Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

4 bước cải thiện khả năng tiếp thu feedback

Nguồn: Học Viện G.A.P

Khi đi làm, chắc chắn có những lúc bạn phải nhận feedback từ đồng nghiệp hay sếp, nhiều người thừa nhận rằng đó là những giây phút cực kỳ không thoải mái vì họ cảm thấy không được tôn trọng, tin tưởng. Nhưng giá trị thật sự của feedback là để giúp bạn học hỏi và cải thiện bản thân, điều đó đâu có tệ. Vậy bạn đã biết cách tiếp nhận feedback một cách hiệu quả?

Học viện G.A.P xin chia sẻ 4 bước đơn giản sau đây chắc chắn giúp bạn dễ dàng cải thiện khả năng tiếp thu feedback.


1. Hãy cởi mở

Việc đầu tiên bạn phải làm khi nhận feedback hay những góp ý mang tính xây dựng là bạn bỏ đi những hành động phòng vệ, đừng cố hữu những gì bạn tin là đúng. Hít thở sâu và cái giữ một cái đầu thật rộng mở để tiếp thu những quan điểm, góc nhìn khác bạn. Quá bảo thủ sẽ khiến bạn khó lòng mà cải thiện bản thân trong công việc.



2. Lắng nghe

Hãy để người đang đưa ra feedback cho bạn hoàn thành những gì họ muốn nói. Đừng cắt lời họ. Ngắt lời một ai đó là biểu hiện của thiếu tôn trọng và cũng chứng minh rằng bạn không muốn tiếp thu những ý kiến đóng góp từ họ. Thậm chí việc đó có thể mang lại sự bất hòa cho cả hai bên. Và tất nhiên, bạn sẽ không hiểu trọn vẹn những gì người khác muốn truyền tải nếu bạn không lắng nghe.



3. Phản biện

Đừng ngại ngùng khi đưa ra ý kiến phản biện cho những feedback đó nếu bạn không đồng tình. Còn nếu chưa thật sự hiểu, hãy đặt ra những câu hỏi để có được bức tranh toàn diện hơn nhằm tránh hiểu lầm ý họ. Nên nhớ rằng, bạn không tìm kiếm một cuộc tranh cãi mà là một lời giải thích cụ thể. Thậm chí, bạn có thể đề nghị họ về gợi ý cho một giải pháp về vấn đề mà bạn gặp phải.



4. Thể hiện sự cảm kích

Đúng vậy, bạn nên tỏ ra cảm kích. Bạn không nhất thiết phải đồng tình với tất cả những lời nhận xét nhưng bạn phải để người khác cảm nhận được những góp ý của họ có giá trị. Khi một người dành thời gian để tâm đến công việc của bạn và chỉ bảo cho bạn, điều quan trọng phải nói là “Cám ơn”. Bạn nên vui thay vì bực tức khi nhận phải góp ý mang tính xây dựng, vì như thế hoàn toàn tốt hơn việc họ mặc kệ bạn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét