quan trọng, chúng chỉ có công dụng mang lại sự hiểu biết và kinh nghiệm về điều tốt lẫn xấu. Chân ngã sống trong thân thể như một cái nhà bằng đất, nó học biết sự sinh tử, được mất, vui buồn, và sướng khổ. Nó nhìn những sự việc trải qua như những ảo ảnh, không gợn sóng nào có thể làm mất đi sự tĩnh lặng, tự tại của nó. Nếu có một việc đau buồn ảnh hưởng đến cái vỏ bên ngoài của nó, thì nó chỉ đơn giản ghi nhận sự hài hoà bị gián đoạn. Sự đau khổ được tiếp nhận như dấu hiệu cho biết thất bại, nó thu nhặt như một bài học cho tương lai. Vì chân ngã phải chinh phục cõi vật chất, tinh luyện và thăng hoa nó, và chỉ bằng sự đau khổ chân ngã mới có thể học được cách xử sự.

Như thế, con đường bí mật đưa đến Nơi Bình An là học cách đồng hóa tâm thức chúng ta với chân ngã thật sự, thay vì với phàm ngã tạm bợ. Ta tự đồng hóa với thể trí, và não bộ hoạt động trong xác thân. Ta tự đồng hóa với những đam mê và ham muốn, cho nên ta thường nói: “tôi hy vọng, tôi lo sợ…” Ta tự đồng hóa với thể xác, mà thật ra nó chỉ là một cái máy mà chúng ta dùng để tiếp xúc với thế giới vật chất. Khi tất cả những thành phần của bản chất chúng ta được linh động do sự tiếp xúc với vật chất bên ngoài, và cảm nhận sự quay cuồng của đời sống vật chất xung quanh, lúc ấy tâm thức chúng ta cũng bị ảnh hưởng theo. Kinh B. Gita có nói: “Đam mê tràn vào cướp đi trái tim không được kiểm soát, và kiến thức tinh thần như con thuyền trên biển động giữa cơn giông bão.” Kết quả là chúng ta bị kích thích, mất quân bình, tức giận, cảm thấy bị thuơng tổn, phẫn uất, điên cuồng, đau khổ; tất cả những thứ đó làm mất đi sự bình an và sức mạnh.


BA ĐƯỜNG LỐI DẪN ĐẾN SỰ BÌNH AN


Khi bắt đầu đặt chân trên đường đạo để đến nơi bình an, chúng ta phải cố gắng đồng hóa tâm thức chúng ta với chân ngã, thấy như nó thấy, phán đoán như nó phán đoán. Đây là vấn đề thực hành, chớ không phải nói suông, tuy chưa làm được nhưng chúng ta thử bắt đầu thực hành ba phương pháp sau: (1) Tách rời khỏi những đối tượng của giác quan, (2) làm việc tốt mà không màng đến kết quả, (3) tham thiền và luôn luôn hướng về chân ngã. Chúng ta hãy lần lượt nghiên cứu những phương pháp trên.

Ta có thể thực hành phương pháp đầu tiên bằng cách thường xuyên tuân giữ qui luật một cách khôn ngoan. Hãy tập lãnh đạm đối với những điều gây bực bội nhỏ nhặt, những chuyện tán gẫu vui chơi, những thú vui xác thân, khoan dung và dễ dãi chấp nhận những điều từ bên ngoài đến, không tránh né mà cũng không mong mỏi những điều vui thú hay đau buồn nhỏ nhặt. Dần dần, ta tập được tánh lãnh đạm mà ta không ngờ, những khó khăn nhỏ nhặt xảy ra có thể gây khó chịu cho người khác, nhưng không ảnh hưởng đến tâm trí ta. Nhờ vậy ta mới rảnh tay giúp đỡ những người chung quanh đang bị phiền phức bởi những khó khăn; và ta có thể trợ giúp cho cuộc sống của những người chưa hiểu biết bằng chúng ta được dễ dàng hơn. Để đạt được đức tánh này, sự điều độ là then chốt. Trong B. Gita có đề cập như sau: “Hỡi Arjuna, qui luật hoàn hảo không thể đạt được bởi người ăn quá nhiều hay quá ít, hoặc bởi người có thói quen ngủ quá nhiều hay quá ít. Người muốn diệt đau khổ phải điều độ trong sự ăn uống, giải trí, hoạt động , và ngủ nghỉ.” Xác thân không thể bị phá hủy, nó phải được huấn luyện.

Phương pháp thứ hai là không màng đến kết quả. Điều này không có nghĩa là không để ý đến kết quả của việc ta làm để rút tỉa kinh nghiệm cho bước đi kế tiếp. Chúng ta có được kinh nghiệm từ sự xem xét kết quả, và từ đó trở nên khôn ngoan. Khi một hành động đã được thực hiện với sự suy xét cẩn thận, với năng lực mạnh mẽ, và ý nguyện trong sạch; sau đó, chúng ta cứ để tự nhiên, không lo lắng gì đến kết quả. Hành động đã thực hiện, không thể thu hồi lại được, lo lắng không có ích gì. Khi kết quả đến, ta ghi nhận như một lời dạy, không quá vui mừng hay hối tiếc. Sự vui mừng hay hối tiếc chỉ làm cho ta không chú tâm thực hiện bổn phận hiện tại, và làm suy giảm tiềm lực của ta. Giả thử kết quả của việc làm là có hại, người khôn ngoan sẽ nói: “Tôi đã làm sai, tôi phải tránh lỗi lầm tương tự trong tương lai; hối hận chỉ làm suy giảm năng lực trong công việc hiện tại, mà không thay đổi được kết quả do hành động lỗi lầm của tôi. Vì thế, thay vì để mất thì giờ cho sự hối hận, tôi chú tâm làm việc cho tốt hơn.”

Tách rời khỏi kết quả của hành động làm cho cái trí an tịnh, từ đó chúng ta có thể tập trung hữu hiệu vào mỗi công việc. Kinh B. Gita nói: “Ai  hiến dâng hành động không vụ lợi cho Đấng Tối Cao, thì không có tội lỗi nào chạm đến họ, như nước không thể thấm vào lá sen. Người hiến dâng chân thật có trái tim tinh khiết, họ hành động bằng xác thân và các giác quan, với lý trí và sự hiểu biết, họ không màng những lợi lộc riêng tư. Người hiến dâng không bị trói buộc vào kết quả của hành động sẽ đạt được sự an tịnh; trong khi người hành động do lòng ham muốn, và đeo níu vào kết quả sẽ bị trói buộc.”

Phương pháp thứ ba, tham thiền, là cách thức đem lại nhiều kết quả nhất và cũng là cách thức khó khăn nhất. Người tập tham thiền phải thường xuyên cố gắng nhận ra lý lịch của mình từ chân ngã, và ý thức mình chính là chân ngã đó. Cái trí hay thay đổi, và thường chạy theo sự vật bên ngoài, ta phải chinh phục nó, và đem nó trở về nội tâm. Việc này phải thực hành suốt đời, và nó sẽ đem ta đến nơi bình an. Ta phải thường xuyên làm tươi mới sự cố gắng và duy trì tính kiên nhẫn. Mỗi ngày ta cần để riêng ra một khoảng thời gian, vào giờ nhất định, tự thu mình lại như con rùa thu gọn vào cái mai của nó, hồi nhớ lại bản chất trường tồn của ta; không để những điều tạm bợ, những biến cố ở thế gian ảnh hưởng đến ta.

Khi năng lực tinh thần trong chân ngã tăng trưởng, chẳng những chúng ta được bình an mà còn được minh triết. Vì khi không còn ham muốn cá nhân, và nhận ra được bản chất trường tồn, chúng ta sẽ không còn tư kiến hay thành kiến khi phán đoán mọi việc. “Khi đạt đến trạng thái an tịnh, con người xa lánh được tất cả phiền phức, cái trí dễ dàng chú tâm vào một sự việc, và đạt được minh triết. Nếu tâm và trí không an tịnh, ta sẽ không thể đạt được minh triết. Với lòng kiên nhẫn, con người sẽ dần dần đạt được những mức độ của sự an tịnh. Phúc lạc tối thượng chắc chắc sẽ đến với bậc hiền triết đã có cái trí bình an, đã khắc phục được những dục vọng và đam mê; vị ấy luôn luôn an trụ trong chân ngã, thoát khỏi mọi ràng buộc của tội lỗi.”

Đây là ba cấp bậc của con đường dẫn đến Nơi Bình An. Đến được nơi đây là đã chinh phục được Thời Gian và sự Chết. “Trên con đường quanh co dẫn đến tận đỉnh núi, cánh của “con chim bình an” quạt phía trước người hành hương mệt mỏi, và cuối cùng người ấy tìm được sự an tịnh không bao giờ mất.”


Thư của Chú Tô Hiệp

Giáo lý Minh Triết Thiêng Liêng đưa ra những định luật thiên nhiên, để chúng ta cố gắng sống đúng theo Thiên Cơ. Thí dụ hội TTH không bắt hội viên phải ăn chay, nhưng nhiều người học MTTL không thích ăn thịt thú vật, nhất là những con thú đã có chút ít trí khôn, vì biết sự sống trong hình thể thú vật đang trên đường tiến hoá và sau giai đoạn học hỏi ở hình thể thú vật, sẽ vào học hỏi kinh nghiệm trong hình thể con người, ăn chay vừa tốt cho sức khoẻ vừa có lòng thương thú vật, chúng là đàn em của con người.

   Minh Triết Thiêng Liêng giải thích rất chi chi tiết về luật Luân Hồi, Nhân Quả, Người biết rõ về 2 luật này sẽ không gây tổn hại cho người khác.

