Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

Nông nghiệp Rừng sinh thái tự nhiên - Mô hình Nông Lâm kết hợp - Vườn rừng


Nông nghiệp Rừng sinh thái tự nhiên (Mô hình Nông Lâm kết hợp - Vườn rừng – Successional AgroForestry/Syntropic AgroForestry - SAFs)

Rừng là một chỉnh thể, và chúng tôi tin rằng hệ thống sản xuất chỉ bền vững khi nó “bắt chước” logic của tự nhiên, và vận hành như một chỉnh thể.

Có một số xem SAFs như là những tổ hợp dựa trên sự kết hợp giữa các loài nhằm tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực (nước, ánh sáng, các chất dinh dưỡng) và không gian sinh tồn.

Có quan điểm cho rằng SAFs thực sự cần dựa trên sự tiến hoá thuận tự nhiên của hệ sinh thái nhằm mang rừng trở lại.

Ở góc nhìn khôi phục hệ sinh thái, SAFs là một chiến lược quan trọng: ngoài việc giúp phục hồi đất và khôi phục các mối quan hệ sinh thái phức tạp, SAFs còn đẩy mạnh việc sản xuất lương thực thực phẩm và các nguyên liệu thô khác.

Để làm được điều đó, việc quản lý dựa trên các nguyên lý của SAFs là cần thiết, tuân theo các quy luật sinh thái tự nhiên, sự can thiệp của con người luôn cần đảm bảo sự tăng trưởng của toàn bộ môi sinh cả về chất lượng lẫn số lượng.

Nền tảng của Nông nghiệp Rừng sinh thái tự nhiên

Để hiểu hơn về Nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên, chúng ta cần phải nhìn thấy rằng Trái đất, hành tinh của chúng ta, đã và đang sử dụng nguồn năng lượng mặt trời một cách vô cùng hiệu quả - điều này được thể hiện ở sự sống trên Trái đất. 

Và loài người, loài sinh vật lớn, chỉ là một phần của hệ thống thông minh (intelligent system) này, tuyệt nhiên không phải là loài thông minh nhất trong hệ thống như chúng ta vẫn lầm tưởng. Và với tư cách là một phần của hệ thống, một loài sinh vật lớn, chúng ta thực hiện chức năng/bổn phận vốn thuộc về loài sinh vật lớn: thúc đẩy các quá trình của sự sống, phát tán hạt giống, sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và các chất hữu cơ tự nhiên.

Với cách tiếp cận này, Ernst Gotsch, một nhà nghiên cứu – một nông dân gốc Thuỵ Sĩ, sinh sống ở Brazil gần 30 năm qua, đã cống hiến cuộc đời mình để nghiên cứu và thực hành các phương pháp Nông nghiệp Rừng Sinh thái tự nhiên. Ernst đã triển khai các dự án về Nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên, tạo ra những “vườn rừng” thực sự, sản xuất thực phẩm cũng như các nguyên liệu thô, KHÔNG sử dụng bất kỳ một loại phân bón hoá học hay thuốc trừ sâu nào, minh chứng rằng loài người hoàn toàn có thể tồn tại với tự nhiên, mang đến nhiều sự sống hơn trên trái đất với sự tác động của mình, thay vì tàn phá và huỷ diệt sự sống.

Các nguyên tắc và khái niệm được trình bày ở bài viết này hoàn toàn dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn và các lý thuyết do Gotsch đúc rút thông qua rất nhiều năm quan sát thực tiễn và thực hành.

Rừng là một chỉnh thể, và chúng tôi tin rằng việc sản xuất chỉ có thể bền vững khi “bắt chước” logic của tự nhiên, khi vận hành như một chỉnh thể.

Tự nhiên đã chỉ ra rằng hợp tác tồn tại luôn luôn mang lại kết quả tốt hơn so với cạnh tranh tồn tại. Hệ thống tiến hoá và phát triển nhằm tối ưu hoá các tiến trình của sự sống ở góc độ tổng thể, chứ không nhằm tối đa hoá lợi ích của một số loài trên sự hi sinh/mất mát của một số khác.

Nếu thiên nhiên đã tạo ra các khu rừng ở Đại Tây Dương, chúng ta cần hiểu tại sao như vậy, cũng như cần hiểu về chiến lược đa dạng sinh học, các tầng cây khác nhau, động lực của kế thừa tự nhiên và sự vận động của các chất dinh dưỡng. Nếu chúng ta không tìm hiểu và xem xét tới các yếu tố này, chúng ta sẽ trở lên phụ thuộc và luôn phải dùng tới hoá chất hoặc kể cả phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu để “chống lưng” cho mùa màng, từ đó càng trở nên lệ thuộc vào các yếu tố này, dần làm cho đất trở nên nghèo nàn và nguồn nước bị ô nhiễm, và cuối cùng là huỷ diệt sự đa dạng sinh học tự nhiên vốn đã được thiên nhiên dành tặng sẵn.

Tính bền vững giả định một sự cân bằng năng lượng tích cực, đó là, chúng ta phải luôn luôn tạo ra nhiều sự sống hơn ở nơi chúng ta đang ở chứ không phải điều ngược lại. Vì vậy, nếu chúng ta muốn đạt tới sự bền vững, chúng ta phải trả lời câu hỏi mà Ernst Götsch luôn nhắc nhở chúng ta tự vấn hàng ngày: “Liệu kết quả của những hành động của tôi có làm tăng trưởng sự sống và nguồn lực tại những nơi có sự can thiệp của tôi, và trong mối tương quan với hành tinh nói chung hay không?”

Để có thể trả lời câu hỏi đó một cách tích cực, chúng ta cần hiểu hệ sinh thái tự nhiên của nơi đó hoạt động như thế nào, và cần áp dụng những nguyên tắc chi phối hệ sinh thái này trong hoạt động sản xuất của chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu cơ chế hoạt động - động lực của rừng Đại Tây Dương là gì, những cơ chế mà nó sử dụng để duy trì chính nó.

Kế thừa/tiếp nối tự nhiên
Rừng không phải là một môi trường tĩnh, đó là một khu vực luôn biến đổi. Chúng ta biết rằng, trong một khu rừng “trưởng thành”, theo thời gian, những cây cổ thụ sẽ đổ xuống và tạo ra khoảng không gian mà tại đó, những loài khác nhau vốn đã có tại đó, sớm muộn cũng sẽ mọc lên. Điều này xảy ra vì mỗi loài đều có những đặc điểm và chức năng riêng của mình, và chúng rất khác nhau. Ở khoảng không gian này, những cây đầu tiên sẽ mọc lên là những cây sinh trưởng rất nhanh và ưa nhiều ánh sáng mặt trời, chúng được gọi là nhóm “tiên phong”. Chúng “chuẩn bị” nơi để những cây khác, với những nhu cầu khác, chẳng hạn như những cây cần chút bóng râm nhỏ để phát triển, có thể tự thiết lập. Mỗi loại cây đều có chức năng riêng, và mỗi loài đi trước đều tạo tiền đề cho loài đi sau cho tới khi cả khu rừng lại “trưởng thành” lần nữa. Cứ như vậy, quá trình này được gọi là kế thừa tự nhiên hoặc tiếp nối sinh thái.

Đa dạng sinh học
Một đặc điểm cơ bản khác của Rừng Đại Tây Dương là sự đa dạng sinh học. Rừng Đại Tây Dương có nhiều loài tới mức cho tới giờ chúng ta cũng chưa thể biết hết được. Trong rừng, tất cả các loài sống hài hoà với nhau, mỗi loài thực hiện chức năng của mình để cả hệ thống rừng có thể tự duy trì và phát triển qua rất rất nhiều năm. Đa dạng sinh học là chìa khoá cho sự cân bằng, vì sự có mặt của mỗi loài đều quan trọng như nhau cho hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái. Đa dạng sinh học càng lớn, thì hệ thống sản xuất của chúng ta càng bền vững.

Chu trình dinh dưỡng
Chu trình dinh dưỡng cho phép đất rừng luôn được phì nhiêu và màu mỡ.

Cây cối cần các chất dinh dưỡng từ đất để mọc lên, sống, và cho ra quả, nhưng cây cũng trả lại cho đất những chất dinh dưỡng khác mà chúng đã sử dụng thông qua việc rụng lá, rụng cành, hoặc thậm chí khi chúng chết đi, là chúng đã hoàn thành chức năng và chu trình sống của mình. Tất cả những gì rơi xuống tạo thành thảm rừng đều được chuyển hoá bởi các tác nhân phân huỷ, và thông qua quá trình này, chất dinh dưỡng lại được tạo ra cho các loại cây khác sử dụng. Vì vậy, chúng ta luôn luôn cần ưu tiên hoạt động của chu trình dinh dưỡng trong nông nghiệp rừng sinh thái, để đất luôn luôn giữ được độ phì nhiêu.

Vận dụng những nguyên tắc này trong xây dựng các hệ thống sản xuất lương thực, chúng ta có thể có những kết quả đầy hứa hẹn, vì nó đã được quan sát trong thực tế nông nghiệp gia đình áp dụng nông nghiệp rừng sinh thái thành công trong các hệ sinh thái khác nhau như: Amazon, Rừng Đại Tây Dương, Cerrado, Caatinga. Những trường hợp sau tại Bolivia, và nhiều nơi khác tại Brazil như Acre, Bahia, Goias, Sao Paulo, Pernambuco đều dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của Ernst Gotsch, người đã đúc rút những nguyên tắc sau:

1. Bắt chước các quá trình diễn ra trong tự nhiên;
2. Cần phải hiểu được chức năng của hệ sinh thái khởi nguồn tại địa điểm hiện tại
3. Giống như cách một sự sống tạo ra một sự sống khác thông qua việc tạo ra những điều kiện môi trường hài hoà, một tổ hợp này là tiền đề tạo ra một tổ hợp khác dựa trên kế thừa/tiếp nối tự nhiên. 
4. Để đưa loài yêu thích vào trong hệ thống sản xuất theo logic kế thừa tự nhiên, cần luôn luôn cố gắng dẫn dắt thuận theo sự phát triển căn bản của loài đó (các điều kiện môi trường ban đầu, tổ hợp thường đi cùng với loài, những nhu cầu về sinh thái của loài...)
Ernst nhắc nhở chúng ta luôn cần tự hỏi mình: “tôi có thể làm gì để trở nên có ích, để trở thành một nhân tố được yêu mến trong hệ thống”?

Những nguyên tắc đối với việc trồng và quản lý hệ thống Nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên

Phương pháp được sử dụng trong triển khai và quản lý Nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên là sự nỗ lực để “bắt chước” những chiến lược được thiên nhiên sử dụng nhằm gia tăng sự sống cũng như phát triển chất lượng của đất. Trong tự nhiên, cây cối luôn sinh trưởng trong tổ hợp/nhóm, chứ không cô lập với nhau. Một loại cây sẽ cần có (những) loại cây khác để sinh trưởng và phát triển tối ưu. Tương tự, trong Nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên, các cây trồng được đưa vào các tổ hợp để lấp đầy các khe (niches), với điều kiện cần xem xét việc kết hợp như vậy là tự nhiên cho tổ hợp hay mang tính giới thiệu, hay là loài ngoại lai có tính tương thích/phù hợp với các điều kiện đất đai và khí hậu địa phương. Ngoài việc kết hợp loài theo không gian, chúng ta còn kết hợp loài trong tổ hợp theo thời gian, như trong trường hợp của kế thừa tự nhiên của loài, nơi mà các tổ hợp kế thừa nối tiếp nhau trong một quá trình luôn vận động, tuỳ thuộc vào vòng đời của mỗi loài.

Một yếu tố căn bản khác là sự giới thiệu tính đa dạng cao của loài, nhằm tái tạo đặc tính độc nhất vô nhị của rừng Đại Tây Dương. Các loài cây trong rừng phân thành các tầng khác nhau để tận dụng tối đa năng lượng mặt trời (ánh sáng). Mỗi tầng có một mật độ tối ưu, nhằm ưu tiên chuyển lượng ánh sáng thích hợp tới các tầng tiếp theo bên dưới. Theo quan sát của Ernst Gotsch về các đặc tính của rừng tự nhiên thì:

• Tầng thượng lý tưởng chiếm 15-25%
• Tầng cao lý tưởng chiếm 25-50%
• Tầng trung lý tưởng chiếm 40-60%
• Tầng thấp lý tưởng chiếm 70-90%
• Tầng phủ đất chiếm 100%

Ví dụ, trong một khu rừng trưởng thành, cây Jatoba là cây thuộc tầng thượng, và chúng không sinh trưởng mà các tán lá của cây này đụng vào các tán lá của cây kia. Mật độ phân bố của các cây này thấp và tán của chúng bao phủ khoảng 15-20% khu rừng. Để hiểu rõ hơn, chúng tôi đưa ra các định nghĩa sau:

Tổ hợp = một nhóm các loài có vòng đời tương tự nhau, tức là cùng sinh trưởng và kết thúc cùng khoảng thời gian trong hệ thống. Mỗi tổ hợp bao gồm các loài thuộc cùng một nhóm kế tiếp.

Ví dụ:
Tổ hợp 1: ngô, các loại đậu leo, hoa hướng đương, và bí ngô.
Tổ hợp 2: dứa (thơm), sắn, đậu cove, và đu đủ
Tổ hợp 3: điều nhuộm (Bixa orellana), cây còng/muồng ngủ ((monkey-inga – Inga), cây họ nêu/cọ (peach-palm – Bactris gasipaes), và cây họ dương xỉ (Brazilian fern tree – Schizolobium parahyba);
Tổ hợp 4: cây chùm hồng (Pink trumpet tree – Handroanthus impetiginosus), cây cau (a palm tree with edible heart – Euterpe edulis), quýt, đào kim nương (jaboticaba), cây cà phê.

Các tổ hợp này có thể được đa dạng hoá hơn với những loài có các chức năng tương tự. Ví dụ, thay vì cây anh đào (trumpet tree), thì cây họ bách tán (araucaria-bunya) có thể được thay thế ở những vùng có khí hậu lạnh hơn.

Cây Jabota cũng có thể thay thế cho cây anh đào, và nó cũng thực hiện vai trò của loại cây thuộc tầng thượng trong khu rừng tương lai. Một hệ thống Nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên cần có tất cả các tổ hợp, nhằm đảm bảo hệ thống tự duy trì và phát triển qua thời gian với sự tăng trưởng chất lượng của sự sống (đất được chuyển hoá thông qua việc tích luỹ sinh khối hữu cơ và các tương tác sinh học)

Tầng = là chiều cao của cây trong mối tương quan với các cây khác trong cùng một tổ hợp. 

Ví dụ:
Tổ hợp 1: ngô (tầng thượng), hướng dương (tầng cao), đậu leo (tầng trung), bí ngô (tầng thấp), và dưa hấu (tầng phủ đất)
Tổ hợp 2: đu đủ (tầng thượng), sắn (tầng cao), cây gì thuộc tầng trung?, và dứa (tầng thấp)
Tổ hợp 3: họ dương xỉ (tầng thượng), cọ nữ hoàng (tầng cao), chuối (tầng trung), điều nhuộm (tầng thấp)
Tổ hợp 4: anh đào (tầng thượng), tuyết tùng (tầng cao), cau (tầng cao), quýt (tầng trung), đào kim nương (tầng trung hoặc thấp), cà phê (tầng thấp).

Một hệ thống nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên hoàn chỉnh cần có tất cả các tổ hợp cùng lúc, đa dạng, bao gồm tất cả các tầng cây, để đảm bảo rằng chiều không gian thẳng đứng được sử dụng hiệu quả và năng lượng ánh sáng mặt trời được khai thác một cách tối ưu, để tạo ra sinh khối tự nhiên ở mức cao nhất.

Mật độ - là số lượng các cá thể trên một khoảng diện tích. Các loại cây hàng năm và lâu năm được khuyến khích trồng ở các khoảng cách đều nhau giống như khi trồng độc canh. Những loài cây này nên được trồng từ hạt giống, với mật độ dày đặc (cho kết quả 10 cây/m2). Theo thời gian, thực hiện tỉa thưa cây để giảm mật độ và cho phép lựa chọn những cây khoẻ mạnh để tiếp tục phát triển trong hệ thống, trong khi việc cắt thưa cây sẽ tạo ra sinh khối tự nhiên, điều này đồng nghĩa với việc kích hoạt sự sống trong đất và tăng cường chu trình dinh dưỡng.

Việc trồng cây với mật độ cao cũng mang lại cơ hội làm phong phú thêm hệ thống, ưu tiên cho việc tạo sinh khối đầu vào và tinh giản sự sống trong đất cũng như chu trình dinh dưỡng. Khoảng không gian mà mỗi cây sử dụng khi mới được gieo trồng nhỏ hơn rất nhiều so với khi chúng trưởng thành. Vì vậy, nghĩ về việc tối ưu việc sử dụng không gian qua thời gian, chúng ta cần trồng cây ở mật độ cao khi bắt đầu, vì chỉ một bộ phận trong số đó đạt tới độ trưởng thành.

Nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên nên hiệu quả về mặt chi phí, vì vậy chúng ta cần nghĩ về việc giảm thiểu nhu cầu chăm bón. Trồng cây từ hạt giống luôn là một lựa chọn tốt vì sẽ đỡ thời gian chăm sóc, và cây có cơ hội phát triển ở nơi thích hợp nhất (trong lòng đất, và kết hợp với các loài). Ghép hoặc trồng từ cây con dễ tạo ra ức chế cho cây và cũng không cho phép trồng ở mật độ cao, và việc ươm cây con cũng tốn nhiều công sức và chi phí hơn. Vì vậy, bất cứ khi nào có thể, chúng ta nên ưu tiên cho việc gieo hạt giống không canh tác ở mật độ cao. Khi chúng phát triển, chúng ta có thể cắt tỉa bớt để phù hợp với % của mỗi tầng cây.

Một điều quan trọng khác cần lưu ý là cho phép sự tái sinh tự nhiên (natural regeneration), vì các loài phát sinh tự nhiên trong hệ thống nông nghiệp rừng sinh thái cũng nên được đưa vào tổ hợp để quản lý, góp phần vào đa dạng sinh học, tận dụng hiệu quả các khoảng không gian và tạo ra sinh khối cho cả hệ thống.

Thực hiện quản lý Nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên
Chúng ta hoàn toàn có thể đẩy nhanh tính kế thừa tự nhiên trong hệ thống nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên thông qua việc quản lý, bao gồm các biện pháp cơ bản sau:

Làm cỏ chọn lọc
Các loại cây thân thảo thuộc giai đoạn sớm của hệ thống, đã già hoặc đã trưởng thành (đã gần như hoàn thành chu kỳ của chúng), nên được tỉa thưa hoặc cắt và để phủ trên mặt đất (chặt nhỏ và phủ tự nhiên trên mặt đất). Làm cỏ chọn lọc là một cách để nhanh chóng theo dõi hệ thống, bởi vì bằng cách loại bỏ các cây "cũ", những cây đã hoàn thành chức năng của chúng, chúng ta đang giúp trẻ hóa hệ thống, nghĩa là chúng ta đang gửi một “thông điệp” rằng hệ thống đang được trẻ hoá lần nữa.

Cắt thưa cây
Cắt thưa cây là việc cắt gần sát gốc những cây ít sức sống mà trước kia được trồng ở mật độ cao. Qua thời gian, cách làm này cho phép chúng ta tạo ra được khoảng cách tối ưu giữa các cây khi chúng trưởng thành. Việc cắt thưa cây cũng quan trọng vì nó cho phép chúng ta lựa chọn những cây có khả năng thích nghi tốt nhất với nơi đó, tạo ra điều kiện môi trường tốt hơn cho chúng sinh trưởng.

Cắt tỉa 
Điều kiện là các loài được cắt tỉa phản ứng tích cực với sự can thiệp này, và như vậy việc tỉa được sử dụng để làm trẻ hóa hệ thống. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng việc cắt tỉa để điều chỉnh sự phân tầng, hoặc tạo đường cho ánh sáng tới với các loài khác đúng lúc khi loài đó cần tới ánh sáng để trổ bông (trường hợp của cây cà phê hoặc dứa/thơm).

Tiêu chí được sử dụng để cắt tỉa nên là tính kế thừa tự nhiên. Có nghĩa, khi một cành bị khô, hoặc bị thương do côn trùng hoặc bệnh tật, hoặc khi cây có dấu hiệu trưởng thành hoặc già, thì cần được cắt tỉa, có tính tới phân tầng của chúng, cũng như tính tự nhiên của tán cây, và mối quan hệ với các cây khác trong khu vực xung quanh.

Đầu tiên nên sử dụng sự nhạy cảm của giác quan: cắt tỉa cần mang lại một cây có sức sống mạnh mẽ hơn trong bối cảnh thích hợp so với các loài khác. Chúng ta phải tôn trọng hình dạng ban đầu của cây, nhưng có thể chỉnh/điều hướng để phù hợp với yêu cầu; khuyến khích cây phát triển theo chiều dọc nếu chúng ta muốn lấy gỗ, hoặc tăng kích thước của tán khi chúng ta muốn nhiều trái cây hơn. Chúng ta phải bắt đầu bằng việc lấy đi tất cả những gì đã già hoặc bị tấn công bởi kiến và các côn trùng khác; sau đó chúng ta tỉa những cành thấp không khoẻ mạnh hoặc bị còi cọc. Sau đó, chúng ta tỉa để mở đường cho không khí và nhiều ánh sáng hơn. Chúng ta cắt những cành dư thừa, nhưng luôn duy trì sự cân bằng cho thế của cây.

Ngoài ra, chất lượng của hoạt động cắt tỉa cũng rất quan trọng để đảm bảo sự tái sinh hoàn hảo của cây. Vì lý do này, chúng ta cần phải cẩn thận để các cành không bị chặt vụn hoặc gãy/tách. Nên dùng cưa hoặc dao thật sắc khi cắt cành cây lớn, và cắt theo chiều từ dưới lên trên.

Những cành được cắt tỉa nên được giữ lại, tốt nhất là phủ dưới gốc cây (giữ cho không chạm vào các chồi cây), và bao phủ mặt đất hoàn toàn sau khi đã làm cỏ chọn lọc. Không nên phủ sinh khối lên trên các cây sống. Khi một cây đã hoàn thành chức năng của nó, và một cây khác của tổ hợp tương lai đã được thiết lập và sinh trưởng, thì cây đã hoàn thành chức năng của mình có thể được cắt đi, thân cây và các cành cây có thể dùng làm củi, gỗ hoặc cột cho việc xây dựng, hoặc có thể được dùng để làm sinh khối cho đất.

Ngoài ra khi cần thực hiện cắt thưa cây do chúng được trồng với mật độ dày đặc trước kia, việc cắt cần thực hiện sát gốc để chúng ta có thể sử dụng gỗ, hoặc dùng làm sinh khối để bao phủ đất, luôn luôn đặt gỗ và các cành cây lớn tiếp xúc trực tiếp với đất, những cành cây nhỏ và lá sẽ được phủ lên phía trên.

Những hoạt động này sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình kế thừa tự nhiên, không còn chỗ cho hệ thống quay trở lại thiết lập từ đầu khi những loài mới trong giai đoạn đầu của quá trình kế thừa được giới thiệu vào hệ thống. Trong việc quản lý hệ thống nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên, mọi nỗ lực đều được tập trung vào tái sử dụng và gia tăng lượng sinh khối tạo ra, cũng như tăng chất lượng và số lượng của sự sống.

Từ khái niệm Nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên là một chỉnh thể hoạt động như là một phần của hệ thống thông minh (intelligent system), các loài côn trùng (vốn được xem là sâu bệnh trong nông nghiệp thông thường), và các hệ vi sinh vật (gây ra bệnh) đều hoạt động để tối ưu hoá các quá trình của sự sống. Vì vậy vai trò của chúng ta là hiểu được những gì đang diễn ra khi một loại “sâu bệnh” hoặc “bệnh” xuất hiện, chứ không phải mù quáng tìm cách chống lại chúng. Trong một hệ thống Nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên được quản lý tốt và đa dạng hoá, gần như không có vấn đề gì với sâu bệnh hay bệnh. Sự đa dạng hoá của các loài cũng cung cấp một môi trường thuận lợi cho chim muông và côn trùng ăn những “côn trùng ăn thực vật” hoặc “côn trùng ăn cỏ”.

Image may contain: tree, plant, sky, outdoor, nature and text

Các hình ảnh minh hoạ cho một hệ thống nông nghiệp rừng sinh thái thuận tự nhiên:

Hình 1: Sau khoảng 04 tháng, ngô, các loại đậu leo, và gạo vào vụ thu hoạch (vụ đầu tiên). Cũng có thể trồng đậu bắp, vừng, bí đỏ, các loại đậu hạt, cà chua,...

Hình 2: Sau khoảng 1.5 năm, chuối, đu đủ, và dứa vào vụ thu hoạch. Cũng có thể trồng khoai môn, củ từ, củ nâu, khoai mỡ...

Hình 3: Sau khoảng 5 năm: chuối, cau, cacao, các loại cây có múi (cam, chanh, bưởi, quýt...), bơ bắt đầu được thu hoạch (và sẽ cho thêm nhiều vụ thu hoạch tiếp theo nữa). Cây thân gỗ, cây ăn quả cũng được thu hoạch vào giai đoạn này. Đất đai lúc này rất màu mỡ do sự tích tụ sinh khối từ hoạt động cắt tỉa và các vụ mùa trước đó.

Hình 4: Khoảng 18 năm sau, chuối vẫn tồn tại trong hệ thống, cau, cacao, ..., cây cao su cho thu hoạch. Cũng trong giai đoạn này, cà phê, và rất nhiều cây ăn trái khác cho thu hoạch thường xuyên. Cây thân gỗ, cây thuốc... đều gia nhập và cho thu hoạch trong hệ thống.

Hình 5: Khoảng 40 năm sau, hệ thống trưởng thành, một khu rừng rất phong phú. Cà phê, cacao, cao su... tiếp tục cho thu hoạch. Cây ăn trái và các loại hạt (nuts) cho kết quả dồi dào. Các loại cây thân gỗ mềm, cứng, cây nguyên liệu thủ công, cây thuốc... thật sự đa dạng. Đất đai giàu dinh dưỡng, sinh khối hàm lượng cao, đa dạng sinh học.

Trong chuỗi này, sự sống, thực phẩm và các nguyên liệu thô khác rất phong phú. Đất trở nên màu mỡ hơn bao giờ hết, với việc bổ sung các sinh khối hữu cơ và các hoạt động sinh học. Đất xốp sẽ “chào đón” nước mưa, một nguồn cung cấp nước, và các chất chuyển hóa nông nghiệp tạo ra mưa. Hơn nữa, một lượng nhiều carbon hơn sẽ được cố định vào đất.

Nếu chúng ta hiểu rằng một khu rừng là một bức tranh khảm với nhiều nhánh của các giai đoạn khác nhau, chúng ta cũng có thể nghĩ về một mảnh đất như là một bức tranh khảm của hệ thống nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Bằng cách này, thông qua việc sử dụng các tổ hợp, chúng ta có thể trồng một số loài thuộc giai đoạn đầu của quá trình kế thừa tự nhiên (gạo, ngô, đậu) ở một khu, và các loại cây khác như sắn, đu đủ, chanh leo ở một khu khác; và các cây lấy gỗ hoặc củi ở một khu cao hơn trong chuỗi kế thừa tự nhiên. Khi cả hệ thống đạt độ trưởng thành, chúng ta có thể bắt đầu lại lần nữa, trồng những loại quan trọng và được ưu tiên hơn trong lựa chọn của chúng ta, nhưng ở lần này điều kiện đất đai của chúng ta đã tốt hơn rất nhiều với đủ lượng sinh khối hữu cơ – vốn là kết quả của hoạt động sản xuất trước đó.

Cảm nhận và quan sát là những yếu tố cần thiết trong Nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên. 
Điều rất quan trọng là cảm nhận được khu vực để đưa ra hành động, để hiểu mọi thứ hoạt động như thế nào, cởi mở, quan sát, học hỏi từ thiên nhiên. Thường thì chúng ta có xu thế đóng kín các kênh giao tiếp của mình (việc cảm thụ & thấu hiểu), nhưng chúng ta vẫn có khả năng này, nếu chúng ta thực hành và sử dụng tất cả các giác quan của mình.

Dưới đây là một số khía cạnh kỹ thuật liên quan đến việc thực hiện thành công hệ thống nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên:

• Lựa chọn các loài thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu
• Trồng đầy đủ toàn bộ tổ hợp (xem xét những loại cây có chu kỳ sống ngắn, trung bình và dài, những cây thuộc tầng thấp, trung bình, cao và tầng thượng)
• Trồng ở mật độ cao và trồng đa dạng;
• Thiết lập một chỉnh thể đầy đủ các loại cây với đủ vòng đời dài ngắn và phân tầng khác nhau;
• Tích luỹ sinh khối hữu cơ cho hệ thống thông qua làm cỏ chọn lọc và cắt tỉa, và không sử dụng lửa để đốt sinh khối;
• Quản lý đơn giản hoá hệ thống và đẩy nhanh quá trình kế thừa tự nhiên (cắt tỉa để phân tầng và làm trẻ hóa hệ thống)
• Chú ý đến cái gọi là sâu bệnh và bệnh, những dấu hiệu cho chúng ta thấy hoặc chúng ta đang làm điều gì đó sai hoặc cần có biện pháp quản lý tốt hơn;

• Các loài cây thân thảo và cây leo ngắn ngày cũng là một phần của các nhóm tiếp nối và do đó phải là một phần của nông nghiệp rừng sinh thái tự nhiên.

Nếu chúng ta hiểu rõ các khái niệm, chúng ta có thể sáng tạo hơn trong việc tìm kiếm quyền tự chủ. Nông nghiệp rừng sinh thái cho chúng ta cơ hội trở thành người đồng sáng tạo và người nghệ sĩ, kết nối loài người với thiên nhiên.

Đọc thêm về Ernst Gotsch và Syntropic AgroForestry https://www.facebook.com/520827582/posts/10155876502727583?sfns=cl

Ernst Gotsch – cha đẻ của mô hình Nông – Lâm kết hợp với thuyết thuận theo tự nhiên

Vào đầu những năm 1980, Ernst Gotsch – một công dân Thuỵ Sỹ - cha đẻ của mô hình Nông – Lâm kết hợp đã quyết định mua lại một khu đồi trọc (trang trại Olhos D’Água – Brazil) với đất đai đã bị thoái hoá, cằn cỗi do hậu quả của việc khai thác gỗ và tàn phá rừng nghiêm trọng. Ernst, ngay khi đó, đã quyết định sẽ âm thầm bền bỉ làm cuộc cách mạng trên mảnh đất này.

Image may contain: 1 person, hat, sky, outdoor, nature and closeup

Với việc hiểu sâu sắc về hệ thống tự nhiên với quy luật sinh tồn, Ernst cần mẫn thức dậy lúc 5 giờ sáng từ thứ Hai đến Chủ nhật để thực hiện cuộc cách mạng của mình. Trong một năm, ông trồng kín 500 hecta rừng xen kẽ giữa ca cao, chuối và cây xanh. Một thập kỷ sau, các kỹ thuật viên của Viện Tài nguyên Môi trường và Tái tạo Brazil (Ibama) của Salvador đã ngạc nhiên khi thấy những hình ảnh trên không của khu vực và đến đó để hiểu những gì đang xảy ra ở vùng đất “gringo” (tên riêng được dùng để chỉ vùng đất của Ernst – một người da trắng xứ Âu tới Brazil). Từ trên cao, những gì được nhìn thấy là một khu rừng rậm rạp, và ẩn giấu trong nó một khu vực nông nghiệp có năng suất cao.

Có thể nói, một sự “lột xác” thực sự đã diễn ra ở đây sau khi thực hiện theo phương pháp Nông lâm kết hợp: độ phì nhiêu của đất được tái tạo, những con suối đã biến mất được hồi sinh, mưa cũng trở lại, tất cả tạo ra một chu kỳ đổi mới liên tục. Làm thế nào điều này được thực hiện? "Làm việc cùng với thiên nhiên và không chống lại nó", Ernst trả lời. "Và thực hiện những chiến lược giống như cách mà hệ sinh thái tự nhiên hoạt động."

Ernst giải thích: “Phương pháp này xem tất cả các loài là một phần của hệ sinh thái vĩ mô, hoạt động trên nguyên lý cùng hợp tác và dành tình yêu vô điều kiện với sự sống. "Con người chúng ta là một phần của hệ thống này," ông nói. "Thay vì là những kẻ chỉ biết khai thác, chúng ta có thể là những người tạo nên tài nguyên."

Kỹ thuật kết hợp Nông nghiệp và Rừng để hồi sinh hệ sinh thái bắt đầu lan rộng và thu hút những người quan tâm như Henrique Souza, chủ sở hữu của Fazenda Ouro Fino, ở Jaguaquara, Bahia. Ernst trở thành cố vấn của Henrique, cả ở trường đại học và trên mảnh đất của anh. Đi cùng thầy Ernst, Henrique đã biến tài sản của mình thành một khu rừng cung cấp đầy đủ những nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất bột giấy, trái cây sấy khô, mật ong, bột mì, hạt giống và cây giống. Tất cả trong một môi trường tự điều tiết, không có phân bón và thuốc trừ sâu, nơi thiên nhiên tự “sản xuất” phân bón và tự bảo vệ khi cần.

Phải mất 15 năm để nông nghiệp theo phương pháp của Ernst được nhận biết là Syntropic (năng lượng tương hợp). Nhưng thuật ngữ này đã là một phần trong vốn từ vựng của ông để giải thích về tiềm năng của hệ sinh thái khi chúng được tác động tích cực qua hành động của con người. "Mỗi một cây xanh, không chỉ cần đất, phân bón và nước, mà còn cần cả các điều kiện vi khí hậu để phát triển", Ernst cho biết. "Khi hiểu được điều này, người nông dân có thể tạo ra được hệ sinh thái đa dạng sinh học, cung cấp cho mỗi cây một môi trường sống tốt, mà không cần phải dùng tới hoá chất (chất độc) và phân bón."

Ở những khu vực đất đai thoái hoá, sự phục hồi của đất được tăng tốc thông qua việc ủ lên đất các chất hữu cơ. Người ta thường thấy Ernst với một con dao rựa trong tay, thực hiện việc cắt tỉa cành và những cành được cắt tỉa này rơi xuống đất, phân hủy, từ đó phát triển các loại nấm và vi khuẩn giúp cố định các chất dinh dưỡng như nitơ trong đất.

Việc trồng mùa màng diễn ra cùng với việc gieo hạt và trồng các cây giống dài ngày. Hạt giống và cây giống phát triển, tạo bóng râm và giúp khôi phục độ phì nhiêu của đất. Tối đa hai tháng sau khi gieo mùa, nông dân có thể bắt đầu thu hoạch rau và các sản phẩm khác, như dứa, ngô và sắn, tạo thu nhập để đầu tư vào việc phục hồi đất và phát triển các loại cây trồng mới.

Hệ thống đã được phát triển bởi Ernst khi ông vẫn còn sống ở Thụy Sĩ. Ngay từ khi còn làm trong lĩnh vực cải tiến di truyền tại một tổ chức nghiên cứu có uy tín, Zurich-Reckenholz, Ernst đã đặt câu hỏi rằng “Cải thiện điều kiện môi trường sống, kích thích cân bằng sinh thái chẳng phải có lợi hơn nhiều đối với sự sinh trưởng của cây cối hơn là lai tạo những giống gen mới cho cây để làm chúng trở nên dẻo dai hay sao?”

Sau khi tự nguyện nghỉ việc, ông đã dành vài năm để thử nghiệm giả thuyết của mình trên đất châu Âu và nhận được lời mời ứng dụng nghiên cứu của mình vào thực tế. Năm 1979, Ernst đã dạy các phương pháp nông nghiệp bền vững cho một một dự án tại nơi trú ẩn của người tị nạn Nicaragua ở Volcan của Buenos Aires, Costa Rica, trong thời kỳ nội chiến ở Nicaragua.

Năm 1982, sau cuộc xung đột, ông đến Brazil để tư vấn cho một người nông dân có sở hữu một khu đất nghèo nàn ở Bahia, và ông mua Fugidos da Terra Seca, với kế hoạch phục hồi nơi này bằng trồng rừng và trồng ca cao. Ngày nay, trang trại của ông xuất khẩu cacao chất lượng cao, trị giá gấp bốn lần so với sản phẩm cacao thông thường.

Sau nhiều năm áp dụng kiến thức của mình vào các hệ thống nhỏ hơn, Ernst bắt đầu thử nghiệm thành công trong nông nghiệp quy mô lớn. Một dự án thành công phải kể đến là trang trại Toca (Fazenda da Toca) của Pedro Diniz. Năm 2017, Ernst bắt đầu hợp tác với một nhà sản xuất ngũ cốc lớn ở thành phố Rio Verde, phía nam Goiás, người mà sau khi biết về thành quả tại Fazenda da Toca, đã quyết định trồng 50 ha nông lâm theo phương pháp của Ernst (có sử dụng cơ giới.)

