Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Pin và rác thải điện tử đem đi đâu?

1 viên pin dùng hết khi vứt đi có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1m3 đất trong 50 năm.
Bạn có rùng mình khi nghe thấy thông tin trên không?

Trong pin có các kim loại nặng cực kỳ độc cho cơ thể: chì, thuỷ ngân, kẽm, cadmium...

- Nhiễm độc thủy ngân tác động trực tiếp đến não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch...

- Nhiễm độc chì: chì khi vào cơ thể có xu hướng chiếm chỗ mọi kim loại khác có trong cơ thể. Ví dụ, chì sẽ chiếm chỗ của canxi trong xương, chiếm chỗ của kẽm và canxi trong các protein, chiếm chỗ của canxi trong các phản ứng truyền xung điện não, thay thế sắt trong máu...

Tóm lại, chì gây rối loạn hoặc ngưng các phản ứng sinh hoá bình thường trong cơ thể. nó gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao ở người lớn, tổn hại máu và xương, gây mất trí nhớ, giảm khả năng suy nghi, giảm chức năng của thận.

- Nhiễm độc kẽm, ng bệnh thường nôn mửa và có thể bị chảy máu dường ruột, giảm mức phản xạ tự nhiên, dẫn đến tê liệt.

- Nhiễm độc Cadmium dễ bị loãng xương, thiếu máu, suy gan thận, gây ung thư nhiều loại và dị tật thai nhi.

Nếu vứt pin (dù đã qua sử dụng) vào thùng rác, pin sẽ bị đốt hoặc chôn, cách nào cũng gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước. Một lượng nhỏ trong 1 viên pin đủ sức đánh gục cả một làng.

VẬY XỬ LÝ PIN QUA SỬ DỤNG THẾ NÀO?

Bạn hãy cất gọn vào lọ thuỷ tinh hoặc hộp gỗ như mình, đậy nắp lại, tránh tầm tay trẻ em. Khi có một lượng kha khá thì bạn có thể gửi Ship tới cho chương trình Việt Nam tái chế:

- Tại Hà Nội:

+45 Nghĩa Tân, Cầu Giấy.
+17 Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy
+01 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm
+12-14 Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Ba Đình.
+09 Thành Công, Ba Đình
+ bạn Hoàng công tác ở viện Việt Nam và khoa học phát triển, ĐH QGHN 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, HN, 01693642350

- Tại TP HCM:

+ MM Mega Market An Phú, Lot B An Khánh, An Phú, Phường An Phú, quận 2
+132 Tôn Thất Thuyết, phường 15, quận 4
+ 22 Nguyễn Văn Trỗi, phường 17, quận Phú Nhuận
+14 Phan Bội Châu, phường 2, quận Bình Thạnh
+82 Bà Huyện Thanh Quan, phường 9, quận 3
Bạn có thể vào FB của chương trình (search Việt Nam tái chế) để biết thêm chi tiết về các hoạt động tái chế.

Yêu con thì hãy để lại cho con một Trái Đất thật sự “mạnh khỏe” bạn nhé.”

Đây là một bài viết từ người bạn của mình với những thông tin hữu ích. Mong mọi người lưu ý và có thể chung tay thực hiện. Mỗi người mỗi ngày thay đổi một chút để đóng góp cho môi trường chung.

Nguồn: https://www.facebook.com/welcome2saigon/photos/a.938526646199720/2019000778152296


Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018

“Mindfulness” Mang Lợi Ích Gì Cho Cuộc Sống Của Chúng Ta?

Trong những năm gần đây, chúng ta thường hay nhắc đến khái niệm “Mindfulness” (tạm dịch: Tỉnh thức hoặc Chánh niệm) - phương pháp thiền để luyện tập khả năng ý thức tại thời điểm hiện tại, một cách không phán xét và tác động tích cực của nó đối với cuộc sống của chúng ta.

Mindfulness là gì?

Theo định nghĩa trên Wikipedia: "Mindfulness là khi một người đưa khả năng ý thức cảm giác và suy nghĩ của mình vào một sự vật, sự việc và không có bất cứ phán xét gì tại một thời điểm nhất định trong hiện tại.
Một định nghĩa khác trên PsychologyToday.com chỉ ra rằng "Mindfulness là một trạng thái hoạt động của con người khi mà họ chỉ ý thức vào thời điểm hiện tại. Khi bạn ở trạng thái này, bạn sẽ biết cách tách biệt cảm xúc và lý trí để đánh giá sự vật, sự việc một cách khách quan, không phán xét tốt xấu.
Trong phần trình bày của mình Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 2 về Đánh giá và Phát triển nhân tài, Deiric McCann_Phó Chủ tịch của Profiles International đã chia sẻ một số định nghĩa về Mindfulness:
"Mindfulness là một hệ thống về sự nhận thức tại thời điểm hiện tại, bao gồm cả sự tự nhận thức về bản thân, một cách chú tâm, khách quan và không phán xét.
"Mindfulness nghĩa là sự tập trung toàn bộ sự nhận thức của một người vào một sự vật, sự việc, con người tại nơi họ đang hiện diện vào thời điểm hiện tại và không để mọi thứ xung quanh tác động làm phân tâm, hoặc các vấn đề về khác về cảm xúc ảnh hưởng."- Andy Puddicombe
Deiric cũng chỉ ra rằng bạn thiếu “Mindfulness” là khi:
  • Bạn có xu hướng suy nghĩ, hành động theo phản xạ và thói quen
  • Bạn để quá khứ quyết định con người, hành vi của bạn hiện tại
  • Bạn để mình lỗi thời và mãi khư khư sống với quá khứ
  • Bạn cảm thấy mù mờ với hiện tại, bạn dễ mất tập trung.
Và bạn có “Mindfulness” là khi:
  • Bạn sống với hiện tại.
  • Hành vi, suy nghĩ, phản ứng của bạn liên quan và phù hợp với bối cảnh hiện tại.
  • Bạn vẫn có thể để những nguyên tắc trong quá khứ dẫn dắt, tuy nhiên bạn vẫn luôn nhanh chóng nắm bắt những thông tin đang diễn ra xung quanh trong thời điểm hiện tại.
  • Bạn không để mình bị lạc lõng với moi thứ xung quanh.
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng “Mindfulness” có một tác động tích cực đến cuộc sống cá nhân cũng như công việc của con người. Trong phần một của bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu tác dụng của “Mindfulness” đối với cuộc sống con người và tại sao chúng ta nên luyện tập Mindfulness.
  • Mindfulness tốt cho cơ thể của chúng ta: Luyện tập “Mindfulness” giúp tăng khả năng miễn dịch giúp chống lại bệnh tật.
  • Mindfulness tốt cho tinh thần: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng Mindfulness làm tăng cảm xúc, suy nghĩ tích cực và giảm những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực. Nó giúp con người bớt căng thẳng và chống trầm cảm.
  • Mindfulness tốt cho não bộ: Nghiên cứu cho thấy nó làm tăng mật độ chất xám trong những vùng não liên quan đến học tập, trí nhớ, điều chỉnh cảm xúc và sự đồng cảm.
  • Mindfulness giúp bạn tăng khả năng tập trung.
  • Mindfulness khơi dậy tình thương và lòng vị tha trong mỗi chúng ta.
  • Mindfulness giúp tăng cường mối quan hệ.
  • Mindfulness tốt cho người làm cha mẹ và sắp làm cha mẹ: Nghiên cứu cho thấy nó giúp giảm sự lo lắng, căng thẳng, trầm cảm của người mẹ trong thời kỳ mang thai. Các bậc cha mẹ luyện tập “Mindfulness” sống hạnh phúc hơn, cải thiện được kỹ năng làm cha mẹ và mối quan hệ với con cái.
  • Mindfulness có ích trong việc giảng dạy ở nhà trường: Có bằng chứng khoa học chỉ ra rằng “Mindfulness” giúp giảm các vấn đề về bạo lực học đường, tăng sự ham học và khả năng tập trung của học sinh cũng như giảm áp lực cho giáo viên.
  • Mindfulness giúp người béo phì giảm cân: Ăn uống theo phương pháp Mindfulness (hay còn gọi là ăn chậm nhai kỹ) có thể giúp người béo phì giảm cân bằng cách hình thành ở họ thói quen ăn uống lành mạnh.
Nguồn dữ liệu: greatergood.berkeley.edu và bài thuyết trình về Mindful Leadership của Deiric McCann tại "Hội nghị quốc tế lần 2 về đánh giá và phát triển nhân tài"



Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Giáo dục khai phóng

Nguồn: Think On

Giáo dục Khai phóng (GDKP) được xây dựng trên phương pháp Socratic - đặt theo tên của nhà triết học vĩ đại người Hy Lạp Socrates. Socrates sử dụng phương pháp giảng dạy độc đáo - sử dụng mô hình câu hỏi và hội thoại để thúc đẩy học trò của mình tư duy phản biện và bảo vệ quan điểm của mình.

Trong các trường học GDKP hiện đại, chương trình học được thiết kế tập trung chủ yếu vào các cuộc thảo luận và đưa feedback. Tương tự như việc Socrates thúc đẩy học trò tranh biện, nhiệm vụ của đội ngũ giảng dạy trong trường là khuyến khích sinh viên tương tác, tranh luận. Phong cách giảng dạy này là vô cùng khác biệt so với các trường công lớn dựa trên mô hình học thụ động qua bài giảng.

 
Một trong những cuộc tranh luận nóng bỏng nhất trong Giáo dục hiện nay là về mô hình GDKP. Mô hình này gần ngày càng được đem ra so sánh với mô hình STEM (Science - Technology - Engineering - Math). Sự tiến bộ của công nghệ đòi hỏi chuyên môn cao khiến nhiều người đánh giá thấp các môn học truyền thống như Triết học, Văn học. Trong thời đại toàn cầu hóa, các kĩ năng có được thông qua mô hình học STEM ngày càng trở nên thiết yếu trong thị trường việc làm.

Tuy nhiên, gần đây chúng ta lại thấy một sự trỗi dậy của mô hình Giáo dục Khai phóng tại Châu Á. Trong khi các đại học GDKP tại Mỹ có tương lai gặp khó khăn thiếu hụt số lượng sinh viên đăng kí và ngân sách, thì các nhà giáo dục, nhà quản lý ở các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore,vv lại chú trọng đến việc xây dựng môi trường học tập thúc đẩy tư duy phản biện và sức sáng tạo. “Khi Mỹ đang bắt đầu tập trung vào các chương trình đào tạo chuyên môn, thì châu Á lại dần khai thác lợi ích từ sự sáng tạo và tư duy đa chiều có được qua GDKP. Tìm cách thoát ra khỏi phương pháp giáo dục rập khuôn và chuyên môn, các quốc gia châu Á đang bắt đầu tìm thấy động lực từ mô hình GDKP” - trích Tiến sỹ Chester Goad.

Trong thập kỉ vừa qua, các chương trình đào tạo dựa trên GDKP xuất hiện ngày càng nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Có thể kể đến một số cái tên như đại học Yale - NUS (kết hợp giữa đại học Yale, Hoa Kỳ và đại học Quốc gia Singapore), Duke Kunshan University (kết hợp giữa đại học Duke, Hoa Kỳ và đại học Wuhan, Trung Quốc), SNU’s College of Liberal Studies (Trực thuộc Đại học quốc gia Seoul), vv. Và trong năm 2017, chính phủ Việt Nam cũng đã liên kết với chính phủ Hoa Kỳ xây dựng đại học GDKP đầu tiên tại Việt Nam - đại học Fulbright Việt Nam.

*****

Giáo dục Khai phóng là một hệ thống giáo dục khác biệt rất phổ biến tại Mỹ. Trong mô hình này, sinh viên theo học đa dạng các lĩnh vực (ví dụ Khoa học, Nghệ thuật, Lịch sử, Kinh tế, vv) song cùng lúc đó vẫn có được kiến thức chuyên sâu trong chuyên ngành đã chọn. Giáo dục khai phóng đem đến cho sinh viên sự tự do trong việc chọn lĩnh vực học, giáo sư, chương trình học.

Chuyên ngành thường bao gồm nhiều kỹ năng tương tác, đào tạo cho sinh viên khả năng hiểu được mối tương quan giữa các sự vật, hiện tượng, và khả năng tiếp thu. Giáo dục Khai phóng dạy sinh viên tiếp cận vấn đề từ một góc nhìn khác. Sinh viên theo học sẽ là những cá nhân có khả năng đa nhiệm và toàn diện.

💡Trải nghiệm học thuật
Trong hệ thống Giáo dục khai phóng, năm học đầu tiên là dành cho sinh viên khám phá: học kiến thức nền tảng, nắm vững các kĩ năng giao tiếp, tư duy logic, kĩ năng nghiên cứu, kĩ năng giải quyết vấn đề.

Sang năm thứ hai, sinh viên sau khi có được trải nghiệm và kiến thức nền tảng của đa dạng lĩnh vực, sẽ bắt đầu chọn chuyên ngành để theo đuổi trong những năm tiếp theo.

Lớp học nhỏ, sự tương tác cao giữa đội ngũ nhà trường và sinh viên là chuẩn mực của mô hình giáo dục này. Sĩ số mỗi lớp học thường không quá 20 sinh viên, khiến sự tương tác giữa giáo sư và sinh viên, những buổi thảo luận, làm việc nhóm trở nên hiệu quả. Sinh viên cũng có được sự hỗ trợ và hướng dẫn cần thiết từ giáo sư 1 cách dễ dàng.

Giáo sư trong trường thường chỉ tập trung vào công việc giảng dạy thay vì nghiên cứu. Hầu hết sinh viên theo học mô hình Giáo dục khai phóng nói rằng các giáo sư nhớ tên họ và dành sự quan tâm đến thành công của họ.

Giáo dục Khai phóng rèn luyện cho sinh viên bộ kĩ năng phân tích, khả năng thích nghi và linh hoạt trong thị trường toàn cầu không ngừng biến động.

Giáo dục khai phóng thúc đẩy sinh viên định hình môi trường phát triển của bản thân và đóng góp cho xã hội.

💡Trải nghiệm đời sống sinh viên
Đại học theo mô hình Giáo dục khai phóng giúp hình thành những mối quan hệ khăng khít, lâu bền. Việc học tập, hoạt động trong các nhóm nhỏ khiến mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên, sinh viên với giáo sư thường rất thân thiết, gần gũi và lâu dài. Sinh viên ghé thăm nhà giáo sư và ăn tối, làm trợ lý của khoa đều rất phổ biến.

Điều này không chỉ giúp ích cho quá trình học tập tại trường mà còn sau khi tốt nghiệp. Công việc, đối tác của bạn có thể là do giáo sư đề cử, giới thiệu.

*****

Đọc thêm: Tại sao giáo dục khai phóng và nhân văn quan trọng như kỹ thuật?

"Khi các bậc phụ huynh hỏi tôi bây giờ bọn trẻ nên theo đuổi nghề nghiệp gì và liệu hướng chúng vào các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ có phải là điều tốt nhất hay không?

Tôi nói với họ rằng tốt nhất là để chúng tự đưa ra những lựa chọn của riêng mình.

Họ không nên làm những thứ mà cha mẹ chúng ta đã làm cho chúng ta ngày xưa – đó là bảo chúng ta nên học cái gì và khiến chúng ta xem việc học là việc vặt vãnh, không quan trọng; thay vào đó, họ nên khuyến khích con cái theo đuổi sự đam mê và tình yêu trong học tập.

Để tạo ra một tương lai tuyệt vời mà công nghệ đang cho phép, chúng ta cần các nhạc sĩ và nghệ sĩ cùng làm việc với các kỹ sư của chúng ta. Không phải là cái này hay cái kia; mà chúng ta cần cả nhân văn và kỹ thuật."

Nguồn link: https://fuv.edu.vn/tai-sao-giao-duc-khai-phong-va-nhan-van-cung-quan-trong-nhu-ky-thuat/

Đọc thêm: Tại sao quốc gia đang phát triển không nên bỏ qua giáo dục khai phóng

"Văn minh phương Tây là cái nôi lâu đời của truyền thống giáo dục khai phóng, được định nghĩa là giáo dục nhấn mạnh vào sự phát triển toàn diện của một cá nhân ngoài việc đào tạo ngành nghề nghiệp (một cách hẹp hơn). Sự khởi đầu của triết lý này có thể được bắt nguồn từ bộ ba – trivium – các khoá học cơ bản của trường đại thời trung đại (gồm ngữ pháp, hùng biện, và tư duy logic) và bộ tứ – quadrivium (số học, hình học, thiên văn học và âm nhạc). Truyền thống đó vẫn tiếp tục, và ngày nay giáo dục khai phóng là một phân khúc quan trọng của giáo dục đại học ở tất cả các nước phát triển. Vai trò của giáo dục khai phóng trong việc nuôi dưỡng các nhà lãnh đạo và những công dân hiểu biết được công nhận trong cả lĩnh vực công và tư nhân.