   Trở lại vấn đề Phá Thai: Minh Triết Thiêng Liêng giải thích rất cặn kẽ chu trình sau khi chết, rồi tái sinh trở lại cõi trần để tiếp tục học hỏi tiến hoá, nơi đây tôi chỉ nói sơ về tái sinh, vì chi bộ Phụng Sự Chân Lý đã có học hỏi thảo luận rất kỷ về luật Luân Hồi rồi:

   Sau 1 thời gian dài nơi cõi Thiên Đàng, do lòng ham muốn sống để học hỏi và kinh nghiệm thêm ở các cõi thấp, Linh Hồn được thúc đẩy tái sinh. Phải có sự đồng ý của vị đứng đầu, chăm lo về việc tái sinh, chúng ta gọi Ngài là Nghiệp Quả Tinh Quân (Lipika Lord). Làm việc dưới Ngài là các vị Đại Thiên Thần (Devarajas), Thiên Thần (Devas), và dưới hết có rất nhiều Tinh Linh Thiên Nhiên (Nature-Spirits). Trước khi thể xác được tạo ra, thì thể trí ở cõi thượng giới sắc tướng và thể vía ở cõi trung giới đã được tạo ra, tuy chưa hoàn hảo. Trước khi bào thai thành hình, vị Thiên Thần tạo ra 1 hình tư tưởng là cái khuôn thể Phách để bào thai phát triển theo cái khuôn đó, do công việc làm trực tiếp của rất nhiều tinh Linh Thiên Nhiên.

   Như vậy, chúng ta thấy trong công việc phát triển 1 bào thai, phải có sự đóng góp rất nhiều công sức của Thiên Nhiên. Vì thế người hiểu biết Minh triết Thiêng Liêng sẽ không khuyến khích việc phá thai nếu không có lý do chính đáng bất khả kháng, như nếu tiếp tục để thai nhi phát triển thì sức khoẻ và tính mạng người mẹ gặp nguy hiểm, hay trường hợp bị cưỡng hiếp làm người phụ nữ sẽ bị bệnh tâm thần nặng nề v.v... trong những trường hợp đó chỉ phá bỏ thai nhi ở những tháng đầu.

   Kính thưa các bạn, trong thời gian hiện tại, có quá nhiều thiên tai xảy ra trên địa cầu, thêm vào dịch cúm Covid, làm cho tinh thần của đa số nhân loại rất bất an, tôi xin gởi theo đây bài "Nơi Bình An", trích ra từ quyển "Đời Sống Tinh Thần" (The Spiritual Life, của bà A. Besant). Sách tiếng Việt được tặng tại chi bộ Phụng Sự Chân Lý dành cho các bạn muốn tìm hiểu thêm.

   Cầu mong tất cả đều được bình an.

Thân mến,

Tô Hiệp 

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Tháng ngày xanh mãi

 


Ta muốn ngồi bên em
Hát tình ca du mục
Giữa núi đồi thao thức
Giữa cánh rừng thu thưa
Giữa con tàu xuyên mưa
Hay ngôi làng quên lãng.

Bài tình ca bay đi
Hai đứa mình ở lại
Tháng ngày thì xanh mãi
Như hồ trên núi kia
Sẽ không có chia lìa
Hay tính toan khờ dại
Những yếu mềm, sợ hãi
Cũng bặt dấu chân mây
Bàn tay trong bàn tay
Ru mùa xuân gần lại

Thơ Nguyễn Thiên Ngân (Mình phải sống như mùa hè năm ấy)
Ảnh Dennis F.


Nỗi buồn cũng là quà

Nguồn: Facebook Cô Lena

Khi còn nhỏ, tôi ưu tư hơn các trẻ con khác, tôi nhận biết tâm trạng của bản thân, và như thế, tôi ở trong một tổ hợp vừa buồn vừa lo lắng.

Cùng các bạn làm thủ công [hồi đó chúng tôi có nhiều bài thủ công và vẽ rất thú vị], tôi rây, nhồi và ủ đất sét tỷ mỷ, phơi trong bóng mát, lại còn sốt ruột trở trái khế để khô đều các mặt, rồi chờ thật khô mới tô màu. Tôi làm đủ các bước như trong sách hướng dẫn, kể cả việc ra tiệm thuốc bắc của người Tàu, mua giấy bản màu vàng, ngâm nước thành bột, nhào cùng đất sét. Tôi không chỉ làm một, mà làm hai hay ba quả để đề phòng trong lúc đem tới trường có thể bị sứt. Ngoài ra tôi còn ủng hộ bạn thân vì bạn làm xấu quá [tất nhiên là tôi không ủng hộ bạn quả đẹp nhất mà để chấm điểm]. Khỏi phải nói, các tác phẩm của tôi lúc nào cũng được trầm trồ, điểm cao nhất và được trưng bày. Nếu cô giáo không giữ lại thì mẹ tôi sẽ bày các tác phẩm của tôi ở nhà. Những đứa ẩu – đó là tôi nghĩ như thế về họ, nhưng mẹ tôi nói rằng: “họ đã cố gắng lắm rồi” – quả khế méo mó, rạn nứt, màu loang lổ lại không hề buồn, không bận tâm chút nào, chúng chạy ào ra khỏi lớp, la to, uống nước, nhảy dây, cãi nhau say sưa, bức xúc gì đó nhưng không buồn và rồi hoàn toàn quên.

Mẹ tôi đã nói với tôi như thế này: nỗi buồn kéo tới khi công việc không như ý là do lòng tự tôn bị tổn thương [sau này mẹ tôi gọi nó là “cái Ngã không được thỏa mãn”], con đã làm việc không phải vì bản thân việc đó cần làm và có ích mà vì một phần thưởng, chẳng hạn như mong ước được khen hay điểm cao. Tâm lý ấy có nguồn gốc ‘logic’ – mẹ tôi dùng chính cái từ đó – nụ cười của con lúc sơ sinh lập tức được bố mẹ hoan hỷ, hai chiếc răng cửa nhú ra làm bố mẹ ngất ngây, bước đi đầu tiên của con được cả nhà chăm chú, cú ngã đầu tiên rồi vịn vào chân bàn tự đứng lên được cả nhà vỗ tay, món tóc đầu tiên dài ra đủ để buộc nơ cũng được khen ngợi, con sống trong các lời khen. Cái váy con mặc, mặc dầu không phải con làm ra nhưng mọi người đều trầm trồ khen Lena mặc xinh quá, không ai khen người mua vải, không ai khen người may váy, không ai khen bà Nhung đã thêu cụm hoa rất đẹp… và con coi điều đó là mặc nhiên [lúc đó tôi đã khóc òa lên vì xấu hổ]. Nên làm mọi việc vì điều đó là cần thiết, bản thân công việc đã là phần thưởng rồi. Không ở trong công việc con không có cách gì để trở nên khéo léo. Không thất bại, trí thông minh không có chỗ dùng và con không thể trưởng thành từ bên trong. Ngay cả nỗi buồn cũng có ích.

Khi tôi lớn thêm vài tuổi nữa, mẹ lại nói thế này: hãy để tâm trong mỗi việc của mình để nó hoàn hảo nhất có thể, nhưng đừng mong chờ phần thưởng, mọi việc ta làm Các Ngài biết hết.

Tới tuổi thanh niên tôi được dạy: nếu việc của con thành công, con hãy tặng cho Chúa hay cho người nào mà con yêu quý.

Và tôi đã vác thập giá đời mình: nuôi con, chăm sóc người già, nấu ăn, cầu nguyện, viết một bức thư tình, thảo một đơn kiện… theo cách như thế. Không thất bại, trí thông minh không có chỗ dùng và không thể trưởng thành từ bên trong.

~ Lena


Siddhartha – Câu chuyện dòng sông, câu chuyện đời người

Nguồn: Vườn Thiền - Chân Vĩ Nghiêm

HÀNH TRÌNH ĐI TÌM BẢN THỂ VÀ Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI

"Nhân vật chính trong truyện mang tên Siddhartha, cái tên của Đức Phật thời còn tại thế. Tuy nhiên nhân vật Siddhartha trong truyện không phải là Đức Phật, tuy rằng gia thế, xuất thân của anh tương tự như gia thế của Đức Phật trước khi xuất gia. Siddhartha cũng như nhiều nhân vật của Hermann Hesse, bắt đầu xuất hiện trong truyện là bắt đầu một hành trình. Đó là một hành trình dài và vô cùng nhọc nhằn để đi tìm bản thể của mình.

Siddhartha đã có một cuộc sống ấm êm định sẵn: là “con trai khôi ngô của một người Bà La Môn, lớn lên dưới mái gia đình êm ấm”. Anh là niềm tự hào của gia đình, niềm ao ước của các cô gái xinh đẹp và cao quý nhất bởi sự mẫn tiệp, khát khao hiểu biết và vẻ ngoài khôi ngô, tuấn tú của mình. Tuy nhiên, chính anh lại không hài lòng với cuộc sống của mình. Điều làm Siddhartha trăn trở là câu hỏi lớn về bản ngã. Anh hoang mang không biết “tìm linh hồn ở nơi đâu? Nó ở chỗ nào, trái tim vĩnh cửu của nó đập chốn nào, còn đâu khác nếu không phải trong tự ngã của ta, trong thâm sâu, trong sự bất diệt mà ai cũng có”. Khi không khám phá ra con đường để đi đến chính bản ngã của mình, thì cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa, con người chỉ nắm bắt được những thứ hời hợt trên bề mặt. Sắc đẹp, địa vị, của cải, sự kính trọng của người đời đều không làm Siddhartha mảy may xúc động. Anh quyết tâm phải đi tìm bản thể.

Hành trình đi tìm bản thể của Siddhartha đầy nhọc nhằn, khổ ải và vấp phải không ít những sai lầm. Thoạt đầu anh làm sa môn, tu theo trường  phái khổ hạnh, nhưng càng tu càng nhận thấy điều ấy không giúp ích gì được cho mình. Đến khi gặp được Đức Phật, được người thuyết pháp, Siddhartha vẫn không thấy mình bị thuyết phục trong khi bạn anh, Govinda, đã nhanh chóng quy y theo Đức Thế Tôn vì đã tìm thấy con đường đi của bản thân. Chia tay người bạn thân thiết nhất, một mình Siddhartha cô độc trên con đường đi tìm bản thể. Anh ngẫm ngợi và chợt nhận ra điều quan trọng: bản thể của mỗi người không nằm ở đâu khác ngoài chính bản thân. 

Chân lý mà anh vừa giác ngộ đã khiến anh tỉnh thức. Hóa ra mỗi cá nhân là một vũ trụ riêng biệt chứa đầy bí mật, không giống với bất cứ cá nhân nào khác trên mặt đất này. Cuộc đời mỗi cá nhân đẹp đẽ hay bất hạnh, đều không phụ thuộc vào ai khác, mà chỉ phụ thuộc vào chính bản thân mình: “Ý nghĩa và bản chất không ẩn nấp đâu đó đằng sau sự vật, chúng ở trong sự vật, trong mọi sự vật”.

Nhưng cũng chính lúc bàng hoàng tỉnh thức, là lúc Siddhartha nhận ra sự cô đơn đến cùng cực của mình. Nếu mỗi cá nhân là một vũ trụ, thì thuộc tính của cá nhân là cô đơn. Anh sẽ không đứng chung hàng ngũ với bất kỳ ai nữa, không thuộc về bất cứ một tập hợp nào. Kẻ cô đơn ấy bước những bước đầu tiên trong cuộc sống mới đã được thức tỉnh. Anh không còn là sa môn và tự nhủ phải nếm trải tất thảy những sắc màu cuộc sống luôn luôn biến đổi để làm giàu trải nghiệm của mình. Thế giới hiện lên trong mắt anh như lần đầu tiên được tạo ra, với đầy đủ mọi vẻ đẹp đáng kinh ngạc của mình. Anh hối hả sống, hối hả thưởng thức mọi dạng thức của cuộc đời, kể từ việc học ái tình ở một cô gái điếm xinh đẹp đến việc học kiếm tiền ở một nhà buôn nổi tiếng, học bài bạc ở đám người tục lụy. Khi có tất thảy trong tay rồi anh lại đâm chán ghét và kinh hãi tất thảy; lại thấy cuộc đời trở nên trống rỗng và vô nghĩa. Chính vì thế mà anh quyết định trầm mình trên một dòng sông.  Nhưng âm thanh thầm thì của dòng sông đã giữ anh lại với đời. Anh một lần nữa thức tỉnh để nhận ra chỉ có buông tay, chấm dứt tất cả mọi sự căm ghét ngu ngốc, mọi tham lam danh lợi, mọi toan tính tầm thường, trở về thanh sạch như trẻ thơ, là con người đến được với “ngã” ở trong lòng.

Lần thức tỉnh thứ hai của Siddhartha bên dòng sông vô cùng quan trọng. Nếu lần thức tỉnh trước giúp anh nhận ra: kiến thức có thể học được từ vô vàn giáo lý, nhưng sự thông thái chỉ đến từ kinh nghiệm, từ trải nghiệm của chính bản thân; thì lần thức tỉnh này đã giúp anh biết buông tay. Khi con người biết buông tay là khi người ta đã thấu hiểu bản chất cuộc đời. Tất cả mọi thứ, kể cả bản thân mỗi cá nhân cũng chỉ là giả tạm. Rồi cái chết sẽ đến và mang mọi người đi. Sự vĩnh cửu trong tâm hồn mới là đáng nói. Sự vĩnh cửu ấy là biết sống thanh thản và yêu thương tất cả vô điều kiện. Siddhartha đã tìm được bản thể của mình, dẫu cho anh có phải trả giá bằng gần cả cuộc đời với đủ mọi cung bậc đắng cay, hạnh phúc.

Giống như nhiều nhân vật khác của Hermann Hesse, anh chàng Siddhartha cũng được đặt trong một hành trình dài, nhọc nhằn đi tìm bản thể của mình. Mỗi bước đường đời là một vỡ lẽ. Trải qua rất nhiều ngộ nhận, rất nhiều lần trả giá đắt, con người cũng đến được với chân lý giản dị: trở lại sự trong trẻo thơ trẻ là đến được với bản thể thanh sạch nhất. Cốt lõi của cuộc sống này là biết yêu thương. Chỉ tình yêu thương vô điều kiện mới mang lại hạnh phúc và ý nghĩa đích thực cho con người. Mọi tranh giành, âm mưu, toan tính đều là vô nghĩa trước sự vĩnh hằng của thời gian và sự hữu hạn của đời người.

...Ở nhiều bản dịch, tiểu thuyết Siddhartha được lấy tên là “Câu chuyện dòng sông”. Dòng sông chính là hình ảnh ẩn dụ thiêng liêng về sự sống. Câu chuyện dòng sông chính là câu chuyện đi tìm chân lý, đi tìm bản thể, tìm ý nghĩa đích thực của cuộc sống này."

~ Chân Vĩ Nghiêm



Tổng hợp một số nông trại hữu cơ tuyển tình nguyện viên ở Việt Nam

 TỔNG HỢP MỘT SỐ NÔNG TRẠI HỮU CƠ TUYỂN TÌNH NGUYỆN VIÊN Ở VIỆT NAM

Mình thấy dạo này có nhiều bạn quan tâm đến việc tình nguyện ở các nông trại với mục đích tìm hiểu văn hóa, lối sống, trải nghiệm cuộc sống nông dân và giao lưu kết bạn với những TNV khác, có khi còn có cơ hội giao lưu với Tây ba lô; nên mình tổng hợp lại 1 vài nông trại hay tuyển TNV để các bạn tham khảo. 

Đây là công việc cực kỳ thú vị dành cho những bạn nào muốn hòa mình vào thiên nhiên, giao lưu kết bạn và tất nhiên là không tốn nhiều tiền rồi. (Hầu hết tất cả các farm khi tuyển TNV điều hỗ trợ ăn ở miễn phí, có khi còn được trợ cấp thêm tiền, cho nên rất thích hợp cho các bạn sinh viên).

Mình khá thích các nông trại hữu cơ và hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều hình thức nông nghiệp như thế này nên rất mong muốn các farm này được nhân rộng và được nhiều người biết tới. Các bạn làm tình nguyện ở đây cũng sẽ giúp hình thức này phát triển hơn nữa.

CÁC BẠN LƯU Ý LÀ KHÔNG PHẢI LÚC NÀO FARM CŨNG TUYỂN, CHO NÊN CÁC BẠN FOLLOW PAGE ĐỂ BIẾT KHI NÀO HỌ TUYỂN MÀ ĐĂNG KÝ NHA. KHI NÀO CÓ FARM NÀO MỚI NỮA THÌ MÌNH SẼ UPDATE LÊN PAGE.

𝟏. 𝐒𝐦𝐢𝐥𝐞 𝐆𝐚𝐫𝐝𝐞𝐧 

Đây là 1 nông trại hữu cơ ở Đà lạt tuyển TNV với công việc chủ yếu là làm vườn, trồng rau củ quả sạch. Farm này có khung cảnh khá lãng mạn, sạch sẽ và cách bài trí cũng hướng về thiên nhiên nên cảm giác rất bình yên.

Thường tuyển ít khoảng 2 TNV, cam kết tình nguyện tối thiểu 2 tháng.

🌱 Link FB: https://bit.ly/3bntLV1

𝟐. 𝐅𝐫𝐞𝐞𝐝𝐨𝐦 𝐆𝐫𝐞𝐞𝐧 𝐕𝐢𝐥𝐥𝐚𝐠𝐞 

Một trang trại ở Đăk Nông tuyển các bạn làm farm hữu cơ. Trang trại này có view siêu đẹp luôn ấy vì ở trên núi cao, nhìn xuống phía trước mặt là hồ Tà Đùng hùng vĩ.

Farm tuyển khá đông TNV. Công việc chủ yếu là trồng rau, trồng hoa, cây cảnh, ủ phân, tạo cảnh quan vườn, nuôi gà vịt, thu hái nông sản ...Làng hỗ trợ nơi lưu trú, thực phẩm, không gian sinh hoạt, trải nghiệm khoảng thời gian tuyệt đối nói KHÔNG với hóa chất và các sản phẩm Công nghiệp. Bạn cùng Làng tắm nước lá thảo mộc thay cho dầu gội và sữa tắm. Thời gian ở Làng ít nhất là 1 tháng

🌱 Link FB: https://bit.ly/2XLwunf

𝟑. 𝐇𝐚𝐧𝐚 𝐋𝐚𝐧𝐝 

Đây là một dạng mô hình nghỉ dưỡng hướng về thiên nhiên trên 1 khu vực nằm sâu trong núi trên Đà Lạt khá thú vị. Mỗi tháng tuyển TNV 1 lần,  mỗi lần khoảng 5 bạn. Thời gian ở bắt buộc là 35 ngày.

Hana hỗ trợ vé xe một chiều, bao ăn ở, dùng thảo dược tắm gội, ngâm chân, hòa mình vào thiên nhiên....Công việc chủ yếu là phụ chăm sóc vườn, phủ cỏ, trồng vài loại thảo dược và nhân giống thực phẩm từ rừng ra để hướng đến tự cung cấp.

🌱 Link FB: https://bit.ly/3bpinb0

𝟒. 𝐀𝐧 𝐍𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐅𝐚𝐫𝐦 

Nông trại này ở Đà Nẵng trong thung lũng núi Bà Nà. Trên farm có 2 công việc chính, một là sáng tác, thiết kế và sản xuất đồ decor, nội thất theo phong cách Rustic thuận tự nhiên. Thứ hai là làm vườn, trồng rau sống đơn giản tự cung tự cấp. Công việc của TNV ở trại bao gồm: phụ việc ở xưởng mộc, làm việc ở xưởng vẽ, làm vườn trồng cây, hỗ trợ tổ chức sự kiện...

Bạn sẽ được free ăn ở tại trại, trải nghiệm công việc sáng tạo, môi trường năng động, tràn đầy sức trẻ. Thời gian tình nguyện ít nhất 2 tuần.

🌱 Link FB: https://bit.ly/2VLEeDf

𝟓. 𝐕𝐞̂̀ 𝐧𝐡𝐚̀

Một farm ở Đà Lạt tuyển TNV xây dựng một khu Tiểu nông trại vui vẻ, canh tác các loại hoa màu, thảo dược và các sản phẩm thủ công,…

Chủ yếu tuyển nữ. Công việc chính mỗi ngày là cùng Nhà đóng góp ý tưởng, chăm sóc vườn tược, sống ảo và viết lách, xắn tay áo lên, xông pha ra vườn cải tạo, trồng trọt.

Nhà sẽ hỗ trợ chỗ ở, ăn (3 buổi, phân công đi chợ). Thời gian gắn bó cùng Nhà ít nhất 01 tháng, nghỉ ngơi 01 ngày/ tuần, làm việc ít nhất 05 tiếng/ ngày. Thời gian còn lại các bạn thỏa sức khám phá thành phố, ăn uống, vui chơi.

🌱 Link FB: https://bit.ly/3bo2qC8

𝟔. 𝐀𝐧𝐝𝐚𝐥𝐚𝐭 𝐆𝐚𝐫𝐝𝐞𝐧

Là một farm trồng hoa hồng trên Đà Lạt, thường hay tuyển TNV với thời gian ở linh động từ vài ngày đến vài tuần. 

Công việc chủ yếu là trồng hoa hồng, được dạy cách trồng hoa hồng, được ở tại homestay & ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và được trợ cấp tiền hàng ngày nữa đó. 

Bạn có thể follow anh chủ Đỗ Nguyễn Duy Khang của farm này để biết khi nào anh ấy tuyển.

🌱 Link FB: https://bit.ly/2zfteGy

𝟕. 𝐇𝐚𝐩𝐩𝐲 𝐅𝐚𝐫𝐦 𝐖𝐞𝐥𝐥𝐧𝐞𝐬𝐬 

Là một nông trại hữu cơ trên 1 ngọn núi ở Lâm Đồng. Farm này nhìn hình ảnh và video siêu đẹp và rộng luôn ấy, vì ở trên núi nên khung cảnh cực thơ mộng. Ở đây tuyển 1 lúc 10 bạn nên khá đông vui, lâu lâu cũng có Tây ba lô tình nguyện ở đây nữa. Cho nên đây là cơ hội để giao lưu kết bạn nha. 

Công việc là sáng đi vào farm chăm sóc cây, xây nhà và vườn rau... Tối đàn ca ngắm sao nha.kkk. Được bao ăn ở, trái cây của farm, được học cách xây dựng mô hình nông nghiệp, giao lưu lửa trại, học guitar, trống,...Một tuần các bạn sẽ được off 1 ngày để khám phá các cảnh đẹp trong khu vực. Các bạn sẽ làm việc 6 tiếng /1 ngày. Cam kết thời gian ở farm xuyên suốt 15 ngày.

Bạn có thể join Group Trải nghiệm nông nghiệp Đà Lạt để biết thông tin tuyển dụng của farm.

🌱 Link group: https://bit.ly/34WlWmU

𝟖. 𝐓𝐡𝐞 𝐌𝐨𝐬𝐡𝐚𝐯 𝐅𝐚𝐫𝐦

Đây là nông trại chủ yếu trồng các loại đậu tại Khánh Hòa do các bạn trẻ trong CLB Con dượng Tony Buổi Sáng thành lập. 

TNV sẽ được thực tập tại farm trong thời gian một tháng, được cover tiền ăn uống, được quan sát, hướng dẫn, học hỏi, được chơi với chó, gà, đà điểu.

Sau khi một tháng kết thúc, farm sẽ hỗ trợ tiền vé xe di chuyển hai chiều cho mình.

🌱 Link FB: https://bit.ly/3czoGJh

𝟗. 𝐇𝐚𝐦𝐚𝐯𝐢𝐥𝐥𝐚𝐠𝐞

Đây là một dạng trường dạy Anh ngữ kết hợp với làm nông nghiệp ở Gia Nghĩa. Vào đợt cao điểm, họ thường tuyển TNV làm nông ban ngày, đổi lại bạn được ăn ở miễn phí và được học Tiếng Anh free buổi tối.

🌱 Link FB: https://bit.ly/2RQVwxu

𝟏𝟎. 𝐓 & 𝐀 𝐇𝐨𝐦𝐞 𝐚𝐧𝐝 𝐍𝐚𝐭𝐮𝐫𝐞

Một farm hiếm hoi ở miền Tây mà cụ thể là Trà Vinh, đối diện sông Hậu . Hiện tại họ đang tuyển TNV từ tháng 5 đến tháng 8. Công việc chủ yếu là trồng cây, trồng rau, hoa, dọn dẹp vườn, làm đường nước. Làm từ thứ 2 đến thứ 6 trong ít nhất 1 tháng.

🌱 Link FB: https://bit.ly/2Kndjbr

𝟏𝟏. 𝐃𝐨̂́𝐜 𝐦𝐨̛ 𝐅𝐚𝐫𝐦

Đây là một farm cực kỳ là ''thiên nhiên'' ở Đồng Nai, ở đây nuôi trồng đủ cả. Farm thường xuyên nhận khách lên tham quan vui chơi.

Ở đây họ tuyển TNV rất linh động, TNV có thể chọn làm bao lâu, mấy tháng, mỗi ngày mấy tiếng, nghỉ ngày nào trong tuần, xin trợ cấp bao nhiêu hoặc chọn làm việc trong nhóm nào: cây trồng, chăn nuôi, xây dựng công trình hoặc nhóm hậu cần (đan lát, may vá...) và farm sẽ xem xét. 

Thời gian tình nguyện tối thiểu là 1 tháng nha. Đầu năm họ đăng tuyển cho cả năm luôn. Năm nay do dịch nên họ chưa tuyển.

🌱 Link FB: https://bit.ly/3eJgN5S

𝟏𝟐. 𝐍𝐮𝐢 𝐓𝐮𝐨𝐧𝐠 

Đây là 1 dự án giáo dục kiểu mới, trong môi trường thiên nhiên, ở Đồng Nai, gần vườn quốc gia Cát Tiên nên vào thời gian rảnh bạn có thể tham quan Cát Tiên.  

Ở đây các bạn độ tuổi từ 5 – 17 được tham gia các lớp học Tiếng Anh, được trải nghiệm nhiều trò chơi thú vị, được làm việc nhóm và được học nhiều bộ môn.

Trường cũng tuyển các TNV nước ngoài để dạy cho học sinh cho nên bạn sẽ gặp khá nhiều người nước ngoài ở đây đấy.

Hiện tại (T2/2020) dự án đang cần tuyển TNV có năng lực về các môn học như:  Làm vườn, về âm nhạc, vẽ, tư duy phản biện, Tiếng Anh, khoa học vũ trụ, maketing.

Các bạn có thể inbox hỏi chị Trinh Thi Ngoc Lan để hỏi nha.

🌱 Link FB chị Lan:  https://bit.ly/34VjpsZ

🌱 Link Nui Tuong: https://bit.ly/2VQXuiD

𝟏𝟑. 𝐓𝐡𝐢𝐧𝐤 𝐒𝐥𝐨𝐰 𝐕𝐢𝐥𝐥𝐚𝐠𝐞

Là một khu vườn ở Vũng Tàu do 1 nhà báo nghỉ việc lập nên. Công việc chủ yếu là làm vườn, trồng cây, trồng rau sống đơn giản tự cung tự cấp, xây dựng không gian sống như làm lều, dựng lều, làm hồ cá, làm mộc, quy hoạch vườn trồng cây, phụ việc nông trại như cho gà, cá ăn...Thời gian ở tối thiểu 1 tháng.

🌱 Link FB: https://bit.ly/2KlimJx

𝟏𝟒. 𝐌𝐞𝐫𝐨𝐧 𝐅𝐚𝐫𝐦

Đây là một nông trại đa canh được khởi sự từ "anh bạn trẻ" yêu nông nghiệp, vừa trở về từ Israel, mong muốn thực hiện một mô hình nông trại bền vững, lấy dược liệu làm cây trồng chính, kết hợp với rau-củ-quả, cây ăn trái,...Farm này ở Cao Lãnh, Đồng Tháp. Thời gian tình nguyện ít nhất 2 tuần.

Công việc của TNV là ủ phân, xử lý đất, lên luống, ươm giống, trồng cây, xuống giống, làm hệ thống tưới, làm hàng rào và cả hàng rào sinh học...

🌱 Link FB: https://bit.ly/2XWgvTw

𝟏𝟓. 𝐆𝐫𝐚𝐬𝐬𝐡𝐨𝐮𝐬𝐞 - 𝐍𝐡𝐚̀ 𝐂𝐨̉ 𝐛𝐞̂𝐧 𝐓𝐡𝐚́𝐜 𝐕𝐨𝐢

Có thể nói đây là một nhà nghỉ kết hợp với làm nông nghiệp ở Lâm Đồng.Công việc của TNV là tiếp đón khách, tưới cây, chăm sóc vườn tược. Thời gian ở từ 1 tuần đến vài tuần tùy vào nhu cầu của Nhà. Nhà Cỏ cũng trợ cấp chi phí di chuyển và ăn ở.

🌱 Link FB: https://bit.ly/2zm1r7l

𝟏𝟔. 𝐋𝐚́ 𝐋𝐢𝐛𝐫𝐚𝐫𝐲

Đây là dụ án làm rừng, trồng rau,trồng thuốc ở Ninh Bình. Tình nguyện viên sẽ sống và làm việc theo lịch hàng ngày của đội với 5 - 6 tiếng làm việc mỗi ngày, nghỉ 1 ngày. Được hỗ trợ chỗ nghỉ và ăn uống. Ở đây cũng tuyển nhiều TNV nước ngoài nữa bạn nhé.

🌱 Link FB: https://bit.ly/34WB8An

𝟏𝟕. 𝐊𝐢𝐰𝐢 𝐍𝐨̛ 𝐅𝐚𝐫𝐦 - 𝐁𝐢̀𝐧𝐡 𝐂𝐡𝐚́𝐧𝐡

Đây là 1 farm khá rộng, khoảng 8000m2 lận, nằm ở sát rìa Sài Gòn (huyện Bình Chánh), theo đuổi nông nghiệp tự nhiên. Thời gian làm TNV tối đa của mỗi người là 6 tuần và tối thiểu là 2 tuần.

Tháng 4 này vẫn đang tuyển hay sao đó. Các bạn có thể follow anh chủ farm Pham Phu Hien để hỏi nha

🌱 Link FB Pham Phu Hien: https://bit.ly/2yDwuej

🌱 Link farm: https://bit.ly/3cOHlBh

𝟏𝟖. 𝐍𝐞𝐯𝐞𝐫𝐥𝐚𝐧𝐝 𝐃𝐚𝐥𝐚𝐭

Hằng ngày bạn sẽ được ngồi thiền, tập yoga, làm vườn, cùng nấu ăn chay, pha chế cùng với nhóm. TNV được hỗ trợ ăn uống (ăn chay) ở vườn có chỗ nghỉ ngơi. Thường tuyển 1 lúc 2 TNV thôi nhé.

Các bạn có thể liên hệ chị Huệ để hỏi về chương trình TNV

🌱 Link farm: https://bit.ly/34W8Jun

🌱 Link chị Huệ: https://bit.ly/2VQg8H8

𝟏𝟗. 𝐋𝐚̀𝐦 𝐕𝐮̛𝐨̛̀𝐧 𝐑𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐜𝐮̀𝐧𝐠 𝐋𝐨𝐯𝐢𝐧𝐠 𝐅𝐚𝐫𝐦

Là một farm ở Hoà Bình (cách Hà Nội 40km).Cuộc sống ở farm là trồng cây, nấu ăn chay, thiền, tập thể thao, chạy bộ, leo núi, ngắm cảnh.

Chỉ nhận nam giới và ăn chay thôi bạn nhé!

Thời gian ở: 2 tuần là tối thiểu để bạn có trải nghiệm. Bạn sẽ được ăn ở miễn phí cùng nhóm, tham gia các hoạt động ở farm như một thành viên nhóm.

🌱 Link FB: https://bit.ly/2wYuTiR

𝟐𝟎. 𝐅𝐚𝐫𝐦𝐬𝐭𝐚𝐲 𝐁.𝐄.𝐄 𝐕𝐮̛𝐨̛̀𝐧 𝐂𝐨̉ 𝐓𝐡𝐨̛𝐦

Là một farm hữu cơ ở Hòa Bình. Công việc của TNV là thực hành làm vườn tự nhiên cho vụ xuân hè, tập hợp tài liệu nghiên cứu, viết review trải nghiệm các kỹ thuật trồng trọt, đón tiếp, hướng dẫn các nhóm tới thăm quan vườn. Thời gian tham gia tối thiểu 2 tháng.

🌱 Link FB: https://bit.ly/2yA9ixw

𝟐𝟏. 𝐎𝐫𝐟𝐚𝐫𝐦 𝐌𝐚̆𝐧𝐠 Đ𝐞𝐧

Trang trại Orfarm Măng đen có độ cao 1200m so với mực nước biển, với 7ha trồng Cam, Bưởi, trái cây, xen kẽ các loại rau, hoa xứ lạnh: Dâu tây, Rau rừng, Hoa hồng, Đỗ quyên, Hoa Trà my. Công việc của TNV là Bán cafe, trang trí quán, trồng rau, hoa, cây cảnh, nuôi gà, vịt, chim câu, tổ chức tour, cắm trại, cho thuê phòng nghỉ, đốt lửa trại cho khách... Thời gian tham gia tối thiếu 3 tháng.

🌱 Link FB: https://bit.ly/2xPIObl

𝟐𝟐. 𝐒𝐚𝐥𝐚 𝐆𝐚𝐫𝐝𝐞𝐧

Farm gần sát Biển Hồ,Gia Lai, không khí cực kỳ tốt, trong lành, gần thiên nhiên nhưng cũng gần thành phố, Sala EcoFarm hướng tới một mô hình nông nghiệp bền vững để cùng tạo ra giá trị tích cực cho cộng đồng.

Công việc của TNV là tập trung chăm sóc vườn măng tây và trồng thôm rau, hoa làm cảnh quan. Thời gian ở tối thiểu 2 tuần.

Quyền lợi là được thực hành nông nghiệp, môi trường trong lành. Các bạn được nghỉ một ngày trong tuần , tùy chọn ở nhà hay đi khám phá văn hóa, du lịch tại Gia Lai như: Biển Hồ (sát bên), Núi lửa Chư Đăng Ya (15km), Đường thông Hàn quốc (Sát Bên luôn) ...

Bạn có thể liên hệ bạn Thanh Sơn để hỏi về việc tình nguyện:

🌱 Link FB bạn Thanh Sơn: https://bit.ly/2KqPZK2

🌱 Link farm: https://bit.ly/2Kq9Dpq

𝟐𝟑. 𝐂𝐚𝐦 𝐕𝐢𝐧𝐡 𝐊𝐲̀ 𝐘𝐞̂́𝐧

Đây là mô hình du lịch sinh thái cam đầu tiên tại Nghệ An. Ở đây tuyển TNV ở tối thiểu 2 tuần, mỗi tháng tối đa được 8 bạn. Lâu lâu vẫn có TNV nước ngoài nhé. 

🌱 Link FB: https://bit.ly/3avyBhN

 24. Hạt Cỏ Home

Hạt Cỏ nằm cạnh hồ Trị An trong rừng Mã Đà. Khu vườn tách biệt hẳn với thế bên ngoài và vô cùng gần gũi với thiên nhiên. Thế giới của Hạt Cỏ xoay quanh một cuộc sống bình dị (nhưng không tĩnh lặng vì có rất nhiều hàng xóm vui vẻ sẽ sang thăm bạn mỗi ngày) xoay quanh công việc làm chăm vườn, tưới cây, đi rừng...

🌱 Link FB: https://bit.ly/3awqW2M

Mọi người like page để cập nhật những thông tin bổ ích và share cho ai cần nhé ❤️❤️❤️

Nguồn huynhquyen.com



Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

Giáo dục trẻ em trên thế giới ngày nay

Nguồn: Golden Tai Healing Group

Tác giả: Joshua David Stone

"Giáo viên có vai trò lớn nhất trong việc hun đúc tương lai của đất nước. Trong tất cả các ngành nghề, nghề giáo viên là nghề cao quý nhất, khó khăn nhất và quan trọng nhất."

- Sathya Sai Baba -

Các vấn đề của trẻ em trên thế giới ngày nay tạo thành/gây nên một trong những tình huống cấp bách nhất đối với nhân loại tại thời điểm này trong lịch sử của nó. Đây là một chủ đề rất phức tạp. Tuy nhiên, để bắt đầu, tôi muốn chỉ ra rằng hệ thống giáo dục hoàn toàn không đáp ứng đủ như thế nào.

Mục đích duy nhất của cuộc sống là đạt được việc hiện thực hóa Thượng đế, sự bất tử và thăng thiên để được phục vụ nhiều hơn cho loài người. Hệ thống giáo dục đã thất bại trong vấn đề này. Thay vì tập trung vào việc xây dựng tính cách, các giá trị tinh thần, đạo đức, lý tưởng tinh thần, mối quan hệ đúng đắn của con người, sống đúng đắn, đức hạnh, ý thức tâm hồn và tinh thần, hệ thống giáo dục đã loại bỏ hoàn toàn khía cạnh tâm hồn khỏi mọi khía cạnh của việc học và chỉ đề cập đến một nửa ít quan trọng hơn của con người.

Tình huống này bắt nguồn/xuất phát từ các quyết định chính trị được đưa ra khi Hiến pháp được viết để đảm bảo sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước. Mặc dù điều này có ý nghĩa tốt nhưng quyết định đã khiến cho các em bé bị ném ra ngoài với nước tắm. Mục đích của quyết định là để ngăn chặn các nhóm như Kitô hữu cơ bản tự cao tự đại và “moral majority” (một nhóm hành động chính trị được thành lập vào những năm 1970 để tiếp tục một chương trình nghị sự bảo thủ và tôn giáo, bao gồm cả trợ cấp cầu nguyện trong trường học và luật pháp nghiêm ngặt chống phá thai giáo) áp đặt các giá trị bình thường của họ lên người khác trong các trường học. Theo nghĩa đó, quyết định này là sáng suốt/khôn ngoan. Vấn đề là nó không nên chấp nhận loại bỏ hoàn toàn tâm linh khỏi trường học.