Phong trào Nông - Lâm kết hợp đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Tại Đông Nam Á, các hội thảo chuyên đề giới thiệu những nguyên lý cơ bản và thực hành triển khai Nông Lâm kết hợp đã được tổ chức tại Malaysia, Indonesia, và Phillipin. Tham gia hội thảo không chỉ gồm những người nông dân, những người chủ sở hữu các trang trại, đồn điền, mà còn có thành viên từ các hội nông dân, hội khuyến nông, giảng viên - giáo sư tại những trường Đại học có chuyên nghành liên quan, cán bộ từ các Viện Nông Lâm nghiệp quốc gia. Kiến thức thu được từ hội thảo có tính ứng dụng cao, khả thi – giúp giải quyết được rất nhiều bài toán khó liên quan tới phát triển Nông Lâm nghiệp tại các quốc gia này. 

Việt Nam là một đất nước vùng nhiệt đới, có các điều kiện thổ nhưỡng khí hậu khá gần với Brazil, một quốc gia Nam Mỹ và là cái nôi của Nông Lâm kết hợp. Phong trào Nông lâm kết hợp đang diễn ra rất sôi nổi tại đất nước này, và nhận được sự hưởng ứng - đồng thuận không chỉ từ chính phủ, mà còn từ nông dân, người làm giáo dục, học sinh sinh viên, từ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác. 


Những nguyên lý trong Syntropic AgroForestry

1. Mulching - Mặt đất KHÔNG được phép “phơi trần” dưới ánh nắng mặt trời. 

Theo Gotsch, nếu đất bị phơi trần – nó tương tự như cơ thể ta bị lột mất lớp da bên ngoài – sẽ rất dễ bị “tổn thương”. Bề mặt của đất nên luôn luôn được bao phủ bởi một lớp hữu cơ tự nhiên (mulch) như là cỏ, xác thực vật khác (khi con người thực hiện quá trình cắt tỉa để thúc đẩy sự sinh trưởng của cây - pruning). Trung bình 1m2 đất nên được bao phủ bởi khoảng 4kg mulch khô, và số mulch này liên tục phân huỷ để cung cấp dinh dưỡng cho đất – đồng nghĩa với việc thảm thực vật tươi được cắt tỉa và ủ lại trên 1m2 đó rơi vào khoảng 6-10kg/m2/năm – điều này lại đồng nghĩa với việc cắt tỉa (pruning) 3-5 lần/năm. Việc phủ lên mặt đất một lớp hữu cơ như vậy sẽ giữ CO2 trong đất (rất có lợi cho quá trình quang hợp của cây), giúp giữ nước, ngăn xói mòn đất, làm giảm nhiệt độ ở bề mặt cũng như trong lòng đất, cung cấp thêm các chất dinh dưỡng tự nhiên cho đất (fertilizer), rất tốt cho việc cải tạo đất. Trong lần đầu tiên khi bắt tay vào thực hiện phương pháp syntropic farming, có thể chúng ta cần pha trộn một số loại phân bón hữu cơ (organic fertilizer), nhưng sau lần đầu tiên này, nếu thực hiện theo đúng phương pháp, khu đất của chúng ta sẽ ngày một “phì nhiêu”, tự tạo được fertilizer cho mình mà không cần chúng ta phải bổ sung thêm bất kỳ loại phân bón nào khác. Thậm chí cả việc tưới tiêu cũng không còn là vấn đề lớn khi cả hệ thống tự vận hành (lượng nước được giữ trong đất lâu và nhiều hơn; ở một quy mô lớn hơn, nó còn tác động tới cả hệ sinh thái – lượng mưa sẽ nhiều hơn, nhiệt độ của khu vực sẽ giảm xuống...)

2. Pruning – Cây luôn cần được cắt tỉa đúng cách vào thời điểm thích hợp.

Việc cắt cành, kể cả cành lớn, định kỳ là một công đoạn quan trọng trong syntropic farming. Những cành bị cắt đi sẽ được băm/chẻ nhỏ để tạo lớp thực vật hữu cơ bao phủ cho chính bề mặt của đất. Ngoài ra, việc cắt cành của những cây lớn sẽ thúc đẩy cây phát triển mạnh hơn. Khi thực hiện thường xuyên, ánh sáng và các chất dinh dưỡng sẽ được phân bố đều hơn tới các tầng cây khác nhau – do đó đẩy mạnh sự phát triển của toàn bộ “hệ thống”. Quá trình phân huỷ của thảm thực vật hữu cơ cũng diễn ra nhanh hơn, lượng carbon trong cây được đưa trở lại lòng đất, đất được “chăm bón” theo một chu trình hoàn toàn tự nhiên. Một khu rừng nông nghiệp theo phương pháp syntropic với độ tuổi 10-15 năm sẽ có lượng carbon trữ trong đất vào khoảng 48 tấn/ha.

3. Companion planting and successional elements and stratification – Trồng xen lẫn bổ trợ, có tính tiếp nối, và phân tầng

Trong syntropic farming, việc phân tầng và trồng xen kẽ các loại cây khác nhau ở mỗi tầng là điều kiện tiên quyết. Điều này có tác dụng cộng hưởng trong quá trình sinh trưởng của cây cũng như tác động tích cực tới môi trường đất – nước – và không khí.

Việc xác định tầng cây phụ thuộc vào lượng ánh sáng mà cây cần để sinh trưởng. Thông thường, người ta cho rằng tầng cây phụ thuộc vào chiều cao của cây, những loại cây cao nhất sẽ cần nhiều ánh sáng mặt trời nhất, và những loại cây thấp nhất sẽ cần ít ánh sáng mặt trời nhất. Nhưng đôi khi điều này không đúng. Rất nhiều trường hợp, những cây thấp lại cần đầy đủ ánh sáng mặt trời để có thể sinh trưởng khoẻ mạnh. Vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ: phải căn cứ vào nhu cầu về lượng ánh sáng mà cây cần để phân tầng cho cây. Syntropic farming chia thành 04 tầng cây: tầng thượng, tầng cao, tầng trung, và tầng thấp. Các tầng này có thể được chia thêm khi cần, ví dụ một cây có thể thuộc tầng cao/trung, hoặc thuộc tầng trung/thấp.

ORGANIC and SYNTROPIC Farming

Nhiều người đặt câu hỏi về sự khác nhau giữa Organic và Syntropic Farming.

Mình dịch và biên tập lại một số chia sẻ của Ernst Gotsch, cha đẻ của Syntropic AgroForestry (nông lâm kết hợp), về vấn đề này:

Organic Farming và Syntropic Farming là “hai chị em”, bắt đầu từ cùng một ý tưởng, nhưng cách tiếp cận để tìm giải pháp đối với cùng một vấn đề đã dẫn đến những con đường khác nhau.

Organic Farming chú trọng thay thế phân bón hoá học (thường dùng trong nông nghiệp thông thường) bằng phân bón hữu cơ (phân bón làm từ rác thải hữu cơ, phân xanh, phân chuồng…)

Trong Syntropic Farming, việc thiết kế hệ thống là có chủ đích thông qua việc đưa các loài khác nhau vào trong hệ thống ngay từ đầu, và quản lý vận hành các loài trong suốt quá trình sinh trưởng, để chúng có thể “tự sản xuất” phân bón cho chính mình. Với mục đích đó, các loại cây - cỏ, các loại thảo mộc được trồng trong hệ thống với mật độ dày đặc. Việc làm này sẽ thúc đẩy cây trồng cùng sinh trưởng mạnh mẽ sau mỗi lần cắt tỉa thông qua tương tác năng lượng. Một người nông dân “tốt” cần thực sự hiểu và biết cách thực hiện cắt tỉa cây cối. Kết quả của việc cắt tỉa định kỳ - ngoài việc cung cấp đủ ánh sáng cho mùa màng – còn mang lại một lượng lớn sinh khối hữu cơ phủ trên bề mặt đất, tạo ra sự sống sinh sôi tràn trề trong lòng đất, và gián tiếp bổ sung chất dinh dưỡng (phân bón tự nhiên) cho cây trồng.

Một lợi ích bổ sung mà Syntropic Farming mang lại, ngoài hai lợi ích kể trên (ánh sáng và phân bón tự nhiên), là hiệu quả hồi sinh – trẻ hoá của toàn bộ hệ thống sau mỗi lần cắt tỉa: thông tin lan toả về sự tăng trưởng mạnh mẽ và nguồn năng lượng mới của cả hệ thống, được tạo ra bởi sự tái sinh trưởng (regrowth) của hàng loạt cây trồng trong hệ thống.

Nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi việc kiểm soát dịch thực vật, tức tồn tại cuộc chiến chống lại bệnh tật và sâu bệnh. Để thực hiện điều này, nông nghiệp hữu cơ đưa ra hàng loạt các tiêu chuẩn để xác định những gì được phép và không được phép. Kết quả có thể là những biện pháp hay hỗn hợp các hợp chất hữu cơ nhằm - hoặc làm cho cây trồng khoẻ hơn, hoặc nhằm tiêu diệt, tránh xa sâu bệnh và dịch bệnh, hoặc tạo bẫy bắt những loại côn trùng không có lợi, hoặc nuôi cấy một số loài ăn sâu bệnh sau đó thả ra để kiểm soát sự xâm hại của sâu bệnh. Những công cụ này được phát triển và sử dụng như là một hệ quả của sự phân biệt giữa cái Tốt và cái Xấu trong tự nhiên.

Syntropic farming tập trung nhằm đạt tới sự sinh trưởng mạnh mẽ và “thịnh vượng” của toàn hệ thống. Các yếu tố được cho là bệnh tật và sâu bệnh chính là những dấu hiệu chỉ rõ có những yếu điểm đang tồn tại trong hệ thống, và rằng chúng ta đang làm điều gì đó chưa đúng - hoặc trong quá trình thiết kế, hoặc trong quá trình quản lý và vận hành hệ thống.

Syntropic farming xem bệnh tật và sâu bệnh là những “đồng minh”, những thành viên của hệ miễn dịch của cả hệ sinh thái vĩ mô trên trái đất này (mà chúng ta là một phần trong đó).

Từ quan điểm này, trong Syntropic farming không có cái gọi là Tốt hay Xấu, chỉ có một thứ - là vai trò/chức năng. Bệnh tật hay sâu bệnh đều gián tiếp gợi ý cho chúng ta cách tương tác tự nhiên hơn với hệ thống vĩ mô, và không cần đến những can thiệp mang tính khẩn cấp hay “chữa cháy”. Điều này, một lần nữa, khẳng định vì sao bệnh tật hay sâu bệnh lại là đồng minh, là thành viên của hệ miễn dịch, cũng giống như cách các tế bào bạch cầu trong cơ thể của chúng ta hoạt động và sản sinh. Mọi thứ xuất hiện đều có nguyên nhân và vai trò của nó.

...Luật đã được đưa ra. Quay trở lại vấn đề đặt ra ngay từ đầu bài viết này: Cách chúng ta tiếp cận để tìm giải pháp đối với các vấn đề sẽ dẫn chúng ta đến những đích đến khác nhau 😉 Chúng ta có thực sự thấy biết và hành động phù hợp với luật hay không mà thôi 🌻🌸🌳

Ảnh: một góc thử nghiệm của mình tại đồi trên Hoà Bình, luôn nhớ: Sinh khối hữu cơ cho đất không bao giờ là quá nhiều. Yêu đất thì đừng phơi đất trần dưới ánh sáng mặt trời nhé các bạn <3

Image may contain: plant, grass, outdoor and nature




Thế giới tinh linh


Tinh linh là một loại chúng sinh có mức độ tiến hóa dưới đẳng cấp Thiên thần, có rất nhiều ở cõi ether (dĩ thái) và cõi trung giới. Tinh linh có một đời sống đơn giản và vui vẻ, ít lo lắng và sợ hãi những vấn đề như của con người. Tiếp xúc với tinh linh sẽ cho ta một cảm giác vui vẻ, tinh nghịch và đáng yêu. Hầu như tinh linh ở một trạng thái vui vẻ suốt cả ngày. Tinh linh chủ yếu chăm sóc cho khoáng vật, cây cỏ và các con vật nhỏ bé trong khu vực mà chúng đảm nhiệm. Khi đã đạt đến mức độ hiểu biết nào đó tinh linh sẽ tiến hóa lên làm một vị thiên thần.

Tôi sẽ phân chia tinh linh thành các loại như sau:
1. Tinh linh sống ở cảnh giới ether(tinh linh tứ đại đất nước gió lửa)
2. Tinh linh sống ở cõi trung giới
3. Tinh linh ở cõi hạ thiên
4. Tinh linh ở cõi nhân quả

1. TINH LINH CÕI ETHER

Là tinh linh sống ở các cảnh giới ether nhưng lại tập trung ở một khu vực nào đó ổn định, nơi mà tinh linh chăm sóc. Và các tinh linh này xem các vật chất của cõi trần như đất, nước, gió, lửa như là nhà của mình vậy. Tinh linh sẽ gắn bó với chúng lâu dài trừ khi có sự chỉ định dời đi của Thiên thần.
Sau đây ta đi vào chi tiết các loại tinh linh ở cõi ether

A.Tinh linh đất

Là loại tinh linh có môi trường sống chủ yếu là đất và phía trên mặt đất một chút.Tinh linh loại này thường được biết đến như là chú lùn, tiên nữ, thổ thần, tinh linh cây, tinh linh khoáng vật...
Tinh linh đất sẽ có 4 loại chính, bao gồm tinh linh dưới lòng đất, tinh linh trên mặt đất, tinh linh cây và tinh linh vườn, rừng.

