Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2020

Tìm hiểu Anthroposophy

 Giới thiệu trang facebook mới do Đinh Hương Quỳnh biên tập, dành cho những ai tìm hiểu Anthroposophy



Anthroposophy là một từ ghép. Trong đó "Anthropo" có nghĩa là người hay nhân loại, "sophy" nghĩa là trí tuệ và tình yêu, như vậy Anthroposophy có thể hiểu là trí tuệ và tình yêu hóa thân làm người.

Hy vọng bạn có thể hình dung điều này, rằng một thực thể không phải là thần thánh cao siêu nào, nhưng là một con người mang trong mình mọi điều thiêng liêng của tạo hóa. Đây là điều Anthroposophy nhắm tới - quá trình trở thành "người" theo nghĩa cao nhất, và chỉ khi đó, con người mới làm trọn nhiệm vụ mà "phận người" đã trao cho họ. Nhưng nghĩa vụ này lại chỉ có thể trọn vẹn khi nó được thực hiện trong tự do, khi không có bất kỳ sự ép buộc ở bên ngoài nào. Đây cũng chính là cốt lõi giáo dục của Anthroposophy.

Anthroposophy có thể khiến một người cảm thấy một sự khó khăn nhất định khi mới bắt đầu, nó không hô hào một tình yêu rộng lớn mà nói rằng bạn chỉ có thể đạt đến tình yêu này khi đã phải thật sự đi qua một quá trình vất vả đầy lý trí của nội tâm. Khi đó tình yêu mới thật sự thuộc về bạn và vang lên từ cốt lõi con người bạn.

Anthroposophy không bác bỏ bất cứ điều gì mà đưa ra một tổng thể kiến thức về cuộc sống, từ vật chất, tâm hồn đến tinh thần. Vậy nên khi có người nói với Steiner rằng tại sao mọi thứ lại cần khó hiểu như vậy, ông đáp rằng: bạn đang học về những điều thiêng liêng và nếu mong chờ những điều quan trọng nhất có thể trình bày cách đơn giản, điều đó thể hiện một sự lười biếng nhất định.

Có những thứ đơn giản nhưng cần phải đi qua một cuộc hành trình dài mới thật sự được hiểu trọn ý nghĩa. Giống như một người kiến trúc sư phải đi qua những thiết kế và công trình hết sức phức tạp, đồ sộ, đến một ngày bỏ hết mọi thứ vô nghĩa đi và đột ngột hiểu ra vẻ đẹp của nghệ thuật tối giản. Người này sau đó sẽ thiết kế những căn nhà tối giản sống động và có hồn hơn rất nhiều so với một kiến trúc sư ngay từ đầu đã chỉ thiết kế những điều giản đơn.

Vậy nên đây là cuộc hành trình đáng quý và chúng ta phải trả giá cho nó. Giá chúng ta phải trả chính là ý chí của chúng ta.

Mong cho mỗi chúng ta, dù có thể không lựa chọn Anthroposophy, nhưng sẽ đều đi trọn con đường mà điều linh thiêng bên trong đang mời gọi.

*****

Bất cứ ai tìm hiểu Anthroposophy đều biết đến Rudolf Steiner (1861 - 1925). Ông là một nhà triết học, nhà tư tưởng xã hội, kiến trúc sư và thần bí học người Áo. Ông chính là người nhận trách nhiệm lãnh đạo phong trào Anthroposophy cách đây hơn 100 năm.

Cùng với các cộng sự của mình, ông có sứ mệnh mang đến một con đường chiêm nghiệm thế giới tâm linh mới, phù hợp với sự tiến hóa của nhân loại thời đại ngày nay. Ở đó ông không chỉ nêu rõ bản chất con người, ông còn nêu ra công cụ chính để con người đạt được sự tiến hóa cần thiết và một tâm thế đúng đắn để phát triển trong thời đại.

Steiner không chỉ thể hiện sự chặt chẽ và thống nhất trong các lập luận về khoa học tâm linh, ông còn cho thấy một chiều sâu vô tận của tình yêu và trí tuệ...  Ông khuyến khích con người tiếp cận thế giới tâm linh với sự rõ ràng và khiêm tốn, để nhìn rõ vai trò của họ trong Vũ trụ và hướng cuộc sống của mình đến những mục đích lớn lao hơn.

Các bài giảng và những cuốn sách của ông có một sức sống riêng ngay cả khi chúng đã được đưa ra thế giới cách đây hơn 100 năm. Con người thời đại ngày nay được khuyến khích nghiên cứu và chiêm nghiệm chúng với sự nghiêm túc sâu sắc và rồi dần dần họ sẽ được hướng dẫn để hoàn thành sứ mệnh của chính họ.

Những nỗ lực không ngừng của ông trong mọi lĩnh vực của cuộc sống đã để một tài sản vô giá mà con người thời đại ngày nay được kêu gọi để tiếp tục phát huy chúng. Và qua đó, con người sẽ cùng nhau hoàn thành bổn phận của mình trong Vũ trụ bao la này




Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2020

Tài liệu hướng dẫn dạy vào học “Về ứng phó với biến đổi khí hậu”

 “Tài liệu hướng dẫn dạy và học về ứng phó với biến đổi khí hậu” là tài liệu tham khảo nhằm hướng dẫn cụ thể về hoạt động dạy và học về ứng phó với biến đổi khí hậu và từng bước nâng cao nhận thức, kĩ năng, thái độ để thích ứng với biến đổi khí hậu của giáo viên và học sinh. Cuốn sách được phát triển dựa trên nhiều tài liệu giáo dục quốc tế và Việt Nam, đúc rút từ kinh nghiệm các nước và địa phương đối với công tác ứng phó với biến đổi khí hậu tại trường học. Đây là bước đi kịp thời, góp phần thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành giáo dục 2011-2015.

Tải xuống: Tài liệu hướng dẫn dạy vào học “Về ứng phó với biến đổi khí hậu”


Nguồn: Thế Hệ Xanh 

Thể Nguyên Nhân - Causal Body


Nguồn: Kênh Monadic Media, Vietsub bởi nhóm sinh viên trường nội môn Morya Federation


Thể nguyên nhân là một trạng thái trong cấu tạo của con người

nằm giữa phàm ngã bên dưới, có thể nói như thế,

và Chân thần hay tinh thần bên trên.

Thể nguyên nhân có nhiều tên gọi

và một số tên trọng yếu là Ngôi đền Solomon và Hoa sen Chân ngã

và trong các thuật ngữ của Socrates, là “Thể chói rạng - Augoeides” như Socrates đã từng thảo luận.

Thể nguyên nhân là một phương tiện bán thường tồn

trên cõi thượng trí và là nguồn gốc của xung lực tái sinh.

Sau khi chết, chúng ta trải qua nhiều giai đoạn biến đổi khác nhau

Tâm thức chúng ta dành một quãng thời gian trụ trong thể cảm xúc, sau đó nó tan rã và chết đi,

rồi trong thể trí và nó cũng tan rã và chết đi.

Và chúng ta quay trở lại thể nguyên nhân - hoa sen chân ngã trên cõi thượng trí

để tiêu hoá hoàn toàn tất cả những gì mà lần nhập thế vừa qua thu gặt được

và lên kế hoạch cho lần nhập thế sắp tới

với sự giúp đỡ của vị thần trông nom của chúng ta,

Đấng Thái Dương Thiên Thần.

Một ngày nào đó, thể nguyên nhân sẽ chói rạng.

Trong sinh mệnh nhỏ bé của con người

thể nguyên nhân còn chưa nhiều chói rạng

và kích thước còn nhỏ, cũng như phạm vị còn hẹp.

Người đã tiến hoá cao có một thể nguyên nhân với cánh hoa nở ra chói rạng

sẽ tác động đến môi trường sống của anh ta

với ánh sáng, tình thương và hy sinh.

Thể nguyên nhân là kho báu của chúng ta,

nó chứa đựng những phẩm chất tốt đẹp nhất của chúng ta

Một ngày nào đó, thể nguyên nhân sẽ bị phá hủy.

Mọi đền thờ đều phải bị phá hủy nhưng nó chứa đựng tất cả vẻ đẹp

được thu hoạch từ nguồn cung cấp là cuộc sống phàm ngã.

OM

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

Bộ Thẻ Trò Chơi - Tuổi Thọ của Rác

Bộ thẻ “Tuổi thọ của Rác” là bộ thẻ trò chơi dành cho cả trẻ em và người lớn, giúp người chơi nâng cao hiểu biết về một số loại rác và chất thải, tuổi thọ của rác, tác hại do rác gây ra. Ngoài ra còn có thểm kỹ năng phân biệt các hành động nên và không nên làm liên quan đến rác và các loại chất thải khác; rèn luyện các kỹ năng: đặt câu hỏi, lắng nghe, quan sát, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, truyền thông và hợp tác. Về thái độ: ý thức được mối liên quan giữa những hoạt động sinh hoạt và sản xuất hàng ngày của con người với việc tạo rác, từ đó có mong muốn xây dựng ý thức và thói quen tiết kiệm tài nguyên, giảm thải rác và bảo vệ môi trường.

Tài liệu được xây dựng với mong muốn tất cả mọi người đều có thể tiếp cận với chủ đề rác một cách dễ hiểu và thú vị nhất. 






Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

Nước Mội, rừng xanh và sự sống

 Tác giả: Nguyên Ngọc

Quê tôi ở vùng Nam Trung bộ, đúng cái đoạn mà một nhà thơ từng thống thiết gọi là “dằng dặc khúc ruột miền Trung”. Ở đấy, miên man mấy trăm cây số ven biển là những cồn cát lớn, nơi trắng phau một màu trắng tinh khiết đến khó tin, nơi vàng rộm ngon lành trong nắng cháy. Làng cũng là làng trên cát; con người sống trên cát, tử sinh cùng với cát.

Tôi có đọc một ít lịch sử và tôi biết, lạ vậy, toàn cát vậy, nhưng đấy vốn không phải là một vùng đất nghèo. Từng có cả một vương quốc thịnh vượng trên dải đất này. Một vương quốc nông nghiệp và hải dương. Có lẽ một trong những bí quyết thịnh vượng của vương quốc ấy là nước, mà thiên nhiên đã rất thông minh giữ và dành cho dải đất thoạt nhìn thật khô cằn này, và con người thì cũng thật thông minh hiểu được món quà quý của đất trời, biết tận dụng lấy cho mình.

Cho đến chỉ cách đây đâu khoảng chưa đến nửa thế kỷ, ở quê tôi vẫn còn một kỹ thuật nông nghiệp rất đặc biệt, tinh tế và thú vị, gọi là kỹ thuật “tưới nước mội”, người Việt học được của người Chăm khi đi vào Nam. Nước mội là nước rỉ ra từ các chân đồi cát, trong veo, mát lạnh, tinh sạch đến mức có thể bụm vào lòng bàn tay, ngửa cổ uống ngay ngon lành.

Ở đây người ta vỡ ruộng ngay trên cát, các đám ruộng được gọi là “thổ”, những đám thổ trồng đủ các loại hoa màu. Ở góc thổ bao giờ cũng có một chiếc ao nhỏ, cạn thôi, nhưng quanh năm lúc nào cũng đầy ắp nước, tát đi lại đầy ngay, cả trong những mùa nắng hạn gay gắt nhất. Nước mội từ trong lòng cát rỉ ra, nhẹ nhàng, chậm chạp, từ tốn, mà bất tận. Những chiếc ao nước mội, những con mắt ngọc xanh rờn, mát rợi của đất đai, làng mạc, đồng ruộng quê tôi. Nhỏ nhoi và thầm lặng, chính chúng nuôi sống nền nông nghiệp từng trù phú của vương quốc xưa, và của cả cha ông chúng tôi nữa khi họ đi về Nam…

Champa cũng là một vương quốc biển, từng dong thuyền đến những đại dương xa, và từng có những cảng quốc tế rộn rịp trên suốt dọc bờ biển của mình. Những người có đôi chút kiến thức về giao thương biển đều biết rằng một trong những điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất của một cảng biển quốc tế là nước ngọt, phải rất dồi dào nước ngọt. Những con tàu lang thang nhiều tháng trời trên các đại dương mặn chát, lắm khi chẳng vì mua bán gì cả, vẫn phải ghé lại các cảng ven bờ để “ăn” nước ngọt.

Và trên dải cồn cát miên man của mình, người Chăm là những người thiện nghệ nhất thế gian về nghề tìm mạch nước, đào và thiết kế giếng nước ngọt. Họ như có con mắt thần, có thể nhìn thấy đường đi của nước ngọt âm thầm trong lòng đất, những dòng nước mội. Chính hệ thống giếng nước ngọt thánh thiện và tuyệt vời – từ nước mội bất tận rỉ ra mà có – đã tạo nên vương quốc đại dương Champa, tôi nghĩ nói thế cũng chẳng hề quá đáng đâu…

Từ nhỏ, là dân vùng cát cháy miền Trung, tôi đã có hạnh phúc được biết nước mội, nếm nước mội, ăn nước mội, sống và lớn lên bằng cây cỏ được nuôi bằng nguồn nước mội ân huệ bất tận.Của Trời.Rồi về sau, cuộc đời lại đã cho tôi một may mắn khác: tôi hiểu hóa ra “Trời” đó không phải là một đấng trừu tượng thần bí nào, mà là một thực thể sống động, khổng lồ, cường tráng, hùng vĩ…, mà lạ thay, cũng lại rất mong manh, hết sức mong manh, ngày càng đang trở nên cực kỳ mong manh!Trường Sơn. Tây Nguyên.

Tôi đã được đi đến nơi đó và gắn bó hơn nửa cuộc đời của mình ở đó.Hóa ra có một “bí mật” to lớn: ngọn nguồn của nước mội tuyệt diệu tưới tắm cả vùng cát dằng dặc ven biển miền Trung chính là nơi đó, Tây Nguyên, rừng đại ngàn, rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới Tây Nguyên. Chính rừng Tây Nguyên, từ trên Trường Sơn rất xa xôi kia, đêm ngày, hàng triệu triệu năm nay, như một người Mẹ vĩ đại, bao dung và tần tảo, hứng lấy tất cả các nguồn nước của đất trời, cất lấy, “để dành”, tằn tiện, tuyệt đối không phí mất một giọt nào, để từng ngày từng ngày chắt chiu mà bất tận cung cấp cho đứa con đồng bằng của mình, cho sự sống có thể sinh sôi, nảy nở, trường tồn trên dải đất cát trông chừng rất khắc nghiệt kia. Cho các vương quốc, các triều đại, các nhà nước, các chế độ ra đời, phát triển, nối tiếp. Và sống còn… Nước mội chính là những dòng nước nhỏ, liên tục, không bao giờ dứt, đi âm thầm và vô hình trong lòng đất, từ những đỉnh Trường Sơn xa xôi kia, đến tận những cồn cát tưởng chẳng thể có chút sự sống này.

Vậy đó, Tây Nguyên, ý nghĩa của Tây Nguyên và rừng Tây Nguyên, dù chỉ mới là qua một khía cạnh rất nhỏ của nó, nước.Có lẽ cũng cần nói thêm một chút nữa về điều này: không chỉ cho dải đất cát cháy miền Trung đâu. Trường Sơn có một đặc điểm quan trọng về địa hình: đường phân thủy ở đây không chạy đúng giữa mà sát ngay về phía đông của rặng núi dằng dặc này, nghĩa là sườn phía tây của Trường Sơn rộng hơn sườn phía đông rất nhiều, có thể đến bốn năm lần. Tức nước từ Tây Nguyên đổ về phía tây cũng nhiều hơn về phía đông có thể đến bốn hay năm lần. Mà đổ về phía tây tức là về Mékông, về Nam Bộ, về toàn miền Nam.

Trong một chừng mực nào đó, Tây Nguyên, rừng Tây Nguyên có ý nghĩa quyết định đối với toàn miền Nam về tất cả các mặt. Nếu chỉ nói một mặt nước thôi, thì có lẽ cũng nên nhớ: nước ở miền Tây Nam bộ, ở Cà Mau kia, cũng có thể là nước mội từ Mẹ Rừng Tây Nguyên chắt chiu đưa về đấy, cho mênh mang vùng đất lúa của cả nước ấy không bị nhiễm mặn…

Hàng nghìn đời nay có những con người đã sống ở đây, gắn bó ruột thịt với rừng và đã tạo nên cả một nền văn hóa đầy minh triết bắt nguồn chính từ sự gắn bó ấy. Để bày tỏ đôi lời thật giản lược về nền văn hóa ấy và những con người ấy, chắc có thể nói vắn tắt như thế này: người Tây Nguyên không bao giờ coi rừng là tài nguyên. Không bao giờ có khái niệm khai phá, chinh phục, chiếm lĩnh tự nhiên, rừng. Đơn giản, Rừng đối với họ là Tất cả, là Mẹ, là cội nguồn của sự sống. Mà họ kính trọng và tôn thờ.

Chúng ta, những người tự coi là rất văn minh, rất khoa học, chúng ta biết nước là nguồn gốc của sự sống, nhưng chúng ta không biết, biết bằng hành vi cụ thể chứ không phải bằng lý lẽ to tát, rằng không có rừng thì cũng chẳng có, chẳng còn nước, nghĩa là cũng chẳng còn có sự sống, chúng ta không biết cái chân lý sơ đẳng và đơn giản ấy. Nhìn thấy rừng là con mắt ta hau háu nhìn thấy gỗ, gỗ, gỗ… Và hết gỗ rồi, bây giờ, thấy tài nguyên khác. Hau háu, hung hăng, hỗn hào chặt phá,và hết chặt phá, chẳng còn gì để chặt phá nữa thì đào bới…

Ở quê tôi, nay đã kiệt nước mội rồi. Chi tiết rất nhỏ ấy thôi, vậy đó, lại đang là tai họa tày trời! Chắc chưa ai quên vụ lũ kinh hoàng ở Phú Yên vừa rồi. Cả thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu chìm trong nước sâu. Gần trăm người chết. Ruộng đồng tan hoang… Một vị có trách nhiệm rất cao và trực tiếp giải thích: Ấy là vì biến đổi khí hậu toàn cầu, và lại nữa, vì nhân dân mất cảnh giác. Tại Trời và tại dân, Trời thì ngày càng tai ác, còn dân thì mãi ngu dốt! Có một chi tiết hẳn ở cương vị của ông ấy, ông ấy ắt phải biết nhưng lại không thấy ông nói: năm 2009, ở Phú Yên áp thấp nhiệt đới gây mưa 330 li; năm 1991, cũng tại chính Phú Yên này, mưa 1300 li, gấp hơn ba lần.

Năm 1991 không có gì đáng kể, năm 2009 lại tai họa khủng khiếp, vì sao? Ở miền Trung – mà ở cả nước đều vậy – ngày xưa chỉ có lụt và lụt là mùa rất vui, thậm chí thân thiết, mỗi năm lại trở lại một lần, người ta chờ nước lụt, nước lên từ tốn, ruộng đồng được tưới tắm phù sa, cũng là lúc làm ăn rộn rã, có lẽ cũng tương tự như mùa nước nổi ở Nam Bộ thuở nào.

Ngày nay không còn lụt, chỉ có lũ. Lũ rất khác lụt, lũ là nước đột ngột đổ ập xuống, như thác, hung bạo, nhanh và dữ cho đến nỗi, như vừa rồi, có người đã leo lên trần nhà rồi còn chết ngạt trong ấy vì không kịp dở mái để leo lên nữa! Lũ không mang phù sa đến, lũ quét sạch tất cả những gì nó gặp trên đường đi, và kéo đất đá từ trên rừng xuống lấp hết ruộng đồng. Tất nhiên ngày xưa cũng có lũ, nhưng chỉ trong những năm mưa đặc biệt lớn, cả đời một con người chỉ chứng kiến vài lần.

Ngày nay hễ đài vừa báo áp thấp nhiệt đới, thậm chí chỉ áp thấp, là cả nước đã rùng rùng lo chống lũ, sập núi, trôi rừng…Con số 1300 li năm 1991 và 330 li năm 2009 là con số hùng hồn, nó nói rằng vụ Phú Yên vừa rồi không phải chủ yếu do biến đổi khí hậu toàn cầu, không phải do Trời, như lời giải thích uyên bác của vị quan chức nọ.

Do người. Do cơ chế nước mội tinh tế, tinh vi, thông minh, nhân hậu tuyệt vời của thiên nhiên đã không còn, đã bị phá vỡ, đã bị con người triệt diệt bằng cách triệt diệt rừng. Rừng Tây Nguyên. Trong một cuộc trao đổi ở Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Trung ương vừa rồi, nhiều chuyên gia đã cảnh báo: không chỉ có nguy cơ lũ quét đâu, sau lũ quét sẽ tiếp đến nguy cơ hạn hán sẽ còn khốc liệt, tai hại hơn. Bởi vì nước mội và lụt hằng năm hiền lành là cùng một cơ chế, cùng một tác giả: Rừng. Rừng Tây Nguyên.

Trong hơn 30 năm qua, từ sau 1975 chúng ta đã làm xong một công việc to lớn: cơ bản phá hết, cạo sạch đến tận cùng rừng tự nhiên trên cái mái nhà sinh tử của toàn Đông Dương này. Đã quét sạch xong hết trên mặt đất, bây giờ đang bắt đầu moi sạch nốt dưới lòng đất. Cao su tuyệt đối không phải là rừng, không sinh ra cơ chế nước mội. Các khu công nghiệp của công nhiệp hóa và hiện đại hóa càng tuyệt đối không phải là rừng. Một quy luật vận hành ổn định, điều hòa, thông minh của tự nhiên đã bị triệt diệt, nhanh và cơ bản hơn tất cả mọi giai đoạn từng có trong lịch sử. Một quy luật khác đã được thiết lập, quy luật của hỗn loạn.

Hãy nhìn lên cái mái nhà chung kia mà bao nhiêu thế hệ nhiều nghìn năm qua đã giao lại cho chúng ta, trên ấy đã mất hết màu xanh của sự sống.Có còn cứu được không?Còn, với một điều kiện: biết giật mình, dừng lại, bắt đầu lại.Cũng cần nói: hầu hết các nước mà ngày nay ta gọi là những nước phát triển đều đã đi qua “con đường đau khổ”, đúng hơn là con đường ngu dại này, cũng từng tàn phá hết rừng trên mặt đất và đào bới tàn bạo lòng đất, ở nước họ, rồi ở các nước khác.

Chỉ có điều, gần một thế kỷ trước họ đã giật mình dừng lại, và từ đó bắt đầu làm lại, khôi phục lại màu xanh cho đất đai, núi non của họ.Đi sau, chúng ta có thể khôn ngoan hơn như lẽ ra phải thế. Sự vội vã, kiêu căng, và lòng tham không đáy, đã che mắt chúng ta. Đang còn tiếp tục che mắt chúng ta. Chúng ta vẫn còn hăng lắm trong việc chặt phá nốt đôi chút còn lại và đang bắt đầu một công cuộc đào bới hung dữ.Cần ngay bây giờ chấm dứt mọi khai phá ở Tây Nguyên.

Cần nghĩ đến một con đường sống khác, một kiểu sống khác, một kiểu phát triển khác. Trên cả nước. Trước hết trên mái nhà sinh tử Tây Nguyên. Bắt đầu lại một công cuộc cứu lấy Tây Nguyên. Bắt đầu một sự nghiệp to lớn trồng lại rừng Tây Nguyên, trong một trăm năm, quyết liệt, kiên định, thông minh, với những kế hoạch cụ thể, cho 50 năm, 20 năm, 10 năm, 5 năm, toàn Tây Nguyên, từng tỉnh, từng huyện, từng xã, từng làng.Khôi phục lại màu xanh cho Tây Nguyên.

Bắt đầu ngay từ hôm nay, mùa xuân, mùa của màu xanh, của sự tỉnh táo, khôn ngoan.Cho đến một ngày, có thể một trăm năm nữa, con cháu chúng ta sẽ có thể bụm vào lòng bàn tay một ngụm nước mội trong veo mát lạnh rỉ ra từ đất cát và ngữa cổ uống ngon lành. Và biết rằng cha ông chúng từng rất dại dột, nhưng rồi cũng đã từng biết khôn ngoan, để cho sự sống từng sắp bị triệt diệt, lại được cứu, lại sinh sôi, phát triển, trường tồn.

Nguyên Ngọc

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

Hình mẫu về mục tiêu giáo dục

 Link bài gốc: https://canhbuom.edu.vn/2019/07/08/mot-hinh-mau-cac-muc-tieu-giao-duc/

Dựa theo BẢNG PHÂN LOẠI MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA BLOOM ĐÃ CHỈNH SỬA

Sau khi bảng phân loại các mục tiêu giáo dục của Bloom công bố (1956), có một số nhà giáo dục đã chỉnh sửa lại bảng, trong số đó bảng được tán thành nhiều nhất là của Anderson & Krathwohl (2001).

Bảng này định nghĩa lại lĩnh vực nhận thức như giao điểm của Chiều kích Quá trình Nhận thức (Cognitive Process Dimension) và Chiều kích Kiến thức (Knowledge Dimension).

Mặc dù hai chiều kích Quá trình Nhận thức và Kiến thức được trình bày theo các bước có trật tự cao thấp, sự tác bạch giữa các phạm trù không phải bao giờ cũng thật rõ rệt. Ví dụ, mọi kiến thức về qui trình (procedural) không nhất thiết trừu tượng hơn mọi kiến thức về khái niệm; và một mục tiêu liên quan đến sự phân tích hay định giá có thể đòi hỏi những kỹ năng tư duy không kém phức hợp so với một mục tiêu liên quan đến sự sáng tạo. Tuy nhiên, những kỹ năng tư duy bậc thấp thường được hiểu như được xếp chung với và làm nền tảng cho những kỹ năng tư duy bậc cao hơn.

CHIỀU KÍCH KIẾN THỨC phân loại 4 kiểu kiến thức mà ta trông mong người học học được hay xây dựng lên (bảng 1)

Bảng 1. Chiều kích Kiến thức – những kiểu và tiểu kiểu trọng yếu

Bảng phân loại này cho ta cái khung để xác định và làm rõ các mục tiêu học.

Các hoạt động học thường liên quan đến những kỹ năng bậc thấp và bậc cao, cũng như hỗn hợp kiến thức cụ thể và kiến thức trừu tượng.

 

CHIỀU KÍCH QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC thể hiện sự liên tục ngày càng phức hợp của việc nhận thức – từ những kỹ năng tư duy bậc thấp đến cao. Nhận dạng 19 quá trình nhận thức chuyên biệt trong phạm vi 6 phạm trù (bảng 2)

Bảng 2. Chiều kích Quá trình nhận thức – các phạm trù & các quá trình nhận thức (đi từ những kỹ năng bậc thấp đến cao)

Một phát biểu về mục tiêu học chứa đựng một động từ (một hành động) và một tân ngữ (thường là danh từ)

  • Động từ nhìn chung nói đến [những hành động liên kết với] quá trình nhận thức mong muốn
  • Tân ngữ nhìn chung mô tả kiến thức mà ta trông đợi người học học được hay xây dựng lên

Trong hình mẫu này (hình ba chiều của bản gốc), mỗi khối màu là một ví dụ về một mục tiêu giáo dục thường ứng với từng kết hợp trong những kết hợp khác nhau của hai chiều kích (quá trình nhận thức và kiến thức).

Nên nhớ: đây là các mục tiêu giáo dục –  không phải hoạt động giáo dục. Có thể dùng những câu có dạng sau để xác định mục tiêu: “Học sinh sẽ có được năng lực…”

HOÀNG HƯNG dịch

Link bài gốc

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Sức mạnh chữa lành của tình thương

 Sức mạnh chữa lành thông qua tình thương: Mọi người ở trên tất cả các cung đều có năng lực chữa lành, nhưng người cung hai và cung bảy là hai cung chữa lành chính yếu. Cung hai là năng lượng “tạo ra tổng thể’', và việc chữa bệnh, bản thân nó, là một quá trình tạo ra tổng thể. Nói một cách ngắn gọn, bệnh tật là kết quả của việc thiếu biểu lộ của linh hồn, và cung hai đặc biệt thành thạo trong việc khơi gợi linh hồn. Khi xem xét bộ ba “Điều Thiện, Thực Tính và Cái Đẹp”, cung hai liên quan đến “Cái Đẹp”. Năng lượng hài hòa của vẻ đẹp khôi phục hệ thống ‘không được xoa dịu’ (căng thẳng) để biểu hiện cân bằng.

Người cung hai là những người an ủi. Một lần nữa, lần tái sinh gần đây nhất của Đức Christ ở Palestine hai ngàn năm trước, minh họa điều này; Toàn bộ sứ mệnh của Người là một sự chữa lành tuyệt vời thông qua tình thương. Những người cung hai giải phóng một luồng tình thương tự phát hướng tới người khác; khi cảm nhận về sự đồng cảm nhạy bén phát hiện ra bất kỳ nỗi đau nào, dòng chảy của tình thương chữa lành bắt đầu phát huy tác dụng. Theo quan điểm cung hai, chữa lành có thể được coi là ‘sự phục hồi của linh hồn.’ Tất cả các trạng thái bệnh tật bên trong phàm ngã (dù là thể vật lý, cảm dục hay thể trí) đều được chữa khỏi thông qua việc cung cấp năng lượng linh hồn cho phàm ngã. Những người cung hai là những người chữa lành vì họ rất giỏi trong việc kêu gọi và khơi gợi linh hồn. [Tapestry of the God - tr.55]

Power to heal through love: Those on all rays heal, but the second and the seventh rays are the primary healing rays. The second ray is a ‘whole-making’ energy, and healing, itself, is a process of making whole. Disease, briefly, results from a lack of soul expression, and the second ray is peculiarly adept at evoking the soul. When considering the trinity of “the Good, the True and the Beautiful,” the second ray is related to “the Beautiful.” The harmonizing energies of beauty restore ‘dis-eased’ (stressed) systems to balanced expression.

Those upon the second ray are comforters. Again, the most recent incarnation of Christ in Palestine two thousand years ago, illustrates this; His entire mission was one great healing through love. Second ray individuals release a spontaneous outflow of love to others; when the sensitive empathic sense detects pain of any sort, the flow of healing love begins. From the second ray point of view, healing is what might be called ‘the restoration of the soul.’ All morbid states within the personality (whether physical, emotional or mental) are cured through flooding the personality with soul energy. Second ray people are healers because they are adept at invoking and evoking the soul. [55]

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020

Health Coach Nam Phương

 DANH SÁCH NỘI DUNG CỦA HEALTH COACH NAM PHƯƠNG

⭐️KÊNH "CHẦM CHẬM MÀ SỐNG" (Hướng dẫn dinh dưỡng cơ bản + Lối sống chậm + Chuyển hoá trên nền tảng Mindfulness):
⭐️ LƯU TRỮ EMAIL:http://bit.ly/2W1VrLw
(Ấn nút "join our mailing list" để thi thoảng nhận nội dung hữu ích)
⭐️ HEALTHY 101: KIẾN THỨC SỨC KHOẺ CƠ BẢN
Vòng tròn Cuộc sống: Công cụ đánh giá sức khoẻ của Health Coach: https://bit.ly/3ioti80
10 nguyên tắc ăn uống bất biến: https://bit.ly/2PFWyuw
Thức ăn Thân và Thức ăn Tâm (4 yếu tố còn quan trọng với sức khoẻ của bạn hơn cả thức ăn): https://bit.ly/2Y3tTEE
Tất cả những gì bạn cần biết về đạm: https://bit.ly/2Y9c1rY
Cá nhân hoá chế độ ăn của mỗi người, tại sao không?: https://bit.ly/2Y3tthy
Tổng hợp tài liệu cho Sức khoẻ toàn diện: https://goo.gl/yHSxTr
⭐️ SỨC KHOẺ THÂN
Tại sao 95% người ăn kiêng thất bại?: https://bit.ly/2EYwdWy
Tại sao cứ cái gì không tốt thì nó lại ngon? https://bit.ly/2CbgpPg
8 nguyên nhân gây thèm ăn: https://bit.ly/30FYMAz
13 nguyên tắc cho một giấc ngủ ngon: https://bit.ly/30DWemA
Thiếu máu do thiếu sắt: Phải làm sao? : https://bit.ly/2CA8QSy
Loại sữa nào là tốt nhất? https://bit.ly/2F6ZlLv
Chế độ ăn cầu vồng: https://bit.ly/2PDeoOU
Đậu: siêu thực phẩm bình dân cần bổ sung hôm nay: https://bit.ly/33GlHgV
*Thực dưỡng vs Bác sĩ:
*Ăn bẩn sống lâu:
1. Thế nào là BẨN?: https://bit.ly/3a6WwFJ
2. Giới thiệu sách "ăn bẩn sống lâu": https://bit.ly/2DS0fL1
*Ăn trong tỉnh thức:
1.Ăn chay là cách tốt nhất để bảo vệ Trái Đất: https://bit.ly/3klsIK2
2. Việt Nam liên quan như thế nào đến cháy rừng amazon?:https://bit.ly/33GPpm7
3.Thực phẩm đạt giải "cống hiến bền vững" cho môi trường: https://bit.ly/3adIjXp
⭐️ SỨC KHOẺ TÂM
3 phương pháp giảm stress hiệu quả nhất cho người hiện đại: https://bit.ly/2Fa5dDT
Bạn đã tìm thấy bộ lạc của mình chưa? https://bit.ly/2F7ZoGX
Những niềm vui nhỏ của cô bảo mẫu: https://bit.ly/2XKiUj5
Đi tìm hạnh phúc đích thực trong công việc: https://bit.ly/30DEGab
3 bài tập của Lòng Biết Ơn này sẽ cho bạn thêm hạnh phúc chỉ sau 1 tuần lễ: https://bit.ly/33Cbh22
Thích Nhất Hạnh nói về nghệ thuật thiền trong ăn & nấu: https://bit.ly/3gFKBRy
Chữa lành đứa trẻ bên trong - Thích Nhất Hạnh: https://bit.ly/2DzBy6u
Quan hệ nhân quả giữa Tâm- Thân: https://bit.ly/3gGv5Ff
14 ngày thử thách lãng mạn: https://bit.ly/2PBEyBH
Ngẫm lại về cách báo hiếu: https://bit.ly/2DxUfaw
Người ăn chay, hay chú ếch u sầu?: https://bit.ly/2DRKGmw
26 dấu hiệu của người trưởng thành về mặt cảm xúc: https://bit.ly/2PBEFND
⭐️ CHỮA LÀNH & TỰ CHĂM SÓC (HEALING & SELF-CARE)
[TEDx talk]Hoà giải với chính mình: http://bit.ly/2X2QfDz
Chữa lành đứa trẻ bên trong - Thích Nhất Hạnh: https://bit.ly/2DzBy6u
Chuyện 1 người trồng cây khác: http://bit.ly/30Ygtbz
Gia tài của mẹ cha: http://bit.ly/2Xj1WpL
Vòng tròn Chia sẻ tại Đà Lạt: http://bit.ly/2WRSvRa
15 điều tôi làm cho mình hôm nay: http://bit.ly/2KcmAE3
Làm cho chính em đó! http://bit.ly/2yxqpwU
Hơi thở nuôi dưỡng và trị liệu : http://bit.ly/2MFFIg1
Bí quyết cho làn da bên trong: http://bit.ly/30HMUf2
Khi nhà phê bình xuất hiện: http://bit.ly/2mPuutK
5 cách chữa lành đơn giản và hiệu quả: https://bit.ly/3eGPhG8
4 giai đoạn chữa lành như tôi biết: https://bit.ly/34ZH7EE
⭐️CHUYỂN HOÁ TRÊN NỀN TẢNG CHÚ TÂM (MINDFULNESS)
[podcast] Chữa lành từ gia tài của mẹ cha: https://youtu.be/148ckazxAD0
Cuộc sống là lúc này đây: https://bit.ly/2YS69mi
⭐️NGHỈ DƯỠNG (RETREATS)
Kể lại chuyến Tìm về đất mẹ: https://bit.ly/3eDkzOj
⭐️ CÔNG THỨC
Bếp Việt (Chị Nguyên Hân: món thuần chay thực dưỡng): https://bit.ly/3k2RvSb
Bếp Âu (HC Nam Phương: thực phẩm toàn phần, gốc thực vật): https://bit.ly/3k1K65G
Cách làm Enzyme từ rác nhà bếp (garbage enzyme): https://bit.ly/3at8pUO
Video playlist: Ăn lành (http://bit.ly/2rP9uCw)
⭐️ CHẦM CHẬM MÀ SỐNG
[Trekking Bidoup] Từ xưa các núi vẫn ở cạnh nhau: https://goo.gl/yHFph5
Thay đổi giờ thức giấc: 1 cách tô màu cuộc sống: https://goo.gl/frRRgs
Hối tiếc của những người sắp ra đi: http://bit.ly/2QadzMv
Hôm nay chỉ cần đặt câu hỏi...http://bit.ly/2Jw9q5u
Nhà Nhỏ: Quá trình kiến tạo hạnh phúc: https://bit.ly/3eFD9oU
Gây quỹ cộng đồng xây Nhà Nhỏ: http://bit.ly/2qFAJm7
Chuyện 1 người trồng cây khác (GĐ bùi farm): https://bit.ly/34YPujF
⭐️ẤN ĐỘ DU KÍ
Kì 1: Yoga & kỉ luật của tâm trí: https://bit.ly/310ApOh
Kì 2: Mình như hạt bụi: https://bit.ly/3461yRM
Kì 3: Ăn bẩn vs môi trường sạch: https://bit.ly/2FlYIh4
Kì 4: Chuyện chàng ngốc trên đỉnh núi Triund: https://bit.ly/311KFpe
⭐️ SERIES KINH TẾ QUÀ TẶNG
Ai cũng có cái để tặng: https://goo.gl/UCKnFY ( #kinh_tế_quà_tặng )
Bữa cơm tặng: https://bit.ly/2lF5IIW
Bạn có thể cho đi điều gì nếu không có gì cả?: https://goo.gl/ZKMS2q
Người cho, người nhận & món quà yêu thương: http://bit.ly/2LgzUZS
⭐️ TIÊU DÙNG
Trà sữa lành mạnh có tồn tại? https://bit.ly/3h52f1w
Hướng dẫn giải mã nhãn sản phẩm công nghiệp: https://bit.ly/31XO7kg
Hướng dẫn đọc thành phần phổ biến trên bao bì: https://bit.ly/2Y5WA3P
Hướng dẫn tiêu dùng an toàn: http://bit.ly/2viBSyf
Hướng dẫn thay thế gia vị công nghiệp bằng gia vị thực sự tự nhiên: https://bit.ly/3kRbi8f
Tổng hợp những nhà cung cấp uy tín: https://bit.ly/3iLMBsi
⭐️ THẢI ĐỘC THÂN-TÂM CHO NĂM MỚI
Thải độc cho các mối quan hệ bằng phương pháp "Khởi đầu mới": https://bit.ly/3426qY8
Thải độc cho không gian sống: https://bit.ly/2Y6dAaa
Thải độc điện tử: https://bit.ly/3kOOWV8
Thải độc mùa xuân: https://bit.ly/2Fxxep7
1 ngày thanh lọc cho người bận rộn: https://bit.ly/3g0Jj2o
Thải độc kim loại nặng: https://bit.ly/30Ynpss
Kế hoạch 3 ngày phục hồi sinh lực: http://bit.ly/2Aq8c85
Vài điều cần biết về thải độc: https://goo.gl/quv7oX
Sau khi nhịn ăn thải độc thì ăn gì? http://bit.ly/2vpnLIy
⭐️ SERIES HẠNH PHÚC TỰ THÂN
Hạnh phúc tự thân kì 1: hai đứa chúng mình : http://bit.ly/2TAShZm
Hạnh phúc tự thân kì 2:http://bit.ly/2RFbBaD
Hạnh phúc tự thân kì 3: nhỏ là đẹp :http://bit.ly/2TADI8g
Hạnh phúc tự thân kì 4: vì sao mình không ăn chay khi đi du lịch việt nam
Hạnh phúc tự thân kì 5: “to be” : https://bit.ly/31WqaJV
⭐️Ý NGHĨA CUỘC SỐNG
3 Câu hỏi của 3 sư thầy: https://bit.ly/34UgmBy
Cánh cửa nhỏ đến với trái tim: https://bit.ly/3fw0hG7
6 khái niệm sức khoẻ trên thế giới: https://bit.ly/3hHwsUN
⭐️CỘNG ĐỒNG
Cộng đồng Spiral Đà Lạt: https://goo.gl/P5fXL7
Lần đầu xây nhà: kiến trúc hạnh phúc: https://goo.gl/zsyTSL
Lần 2 xây nhà: thu nhỏ mình giữa thiên nhiên: https://goo.gl/JgKSCv
Vòng tròn Chia sẻ tại Đà Lạt: http://bit.ly/2WRSvRa
⭐️CÔNG VIỆC
Một nửa con tim: https://goo.gl/7XFWNH
Trọn vẹn con tim: https://goo.gl/VkCx9A
Kiến tạo nơi làm việc: http://bit.ly/2PIS3gT
⭐️ MÔI TRƯỜNG
Mặc sao cho thân thiện môi trường: https://goo.gl/35wxR3
30 Ngày hành động vì Amazon: https://bit.ly/3cDNwbd
⭐️ TUỔI THỌ
Power 9 - Bí mật tuổi thọ của các cụ trăm tuổi: https://bit.ly/344qPMb
Hòn đảo nơi người ta quên không chết: https://bit.ly/3kMEvBj
⭐️ XÂY DỰNG THÓI QUEN
Cách đặt quyết tâm năm mới VÀ giữ vững nó: https://bit.ly/2DOliyM
Cách thói quen hoạt động: https://bit.ly/2PVkvhA
⭐️HỌC
Bạn chọn cách học nào? http://bit.ly/2wMjlf8
⭐️ CHĂM SÓC
Hướng dẫn dưỡng sinh cho người thân cao tuổi: http://bit.ly/2RSIb4U
⭐️TÀI CHÍNH
Chi tiêu cho cái tôi đích thực của bạn: https://bit.ly/3fZ9GpC
17 tips mua sắm của người tiêu dùng thông thái: https://bit.ly/31VMALw
⭐️ NẤU ĂN
Easy homemade recipes (Công thức nhà làm siêu dễ): http://bit.ly/2LUvB2K
⭐️ TRẮC NGHIỆM ĐỂ HIỂU BẢN THÂN
Bạn thực sự thiếu gì trong cuộc sống? https://goo.gl/kQ8VCs
⭐️CHUYỆN CHÚNG MÌNH
Vì sao tôi trở thành 1 Health Coach?: https://bit.ly/3hkvo82
Phân biệt Health Coach với các vai trò khác: https://goo.gl/e6wwBf
[ Đà Lạt du ký ] Một Little Forest: https://bit.ly/2FrFNBq
Không thể có cà phê “đặc sản” nếu thiếu những con người “đặc biệt”: https://bit.ly/32hfyqx
Chúng tôi. Sống. Đà Lạt: https://goo.gl/acHd8e
⭐️ RADIO
Hiểu về thực dưỡng: https://bit.ly/2Cv1qjh
Tình yêu tuổi trẻ: https://bit.ly/2POuaGQ
Cà phê với Will Frith: https://bit.ly/31ZRfft
Lương y Ngô Đức Vượng và minh triết tình yêu: https://bit.ly/2EaHUcd
⭐️ BÁO CHÍ VIẾT VỀ PHƯƠNG
Lựa chọn của hạnh phúc: https://bit.ly/3aoKKVB
Bỏ thu nhập nghìn đô để đi tìm công việc hạnh phúc: https://bit.ly/2KIxEIc