Giáo dục bây giờ là theo định hướng vật chất và bản ngã. Trọng tâm là kiếm sống, tích lũy tài sản, trở nên thành công về mặt vật chất nhất có thể và thoải mái nhất có thể. Hệ thống tạo ra/sản sinh ra năng lực cạnh tranh, niềm tự hào, chủ nghĩa tự cao tự đại/lòng tự tôn, định kiến dân tộc, sự tách biệt và ưu việt hơn những người khác, nền văn hóa và quốc gia.

Quyền công dân thế giới không được nhấn mạnh. Trách nhiệm với loài người hoàn toàn bị bỏ qua.

Hệ thống giáo dục là một bài tập trong việc nhồi nhét vô số sự thật không liên quan vào tâm trí của những người trẻ tuổi để họ có thể đạt điểm cao. Đây là một bài tập trong phát triển trí nhớ ngắn hạn mà không có sự thích thú/sự vui thích. Đó là định hướng mục tiêu thay vì định hướng quy trình, nó hoạt động chỉ đơn thuần như là phương tiện để kết thúc. Nếu một sinh viên tình cờ thích một cái gì đó, đó là một bất ngờ thú vị. Hầu hết thời gian đi học là một bài học về kỷ luật tự giác.

Đại học thậm chí còn tồi tệ hơn. Những người tạo cho nó thành ngành nghề/nghề nghiệp thường là thần kinh. Đó là định nghĩa của thành công. Gần như chúng ta không thể là một người toàn diện, đầy đủ/trọn vẹn/hoàn hảo, cân bằng và cũng không đủ sức cạnh tranh một cách thành công để đưa giáo dục lên đỉnh cao trong một nghề nghiệp cụ thể.

Sai Baba đã nói rằng, món quà quý giá nhất mà một người trẻ có thể nhận được ở trường là món quà của tính cách. Ông cũng đã nói rằng, nếu chính trị không có nguyên tắc, giáo dục không có tính cách, khoa học không có nhân tính và thương mại không có đạo đức thì nó không chỉ vô dụng mà còn cực kỳ nguy hiểm. Đây là tình trạng khó khăn trên thế giới ngày nay ở cả bốn khía cạnh này. Nếu ý thức tâm hồn không được tích hợp vào hệ thống giáo dục theo một cách phổ quát; lấy ý tưởng, phong cách hoặc hương vị từ nhiều nguồn khác nhau; không thiên vị thì các nhà lãnh đạo tương lai sẽ được phát triển trí tuệ nhưng chậm phát triển về mặt tinh thần/tâm linh. Có gì lạ khi các chính trị gia rất tham nhũng, các luật sư và bác sĩ nói chung là chỉ nghĩ về bản thân, không quan tâm đến cảm xúc hay ham muốn của người khác, tự cho mình là trung tâm; các nhà khoa học rất tàn nhẫn với động vật; các doanh nghiệp sẵn sàng tính phí quá cao cho hàng hóa và dịch vụ để kiếm thêm tiền nếu họ có thể thoát khỏi nó?

Trẻ em đang nhận bằng cấp nhưng chúng không có sự bình yên bên trong hay hạnh phúc. Chúng không đúng với chính mình hoặc đúng với Thượng đế. Chúng không được trang bị những kiến thức về hôn nhân, nói gì đến việc nuôi dạy con cái. Có nhiều thắc mắc về việc có quá nhiều sự lạm dụng/ngược đãi trẻ em?

Có một câu trả lời đó là: tích hợp việc giảng dạy tâm linh vào lớp học trong bối cảnh giảng dạy tôn giáo tương đối và nhấn mạnh tính hợp nhất cơ bản của tất cả các tôn giáo. Nói cách khác, tất cả các tôn giáo sẽ được dạy với yêu cầu không một tôn giáo nào được đối xử cao hơn bất kỳ tôn giáo nào khác.

Tất nhiên, các giáo viên sẽ được yêu cầu đào tạo đặc biệt về điều này.

Một cách khác xung quanh vấn đề này sẽ là dạy tâm linh hơn là tôn giáo. Cần có các lớp học về sự phát triển của tinh thần và đạo đức, về xây dựng tính cách, giá trị tinh thần và các mối quan hệ đúng đắn của con người, tôi chỉ nêu một vài chủ đề. Các trường học, thay vì chỉ tập trung vào việc học đọc, viết, số học, lịch sử và địa lý nên bổ sung các lớp học để tự làm chủ, học cách sở hữu sức mạnh cá nhân, cách phát triển tình yêu bản thân, hòa nhập ba tâm trí, chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý, thiền, bảy cấp độ điểm đạo, làm thế nào để hợp nhất với chân thần, linh hồn và con người, làm thế nào để cân bằng bảy luân xa, học về các vị thánh của tất cả các tôn giáo, tôn giáo tương đối, các thiên thần, thứ bậc tâm linh, sự tiến hóa của khoáng sản, thực vật, và động vật, cái chết và đang chết, khoa học của bardo (trong Phật giáo Tây Tạng) đó là một trạng thái tồn tại giữa cái chết và tái sinh, thay đổi theo chiều dài tùy theo cách cư xử của một người trong cuộc sống và cách thức, hoặc tuổi, cái chết), linh hồn, cách xây dựng antakarana, kinh điển/thánh thư của thế giới, đánh giá cao nghệ thuật, đánh giá cao âm nhạc, làm thế nào để vượt qua bản ngã tiêu cực và tính hai mặt/tính nhị nguyên, làm thế nào để sử dụng não phải và trái não, thần chú và lời nói về sức mạnh, đào tạo tinh thần và đạo đức, tâm lý tự vệ chính đáng, văn minh ngoài trái đất, cách kinh doanh tâm linh, làm thế nào để trở thành một chính trị gia tâm linh, phát triển tâm linh, cân bằng bốn cơ thể, hiểu biết luật nghiệp quả và câu chuyện về sự sáng tạo từ các tôn giáo khác nhau.

Trường học sẽ không vui lên nếu những môn học đó nằm trong chương trình giảng dạy phải không? Tôi không nói rằng việc đọc, viết và số học không nên dạy. Tất nhiên là họ nên dạy. Tuy nhiên, họ nên cân bằng với các lớp học về phát triển tâm hồn. Điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người đã trải qua hai mươi năm học để lấy bằng tiến sĩ và họ đang say sưa với sự tự cao tự đại, tự cho mình là trung tâm? Không có ý thức tâm hồn trong các trường học, đó là ý thức bản ngã tiêu cực đang được dạy.

Ngoài ra, cần có các lớp học bắt buộc về các chủ đề làm thế nào để duy trì một cuộc hôn nhân hiệu quả và trở thành cha mẹ tốt. Hầu hết mọi người không được trang bị đủ điều kiện cho cuộc phiêu lưu này. Cần có các lớp học bắt buộc về kiểm soát sinh đẻ, nhận thức về AIDS và cách kiểm soát ham muốn của cơ thể để phục vụ tình yêu vô điều kiện và mục đích của linh hồn.

Có vẻ như các lớp học như vậy sẽ không bao giờ được đưa vào chương trình giảng dạy ở trường bình thường nhưng hãy đánh dấu những lời của tôi: trong tương lai không xa, khi Đức Di Lặc đưa ra tuyên bố của mình cùng với sự xuất hiện của Phân cấp Tâm linh, một sự biến đổi triệt để sẽ xảy ra sau đó và nó sẽ thay đổi tất cả các tổ chức dựa trên bản ngã hiện có trên hành tinh này. Tôi tiên tri rằng trong vòng ba mươi năm điều này sẽ diễn ra. [Cuốn sách này được viết và xuất bản năm 1994].

Trẻ em nên được dạy trong một bầu không khí của tình yêu vô điều kiện và sự vững chắc/không thay đổi. Những điều này đang thiếu hụt một cách đáng buồn trong các trường học ngày nay. Những gì tôi đang đề nghị đòi hỏi giáo viên phải là hiện thân của những lý tưởng này. Nếu giáo viên của chúng ta không thể hiện những lý tưởng này thì làm sao trẻ có thể học chúng? Giáo dục, như nó được thực hiện ngày nay, làm cho trái tim cứng lại và vắt kiệt mọi mối quan hệ của tình yêu vô điều kiện và lòng trắc ẩn. Trẻ em được dạy rằng đó là một thế giới chó ăn thịt chó ngoài kia; mỗi người tự cho mình là luật rừng, vì vậy họ chỉ học được rằng họ phải đạt điểm cao và được chấp nhận bởi một trường đại học tốt.

Thượng đế không quan tâm đến điểm/thứ hạng/trình độ nặng nhẹ hoặc giáo dục đại học nếu chủ nghĩa tự cao/lòng tự tôn, tự cao tự đại là những gì họ sử dụng. Câu hỏi quan trọng luôn luôn là: Mục đích của cuộc sống là gì? Tại sao bạn đã hóa thân vào cơ thể vật lý này? Câu trả lời là để bạn có thể đạt được sự nhận thức về Thượng đế (sự hiện thực hóa Thượng đế). Giáo dục, như bây giờ đang thực hành, hầu như chắc chắn không dẫn trẻ em theo hướng này.

- Trích đoạn từ bộ sách 15 tập Bách khoa toàn thư về Thăng thiên của Joshua David Stone, sẽ được Golden Taitai dịch và xuất bản trong thời gian tới

🙏

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Ghi chép từ tập huấn truyền thông của Quỹ JIFF

 Hà Nội, 9-10.7.2020

Sức mạnh của truyền thông
Để nói cùng một vấn đề, có nhiều cách khác nhau dẫn đến những tác động truyền thông khác nhau. Do đó, cách thức chúng ta truyền thông quyết định rất lớn đến sức lan tỏa của hoạt động cũng như tình cảm của công chúng với mình. 
Một trong những nguyên tắc quan trọng “WIIFM - What is in it for me?”: Hiệu ứng truyền thông sẽ cao hơn khi đối tượng thấy bản thân mình trong thông điệp đó. 
Các loại hình truyền thông
  • Quảng cáo: trả tiền chạy quảng cáo để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
  • PR (Quan hệ công chúng): làm những việc tốt để bên thứ ba (báo chí) nói tốt về mình mà không phải trả tiền. Vd: Quỹ Sữa Học Đường của Vinamilk.
  • Truyền thông phục vụ phát triển: Dựa trên tiếp cận với sự tham gia (participatory approach). Đây là truyền thông nhằm mang lại những thay đổi có ý nghĩa cho cộng đồng. Tất cả các chủ thể tham gia được tự do đối thoại, tương tác hai chiều. Đối tượng truyền thông cũng trở thành chủ thể truyền thông. 
  • Truyền thông vận động chính sách: có thể được xem như một phần của truyền thông phục vụ phát triển. 
Lưu ý: Ở đây chúng ta tập trung vào truyền thông cho dự án. Truyền thông cần gắn liền, lồng ghép trong các hoạt động của dự án. Ngoài ra, về truyền thông cho tổ chức, bên cạnh bộ nhận diện thương hiệu như logo, đồng phục… thì mỗi nhân viên chính là sứ giả cho tổ chức của mình qua tương tác với cộng đồng bên ngoài.
Các kênh truyền thông
  1. Truyền thông đại chúng: cơ quan (không phải cá nhân) báo, tạp chí, đài, TV… cùng một lúc truyền thông đến được với nhiều người. Là kênh chính thống, ứng dụng tốt trong vận động chính sách.
  2. Truyền thông trực tiếp: sân khấu, tọa đàm, hội chợ, truyền thông nhóm (hội thảo), chuyện phiếm...
  3. Truyền thông mới: website, mạng xã hội, tin nhắn mobile, các ứng dụng số (apps).
Các bước lập chiến lược truyền thông
Bốn câu hỏi để lập kế hoạch chiến lược:
  1. Ta đang ở đâu? (Phân tích tình hình, đối tượng)
  2. Ta muốn đi đến đâu? (Mục tiêu truyền thông, thông điệp chủ chốt)
  3. Ta đi đến đó bằng cách nào? (Thiết kế hoạt động)
  4. Ta có đi đúng hướng không? (Giám sát, đánh giá)
1. Phân tích tình hình
Mục đích: Xác định được vấn đề cần giải quyết bằng truyền thông và xác định được các yếu tố khó khăn, thuận lợi, cơ hội, từ đó giúp đưa ra hướng giải quyết.
Phân tích SWOT:
S-Strength: Điểm mạnh (nội tại)
W-Weakness: Điểm yếu (nội tại)
O-Opportunity: Cơ hội nào cho truyền thông? (bên ngoài)
T-Threat: Thách thức nào cho truyền thông? (bên ngoài)
*SO WHAT? Điều quan trọng của phân tích SWOT là phải đúc rút ra được những điểm liệt kê đó có ý nghĩa như thế nào cho phần lập kế hoạch tiếp theo. Những điểm nào ta không thể làm gì được, không giải quyết được thì không tính vào.
2. Hiểu nhóm đối tượng mục tiêu
Thấu hiểu tâm lý đối tượng, biết họ thích gì, họ đang ở đâu, trên những kênh gì... và tận dụng hiểu biết đó đưa vào truyền thông làm tăng hiệu quả truyền thông, gây được thiện cảm (quay trở lại với nguyên tắc đối tượng thấy bản thân mình trong thông điệp, đồng cảm).
Truyền thông phải là 2 chiều, cần sự lắng nghe nhu cầu, phản hồi thực tế, trung thực với nguyện vọng của nhóm đối tượng. Nhóm đối tượng nên là chủ thể cùng tham gia quá trình truyền thông.
Thông tin về nhóm đối tượng mục tiêu có thể lấy từ những nghiên cứu định tính, định lượng, điều tra, khảo sát, phỏng vấn.
Một số câu hỏi gợi ý:
  • Chúng ta có những nhóm mục tiêu nào?
  • Tầm quan trọng của họ đối với mục tiêu của chúng ta là gì? 
  • Các nhóm có đặc điểm chung gì?
  • Mỗi nhóm có đặc điểm riêng gì?
Lưu ý về tiêu chí xếp loại ưu tiên: Nếu nhóm thụ hưởng là nhóm có khả năng tạo ra thay đổi thì họ phải là nhóm ưu tiên số 1.
Tùy theo ý nghĩa liên quan mà ta xét đến các đặc điểm tiêu biểu:
  • Đặc điểm về nhân khẩu học: độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, giới tính, tình trạng hôn nhân, v.v…
  • Đặc điểm tâm lý học: tôn giáo, niềm tin, sở thích/ghét, điều gì quan trọng với họ, ai quan trọng với họ, họ biết gì, nghĩ gì và có thái độ thế nào với vấn đề? Động lực nào khiến họ thay đổi theo hướng ta muốn này? Rào cản nào khiến họ không/chưa thay đổi hành vi?
  • Các cơ hội tiếp cận họ (không phải qua việc tập huấn hay họp tổ dân phố…). Một ngày của họ diễn ra như thế nào? Ta nên tận dụng những cơ hội sẵn có chứ không nên tạo ra những cơ chế bắt họ hi sinh thời gian của họ vì như thế không bền vững và họ sẽ không tiếp tục sau dự án.
Lưu ý: 
  • Đặc điểm phải mang tính đại diện và có độ tin cậy cao. Thực tế cần nghiên cứu để có những tri kiến chính xác (khảo sát cơ bản). 
  • Khi có nhiều tri kiến, cần xếp theo mức độ ưu tiên: Đâu là key insight? Đâu là điểm thắt nút/rào cản chính là nếu ta đánh vào đó thì sẽ giải quyết được những thắt nút cổ chai khác còn lại?
  • Một phân tích đặc điểm hữu ích là phải đủ độ sâu đến mức nhìn vào đặc điểm đối tượng ta có thể liên hệ được hoạt động truyền thông phù hợp. 
  • Cột trụ quan trọng để thay đổi nhận thức, hành vi là hệ giá trị và lòng tự trọng. Do đó, truyền thông càng gần với hệ giá trị của đối tượng và càng xây dựng được lòng tự tin cho họ thì hiệu quả càng cao.
3. Mục tiêu truyền thông
Mục tiêu cần có những yếu tố sau (SMART):
  • S-Specific: cụ thể, ai? Làm gì?
  • M-Measurable: đo lường, đánh giá được
  • A-Achievable: khả thi, có thể đạt được
  • R-Relevant: phù hợp với những phân tích đúc kết
  • T -Time-based: có thời gian xác định
Nhóm lại các mục tiêu mà ta có thể kết hợp. Dựa vào nhân tố liên quan đến thay đổi hành vi để viết các mục tiêu SMART nhỏ hơn:
  • Cơ hội: Dịch vụ liên quan đến hành vi có sẵn không? Chất lượng dịch vụ đó như thế nào? Quan niệm xã hội đối với hành vi đó?
  • Khả năng: Kiến thức về hành vi? Khả năng thực hiện hành vi của cá nhân? Hỗ trợ về mặt xã hội?
  • Động lực: Thái độ, niềm tin, kỳ vọng về kết quả…? Quan niệm cá nhân? Nguy cơ, rủi ro?
Một số lý thuyết truyền thông có thể ứng dụng để xác định mục tiêu truyền thông:
  1. Lý thuyết thay đổi hành vi
Hiểu nhóm đích đang ở đâu (bậc nào) trên chiếc thang của quá trình thay đổi hành vi, từ đó có thể đặt ra mục tiêu phù hợp.
Quá trình thay đổi hành vi đi từ:
  • Chưa có nhận thức về hành vi
  • Kiến thức
  • Chuẩn bị sẵn sàng
  • Hành động
  • Duy trì hành động.
Các yếu tố thúc đẩy thay đổi hành vi từ bên trong: kiến thức, niềm tin, thái độ, kỹ năng, tự tin vào khả năng bản thân, nhìn nhận quan điểm xã hội
Các yếu tố thúc đẩy thay đổi hành vi từ bên ngoài: khả năng tiếp cận đến các nguồn lực, chính sách, văn hóa...
  1. Lý thuyết xã hội học tập
Quy mô của mục tiêu dự án có đủ 3 tầng - cá nhân, nhóm nhỏ, cộng đồng lớn chưa?
Con người học tập bằng cách nhìn và bắt chước qua hình mẫu là những cá nhân hay nhóm truyền cảm hứng trực tiếp qua đối thoại hay gián tiếp qua các phương tiện truyền thông như báo chí, phát thanh, truyền hình, phim ảnh. Một hành vi sẽ được học nếu nó có 3 tầng nấc để nương vào.
  • Cá nhân
  • Nhóm: sinh hoạt, tạo động lực và duy trì cùng nhau.
  • Từ nhóm nhỏ, lan tỏa ra cộng đồng lớn (nhóm nòng cốt). Các thay đổi này đã được thể chế hóa hay chưa?
  1. Lý thuyết truyền bá sự đổi mới
Lý thuyết này nhấn mạnh việc đưa những người bình thường làm hình mẫu để đối tượng thấy gần gũi với mình, có niềm tin rằng mình có thể thay đổi. 
Lý thuyết này giúp ta sắp xếp tiến trình hoạt động:
  • Ban đầu cần xây dựng nhóm nòng cốt trước (ai là những người thay đổi đầu tiên).
  • Từ nhóm nòng cốt này mới lan tỏa ra tiếp.
  • Luôn luôn sẽ có trên dưới 15% không chịu thay đổi vì bất cứ lý do gì, vì thế không quá kỳ vọng sự thay đổi là 100%.
Năm yếu tố ảnh hưởng đến việc học điều mới (truyền bá thái độ, hành vi mới với cộng đồng
  1. Ý tưởng mới có tốt hơn không?
  2. Có gần gũi với tôi không? (với hiểu biết hiện tại, với kinh nghiệm, với nhu cầu trong tương lai).
  3. Dễ hiểu (càng dễ hiểu càng tốt).
  4. Có được thử trước không? (nhỡ không hợp thì sao?)
  5. Kết quả đã quan sát được (evidence-based)
4. Thông điệp chính
Thông điệp chính (ý tưởng lớn) là câu đầy đủ được chia sẻ trong nội bộ nhóm truyền thông để định hướng các hoạt động truyền thông của dự án. Cần thiết kế thông điệp trước rồi mới thiết kế hành động và như vậy thì các hành động mới nhất quán. 
Thông điệp giúp phác thảo toàn bộ sản phẩm truyền thông sẽ dùng sau này khi triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông.
Thông điệp cần được dựa trên những insight về nhóm đối tượng. Xác định được insight tốt sẽ có được thông điệp tốt.
Thông điệp phải chứa đựng giải pháp/kêu gọi hành động hay kết quả.
Từ thông điệp chính (nội bộ), ta có thể nghĩ ra được nhiều khẩu hiệu (đưa ra công chúng bên ngoài) khác nhau, dù có khi không cần dùng khẩu hiệu.
Cơ sở xây dựng thông điệp chính:
  • Niềm tin của đối tượng mục tiêu về vấn đề cần thay đổi là gì?
  • Lợi ích/động lực thôi thúc họ nhất là gì?
  • Đặc điểm/rào cản của họ là gì?
Thông điệp chính cho dự án CED: “Người khiếm thính có quyền được hỗ trợ về giao tiếp khi khám chữa bệnh.”
5. Thiết kế hoạt động truyền thông
Truyền thông bằng cách nào, trên kênh nào, bằng những hoạt động nào? Kế hoạch hoạt động xác định: kênh, hoạt động, thời gian, ngân sách?
Tần suất trong truyền thông rất quan trọng. Truyền thông cần được lặp lại, không chỉ một lần, để củng cố thông điệp. Ví dụ: các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, hotline tư vấn trực tiếp, diễn đàn trên cổng thông tin điện tử.
Thiết kế tờ rơi nên ít chữ (cô đọng), dùng hình ảnh.
Nên “đánh” đa kênh để củng cố thái độ, hành vi. Ví dụ: ĐH Hoa Sen vừa làm phim, vừa tổ chức tọa đàm sáng kiến pháp lý cho người nhập cư (30 buổi legal talks) với một nhóm luật sư nòng cốt.
Truyền thông mới có cả đặc tính của truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp, chi phí ít hơn mà hiệu quả hơn so với truyền thông trực tiếp. 
Thiết kế hoạt động truyền thông cần một ý tưởng truyền thông xuyên suốt để sử dụng trên tất cả các kênh truyền thông (dựa trên thông điệp chính).
  • Chọn từ ngữ đắt giá, ngắn gọn.
  • Làm theo cách họ thích, nói điều họ muốn nghe.
  • Nghĩ sáng tạo!
  • Quy tắc WIIFM - What is in it for me?
Kế hoạch truyền thông tổng thể: Less is More. Kết hợp 2 trong 1, “above the line” và “below the line”. 
  • Above the line: Hình ảnh “đinh” (key visual), hình ảnh thông điệp hiện ra với công chúng, tạo động lực thay đổi, tiếp cận đến toàn bộ nhóm đích. Thường ít hoặc không tương tác.
  • Below the line: chia theo nhóm nhỏ với những hoạt động cho nhóm nhỏ. Có tương tác.
Xâu chuỗi các hoạt động trong một kế hoạch truyền thông
Nhóm lại các hoạt động trùng nhau, chú ý đến một hoạt động mà có tác động đến nhiều nhóm mục tiêu. Từ chi tiết, bước ra, nhìn vào bức tranh lớn để nhận ra những hoạt động có thể kết nối, đồng bộ. Những điểm cần lưu ý khi đồng bộ:
  • (1) Hãy tập trung ở mức cao nhất: Ít hơn là nhiều hơn (Less is More). Chỉ tập trung thực hiện 1 mục tiêu ở một giai đoạn. Chia nhỏ mục tiêu thành các bậc thang theo quá trình phát triển của dự án. Không đổ hết tất cả các nguồn lực vào một lúc. Tập trung thực hiện 1 mục tiêu ở nhiều kênh.
  • (2) Sử dụng nhiều kênh khác nhau cùng một thời điểm để tối đa hóa độ bao phủ (số người tiếp cận). Nhưng lưu ý tránh làm “bội thực thông điệp” gây phản cảm.
  • (3) Cân nhắc yếu tố địa lý, khác biệt văn hóa ở vùng miền.
  • (4) Cân nhắc yếu tố thời gian.
Ví dụ điển hình - ACDC chia sẻ kinh nghiệm truyền thông
ACDC (acdc.vn) là tổ chức vì người khuyết tật thành lập từ năm 2011, đến nay hoạt động đã 9 năm. ACDC nhận được tài trợ lần thứ nhất của JIFF, hoạt động trên 3 địa bàn Nghệ An: tp. Vinh, huyện Thanh Chương và Thị xã Thái Hòa (miền núi). Chủ đề dự án là nhận diện, phòng tránh, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới (phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật).
Kế hoạch truyền thông thay đổi liên tục trong quá trình diễn ra dự án, dựa trên tình hình thực tế. Kế hoạch cụ thể cần được Ban Thư Ký JIFF góp ý trước khi đi vào thực hiện.
Các kênh truyền thông đã sử dụng:
  • Kênh trực tiếp: hội thảo, hội nghị, tập huấn, tư vấn đồng cảnh, tư vấn pháp luật. Cộng tác viên tư vấn online và tư vấn tại địa phương. 
  • Kênh gián tiếp: Facebook, group, website, youtube, folder, card, móc khóa, video NNKH cho người khiếm thính, sách tranh minh họa.
  • Đặc biệt, cuộc thi tìm hiểu về bạo lực trên cơ sở giới, sự kiện truyền thông ngoài trời vào thời điểm thuận lợi, ngày 3.12 là ngày NKT quốc tế.
Kinh nghiệm truyền thông đúc kết:
  • Cần đảm bảo các quy định của JIFF.
  • Trước khi in ấn và xuất bản, cần lấy ý kiến từ quỹ JIFF về nội dung và hình thức.
  • Đa dạng kênh và phương tiện truyền thông, lặp đi lặp lại thông điệp.
  • Nhóm nòng cốt sinh hoạt thường xuyên.
  • Tính thời điểm của hoạt động truyền thông cũng là một yếu tố quan trọng. Có hai thời điểm thuận lợi về truyền thông cho NKT là ngày 3.12, ngày quốc tế NKT và ngày 8.4 ngày NKT Việt Nam. Lúc này ta có thể có được thuận lợi từ báo chí cũng đang truyền thông về NKT.
  • Sử dụng người có ảnh hưởng để tạo uy tín và thay đổi trong cộng đồng.
  • Các sản phẩm cần tính đến khả năng tiếp cận của những người khuyết tật khác nhau (về vận động, về thính lực, thị lực…).
  • Chú ý đến màu sắc nhận diện của dự án, hòa hợp với logo của ACDC và logo của quỹ JIFF.
Thông tin thêm có thể liên hệ với Cô Trần Thị Minh - Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng ACDC: minhtran@acdc.org.vn