-Tinh linh dưới lòng đất. (Thổ tinh) 
Các tinh linh này làm việc trong lòng đất, trong các hầm mỏ, khoảng sản. Tinh linh giúp giữ gìn và tăng sinh khí cho các khoáng vật. Chúng hấp thụ prana từ bên trên và truyền vào lòng đất. Cũng cũng giúp lưu chuyển các khoáng chất và chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ. Những tinh linh này giống như những chú giun cần mẫn hăng say làm việc cả ngày và đêm, đem đến sinh lực và sự phát triển cho loài kim thạch, cây cối và các vi sinh vật sống trong đất. Nhờ sự giúp đỡ của tinh linh loại này mà đất trở nên tươi tốt hơn và ít bị bạc màu hơn.

-Tinh linh trên bề mặt đất.(Chú lùn) 
Đây là nơi hoạt động của các chú lùn, những nhân vật thần tiên thường được nhắc trong chuyện cổ tích thần thoại. (Lưu ý là các tinh linh không hề có giới tính. Tuy nhiên bề ngoài và vẻ mặt chúng trông có vẻ giống người, nếu giống người nam thì gọi là ông cây, thần cây, chú lùn, nếu giống người nữ thì gọi là nàng tiên nữ, tiên cá). Các chú lùn cao khoảng 15-30cm, khuôn mặt có vẻ già dặn, lùn tủn. Cằm chú nhọn hoắc, nhìn từ xa trông giống như những bộ râu. Chú lùn chăm sóc cho những loài cây nhỏ, bụi rậm, các loài cây dại. Chúng hay chui núp trong đá, coi đá là nhà của mình. Chúng cũng giúp tiếp sinh lực cho đá, nhờ đó mà đá được tồn tại lâu dài. Đá, như chúng ta biết, thuộc loài kim thạch, cũng có cơ thể sinh lực(thế phách) để duy trì sự sống cho mình. Khi hòn đá chết, sinh lực rút đi, hòn đá dần hao mòn và trở thành đất.


-Tinh linh cây(mộc tinh, trong Phật giáo gọi đây là chư thiên càn thát bà). 
Là loại tinh linh thường sống trên một loại cây cụ thể nào đó. Chúng coi cây là cơ thể của mình, là nhà của mình, và rất ít khi rời cây. Đôi khi chúng cũng rời cây để đi dạo nhìn ngắm xung quanh nhưng không rời cây quá xa. Giữa cây và tinh linh có một mối liên hệ đặc biệt nào đó. Chúng ở trong cây là để giúp cho sự phát triển của cây. Chúng lưu chuyển dòng sinh lực trong cây được dễ dàng hơn, nhất là lưu chuyển từ việc hấp thụ năng lượng cho cây đi khắp thân, và lưu chuyển dòng nước cùng chất dinh dưỡng đi lên. Nhờ có tinh linh mà quá trình trao đổi chất của cây được nhanh chóng hơn, cây càng phát triển nhanh hơn. Tất nhiên là không có mộc tinh thì cây vẫn sống bình thường, có điều phát triển chậm hơn.

Mộc tinh rất gắn liền với cây, vì vậy những ai ảnh hưởng đến sự sống của cây hay chặt bỏ cây sẽ làm chúng tức giận và khó chịu. Cây cũng là một loài đã có sự phát triển về thể cảm dục, cho nên chúng cũng cảm nhận được ít nhiều những tác động từ mọi thứ xung quanh như hoạt động con người, gió, mưa, ánh nắng, nhiệt độ... Vì vậy, khi nào thực sự cần thiết ta mới nên nhổ bỏ hoặc chặt bỏ cây đi, còn không thì không nên phá hủy cây vô cớ.

Ví như một câu chuyện trong Phật pháp nói về chư thiên cây(ở đây là mộc tinh). 

“Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Āḷavī, nơi tháp thờ Aggāḷava. Vào lúc bấy giờ, trong lúc thực hiện công trình mới, các tỳ khưu ở thành Āḷavī chặt cây và bảo người chặt. Có vị tỳ khưu nọ ở thành Āḷavī chặt cây. Vị thiên nhân ngụ ở trên cây ấy đã nói với vị tỳ khưu ấy điều này:

- Thưa ngài, ngài có ý định làm chỗ ở cho mình thì xin ngài chớ phá hủy chỗ ở của chúng tôi.
Vị tỳ khưu ấy trong lúc không lưu tâm đã chặt đi và đã đánh trúng cánh tay đứa bé trai của vị thiên nhân ấy. Khi ấy, vị thiên nhân ấy đã khởi ý điều này: “Có lẽ ta nên đoạt mạng sống của vị tỳ khưu này ngay tại nơi đây?” Rồi vị thiên nhân ấy đã khởi ý điều này: “Việc ta đoạt mạng sống của vị tỳ khưu này ngay tại nơi đây là không đúng đắn, có lẽ ta nên trình sự việc này lên đức Thế Tôn?”

Sau đó, vị thiên nhân ấy đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này thiên nhân, lành thay, lành thay! Này thiên nhân, lành thay ngươi đã không đoạt lấy mạng sống của vị tỳ khưu ấy. Này thiên nhân, nếu hôm nay ngươi đã đoạt lấy mạng sống của vị tỳ khưu ấy, này thiên nhân ngươi đã gây ra nhiều sự vô phước. Này thiên nhân, hãy đi, ở chỗ kia có thân cây mọc riêng biệt. Hãy đi đến nơi ấy.”

Cây cũng có thể cảm nhận được ít nhiều tình cảm của con người, khi ta thực sự biết yêu thương mọi vật và thiên nhiên, chúng cũng có thể đáp ứng lại những tình cảm của ta, nhất là những cây lâu năm.

-Tinh linh chăm sóc vườn, tinh linh rừng. (Tiên nữ, lâm tinh)

Là các loài tinh linh có sự tiến hóa và hiểu biết cao hơn 3 loại kể trên, đôi khi một vài trong số chúng không dùng cơ thể ether mà dùng cơ thể chất thanh khí (giống thể vía con người).

+Tiên nữ thường sống ở vườn cây, những nơi gần con người. Họ thường rất đáng yêu, dễ thương, ngây ngô và ngộ nghĩnh. Các tiên nữ thường cao khoảng 0.8 - 1.2m, lướt dạo khắp vườn cây, nhảy múa trên những đóa hoa, đắm mình trong mùi hương ngào ngạt của một bông hoa đầy hương. Ngắm nhìn tiên nữ cùng những cảnh sắc tuyệt đẹp trong vườn hoa cũng tương tự như những câu chuyện thần tiên mà ngày xưa ta thường nghe kể.

Giới tiên nữ thường có nhiệm vụ chăm sóc cho vườn cây, ngoài ra tiên nữ cũng giúp đỡ cho những loài con trùng nhỏ như sâu, bướm, chim chóc, các loài sóc, chuột...Tiên nữ đôi khi cũng có tiếp xúc với người, nhất là những em bé nhỏ. Tiên nữ rất thích gần những em bé nhỏ, nhảy múa xung quanh chúng, cười đùa với chúng để chúng được vui vẻ. Nhiều bậc cha mẹ đôi khi thấy trẻ em đùa nghịch với một ai đó rất vui vẻ mà không hề biết rằng có sự hiện hiện của các tinh linh tiên nữ bên cạnh. Sự có mặt của tiên nữ thường làm cho bầu không khí trở nên vui vẻ và sinh động.

Rất tiếc là ngày nay cùng với sự phát triển của văn minh hiện đại, nhiều cây cối bị chặt bỏ đi để xây dựng nhà cửa, nhà máy, công trình...làm cho nhiều tiên nữ trở nên lánh xa con người, càng ít tiên nữ tiếp xúc với người hơn. Chỉ một số nơi vắng vẻ hoặc những nơi thôn quê là đôi khi có sự tiếp xúc và hiện diện của tiên nữ.

+Tinh linh rừng(lâm tinh): là những loài tinh linh cũng có chức năng như tiên nữ, nhưng chúng chủ yếu sống ở rừng cây. Các tinh linh rừng có vẻ mặt điềm đạm hơn tiên nữ, và đôi khi nhìn chúng có vẻ hung dữ, bởi chúng sống khá lâu năm ở trong rừng, một nơi yên tĩnh và thanh bình hơn là ở vườn.
Những khi đi vào trong rừng, ta sẽ thấy có sự hiện diện của tinh linh rừng, giống như những con mắt đang theo dõi ta xung quanh, hay sự xào xạc của những chiếc lá, sự nhấp nhô của cây cối. Đôi khi một vài loài tìm cách dẫn người đi vào rừng với ý đồ xấu trở nên bị lạc đường, mà người ta hay gọi chúng là ma da dẫn đường.

B. Tinh linh nước

Tinh linh nước là loài tinh linh có cấu tạo bằng chất ether và sống trong môi trường ưa thích của chúng là nước như ao hồ, sông biển, đầm lầy...

Tinh linh nước gồm có tinh linh sống trên mặt biển, sống trong lòng biển, tinh linh sống ở sông suối và tinh linh sống ở ao hồ.

Image may contain: water

-Tinh linh trong lòng biển:
Bao gồm 2 loại chủ yếu là tinh linh mập mờ sống ở dưới sâu trong lòng biển và thủy tinh hạng thấp sống ở trong lòng biển. Tinh linh mập mờ sống ở dưới sâu đáy biển, những nơi tối tăm và mờ mịt. Chúng ít khi đi lên phía trên mặt biển. Cũng giống như những con cá sống dưới đáy biển, chúng không thích lên phần biển ở phía trên, vì ở trên có điều kiện độ ẩm và áp suất không thích hợp cho chúng. Chúng có một vài công việc chăm sóc cho sự phát triển của các khoáng sản nơi đáy biển, các loại san hô, tảo, thực vật trong lòng biển. Loại tinh linh này có trí tuệ tương đối thấp, và con người hiếm khi bắt gặp được chúng. Hình dáng chúng mờ mờ ảo ảo, cơ thể trong suốt, tựa như những bóng ma, có loại thì dữ tợn, mắt đỏ, giống như những con ma da.

Bên trên tinh linh mập mờ là những thủy tinh hạng thấp sống ở trong lòng biển. Chúng hấp thụ ánh sáng và truyền sinh lực prana cho các sinh vật khác trong lòng biển hấp thụ, giúp cho sự hấp thu sinh khí của các loài sống dưới đáy biển. Chúng cũng chăm sóc cho sự phát triển của các loài cá và các loài động vật khác sống trong biển.

-Tinh linh trên mặt biển.
Sống trên mặt nước và gần bờ là các hạng thủy tinh, hay thủy tiên. Chúng thường nô đùa trên sống và bay lượn theo sóng. Chúng trong giống như em bé mập tròn mũm mĩm và dễ thương. Loài tiến hóa hơn trong chúng được gọi là thủy tiên, hay còn gọi là các nàng tiên cá. Chúng thường mang hình dạng những người nữ xinh đẹp, đôi khi là hình dạng thật của chúng, đôi khi là do chúng dùng tư tưởng biến hóa mà thành. Chúng hay xuất hiện ở những tảng đá hoặc gần bờ biển. Đây là những loài tinh linh thường được nhắc nhiều trong những câu chuyện cổ tích hoặc câu chuyện của các chàng thủy thủ. Các tiên cá mang một vẻ đẹp thuần khuyết, gợi cảm, tuy nhiên không phải ai cũng có thể thấy được chúng. Chúng chỉ xuất hiện khi chúng có cảm tình với ai đó hoặc thích ai đó. Nhiều người đi biển khi gặp nạn cũng được chúng chỉ dẫn giúp đỡ.

Đa phần các tinh linh đều yêu đời, ngây thơ và ngộ nghĩnh, chúng hiếm khi tìm cách hại con người trừ khi con người làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của chúng. Chúng cũng tìm cách bảo vệ biển, bảo vệ những sinh linh sống trên biển khỏi những người đánh cá, bởi vì chúng chăm sóc cho những sinh linh đó. Chúng ta nên biết rằng mỗi loài tinh linh chăm sóc cho một khu vực mà chúng được giao phó, dưới sự hướng dẫn của các thiên thần vùng đó. Chúng báo cáo với thiên thần về những việc mình đã làm. Khi đã đầy đủ hiểu biết và hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chúng được cân nhắc đưa lên làm thiên tinh và được gần gũi thiên thần. Đến thời điểm nào đó chúng sẽ thực hiện một bài kiểm tra và được thăng tiến lên làm thiên thần. Có một buổi lễ dành cho những tinh linh tốt nghiệp thành thiên thần.

-Tinh linh sông suối. 
Là tinh linh sống ở nơi sông suối và xem vùng nước ấy là nhà của chúng. Chúng chăm sóc cho những chúng sinh sống trong vùng ấy. Lưu ý là thông thường có rất nhiều tinh linh sống chung một khu vực và cùng nhau chăm sóc cho các loài ở khu vực ấy. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chúng tụ tập lại nhảy múa và ca hát. Tuy nhiên, đối với tinh linh, nhiệm vụ chăm sóc khu vực mà chúng sống thì cũng là một loại giải trí nào đó, chứ không hẳn là nhiệm vụ mà chúng phải làm, bởi không có chúng các sinh vật ấy vật phát triển bình thường, tuy nhiên có chúng thì các sinh vật ấy được thúc đẩy phát triển nhanh hơn và đa dạng hơn. Đối với tinh linh, đời sống là một sự vui chơi và thỏa thích. Tinh linh rất hồn nhiên và ngây thơ, giống như những em bé vậy. Nơi nào có sự xuất hiện của tinh linh thì nơi ấy vui tươi và thoải mái. Tinh linh hầu như vui chơi suốt ngày. Mỗi lần chúng hấp thụ sinh lực là mỗi lần chúng dường như tăng thêm sức mạnh, cảm thấy phấn chấn và tràn trề sinh lực, sau đó chúng giải phóng sinh lực ấy ra xung quanh cho cây cối, sinh vật và các khoáng vật. Tinh linh hầu như không có sự lo lắng sầu muộn đau khổ như ở con người. Đôi lúc chúng cảm thấy có sự tức giận do những ảnh hưởng tiêu cực do con người gây ra, nhưng dường như chúng quên rất nhanh sau đó, giống như những em bé hờn dỗi, rất dễ mau quên.

-Tinh linh ao hồ, đầm lầy. 
Chúng chăm sóc cho khu vực cả ở dưới ao và cả những cây cối ở gần khu vực đó. Chúng là những tinh linh xinh đẹp, có vẻ mặt ngây thơ, thường vui đùa với nước, tung lên rồi lượn xuống , tung tăng bên những cành hoa, ngồi chơi bên các tảng đá xung quanh hồ. Những loài tiến hóa hơn thường có tiếp xúc với người, vài loài được con người thợ phụng và tôn kính, như thần sông, thủy thần...

No photo description available.
C. Tinh linh không khí

Tinh linh không khí là loại tinh linh sống chủ yếu ở môi trường không khí. Tinh linh không khí là loài tiến hóa cao hơn tinh linh nước và tinh linh đất. Tinh linh không khí hoạt động chủ yếu trên môi trường không khí, ít chịu lệ thuộc vào môi trường vật chất như đất, nước, nên tinh linh loại này có hoạt động linh hoạt hơn. Tinh linh không khí bao gồm tinh linh gió (phong tinh), tinh linh mây (vân tinh), tinh linh bão, tinh linh rồng.

Image may contain: sky, cloud and outdoor

-Tinh linh gió (Phong tinh)
Tinh linh loại này thường có kích thước nhỏ, khoảng 0.2m-0.6m, chúng thường vi vu cùng những cơn gió. Chúng bay lượn trong gió, tìm cách điều hướng những cơn gió nhỏ đến những nơi mà chúng muốn. Chúng điều tiết nhiệt độ trong môi trường mà chúng đảm nhiệm thông qua việc điều hướng những cơn gió, chúng điều tiết độ ổn định của các lớp không khí trong các tầng đối lưu, chúng hấp thụ sinh khí và trao truyền nó xuống phía dưới. Vì là tinh linh tiến hóa hơn nên chúng cũng giúp đỡ các loài tinh linh bên dưới mình, chỉ đạo và hướng dẫn mở rộng cuộc sống của các sinh vật bên dưới. 
Cùng với tinh linh mây và tinh linh bão, tinh linh gió góp phần trong việc tạo mưa, gió, áp thấp và bão... Vì chúng có sự hiểu biết nhất định và trải qua nhiều kiếp sống cho nên chúng được giao phó cho những công việc có tính chất ảnh hưởng mạnh hơn.

-Tinh linh mây (vân tinh). 
Vân tinh thường sống trên cao và trên những đám mây. Chúng cao khoảng 50cm, nhìn như những chiếc lông trắng phất phơ trong không khí. Rất khó để nhận diện ra tinh linh mây trên bầu trời do chúng thường lẩn vào trong mây và trông giống mây. Chúng đùa giỡn và múa lượn trên mây. Chúng nén tạo mây thành những hình thù mà chúng thích. Vân tinh thường làm nhiệm vụ chủ yếu là kết hợp các khối mây lại với nhau tạo thành một đám mây lớn, từ đó tạo mưa cho thiên nhiên, theo chỉ đạo của thiên thần. Thông thường để tạo ra một cơn mưa nhỏ cần khoảng 30 -40 tinh linh mây. Đôi khi chúng cũng đi xuống phía dưới nước và chăm sóc cho các loài ở dưới. 
Vân tinh thường cố gắng kết nối những đám mây để nó không bị gió đánh tan hay bị mặt trời làm cho bốc hơi. Vân tinh kết hợp gió, mây và hơi nước lại với nhau để tạo thời tiết tốt đẹp nhất cho vùng mà chúng ảnh hưởng. Đôi khi người ta gọi chúng là thần mưa.

-Tinh linh bão: 
Là loại tinh linh làm việc theo sự chỉ đạo của thiên thần để tạo ra những cơn áp thấp, gió mùa và bão lũ. Mỗi hiện tượng thời tiết đều được điều khiển bởi các Thiên thần có liên quan đến nó. Tất cả đều làm việc theo Thiên Ý, từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. 

Mỗi hoạt động thời tiết hoặc thiên tai đều có nguyên nhân của nó, hoặc là sự điều chỉnh lại hoạt động của Mẹ Trái Đất, hoặc điều chỉnh sự mất cân bằng các lực trong thiên nhiên, một phần thiên tai thảm hỏa xảy ra là do sự trừng phạt của thiên nhiên đối với những việc làm không đúng đắn của con người.
Ta nên biết rằng Trái Đất là một cơ thể sống, có thân thể vật lý và có linh hồn, chứ không phải vô tri vô giác như chúng ta thường nghĩ. Các sinh vật sống trên Trái Đất cũng giống như những tế bào sống trong cơ thể người. Có thể tế bào xem chúng mới là di chuyển, hoạt động, còn cơ thể là bất động, vô tri vô giác. Cũng vậy, nhiều người cũng nghĩ rằng mình là sống động, mình là di chuyển, còn Trái Đất thì đứng im, vô tri vô giác. Thật ra không phải vậy. Mẹ Trái Đất cũng đang chuyển động, cũng đang giao tiếp với thế giới xung quanh, ở trên tầm mức to lớn mà con người không hiểu được, và ở trên các cảnh giới mà con người không nhìn thấy được.

Con người có các yếu tố đất nước gió lửa thì có thể Trái Đất cũng có đất nước gió lửa, con người có hệ thống kinh mạch, huyệt đạo thì Trái Đất cũng có kinh mạch, huyệt đạo. Con người có thể xác, vía, trí, linh hồn, Trái Đất cũng có thể xác, vía, trí, linh hồn vậy. Nhưng thể xác của Trái Đất là bao gồm tất cả thể xác của toàn bộ sinh vật sống trong Trái Đất. Thể vía của Trái Đất cũng bao gồm toàn bộ thể vía của các sinh vật sống trong Trái Đất...

Vì vậy, các sinh vật, con người sống trong trái Đất cũng như tế bào của trái Đất vậy. Nếu các tế bào sống lành mạnh, giúp đỡ cơ thể Trái Đất phát triển thì Trái Đất sẽ yêu thương và chiều chuộng nó. Nếu nó gây hại cho Trái Đất, nó được xem như những vi khuẩn vi rút gây hại, vì vậy Trái Đất sẽ khởi động cơ cấu miễn dịch của mình để tiêu diệt vi rút vi khuẩn đó, thông qua thiên tai và thảm họa.
Trong việc tạo nên bão lũ, động đất để điều chỉnh sự mất cân bằng trong cơ thể, Mẹ Trái Đất có sự giúp đỡ của các Thiên thần và các tinh linh. Các tinh linh bão có nhiệm vụ trong phần việc này. Khi cơn bão đi qua, các Thiên thần và tinh linh bão sẽ cố gắng hết sức để khắc phục những thiệt hại mà bão đã gây ra.

-Những tinh linh rồng.
Đây là loài tinh linh với kích thước to lớn, từ 2.5m đến 5m. Được xếp vào tinh linh không khí vì chúng sống ở môi trường không khí rất cao, cao nhất trong số các loài tinh linh không khí. Chúng tiến hóa từ tinh linh nước, loài mà người ta hay gọi là thuồng luồng. Sau khi đến giai đoạn phát triển cao hơn chúng sẽ đi lên và hóa thành những con rồng, do đó mà người ta thường có những câu chuyện về việc thuồng luồng hóa rồng, hay cá chép hóa rồng. Mặc dù vậy ít ai nhìn thấy quá trình hóa rồng của chúng do chúng ở cõi ether, cõi mà mắt người bình thường không thể thấy được. Chúng có nhiệm vụ hấp thu năng lượng của mặt trời và dự trữ chúng ở dạng điện. Khi các tinh linh thời tiết cần sử dụng năng lượng thì có thể hấp thụ năng lượng từ những con rồng này để phục vụ cho công việc của chúng. Loài rồng này có thể là những con rồng được kể trong truyền thuyết, vì chúng có vẻ gồ ghề, to lớn, trông xấu xí và có khả năng phóng ra điện, tuy nhiên chúng không nguy hiểm nhiều như ta tưởng tượng vì chúng rất hiền lành và ít khi đi xuống mặt đất. Chúng sống cuộc đời đơn giản của mình, hòa hợp với thiên nhiên và làm việc theo mệnh lệnh của Thiên thần.

Image may contain: sky


D. Tinh linh lửa.

Là loại tinh linh sống chủ yếu trong môi trường lửa, ta có thể gọi họ là hỏa tinh. Tinh linh loại này là loài tiến hóa hơn cả, chúng cũng ở trong một môi trường đặc biệt hơn các môi trường khác, đó là lửa, liên quan đến sự sáng tạo cũng như sự hủy diệt, một môi trường thuộc chất dĩ thái, nhẹ nhàng hơn đất, nước và không khí.

Tinh linh lửa có hoạt động quan trọng trong đời sống của tinh linh cũng như môi trường thiên nhiên. Nhiệm vụ chủ yếu là hấp thụ prana từ các thiên thần, sau đó phân tán ra cho các tinh linh cấp thấp hơn hấp thụ. Bởi nguồn năng lượng prana mặt trời là to lớn và mạnh mẽ, cho nên nó được hấp thụ và phân tán qua từng cấp bậc, từ trên xuống dưới, để nguồn năng lượng là phù hợp và không quá lớn đối với từng chúng sinh. Con người cũng có thể phách được cấu tạo bởi chất ether, có khả năng hấp thụ sinh khí từ ánh nắng mặt trời, từ đất, từ chất dinh dưỡng trong thức ăn, từ không khí qua hơi thở. Nhờ có nguồn năng lượng dồi dào đó mà thân thể con người mới có thể hoạt động tốt được.

Tất cả các tinh linh đều nhờ nguồn năng lượng prana mặt trời mà hoạt động được. Và chúng cũng sống trong một bể năng lượng dồi dào và phong phú. Tinh linh chỉ có cơ thể năng lượng mà không có thân thể vật lý nặng nề, do đó tinh linh có nhiều năng lượng để hoạt động, chúng hoạt động suốt ngày, hầu như 24/24, mà không cần ăn uống gì. Tinh thần của tinh linh lúc nào cũng vui vẻ và yêu đời, vì luôn được tắm mình trong bể năng lượng dồi dào ở cõi ether.

Image may contain: sky and outdoor

Lửa là môi trường yêu thích của tinh linh lửa, vì vậy nơi đâu có lửa thì nơi đó có tinh linh lửa tụ tập và vui đùa. Các tinh linh lửa luôn có niềm yêu thích đối với ngọn lửa khi ngọn lửa bùng lên. Chúng tắm mình trong lửa, nhào lộn trong lửa và vui đùa trong lửa.

Có một vài hạng tinh linh lửa nhỏ thì ở các khu vực nhà bếp, những nơi có sự đốt cháy thường xuyên của con người. Đôi khi chúng cũng xuất hiện để giúp đỡ con người. Nhiều người tôn trọng thờ cúng chúng trong nhà bếp.

Chúng cũng xuất hiện ở trong lòng đất để duy trì sự phát triển của các vi sinh vật trong đó, cung cấp năng lượng cho các sinh vật ấy tiêu hủy vật chất bị chôn vùi trong lòng đất, để trả lại vật chất ở dạng đơn giản cho đất mẹ. Vì vậy tinh linh loại này cũng vô cùng quan trọng cho cuộc sống của con người và thiên nhiên.

Bên cạnh đó ta còn có các tinh linh lửa lớn, chúng hay hoạt động bên cạnh núi lửa và trong các dòng mắc ma. Công việc của chúng là duy trì sự hoạt động ổn định của núi lửa và các dòng mắc ma. Bên trên chúng luôn có sự quản lý chặt chẽ của thiên thần lửa, bởi núi lửa là một trong những hoạt động địa chất quan trọng của địa cầu, hoạt động của chúng có ảnh hưởng rất nhiều đến sinh mạng của các sinh vật trên địa cầu. Khi có một sự phun trào núi lửa, tinh linh lửa sẽ cố gắng thông báo chúng cho các tinh linh xung quanh được biết, sau đó các tinh linh ấy sẽ thông báo lại cho các loài sinh vật ở gần đó biết để đi lánh nạn. Cho nên có những thảm hoạ mà các loài động vật có thể biết trước được mà con người lại không biết, một phần là do sự liên kết và thông báo trước của tinh linh đối với động vật.

Tinh linh lửa loại này cũng hay xuất hiện trong những đám cháy lớn. Mỗi khi có đám cháy lớn xuất hiện là chúng tụ tập lại cả hàng trăm, hàng ngàn con để đùa giỡn và nhào lộn xung quanh ngọn lửa. Ngọn lửa làm kích thích chúng, làm cho chúng có cảm giác sung sướng và thích thú khi tắm mình trong ấy.

Các tinh linh lửa thường có vẻ mặt hung dữ và khó tính, vì vậy ít thấy các loại tinh linh khác có giao tiếp với chúng. Chúng thường hoạt động đơn lẻ và một mình. Tuy vậy chúng là loài thông minh và tiến hóa hơn hết so với các loại tinh linh khác.

***Như vậy, tôi vừa giới thiệu sơ lược về các loại tinh linh thuộc cõi ether của 4 yếu tố thiên nhiên, đó là đất, nước, không khí và lửa. Các tinh linh này có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và gần con người, vì vậy sự hiểu biết về chúng một cách đúng đắn là một vấn đề quan trọng cho sự phát triển của con người gắn liền với thiên nhiên và các cấp bậc giới thần tiên.

Sự hợp tác với tinh linh và đẳng cấp thiên thần sẽ giúp ích cho cuộc sống và phát triển bền vững của con người, nó là một mắc xích quan trọng cho việc xây dựng và phát triển xã hội mới trong tương lai, là bước tất yếu cho việc xây dựng thiên đường tại thế trong Trái Đất Mới. Hi vọng việc nghiên cứu về tinh linh và thiên thần sẽ được phát triển nhiều hơn nữa về sau.

2.TINH LINH CÕI TRUNG GIỚI

Tinh linh cõi trung giới là tinh linh có cấu tạo cơ thể bằng chất thanh khí (tương tự như chất cấu tạo nên thể vía con người) và hoạt động chủ yếu ở cõi trung giới. Có 3 dạng chủ yếu: tinh hoa chất trung giới, tinh linh thiên nhiên (thiên tinh) và tinh linh nhân tạo (hình tư tưởng).

A. Tinh hoa chất cõi trung giới

-Đây là một loài kém tiến hóa trong cõi trung giới, đang trong quá trình đi sâu vào vật chất, và tiến hóa lên thành loài kim thạch.
Loài này luôn tìm cách vật chất hóa mình, nên nó thường ở những nơi nào có sự rung động năng nề và chậm chạp. Chúng có một số lượng vô cùng lớn ở cõi trung giới, không có trí tuệ, chỉ rung động theo những rung động tư tưởng phát ra từ con người hoặc từ những chúng sinh có tư tưởng khác.

-Chúng có nhiều trong thế vía con người, nơi những người có rung động nặng nề và thiên về dục vọng, vật chất. Khi 1 người có tư tưởng dục vọng nào đó, chúng sẽ bám theo thể vía của người đó. Khi dục vọng được đáp ứng, tinh linh dục vọng này sẽ ở lại trong thể vía, và cố tìm cách khơi dậy những dục vọng đã thực hiện nơi người ấy. Rất khó để loại bỏ chúng ra ngoài, trừ khi con người có một ý chí mãnh liệt và cố gắng giữ gìn trong một thời gian dài, khi mà những tác động của chúng không còn hiệu quả, và khi con người ấy không còn tư tưởng về những dục vọng ấy nữa. Nâng cao rung động của thể vía bằng những tư tưởng thanh cao và yêu thương, dần dần chúng cũng sẽ bỏ đi.

B. Tinh linh thiên nhiên (thiên tinh)

-Là một loài tinh linh tiến hóa cao hơn các tinh linh tứ đại đất nước gió lửa.
Khi các tinh linh đất nước gió lửa đạt đến trình độ hiểu biết nào đó, chúng sẽ được các thiên thần cân nhắc để đưa chúng lên hàng thiên tinh. Chúng sẽ bỏ chất ether để hoạt động trong chất thanh khí của cõi trung giới. Chúng sẽ có cơ hội kề cận thiên thần và giúp việc cho thiên thần, để đạt đến mức độ hiểu biết có thể tiến hóa sang dòng thiên thần. Đây là một cột mốc quan trọng trong vô số kiếp sống của tinh linh. Về mức độ tiến hóa, thiên tinh có mức độ hiểu biết tương đương với một người bình thường. Còn Thiên thần cảm dục thì tiến hóa hơn con người một bậc.

Thiên tinh thường làm việc, phụ tá cho thiên thần. Chúng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật và mỹ lệ như ca hát, nhảy múa, sử dụng các nhạc cụ, hòa tấu, các hoạt động nghi lễ. Cõi trung giới không có các vật chất nặng nề như cõi trần, vì vậy các hoạt động chủ yếu ở nơi đây là thiên về văn hóa nghệ thuật và tinh thần. Một người ở cõi trần quá dính mắc vào vật chất, khi sang cõi trung giới thường thấy chán nản và khổ đau, vì không có việc gì để làm, không còn vật chất để thưởng thức như trước nữa. Họ có thể dễ dàng uốn nắn vật chất cõi trung giới theo tư tưởng của mình, tuy nhiên do mọi thứ được tạo ra quá dễ dàng nên nó không còn thích thú như cõi trần nữa. Vả lại, việc tận hưởng chúng không còn mang lại cảm giác mạnh mẽ như ở cõi trần nữa.

Các cõi cao ở bên cõi trung giới chủ yếu hoạt động về khoa học kỹ thuật, còn các cõi thấp thì hoạt động về văn hóa nghệ thuật. Các cõi thấp nhất của cõi trung giới thì gần với con người cõi trần, thường tụ tập những người còn dính mắc quá nhiều với vật chất. Thông thường những người này khá đau khổ. Những cõi cao này thường là nơi sinh hoạt và hoạt động của các thiên thần cảm dục và thiên tinh, còn những cõi thấp là nơi tập trung đông nhân loại.

-Thiên tinh cũng tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, nhất là các lĩnh vực về nông nghiệp, sinh học, khí hậu, nghiên cứu giống cây trồng, sự cấy ghép và phát triển đa dạng thực vật... Thiên tinh tham gia vào phụ trách với thiên thần để phát triển các sáng kiến mới về các lĩnh vực ấy, sau đó họ có thể chuyển những ý tưởng này xuống cõi trần để con người thực hiện. Nhiều nhà khoa học của chúng ta đã nhận được nhiều ý tưởng của thiên thần truyền xuống cho các nghiên cứu của mình. Lưu ý là trình độ hiểu biết của các thiên thần tiến hóa cao hơn con người nhiều, hơn nữa họ còn có thể tác động vào những dạng vật chất vi tế hơn cõi trần như chất ether và chất thanh khí, những chất mà con người hầu như chưa hiểu nhiều về chúng, cho nên họ có khả năng hiểu biết sâu sắc hơn con người. Có những chuyện là kỳ lạ và kỳ diệu đối với con người thì đối với họ chỉ là chuyện bình thường.

Thiên tinh còn tham gia vào việc giúp đỡ con người hình thành thể dĩ thái của con người, các vật liệu cần thiết cho thể xác trong thời kỳ đang còn trong bụng mẹ. Thiên tinh cũng chăm sóc cho những người mẹ bằng cách tuôn rải những năng lượng tốt lành lên người mẹ để cho người mẹ được nhẹ nhàng và vui vẻ. Thiên tinh cũng hay đùa giỡn cùng trẻ em, kể chuyện cho chúng nghe, tạo những hình dáng ngộ nghĩnh và đáng yêu để giúp trẻ em vui vẻ.

Rất tiếc là con người không thấy những điều tốt lành này xảy ra vì thiên tinh hoạt động ở cõi trung giới, người bình thường không thể thấy được họ, chỉ có những đứa trẻ mới sinh ra cho đến 4,5 tuổi là đôi khi có thể nhìn thấy được họ. Những đứa trẻ này thường rất quý những người bạn vô hình, và thường xem đó là các ông thần, nàng tiên. Tuy nhiên theo thời gian chúng lớn lên, chúng được dạy bảo rằng những sinh mệnh này là không có thật, đồng thời chúng cũng hòa nhập sâu vào đời sống vật chất cõi trần, cho nên chúng dần quên đi những người bạn thân yêu này.

C. Tinh linh nhân tạo (hình tư tưởng)

Bên cõi trung giới, còn có một loài tinh linh nữa đó là tinh linh nhân tạo, tức là loài tinh linh do chính con người tạo ra, hay còn gọi là hình tư tưởng. Mỗi khi con người suy tưởng một điều gì đó, một hình tư tưởng sẽ được tạo ra mang tính chất và hình dáng tương ứng với tư tưởng của người đó. Những tư tưởng xấu xa sẽ tạo ra hình tư tưởng ghê gớm, mang màu sắc đen tối, u ám. Những tư tưởng tốt đẹp sẽ mang hình ảnh xinh xắn và đáng yêu, với màu sắc đẹp đẽ và sáng trong. Khi được tạo hình chúng trở nên có ý thức và tự hoạt động được.

Ví như khi một người có tư tưởng oán ghét hiểm độc thì hình tư tưởng sẽ có màu đen như một đám mây dày mịt. Những lằn đỏ, nhọn như cây giáo ở trong đám mây đen mịt là giận dữ. Xám nâu là tánh ích kỷ, một trong những màu thường có trong thể vía. Màu hồng là yêu thương mà không có xen tính ích kỷ. Vì vậy nhiều người thường ví von một tình yêu đẹp là tình yêu toàn màu hồng. Màu hồng sáng rỡ mà có xen nửa hồng, nửa lam là lòng từ bi bác ái. Màu xanh hoa cà sáng rở, thường có những ngôi sao sáng chói là đạo đức cao thượng, và những nguyện vọng hết sức thanh cao...Một người có nhãn thông khi nhìn vào thể vía của một người nào đó thì sẽ biết được tính cách của người ấy thể hiện thông qua thể vía. Không có gì giấu được người ấy.

No photo description available.

Một tư tưởng nếu được kéo dài càng lâu, thì hình tư tưởng ấy sẽ tồn tại lâu hơn. Những tư tưởng bình thường thì hình tư tưởng sẽ mau chóng mất đi, còn những tư tưởng mạnh mẽ thì kéo dài vài tháng, vài năm, nếu nó được tăng cường bởi rất nhiều người thì nó có thể tồn tại cả ngàn năm.

Một người mẹ với tình yêu thương con tha thiết, luôn mong muốn con được bình an và khỏe mạnh, có thể tạo ra một hình tư tưởng kéo dài cả 100 năm, hình tư tưởng ấy có tác dụng như thiên thần hộ mệnh, sẽ bảo vệ người con tránh khỏi những nguy hiểm không lường trước được.

Những tư tưởng xấu xa sẽ tạo ra hình tư tưởng ghê gớm, kỳ dị, nếu chúng đủ mạnh mẽ, chúng sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh, và tác động mạnh đến những người có tính cách y như vậy, làm kích hoạt bản tính xấu xa của người đó lên.

Có những tư tưởng xấu xa của các nhà hắc thuật thời Atlantic (cách đây 10.500 năm) ngày xưa giờ đây vẫn còn tồn tại, và chúng có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng lộn xộn của thế giới hiện nay và ảnh hưởng đến những nhà huyền thuật có tính chất đen tối.

Đa phần các tinh linh nhân tạo này có liên quan đến hầu hết các tinh linh tiêu cực được kể trong dân gian, ví dụ như tinh linh quỷ, các loại quỷ ám, ông kẹ, hấp tinh quỷ, các loài tinh linh ăn thịt người, hút sinh khí con người....thông thường chúng có hình thù kỳ dị và gớm ghiếc.

3. TINH LINH CÕI HẠ THIÊN

-Tinh linh hạ thiên là tinh linh có chất liệu bằng chất thượng thanh khí (chất khí cấu tạo nên thể hạ trí) và sống ở cõi hạ thiên/cõi sắc giới. Tinh linh loại này cũng được chia làm 3 loại: tinh hoa chất hạ thiên, tinh linh tự nhiên, tinh linh nhân tạo.

A.Tinh hoa chất hạ thiên
Giống như tinh hoa chất cõi trung giới, tinh hoa chất cõi hạ thiên cũng trên đường hướng hạ của nó, tức là càng tiến sâu hơn vào con đường vật chất hóa hơn.

Ta có 3 loài tinh hoa chất chính, từ thấp đến cao là
1. Tinh hoa chất thượng thiên
2. Tinh hoa chất hạ thiên
3. Tinh hoa chất trung giới

Chúng là những sự sống sơ khai của chân thân. Sau đó chân thân sẽ tiếp tục tiến hóa lên khoáng vật, thực vật, động vật hoặc tinh linh, con người hoặc thiên thần, đại thiên thần, Chúa Phật...

Vì vậy mà tinh hoa chất hạ thiên có mức tiến hóa kém hơn so với tinh hoa chất trung giới, bởi THC trung giới ngoài tư tưởng ra chúng còn có thể đáp ứng sơ khai về các cảm xúc và dục vọng, còn các THC hạ thiên chỉ có đáp ứng về tư tưởng mà thôi.

THC hạ thiên có rất nhiều ở cõi hạ thiên, chúng đáp ứng với những tư tưởng phát ra từ con người và các sinh vật đã phát triển về thể hạ trí. Chúng tạo hình và màu sắc các tư tưởng. Chúng cũng có đầy trong thể trí của con người. Khi một tư tưởng phát ra từ chúng ta, thể hạ trí tạo nên các hình tư tưởng với những hình dạng và màu sắc khác nhau, sau đó các THC sẽ tiến đến và làm cho hình tư tưởng ấy sinh động và duy trì lâu hơn một chút.

Những THC cõi hạ thiên đáp ứng tư tưởng mau lẹ hơn THC cõi trung giới do bởi nơi đây mới thực sự là nơi hoạt động của tư tưởng. Ở cõi trung giới là tư tưởng cộng với cảm dục.

Sau một thời gian đáp ứng được với tư tưởng, THC hạ thiên sẽ tiến hóa thành THC cõi trung giới và hoạt động ở cõi trung giới.

B.Tinh linh thiên nhiên

Ở cõi hạ thiên cũng có những loài tinh linh thiên nhiên, ta gọi là thể trí của tinh linh. Sau nhiều kiếp hoạt động, tinh linh có thể trở về cõi này nghỉ ngơi một thời gian trong thể trí của mình. Sau đó tinh linh sẽ hợp nhập vào hồn khóm và chuẩn bị cho một kiếp tái sinh tương lai vào dạng vật chất ether.
Tuy nhiên đối với tinh linh, chúng chủ yếu hoạt động ở cõi ether và trung giới là chính, ở cõi hạ thiên chỉ là nơi chuyển tiếp của tinh linh, cho nên tinh linh ít linh hoạt và ít có ý thức về nơi này.

No photo description available.

C.Tinh linh nhân tạo (hình tư tưởng nhân tạo)

Đây là những loài tinh linh được tạo ra do bởi tư tưởng mạnh mẽ của con người. Khi một tư tưởng mạnh mẽ và kéo dài,nó sẽ tạo ra một tinh linh nhân tạo có sức sống và có trí tuệ sơ khai (phụ thuộc vào độ mạnh mẽ của tư tưởng và nội dung tư tưởng). Sau một thời gian tồn tại, nếu không bắt gặp thêm những tư tưởng có nội dung và tính chất tương tự, chúng sẽ dần tan rã.

Nhưng nếu bắt gặp hình tư tưởng với cùng nội dung và tính chất như thế, chúng sẽ kết hợp với nhau và tạo nên các hình tư tưởng mạnh mẽ hơn và tồn tại lâu dài hơn. Càng nhiều người có cùng tư tưởng như vậy sẽ tạo nên một hình tư tưởng mạnh mẽ, chúng sẽ ảnh hưởng đến những cõi dưới và ảnh hướng đến tất cả những người ở trong khu vực đó. Ví dụ cho các trường hợp này là hình tư tưởng nhóm, tư tưởng cộng động, tư tưởng quốc gia...

Các hình tư tưởng quốc gia rất to lớn, chúng có tác động đến toàn bộ các cá nhân trong quốc gia đó, thể hiện ra như là hồn thiêng sông núi, lòng tự tôn dân tộc, lòng yêu nước...Đa phần các cá nhân trong quốc gia ấy đều chịu ảnh hưởng của hình tư tưởng này, và nó tạo nên sự khác biệt về tính cách của dân chúng quốc gia này đối với quốc gia khác, cũng như những đặc trưng riêng biệt của các quốc gia với nhau.

Nhiều vị tiến hóa cao dùng các hình tư tưởng nhân tạo để liên lạc với nhau (thần giao cách cảm). Đầu tiên họ tạo ra một tư tưởng mạnh mẽ chứa các nội dung trong đó. Sau đó họ gửi những hình tư tưởng này đến với người kia. Khi 2 người có mối liên giao gần gũi trước đó, họ sẽ cảm nhận được tư tưởng của nhau. Người kia sau khi cảm nhận được hình tư tưởng này sẽ bắt lấy nó và giải mã nó ra dạng có thể hiểu được. Những người thầy và đệ tử thường có sợi dây liên kết với nhau nên tư tưởng được gửi và nhận dễ dàng hơn so với những người bình thường khác. Thông thường hai người không quen biết nhau phải tập với nhau nhiều lần trước đó mới có thể trao đổi tư tưởng cho nhau được. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ không cao nếu hai người có tầm mức rung động tư tưởng quá chênh lệch nhau.

4. TINH LINH CÕI THƯỢNG THIÊN

Tinh linh cõi thượng thiên là tinh linh có cấu tạo chất khí cõi thượng thiên(chất cấu tạo nên thể nhân quả) và hoạt động ở cõi này. Tinh linh cõi này cũng được chia làm 3 loại: tinh hoa chất thượng thiên, hồn khóm và tinh linh nhân tạo.

A.Tinh hoa chất thượng thiên

Cũng giống như tinh hoa chất trung giới và hạ thiên, THC thượng thiên cũng đang trong quá trình hướng hạ của mình và kém tiến hóa hơn 2 loại kia.

THC thượng thiên thường xâm nhập vào thể thượng trí của con người và làm linh hoạt thể này. Khi có 1 tư tưởng trừu tượng khởi lên, chúng được biểu hiện ra dưới dạng các hình dạng và màu sắc khác nhau. Chúng không mang các hình dáng giống như ở cõi hạ thiên mà mang các biểu tượng lạ lùng mà có thể chúng ta đã thấy đâu đó trên các cánh đồng do người ngoài hành tinh để lại (chỉ những người có tâm thức hoạt động tỉnh thức ở cõi thượng thiên mới hiểu được).

Các THC đáp ứng rất mau lẹ từ những rung động do thể thượng trí phát ra, lâu ngày thông qua sự đáp ứng đó, chúng dần trở nên hiểu biết hơn, đáp ứng nhiều tầm mức rung động hơn. Sau khi học hỏi ở cõi thượng thiên 1 thời gian, chúng đi xuống cõi hạ thiên và rung động với các tư tưởng từ cõi hạ thiên.

B.Tinh linh thiên nhiên (hồn khóm)

Có cấu tạo phức tạp hơn tinh hoa chất đó là các hồn khóm của các loài tinh linh thiên nhiên. Các tinh linh là các loài chưa có ngã thức riêng biệt, tức là chưa có linh hồn riêng biệt, hồn khóm đóng vai trò như như là linh hồn của chúng, là nơi lưu trữ kinh nghiệm qua nhiều kiếp sống của một nhóm nhiều cá thể tinh linh, và chúng chi phối đến hoạt động của nhóm tinh linh ấy.

Mỗi hồn khóm có nhiều cá thể tinh linh, nó chịu trách nhiệm chung cho sự tiến hóa của các tinh linh trong nhóm ấy. Các tinh linh trong cùng 1 hồn khóm thường sống và sinh hoạt gần nhau, vì vậy trong một vùng ta sẽ thấy có một nhóm tinh linh có quan hệ thân thiết với nhau và hoạt động cùng nhau như một gia đình.

Khi một hồn khóm tiến hóa tới mức ngã thức, thì chỉ còn 1 đến 2 tinh linh còn trong hồn khóm nữa mà thôi, sau hết kiếp ấy, tinh linh (lúc này là thiên tinh) sẽ chuyển hóa lên hàng thiên thần, Chân thần sẽ tiến đến và quản lý hồn khóm, biến hồn khóm trở thành linh hồn cho thiên thần. Đến đây đánh dấu 1 mức tiến hóa cao hơn trong đời sống tinh linh.

C.Tinh linh nhân tạo

Ở nơi này ta cũng phát hiện ra những hình tư tưởng nhân tạo, có sức sống và có khả năng nhận thức ở 1 mức độ nào đó. Chúng được sinh ra bởi tư tưởng vi tế của con người, được làm mạnh thêm và tồn tại lâu dài khi được chú tâm mạnh mẽ. Chúng cũng có tính chất tương tự như hình tư tưởng ở cõi hạ thiên, tuy nhiên lúc này hình tư tưởng không mang một hình dáng cụ thể nào cả mà thay vào đó là các biểu tượng và các màu sắc khác nhau, sự biến hóa cũng vô cùng mau lẹ và khó nắm bắt.

5. LỜI KẾT

Qua đây cũng cho thấy được rằng, các loài tinh linh có nhiều vô kể, ở tất cả các cảnh giới, tuy nhiên do chúng có cơ thể thấp nhất là chất ether nên nhiều người không thấy được sự hiện diện của chúng, thêm nữa chúng làm việc với thiên nhiên, ít có sự tiếp xúc với con người nên số người thấy và biết về chúng rất ít, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng không tồn tại và không có ảnh hưởng gì đến chúng ta.

Ngược lại, tinh linh và giới thiên thần có đóng góp vô cùng lớn đối với sự tồn tại và phát triển của thiên nhiên, cùng với đó là sự tồn tại và phát triển của con người, bởi thực chất mà nói nếu không có thiên nhiên thì cũng không có sự tồn tại của con người.

Vì vậy, nếu có sự hiểu biết đúng đắn và hợp tác chặt chẽ với giới thần tiên, chúng ta có thể tạo nên một môi trường sống lành mạnh và thịnh vương hơn, đồng thời cũng giúp cho đời sống tinh thần của con người được nâng lên đáng kể.

Một ví dụ về sự hợp tác giữa thiên thần và con người đang được thực hiện ở khu vườn Findhorn, khi mà con người và thiên thần hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc trồng rau củ quả và phát triển hệ sinh thái lành mạnh, đưa đến một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người cũng như thiên thần và tinh linh. Chắc chắn đó là một nơi lý tưởng để sống.

Trong tương lai hi vọng mô hình như vậy càng được xây dựng nhiều hơn ở nhiều nơi trên Trái Đất, để con người và nhiều thiên thần có cơ hội được tiếp xúc và hợp tác chặt chẽ với nhau hơn, để 2 bên cùng học hỏi nhau nhiều hơn, và cùng nhau tiến hóa ở mức cao hơn, cùng nhau xây dựng Trái Đất Mới, thiên đường tại thế trong kỷ nguyên mới này.

Image may contain: one or more people

Nguyện cho vạn vật được thái bình,
Mong cho Thiên Ý được thực hiện.

K.K