...Một người được coi là ảnh hưởng của giáo dục khai phóng là người:

• có thể tư duy phản biện rõ ràng, hiệu quả, và có thể giao tiếp với độ chính xác, hợp lý và thuyết phục;

• có một cách đánh giá sâu sắc về phương cách tìm kiếm tri ​​thức và sự hiểu biết về vũ trụ, xã hội và chính con người chúng ta;

• có kiến ​​thức rộng về các nền văn hóa khác nhau ở các thời điểm khác nhau, và có thể đưa ra các quyết định dựa trên sự tham khảo rộng hơn về thế giới và lực lượng trong lịch sử hình thành nên thế giới;

• có một số hiểu biết và kinh nghiệm về tư duy có hệ thống về đạo đức vềcác vấn đề liên quan đến đạo đức và phẩm chất

• đã đạt được chiều sâu trong một số lĩnh vực tri thức.

Bằng cách dạy học sinh tư duy như thế nào thay vì tư duy về cái gì, và cách học như thế nào hơn là học cái gì, giáo dục khai phóng tạo ra những sinh viên tốt nghiệp có khả năng thích ứng tốt hơn và đáp ứng nhu cầu của một môi trường kinh tế và xã hội thay đổi nhanh. Nhưng trong sự vội vàng để đáp ứng với một thế giới thay đổi nhanh chóng, rất dễ dàng để bỏ qua các mục tiêu dài hạn. Quan điểm cho rằng các kỹ sư chỉ nên học các khía cạnh kỹ thuật trong ngành của họ, ví dụ, bỏ qua tác động xã hội và môi trường trong công việc. Kỹ năng thiết kế và bảo trì đường bộ là điều cần thiết cho tất cả các quốc gia, nhưng nếu các nhà lập kế hoạch và các nhà hoạch định chính sách không nhận ra và xem xét các quan điểm của người dân địa phương, các tác động tiêu cực đến xã hội thì dự án có thể vượt quá tầm kiểm soát và cuối cùng có thể đe dọa đến lợi ích kinh tế. Một ví dụ khác, thực phẩm biến đổi gen (GM) đang tạo ra một nhu cầu rất lớn và ngày càng cấp thiết một cơ quan chuyên môn kỹ thuật mới ở các nước đang phát triển. Tính chuyên nghiệp là cần thiết nếu các quốc gia này tận dụng lợi ích của các loại thực phẩm đó (ví dụ, dinh dưỡng, sức khỏe, chi phí), trong khi tìm cách giảm thiểu rủi ro (ví dụ, các loài xâm hạimới, bệnh thực vật, động vật và người mới không có được biết đến chữa bệnh, và phụ thuộc nông nghiệp lớn hơn trên các nhà cung cấp hạt giống phát triển trong nước). Thực phẩm biến đổi gen cũng gây ra nhiều vấn đề phức tạp vượt ra ngoài tầm kiểm soát của khoa học, bao gồm các vấn đề liên quan đến đạo đức, quy định công cộng, thực hành kinh doanh, đời sống cộng đồng, toàn cầu hoá và quản trị thế giới. Thật khó để tưởng tượng các nước giải quyết những vấn đề này và các vấn đề tương tự một cách hiệu quả mà không có sự lãnh đạo, hoặc ít nhất là sự trợ giúp từ các cá nhân hưởng nền giáo dục khai phóng mạnh mẽ.

Nhiều lợi ích của giáo dục khai phóng là hữu hình dưới hình thức thu nhập cao hơn và tích luỹ chủ yếu cho những cá nhân nhận giáo dục. Nhưng cũng có những lợi ích vô hình, nhiều trong số đó được hưởng bởi các thành viên khác của xã hội. Mặc dù rất khó để đưa ra bằng chứng thuyết phục, chúng ta có thể nghĩ về sáu kênh chính thông qua đó xã hội mong được hưởng lợi từ các chương trình giáo dục khai phóng. Đương nhiên, khả năng ứng dụng và tầm quan trọng sẽ khác nhau giữa các quốc gia. Tất cả các hình thức giáo dục đại học tạo ra lợi ích quốc gia nhưng giáo dục khai phóng tạo ra một bộ lợi ích cụ thể thông qua các kênh được mô tả dưới đây.

Kênh đầu tiên là kinh tế. Chúng tôi nghĩ rằng các lãnh đạo doanh nghiệp có nhiều khả năng đổi mới hơn nhờ các nghiên cứu thường từ giáo dục khai phóng. Đối với các nền kinh tế đang phát triển, sự đổi mới này có thể có nghĩa là chuyển sang các lĩnh vực mới, hiệu quả hơn và thích ứng với các công nghệ phát triển ở nơi khác để tạo việc làm mới và giảm nghèo ở nhà. Giáo dục khai phóng, khuyến khích mọi người đặt câu hỏi và thách thức tư duy và thực hành thông thường, có thể là một chất xúc tác quan trọng giúp tăng tính thông thoáng của nền kinh tế. Ngoài ra, theo quan sát của Thomas Jefferson, giáo dục khai phóng có thể nâng cao giá trị xã hội về khía cạnh công trạng, trái ngược với địa vị xã hội hay sự giàu có từ sinh thời. Ở nhiều nước đang phát triển, sự lạm dụng quyền hành làm cản trở phát triển kinh tế.

Kênh thứ hai, giáo dục ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách. Không có công thức tiêu chuẩn nào để đạt được mục tiêu phát triển, nhưng từ phần lớn bằng chứng chúng tôi cho rằng quản trị tốt, quản lý kinh tế vĩ mô tốt, quan tâm đến giáo dục và sức khỏe, và hội nhập vào nền kinh tế thế giới là những động thái hữu ích. Tất cả các công cụ phát triển này (một số trong đó – như y tế và giáo dục – là mục tiêu của bản thân) đòi hỏi cả kiến ​​thức chung và chuyên môn cũng như kỹ năng.

Ảnh hưởng của giáo dục khai phóng trong việc tham gia hoạt động chính trị cũng là một nguồn lợi cho cộng đồng. Người lãnh đạo mạnh giúp đất nước đi lên, nhưng một người dân tri thức và tích cực có thể giúp cân bằng cán cân quyền lực quốc gia. Dân chủ đại diện, đóng góp tích cực vào việc duy trì nền kinh tế và ổn định xã hội lâu dài ở phương Tây, phụ thuộc mật thiết vào đại đa số công dân hiểu biết và có khả năng thích ứng và làm việc với những ý tưởng phức tạp. Bằng việc lan tỏa tri ​​thức và gia tăng tranh luận, mở rộng giáo dục khai phóng không chỉ ở các nhóm ưu tú mà sẽ giúp công dân tham gia nhiều hơn.

Kênh thứ tư là ảnh hưởng đến gắn kết xã hội. Bằng cách đưa ra loạt các quan điểm khác nhau và khuyến khích các sinh viên kết nối giữa các ngành và nền văn hóa khác nhau, chúng tôi hy vọng rằng giáo dục khai phóng thúc đẩy lòng vị tha và hiểu biết lẫn nhau. Giáo dục khai phóng cũng giúp nuôi dưỡng ý thức cộng đồng và cùng nhau làm việc hướng tới mục tiêu. Và, bằng cách mở rộng và làm sâu sắc thêm kiến ​​thức về lịch sử, nghệ thuật và khoa học, nuôi dưỡng niềm tự hào về văn hóa và sự tôn trọng với người khác. Do đó, giáo dục khai phóng có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần cộng đồng, mà các nước đang phát triển và phát triển hướng tới nếu xã hội của họ phải làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề và nắm bắt cơ hội.

GIảm chảy máu chất xám là điểm thứ năm giáo dục khai phóng có thể mang cho xã hội. Người có cơ hội nhận được một nền giáo dục được thiết kế tốt, có các cơ sở giáo dục nước ngoài ngay tại nước sở tại có nhiều khả năng theo đuổi việc học và tránh chi phí đi ra nướic ngoài. Điều này có thể mang lại những lợi ích cho phụ nữ, khi gia đình của họ có thể miễn cưỡng để họ học ở nước ngoài. Tương tự như vậy, những sinh viên học tập ở các nước khác có nhiều cơ hội trở về nhà hơn, bởi biết rằng ở đó họ cũng tìm thấy một môi trường nhiều cảm hứng. Một ích lợi đến từ thực tế nữa là, nền giáo dục khai phóng thúc đẩy văn hóa học tập suốt đời, thúc đẩy sự phát triển của một nền văn hóa trí tuệ sôi động và khuyến khích các chuyên gia được đào tạo ở các quốc gia khác về làm việc tại quê hương, vì lợi nước mà làm.

Kênh cuối cùng liên quan đến toàn cầu hóa. Chúng tôi tin rằng giáo dục khai phóng thúc đẩy sự gắn kết không chỉ bên trong, mà còn giữa các cộng đồng, dân tộc. Nghiên cứu các tôn giáo của thế giới, ví dụ, có thể giúp học sinh thấy sự liên kết lẫn nhau đồng thời hiểu biết và đánh giá cao sự khác biệt. Văn học, lịch sử và ngôn ngữ đã làm sáng tỏ cách suy nghĩ trong quá khứ và hiện tại của một quốc gia. Trong một thế giới ngày càng hội nhập, sự đồng cảm với các nền văn hóa khác có thể khuyến khích cả hai có mối quan hệ hòa bình, tương tác kinh doanh và văn hóa hiệu quả.

Toàn cầu hóa cũng đang thay đổi khí hậu kinh tế thế giới. Giao thương giữa các quốc gia cho phép nhiều nền kinh tế di chuyển đến các khu vực mới. Phát triển kinh tế thành công thường đi kèm với việc chuyển đổi chuỗi giá trị công nghiệp. Do đó, đào tạo trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể nhanh chóng trở nên lỗi thời, và khi sự nghiệp của mỗi cá nhân trở nên đa dạng hơn, thì sự linh hoạt, cũng như khả năng nhanh chóng học các kỹ năng mới, là bắt buộc. Công nghệ càng phát triển nhanh chóng thì những yêu cầu này càng được chú trọng, vì các máy móc của tương lai sẽ ít giống với các máy móc trong quá khứ. Kiến thức đã trở thành một lợi thế cạnh tranh cốt lõi cho cả cá nhân và nền kinh tế, và các kỹ năng chung được nuôi dưỡng bởi nền giáo dục khai phóng dường như sẵn sàng để hướng tới phát triển về giá trị hơn là chỉ các kĩ năng chuyên môn.

Những cách làm việc mới đang đi cùng xu hướng hướng tới hội nhập toàn cầu. Như Michael Gibbons (1998) đã lập luận, sự gia tăng số lượng tri thức có nghĩa là, “dù kể bạn đang ở đâu, hơn 99% kiến thức cần thiết nằm ở nơi khác.” Vì vậy, các kết nối mới phải được phát triển, xuyên suốt các ngành và các nền văn hóa khác nhau. Mạng lưới chuyên gia, “nổi phồng như mật mía trên lò” như việc nguồn lực trí tuệ từ “khu vực này đến khu vực khác, vấn đề này cho vấn đề khác, nhóm lại thành nhóm”, có khả năng đẩy các nền kinh tế tiến lên. Tư duy cũng như cách làm này là điểm chìa khóa cho một nền giáo dục khai phóng tốt, khuyến khích sinh viên kết nối các ngành học và rút ra ý tưởng của người khác, đồng thời làm việc cùng nhau để thúc đẩy học tập và giải quyết các vấn đề.

Phát triển một nền giáo dục khai phóng
Những người thiết kế chương trình giáo dục khai phóng tại các nước đang phát triển đang gặp phải một số câu hỏi quan trọng. 

Câu hỏi đầu tiên là dạy gì. Giáo dục khai phóng ở phương Tây theo thời gian đã phát triển một thực đơn rộng rãi, trong đó có cả lịch sử, chính trị, văn học, ngôn ngữ, khoa học, vật lý và sinh học. Các nước đang phát triển có cơ hội học hỏi từ kinh nghiệm của phương Tây, nhưng họ cũng cần tính đến khía cạnh kinh tế, xã hội và chính trị của nước mình.

Nội dung của chương trình giáo dục khai phóng sẽ thay đổi một cách tự nhiên giữa các quốc gia. Mỗi quốc gia sẽ cần phải học các bài học ở nơi khác và áp dụng sáng tạo phù hợp với nhu cầu riêng của quốc gia mình. Ví dụ, ở khi Nam Phi, nơi tiếng Anh được nói rộng rãi, nên có thể không cần các khóa học ngôn ngữ giống như Hàn Quốc, thay vào đó có thể tập trung đặc biệt vào nhu cầu của đất nước để xây dựng các thể chế mạnh mẽ. Theo đó, các chủ đề như luật, triết học, kinh tế và chính trị có thể quan trọng hơn. Thiết kế một chương trình giáo dục khai phóng cung cấp cơ hội để đặt câu hỏi cơ bản về những gì quan trọng đối với một xã hội cụ thể. Nó mang lại cơ hội để tập trung vào lịch sử, văn hóa và giá trị của đất nước. Điều này sẽ giúp tiếp thêm sinh lực cho toàn bộ hệ thống giáo dục đại học – và, theo thời gian, có thể thay đổi cách xã hội nghĩ về bản thân nó.

Sau khi đã xác định việc dạy gì, người dạy tiếp theo cần quyết định về phương pháp dạy. Mô hình người học thụ động kiểu thuộc lòng là đặc trưng cho rất nhiều thể chế giáo dục đại học tại các quốc gia đang phát triển, khiến vấn đề này trở nên đặc biệt quan trọng. Phương pháp mới yêu cầu sinh viên cần chủ động, thích ứng hơn trong hợp tác thực hiện những công việc mà một xã hội tri thức yêu cầu. Một hệ thông giáo dục khai phóng phát triển có thể mang lại cho những cử nhân khởi đầu trong việc phát triển những kĩ năng cần thiết trong làm việc nhóm để giải quyết vấn đề và tìm kiếm giải pháp.

Câu hỏi thứ ba mà các nhà thiết kế chương trình giảng dạy đối mặt là làm thế nào để làm cho sinh viên nhận thức được giá trị của giáo dục khai phóng. Hiện nay, như chúng ta đã thấy, đào tạo chuyên ngành thường có sức hút mạnh mẽ hơn các môn học tổng quát. Việc cộng tác với các nhà tuyển dụng trong việc thúc đẩy giáo dục khai phóng là rất quan trọng. Ví dụ, Đại học Quốc gia Singapore đã đưa ra một chương trình giáo dục khai phóng mới cho một số sinh viên đại học, với mục tiêu đầy tham vọng rằng những sinh viên này có thể sánh ngang với các trường đại học có nền tảng lâu đời hơn thành lập ở các nước phát triển (www.nus.edu.sg ). Nỗ lực này có sự hỗ trợ của các công ty địa phương, những tuyên bố về giá trị của khóa học có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phụ huynh và học sinh (Task Force, 90). Sự có mặt của một chương trình giáo dục khai phóng là không thể cản làn sóng đào tạo nghề/chuyên môn. Do đó, những nỗ lực hòa hợp là cần thiết để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục khai phóng đối với cả cá nhân và xã hội.

Tiếp cận giáo dục là vấn đề chính cuối cùng. Do tỷ lệ sinh viên và giáo viên thường thấp, giáo dục khai phóng có xu hướng đắt hơn so với đào tạo chuyên môn, và do đó không phải tất cả học sinh ở các nước nghèo hơn đều có thể được cung cấp một khóa học giáo dục khai phóng. Những trường đại học với truyền thống xây dựng lâu đời trong lĩnh vực giáo dục sẽ có thể cung cấp các chương trình chuyên sâu hơn, nhưng để giáo dục khai phóng đóng góp đầy đủ hơn cho xã hội, việc mở rộng quy mô vượt ra ngoài các nhóm ưu tú là cần thiết. Đại học tư nhân Aga Khan của Pakistan (AKU) sử dụng một số khoản tài trợ để cấp học bổng để mở rộng khóa học nghệ thuật và khoa học tự do còn non trẻ của mình vượt ra ngoài các nhóm giàu có.

Mặc dù khó để khái quát hóa về chủ đề này bởi các hệ thống giáo dục chuyên nghiệp rất đa dạng, việc thiết lập giáo dục phổ thông như một thành phần của các khóa học kỹ thuật và chuyên nghiệp là một phương pháp đầy hứa hẹn để mở rộng tiếp cận giáo dục khai phóng. Điều này sẽ giúp mở rộng việc học của các chuyên gia và cung cấp cho họ một nền tảng tốt hơn để đối phó với những điều kiện kinh tế – xã hội thay đổi. Thúc đẩy giáo dục khai phóng trong các khóa học chuyên nghiệp cũng sẽ giúp các sinh viên đó kết nối các mục tiêu xã hội rộng hơn tương tác với bản thân họ, với nhiều người khác ở các quốc gia của họ. Học sinh có thể được giáo dục nghệ thuật khai phóng trong một năm trước khi chuyển sang khóa học chuyên ngành của họ; hoặc, cả hai có thể chạy đồng thời. Theo mục tiêu này, Trường AKU (www.aku.edu) khẳng định rằng, sinh viên tốt nghiệp từ trường y khoa của mình có thể “có khả năng lãnh đạo trong các vấn đề liên quan đến xã hội”.


Nguồn link: https://cvdvn.net/2018/06/26/tai-sao-nuoc-dang-phat-trien-khong-nen-bo-qua-giao-duc-khai-phong/





Nghịch lý cuộc đời


Kĩ năng này—khả năng từ bỏ kiểm soát khi ta muốn nó nhất—là một trong những kĩ năng quan trọng nhất một người có thể phát triển. Nó quan trọng không chỉ cho SEAL, mà còn cho cả cuộc sống.

Hầu hết người ta cho rằng quan hệ giữa nỗ lực và thành quả đơn thuần là một-một. Chúng ta hay nghĩ rằng làm việc nhiều gấp đôi đồng nghĩa với kết quả lớn gấp đôi.

Rằng quan tâm người kia gấp đôi sẽ khiến mỗi người cảm thấy được yêu thương gấp đôi. Rằng hét lên quan điểm của bạn to gấp đôi thì bạn sẽ đúng gấp đôi.

...Hầu hết hoạt động trong cuộc sống không đi theo đường thẳng nỗ lực/thành quả tuyến tính vì chúng không đơn giản hay máy móc. Hầu hết hoạt động đều phức tạp, đòi hỏi cố gắng từ tinh thần và/hoặc cảm xúc, và yêu cầu sự thích nghi. Vì thế, hầu hết hoạt động đều tạo ra một đường cong hiệu suất giảm dần:

Đường cong nghịch đảo là đường cong lạ kì của “Vùng Chạng Vạng”, khi nỗ lực và thành quả tỉ lệ nghịch với nhau—nghĩa là, bạn càng đặt nhiều nỗ lực vào việc gì, bạn càng thất bại trong việc đó.

Drown-proofing tuân theo một đường cong nghịch đảo. Bạn càng cố gắng ngoi lên mặt nước, bạn càng thất bại. Tương tự, bạn càng khao khát để thở, bạn càng dễ sặc vài ngụm nước hồ hòa nước tiểu.

Đúng, chỉ một vài điều trong cuộc sống tuân theo đường cong nghịch đảo. Nhưng một vài điều ấy lại cực kì quan trọng. Thực ra, tôi cho rằng những trải nghiệm và mục tiêu quan trọng nhất của cuộc đời đều tuân theo đường cong nghịch đảo.

Nỗ lực và thành quả tỉ lệ thuận với nhau khi hành động đơn giản và máy móc. Nỗ lực và thành quả có quan hệ hiệu suất giảm dần khi hành động phức tạp và nhiều chiều hơn.

Nhưng khi hành động hoàn toàn thuộc về tâm lý—trải nghiệm chỉ tồn tại bên trong ý thức của chúng ta—quan hệ giữa nỗ lực và thành quả trở thành nghịch đảo.

Mưu cầu hạnh phúc sẽ kéo bạn ra xa khỏi nó. Nỗ lực để kiểm soát cảm xúc tốt hơn chỉ khiến bạn mất kiểm soát. Khát khao cho sự tự do to lớn hơn thường khiến ta cảm thấy bị mắc bẫy. Nhu cầu được yêu thương và chấp nhận ngăn cản chúng ta yêu thương và chấp nhận chính bản thân mình.

Aldous Huxley từng viết,

    “Chúng ta càng cố gắng làm điều gì với ý chí có ý thức của mình bao nhiêu, thì chúng ta càng khó thành công bấy nhiêu. Thành thạo và thành quả chỉ đến với những người đã học được nghệ thuật đầy nghịch lý của việc làm và không làm, hay hoà hợp được nghỉ ngơi và hành động.”


Những phần cốt lõi nhất trong tâm trí con người đều đầy nghịch lý. Đó là bởi khi ta cố gắng tạo ra một trạng thái tâm thức nào đó một cách có ý thức, sự mong muốn trạng thái tâm thức ấy lại tạo nên một trạng thái tâm thức khác biệt và thường đối lập với cái mà chúng ta muốn tạo.

Đây chính là “Luật Trái ngược” tôi đã giải thích trong Chương 1 của Nghệ Thuật Tinh Tế của Việc Đếch Quan Tâm: mong muốn một trải nghiệm tích cực bản thân nó đã là một trải nghiệm tiêu cực; chấp nhận một trải nghiệm tiêu cực là một trải nghiệm tích cực.

Song điều này áp dụng với hầu hết—nếu không muốn nói là tất cả—các khía cạnh của sức khoẻ tinh thần và các mối quan hệ:

1. Kiểm soát—Ta càng cố gắng kiểm soát những thôi thúc và cảm xúc của chính mình bao nhiêu, ta càng thấy bất lực bấy nhiêu. Đời sống cảm xúc của chúng ta là bất kham và thường không thể kiểm soát, và mong muốn kiểm soát nó sẽ chỉ khiến nó tệ đi. Ngược lại, chúng ta càng chấp nhận những cảm xúc và thôi thúc, chúng ta càng biết cách định hướng và xử lý chúng.

2. Tự do—Mong muốn triền miên có nhiều tự do hơn trớ trêu thay giới hạn chúng ta theo nhiều cách. Tương tự, ta chỉ thực sự tự do khi ta giới hạn chính mình—bằng việc chọn và tuân theo một vài điều trong cuộc sống.

3. Hạnh phúc
—Cố gắng hạnh phúc chỉ khiến ta thêm bất hạnh. Chấp nhận sự bất hạnh lại khiến ta hạnh phúc.

4. An toàn—Cố gắng khiến mình cảm thấy an toàn hơn tạo ra nhiều cảm giác bất an hơn. Ngược lại, trở nên thoải mái với sự bất định lại cho phép ta cảm thấy an toàn.

5. Tình yêu—Chúng ta càng cố gắng khiến người khác yêu và chấp nhận ta, thì càng ít cơ hội họ làm như vậy, và quan trọng nhất, càng ít cơ hội ta yêu và chấp nhận chính mình.

6. Tôn trọng—Chúng ta càng đòi hỏi sự tôn trọng, thì người khác càng ít tôn trọng ta. Chính ta khi tôn trọng người khác nhiều hơn, họ sẽ tôn trọng ta nhiều hơn.

7. Niềm tin—Ta càng cố gắng khiến mọi người tin mình thì họ càng ít tin ta hơn. Khi ta tin người khác nhiều hơn, họ cũng tin ta nhiều hơn.

8. Tự tin—Càng cố gắng cảm thấy tự tin bao nhiêu, thì càng cảm thấy bất an và lo lắng bấy nhiêu. Khi chúng ta biết cách chấp nhận lỗi lầm của mình hơn, chúng ta sẽ thoải mái hơn khi là chính mình.

9. Thay đổi—Càng mong muốn thay đổi bản thân chúng ta càng thấy mình chưa thay đổi đủ. Trong khi đó, càng chấp nhận bản thân mình thì chúng ta càng phát triển và trưởng thành, vì chúng ta sẽ rất bận rộn với những điều thú vị và mới mẻ đến mức chẳng nhận ra điều đó nữa.

10. Ý nghĩa—Chúng ta càng theo đuổi một mục đích hay ý nghĩa sống sâu sắc hơn, thì chúng ta càng trở nên tự ám và nông cạn hơn. Chúng ta càng thêm vào ý nghĩa cho cuộc sống của những người khác, chúng ta sẽ càng cảm thấy những ảnh hưởng sâu sắc hơn.

Những trải nghiệm tâm lý, nội tâm này tuân theo đường cong nghịch đảo vì chúng vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của một thứ duy nhất: tâm trí của chúng ta. Khi bạn khát khao hạnh phúc, tâm trí của bạn cùng lúc ấy chính là thứ đang khao khát và trở thành mục tiêu của chính những khao khát trong nó.

Khi nói tới những mục tiêu cao cả, trừu tượng, hiện sinh này, tâm trí của chúng ta giống như một chú chó mà sau một đời đuổi bắt thành công nhiều sinh vật bé nhỏ, quay đầu lại và áp dụng chiến thuật tương tự với cái đuôi của chính mình. Với con chó, điều này có vẻ logic. Dù sao thì rượt đuổi cũng đã giúp nó tóm được mọi thứ khác trong đời mình. Thế thì cái đuôi cũng đâu có gì khác?

Nhưng một con chó không bao giờ bắt được đuôi của chính nó. Càng đuổi, đuôi nó càng chạy đi. Đó là bởi chú chó không có một góc nhìn để nhận ra rằng nó và đuôi nó chính xác là một.

Việc bây giờ là hãy nhìn thẳng vào tâm trí bạn—một thứ tuyệt vời đã học được cách đuổi bắt nhiều sinh vật suốt đời nó—và bảo nó đừng đuổi bắt đuôi mình nữa. Bảo nó đừng đuổi theo ý nghĩa và tự do và hạnh phúc nữa vì chúng chỉ khiến nó rời xa hơn thôi. Bảo nó rằng nó sẽ đạt được điều nó muốn khi biết từ bỏ ham muốn. Chỉ cho nó rằng cách duy nhất để trồi lên mặt nước là để cho bản thân mình chìm xuống.

Và chúng ta làm điều này bằng cách nào? Bằng cách buông bỏ, từ bỏ, đầu hàng, quy phục. Không phải vì yếu đuối, mà vì sự tôn trọng với một sự thật rằng thế giới vượt quá đôi tay của chúng ta. Nhận ra rằng chúng ta thật mỏng manh và hữu hạn và chỉ là những hạt bụi tạm thời trong dòng thời gian vô tận. Bạn làm được điều đó khi biết buông bỏ kiểm soát, không phải vì bạn thấy bất lực, mà vì bạn thực sự mạnh mẽ. Vì bạn quyết định buông bỏ những điều vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bạn. Bạn quyết định chấp nhận rằng đôi khi, người ta không thích bạn, đôi khi bạn sẽ thất bại, và thường là bạn đếch biết mình đang làm gì.

Bạn dựa lưng vào nỗi sợ và sự bất định, và ngay khi bạn nghĩ rằng mình sắp chết chìm, khoảnh khắc bạn chạm đến đáy bể, nó sẽ phóng bạn trở lại sự cứu vớt của cuộc đời.



Buông bỏ

Tác giả: Nguyễn Duy Nhiên - Trích "Trên Núi Chớ Tìm Non" 

..."Cái đẹp của bốn mùa, trời đất có khả năng nuôi dưỡng và an tĩnh ta rất nhiều. Chẳng trách sao mà ngày xưa có những vị dám từ bỏ danh lợi, đi tìm một thảo am trong rừng núi, và chỉ cần “thu ăn măng trúc, đông ăn giá; xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” mà vẫn thấy là hạnh phúc và đầy đủ.


Thật ra chúng ta cũng không cần phải đi đến một nơi nào xa xôi mới có được sự tĩnh lặng, mà là tiếp xúc lại với những gì có mặt chung quanh mình, cho sâu sắc hơn. Tôi nhớ trong kinh có dạy rằng nếu ta biết lánh xa, cách ly những gì mang lại cho mình muộn phiền, mệt nhọc, thì dầu ở nơi nào, ta cũng sẽ có được sự an vui.
    Nhưng thế nào là biết lánh xa, đó có phải là một sự trốn chạy, bỏ nơi này mà tìm nơi khác? Ông Trang Tử có kể câu truyện về một người chạy trốn bóng mình "Một người sợ cái bóng của mình, ghét những vết chân của mình bèn chạy trốn; nhưng càng bước nhiều thì vết chân càng nhiều, càng chạy mau thì cái bóng càng theo bén gót; thấy như vậy vẫn còn chậm, nên anh ta lại càng ráng chạy mau hơn nữa, không ngừng, tới nỗi kiệt lực mà chết. Người đó thật dại khờ, không biết rằng chỉ cần dừng lại, đứng vào chỗ bóng mát sẽ không còn thấy bóng mình nữa; và nếu chỉ cần ngồi yên xuống sẽ không còn thêm vết chân của mình nữa."
    Như vậy thì lánh xa cũng đâu có nghĩa là ta phải trốn chạy hoàn cảnh hay cuộc đời, mà có nghĩa là ta ý thức rõ được gốc rễ của vấn đề. Thấy được nó rồi thì ta chỉ cần buông bỏ thôi, nếu không thì có nhọc công trốn chạy đến nơi nào, ta cũng sẽ mang vác nó theo. Thật ra ta chỉ cần ngồi xuống một nơi có bóng mát mà thôi, vì tất cả chỉ vận hành theo luật tự nhiên của nó.
    Ngày nay chúng ta rất bận rộn, lăng xăng tìm kiếm, nhưng vẫn sẽ không bao giờ tìm thấy. Sẽ không bao giờ ta cảm thấy hài lòng. Ông Eric Hoffer, một triết gia của thế kỷ 20, viết,  "Ta sẽ không bao giờ có đủ những gì mình không thật sự cần có, để mang lại cho ta hạnh phúc"  You can never get enough of what you don't really need to make you happy. Và vì vậy, nếu như những gì ta đang có vẫn chưa là đủ thì suốt đời chúng ta sẽ cứ bận rộn đi tìm kiếm mãi. Và vì sợ cái bóng của khổ đau mà ta tìm cách để tránh né, mà càng trốn lánh ta lại càng không xa lìa được nó... Gánh cực mà đổ lên non, cong lưng mà chạy cực còn đuổi theo. Nếu như ta biết rằng “chỉ cần dừng lại vào chỗ bóng mát sẽ không còn thấy bóng mình nữa; và nếu chỉ cần ngồi yên xuống sẽ không còn thêm vết chân của mình nữa."

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

Hai thế giới


Quan sát và quan sát bản thân là hai việc hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, cả hai đều đòi hỏi sự tập trung. Khi quan sát, sự tập trung được hướng ra bên ngoài, hướng tới thế giới bên ngoài, qua cửa sổ của các giác quan.

Trong việc quan sát chính mình, sự chú ý được hướng vào trong, vì thế cho nên các giác quan bên ngoài không có lợi ích gì cả; riêng việc này thôi cũng đã đủ để cho việc tập quan sát các quá trình tâm lý bên trong trở nên khó khăn với người mới bắt đầu.

Về mặt thực hành, điểm khởi đầu của khoa học chính thống là những gì quan sát được. [the observable]. Điểm khởi đầu của việc rèn luyện bản thân chính là việc tự quan sát, là những gì có thể tự quan sát được [the auto-observable].

Rõ ràng rằng hai điểm khởi đầu ở trên đưa chúng ta đến hai hướng hoàn toàn khác nhau.

Một người có thể sống cả đời đắm mình giữa những giáo lý bảo thủ của khoa học chính thức, nghiên cứu các hiện tượng bên ngoài, quan sát các tế bào, nguyên tử, phân tử, mặt trời, những vì sao, sao chổi, v.v., mà không hề trải nghiệm bất cứ một sự thay đổi triệt để nào trong chính bản thân mình.

Loại kiến thức có khả năng thay đổi một người từ bên trong không bao giờ có thể đạt được qua sự quan sát bên ngoài.

Kiến thức chân thật, loại kiến thích có khả năng khởi nguồn những sự thay đổi cơ bản bên trong chúng ta, có nền tảng là sự tự quan sát chính mình.

Chúng ta cần gấp rút chỉ bảo những môn đệ Gnosis tự quan sát chính mình và [phải giải thích cho họ biết] tự quan sát nghĩa là thế nào, và vì sao phải làm như thế.

Quan sát là một phương tiện để thay đổi trạng thái máy móc của thế giới. Tự quan sát bên trong là một phương tiện để thay đổi một cách sâu sắc.

Như một kết quả hoặc hệ quả của tất cả những việc ở trên, chúng ta có thể và phải khẳng định một cách dứt khoát rằng có hai loại trí tuệ: trí tuệ hướng ngoại và trí tuệ hướng nội. Trừ khi chúng ta có một trung tâm từ tính trong người để phân biệt hai loại trí tuệ này, sự pha trộn giữa hai miền trí tuệ hay hai trật tự tư tưởng có thể đưa chúng ta đến trạng thái nhầm lẫn.

Những giáo pháp huyền bí giả được gắn mác nền tảng khoa học thuộc về thế giới của sự quan sát bên ngoài; thế mà những giáo pháp này lại được chấp nhận bởi nhiều học trò tâm linh như là trí tuệ bên trong.

Vậy thì chúng ta đang đứng trước hai thế giới, một thế giới bên ngoài và một thế giới bên trong. Thế giới đầu tiên được cảm nhận qua các giác quan bên ngoài; thế giới thứ hai chỉ có thể cảm nhận được thông qua giác quan của sự tự quan sát nội tại.

Suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc, khao khát, hy vọng, thất vọng, v.v., nằm ở bên trong; chúng không hiện hữu dưới các giác quan bình thường và phổ biến, tuy nhiên, chúng ta cảm thấy chúng còn thật hơn cả chiếc bàn ăn hay những chiếc ghế trong phòng khách.

Hiển nhiên, việc chúng ta sống ở thế giới bên trong nhiều hơn thế giới bên ngoài là điều không thể phủ nhận, không thể chối cãi được.

Trong thế giới nội tại của chúng ta, trong thế giới bí mật của chúng ta, chúng ta yêu, khao khát, nghi ngờ, ban phước, nguyền rủa, mong muốn, đau khổ, tận hưởng; chúng ta cảm thấy thất vọng, cảm thấy được ban thưởng, v.v., v.v., v.v.

Đương nhiên, cả hai thế giới, bên trong và bên ngoài, đều có thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm. Thế giới bên ngoài bao gồm những thứ có thể quan sát được, còn thế giới bên trong bao gồm những thứ chúng ta có thể tự quan sát được trong bản thân mình, bây giờ và ở đây.

Người nào thực sự muốn biết về “các Thế giới bên trong” của Trái đất, hay Hệ mặt trời, hay Thiên hà mà chúng ta đang sống, người đó trước hết phải biết về thế giới bên trong của chính mình, cuộc sống nội tâm cụ thể của mình, hay còn gọi là các “Thế Giới Nội Tại” của bản thân. “Con người, hãy biết chính mình và con sẽ biết vũ trụ và các vị thần” [Câu nói này đã được khắc trên cổng của ngôi đền thiêng Apollo ở Delphi, Hy Lạp].

Chúng ta càng tìm hiểu về cái “Thế Giới Nội Tại” được gọi là “bản thân” này thì chúng ta càng hiểu rằng mình đang sống cùng một lúc ở cả hai thế giới, hai thực tiễn, hai môi trường, một bên ngoài và một bên trong.

Một người cần học cách đi trong “thế giới bên ngoài” để không ngã xuống vách núi, để không bị lạc trong các đường phố, để chọn bạn, để tránh giao du với những người hư hỏng, để tránh ngộ độc, v.v., cũng như thế, qua việc rèn luyện tâm lý của mình, chúng ta tập đi trong “Thế giới nội tại“, [là thế giới] có thể khám phá được qua việc tự quan sát bản thân.

Nói thật ra, khả năng tự quan sát bị thui chột với sự thoái hoá của nhân loại trong thời đại u tối mà chúng ta đang sống này.

Khi chúng ta kiên trì với sự tự quan sát bản thân, khả năng tự quan sát bên trong sẽ dần dần phát triển.

Gnosis Vietnam biên dịch








Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

Giáo lý bí nhiệm 1

Tác giả: Helena Blavatsky - Trích dẫn từ 'Giáo Lý Bí Nhiệm'

"Cái Vô Thức tạo nên Vũ Trụ ngoại tại chỉ là "với niềm hy vọng đạt tới ý thức tự ngã" riêng biệt, nói cách khác, là để trở nên NGƯỜI. Đó là ý nghĩa ẩn giấu của một câu trong kinh Purana, nói rằng Brahma luôn luôn bị "thúc đẩy bởi ý muốn sáng tạo". Điều này cũng giải thích câu nói bí ẩn trong kinh Kabalah: "Hơi thở trở nên khoáng chất, khoáng chất trở nên thảo mộc, thảo mộc trở nên cầm thú, cầm thú trở thành người, người trở thành Tiên Thánh (spirit), Tiên Thánh thành Thượng Đế." Những Đấng Tinh Quân, các Đấng Thánh Triết (Rishis), các Đấng Kiến Tạo v.v... đều là người - dù là với những hình thể sắc tướng nào - trong những bầu thế giới khác và trong những chu kỳ Khai Nguyên trước."

Các Chân Sư đã nói rõ với chúng ta:

"Hãy sống đời sống tâm linh cần thiết cho sự hoạch đắc các kiến thức và quyền năng siêu nhiên, rồi minh triết sẽ tự nhiên với con. Khi nào con có thể hòa hợp tâm thức của mình với một trong bảy âm giai của Tâm Thức Vũ Trụ Đại Đồng luôn luôn rung động trong thời gian vô tận, khi con đã thấu triệt "Diệu âm của bầu thế giới", chừng đó con mới được hoàn toàn tự do để chia sớt sự hiểu biết của con với kẻ khác một cách an toàn. Trước khi đạt tới đó, con hãy thận trọng. Con chớ tiết lộ những Chân Lý trọng đại liên quan đến những giống dân tương lai cho thế hệ hiện tại của chúng ta. Chớ nên vén bức màn bí mật của thực tại và bất tại cho những kẻ không thể hiểu ý nghĩa ẩn giấu của tiếng Đàn Thất Huyền của Thần Apollo, cây đàn của Thái Dương chói rạng, trong sợi dây của nó có ngự Tinh Thần, Linh Hồn và Thể Vía của Vũ Trụ mà chỉ có vỏ ngoài ngày nay rơi vào tay của khoa học hiện đại...

Chúng ta nói lại, con hãy thận trọng và khôn ngoan, và trên hết hãy cân nhắc những điều mà con dạy cho kẻ khác, e rằng do sự lầm lạc của họ mà họ sẽ làm cho những kẻ khác đi sai đường,... bởi vì đó là định mệnh của thế nhân mỗi khi gặp phải một chân lý hoàn toàn mới lạ mà họ chưa hề quen thuộc... Tốt hơn là hãy để cho những Dãy Hành Tinh và những điều bí ẩn của vũ trụ cứ vẫn là một điều mộng ảo, hoang đường đối với những kẻ tai phàm mắt tục. Họ không bao giờ nhìn thấy và cũng không bao giờ tin rằng kẻ khác có thể nhìn thấy."

...Sự tiến hóa của hình thể hay thể xác bên ngoài bọc quanh thể tinh anh (thể phách) là do những mãnh lực hồng trần tạo nên, cũng như trường hợp những loài thấp hơn. Nhưng sự tiến hóa của con người thật ở bên trong, tức CHÂN NHÂN, là thuần tâm linh. Bây giờ thì không còn phải là sự di chuyển của Chân Thần vô ngã xuyên qua nhiều hình thức vật chất khác nhau nữa (mà trạng thái cao nhất là có được bản năng và tâm thức ở trên một cõi hoàn toàn khác hẳn), mà là một cuộc hành hương của linh hồn xuyên qua nhiều trạng thái khác nhau, không những của vật chất mà còn của tâm thức tự ngã và tri thức, hay qua tri thức từ trạng thái trực giác (perception from apperception).

...Chính Mặt Trăng đóng vai trò lớn nhất, quan trọng nhất trong việc cấu tạo nên Trái Đất cũng như trong việc làm cho Trái Đất có người ở. Các Chân Thần Mặt Trăng hay Thái Âm Tinh (Pitris), thủy tổ loài người thật ra là trở thành con người của thế hệ hiện tại. Họ là những Chân Thần đã bước vào chu kỳ tiến hóa trên Bầu A sau khi đi giáp một Cuộc Tuần Hoàn trên Dãy Hành Tinh, mới tiến thành người. ...Tương tự như thế, những tổ tiên trên trái đất sẽ tạo nên giống người tương lai sẽ tiến hóa cao hơn họ.

... Bầu thứ tư của toàn bộ chiếm một vị trí độc đáo. Không như những bầu khác, bầu thứ tư không có bầu sánh đôi trên cùng một cõi với nó, và như vậy, nó là cái trục của "đòn cân" thăng bằng Dãy hành tinh. Nó là bầu của những cuộc điều chỉnh cuối cùng trong cơ tiến hóa bầu thế giới của cán cân Nhân Quả (Karmic Scales), Phòng Công Lý (Hall of Justice), nơi đó đòn cân thăng bằng sẽ quyết định số phận tương lai của điểm Chân Thần trong phần còn lại của những kiếp đầu thai của nó trong Chu kỳ sinh hoạt. Bởi vậy, sau khi đã vượt qua khúc quanh ở điểm giữa Đại Chu Kỳ, nghĩa là sau điểm giữa của Giống dân thứ tư trong cuộc Tuần Hoàn thứ tư trên Địa Cầu, không có thêm một Chân Thần nào nữa được bước vào giai đoạn tiến hóa của nhân loại. Cánh cửa nhân loại đã khép chặt trong chu kỳ hiện tại, theo sự quyết định của thiên cơ. Chu kỳ "chuyển tiếp" của Chân Thần con người đã bế mạc, vì nhân loại đang ở vào cuộc Tuần Hoàn thứ tư và giống dân thứ năm.

... Để trở nên một Tinh Thần có ý thức tự ngã (self-conscious), Tinh Thần đó phải trải qua mọi chu kỳ sinh hoạt, tự hữu để tiến lên giai đoạn cực điểm trên trái đất trong Con người. Tinh Thần tự nó vốn là một trừu tượng tiêu cực và vô thức. Sự thuần khiết của nó vốn nội tại chứ không thể đạt được bằng sự cố gắng hay tài giỏi. Vì thế, muốn trở nên một Thiền Định Đế Quân cao cả nhất (the highest Dhyan Chohan), mỗi linh hồn cần đạt tới ý thức tự ngã viên mãn trong con người.

...Mười quyển sách về kiến trúc của Marcus Vitruvius Pollio (một bậc điểm đạo đồ) chỉ có thể được nghiên cứu theo đường lối bí truyền mà thôi. Những vòng đá cổ, những đền thờ của người Ấn Độ, Ai Cập và Hy Lạp...đều là công trình của các vị Đạo sĩ kiến trúc đã được điểm đạo, con cháu của các Đấng Kiến Tạo.