Sử dụng báo chí trong truyền thông
  • Vai trò của báo chí với dự án là gì?
- đưa thông tin dự án, lễ ra mắt, thông tin các hoạt động...
- tạo ra thảo luận xã hội
- tạo áp lực về hoạch định chính sách
- tạo uy tín 
  • Làm thế nào để huy động báo chí tham gia vào truyền thông cho dự án của chúng ta?
- Cần có quan hệ tốt với báo chí. Chuẩn bị bản press release cung cấp cho báo chí để họ nắm thông tin.
- Tổ chức các tọa đàm cho phóng viên. giúp họ trau giồi kiến thức chuyên môn về mảng đề tài.
- Cần cực kỳ nắm vững về nội dung dự án của mình khi làm việc với báo chí.
- Gặp gỡ báo chí với tâm thế win-win, không phải nhờ vả (Tôi và anh đều đang làm điều tốt cho xã hội).
- Mỗi khi đi thực địa cần có hình ảnh lưu lại. Chú ý: KHÔNG đưa những hình ảnh đau khổ, mà đưa những hình ảnh tươi sáng, truyền cảm hứng.
- Gắn kết hoạt động báo chí với cơ hội chính sách làm tăng hiệu quả truyền thông.
- Quan trọng là chất lượng bài báo. Báo nào cũng cần các bài viết tốt. 
- Chú ý đến những thông tin/đúc kết mang tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài địa bàn dự án (người ta có thể học hỏi và ứng dụng được từ kinh nghiệm của mình).

6. Giám sát và đánh giá hiệu quả truyền thông
Giám sát và đánh giá hiệu quả truyền thông cần kịp thời, ngay trong bản thân sự kiện (khác với giám sát đánh giá dự án có thể sau một thời gian). 
Các pre và post-test có thể được sử dụng tùy vào mục tiêu truyền thông.
Lưu ý: con số người hiện diện ở một sự kiện không nói lên hiệu quả truyền thông (người ta ở đó nhưng chưa chắc họ đã hiểu hết).