...Trong cuộc Tuần Hoàn thứ năm tới đây, một nguyên tố thứ năm là chất dĩ thái (ether), tức là cái thể nặng trược của Akasha, sẽ xuất hiện và trở nên một sự kiện thông thường trong Thiên Nhiên cũng như không khí của chúng ta bây giờ. Và cũng trong cuộc tuần hoàn tới đây, những khả năng siêu đẳng của con người có thể nảy nở và phát triển hoàn toàn để thích ứng với tác động của Akasha trong cõi thiên nhiên. Một đặc tính thứ sáu của vật chất là đặc tính thấm nhập cũng sẽ xuất hiện đồng loạt với sự phát triển giác quan thứ sáu.

...














Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

Hoa Sen

Trích "Giáo Lý Bí Nhiệm" - Helena Blavatsky

..."Hoa Sen hay Padma là một biểu tượng rất cổ xưa của Vũ Trụ và của cả con người. Hạt Sen chứa đựng bên trong mình một hình dáng nhỏ xíu nhưng hoàn hảo của cái cây tương lai, tượng trưng cho việc: các nguyên hình thiêng liêng của vạn vật đã có sẵn trong thế giới vô hình trước khi vạn vật được hình thành trên trái đất. 

Cây Sen mọc xuyên qua nước còn rễ thì ở trong bùn, hoa lại nở trong không khí ở trên. Như vậy, Hoa Sen tượng trưng cho đời sống con người của Vũ Trụ. Vì Giáo Lý Bí Truyền dạy rằng những nguyên tố của con người và của vũ trụ thì đều giống nhau và cả hai đều cùng phát triển về một chiều hướng. Rễ Cây Sen chôn vùi trong bùn là tượng trưng cho đời sống vật chất; thân cây đi xuyên qua nước là tượng trưng cho cõi trung giới, và bông hoa nổi trên mặt nước và nở ra trên trời là tượng trưng cho đời sống tinh thần."

Quyền năng thông linh cao và thấp

Bản dịch phần trích trong quyển Esoteric Psychology II của Chân Sư D. K.  đã được Chú Kiệt hiệu đính. 

Link: http://www.minhtrietmoi.org/Wordpress/quyen-nang-thong-linh-cao-va-thap-3/ 

 Các điểm cần lưu ý trong bài này:

    Trong mỗi con người chúng ta đều tiềm ẩn hai loại quyền năng: quyền năng thông linh cao và quyền năng tâm linh thấp. Những quyền năng này “là những quyền năng, năng lực và khả năng của Linh Hồn Duy Nhất, nhưng trong thời gian và không gian, một số trong chúng là biểu hiện của tâm thức động vật hay linh hồn động vật, một số là biểu hiện của linh hồn con người, và một số là của linh hồn thiêng liêng.”

    “Những quyền năng thông linh bậc thấp được chia sẻ với giới động vật và với tất cả các giống dân kém tiến hoá của nhân loại.”

    Những quyền năng thấp không “biểu thị cho một tình trạng tâm linh tiến bộ hay là một sự sở hữu hiếm hoi và độc đáo, khiến những ai sở hữu những quyền năng đó tài năng hơn, thông thái hơn và có khả năng khuyên bảo và chỉ dẫn những người khác hơn là người bình thường. Ta thấy rõ thái độ này bởi lượng khán giả rộng lớn mà họ diễn thuyết và tụ họp xung quanh họ, và sự sẵn lòng của công chúng để lắng nghe và trả tiền cho đặc ân và lợi ích của sự trình diễn và lời khuyên đó.”

    Sự khác biệt giữa quyền năng bậc cao và thấp là “sự chủ động điều khiển tâm trí và sự thấu hiểu hoàn toàn,” trong khi sử dụng các quyền năng. Trong trường hợp các “nhà ngoại cảm” “những quyền năng bậc thấp được sử dụng một cách tự động, không được kiểm soát, và bị chi phối bởi những vấn đề không có tầm quan trọng thực sự và không được thấu hiểu theo bất kỳ cách nào bởi người sử dụng chúng.”

    Những ai sử dụng quyền năng bậc thấp: Có ba hạng người sử dụng nó

a. Những người mà trình độ tiến hóa của họ đủ thấp cho phép việc sử dụng chúng một cách tự động.

b. Những người “mang khả năng nhìn và nghe ở các phân cảnh của cõi trung giới, hay là đã “thực hiện huyền thuật” từ một kiếp sống trước—từ thời đại Atlantean sang kiếp sống hiện tại. Những quyền năng này đối với họ là tự nhiên, nhưng họ thường không hiểu về những quyền năng này, cũng như kiểm soát chúng bằng sự hiểu biết [568], và chúng thường làm cho người sở hữu quyền năng thành một nạn nhân hay một kẻ lợi dụng những quyền năng này.

c. Nhà thần bí trên con đường nhãn pháp, người mà thông qua việc mang năng lượng từ linh hồn xuống thông qua thiền định và nguyện vọng kích thích các luân xa tùng thái dương hay luân xa cổ họng và vì thế mở một cánh cửa đi vào cõi trung giới.

    Trong quyền năng bậc thấp, cái được tiết lộ trong nhãn thông hay nhĩ thông là cõi trung giới trong những cấp độ khác nhau.

    Những tiết lộ của những nhà nhãn thông và nhĩ thông đều “chân thật” … “Người đồng tử thực sự và chính xác liên hệ những gì anh ta nhìn và nghe thấy, và như thế là chân thành và thành thực, nhưng bởi vì anh ta không được đào tạo thực sự về nghệ thuật diễn dịch và về kỹ thuật phân biệt ảo tưởng với thực tế, anh ta tất yếu không thể làm gì nhiều hơn là mô tả những hiện tượng được nhìn thấy và những từ ngữ được nghe thấy.”

    Trong một số trường hợp đối với nhà thần bí đã mở quyền năng tương tự thế này, các hiện tượng được thấy và các lời được nghe có thể có một cấp bậc rất cao. Tuy nhiên, chúng vẫn thuộc cõi trung giới, bởi vì chúng liên quan đến những sự việc và những hiện tượng thấy được trên những phân cảnh giới cao hơn của cõi trung giới. Tùy khuynh hướng tâm linh của mình mà nhà thần bí sẽ thấy chúa (Christ), Phật, Krishna, Chân sư… nhưng tất cả đều chỉ là những hình tư tưởng, phản ảnh của các vị, chứ không thật.

Sau đây là đoạn quan trọng mà đức DK giải thích hiện tượng nhiều người tuyên bố được gặp Chân sư và được Chân sư dạy bảo.

    “Nếu anh là một môn sinh huyền môn, hay một người theo Thông Thiên Học hay phái Hồng Hoa Thập Tự (Rosicrucian), anh ta có thể nhìn thấy hình ảnh của một trong các vị Chân Sư hay toàn bộ Thánh Đoàn; anh ta có thể nghe thấy lời nói và vì thế cảm thấy chắc chắn, vượt qua tất cả mọi tranh cãi, rằng Những Đấng Cao Cả đã chọn anh cho một đặc ân đặc biệt và một công việc phụng sự đặc biệt. Và tuy vậy, tâm thức của anh ta chưa bao giờ rời khỏi cõi trung giới và những tiếp xúc của anh ta mới chỉ là một biểu hiện tuyệt vời và đầy hứng khởi của các hiện tượng của cõi giới đó, phóng vào nội nhãn và nội nhĩ của anh thông qua ước vọng của anh.”

    “Tất cả điều này xảy ra thông qua sự hoạt động thái quá của luân xa tùng thái dương, được kích thích bởi năng lượng tuôn chảy từ các cõi cao mà anh ta có được khi tham thiền với ước nguyện. Các kết quả về mặt bản chất thuộc cõi tình cảm, và những phản ứng được phát triển và việc phụng sự được thực hiện theo sau đó cũng ở cấp độ tình cảm. Phần lớn của điều này thấy được trong các vị thầy trên thế giới tại thời điểm hiện nay ở nhiều đất nước.  Những vị thầy như thế đã và đang là những người chí nguyện thực sự. Tâm thức của họ đã thức tỉnh ở các cấp độ cao của cõi trung giới. Họ đã nhìn thấy những hình tư tưởng mà nhân loại đã tạo ra về Thánh Đoàn và những phản ảnh của Thánh Đoàn đó trên các phân cảnh giới này (vẫn là một nhóm những hình tư tưởng tiềm năng hơn) và được nghe những lời lặp đi lặp lại của điều đã được nói và nghĩ bởi những người mộ đạo ở mọi thời đại trên thế giới—tất cả những gì Chân, Thiện, Mỹ nhất của nó. Rồi họ tiến hành giảng dạy và công bố cái mà họ đã nghe thấy, nhìn thấy và học được và thường làm được nhiều điều tốt—ở các cấp độ của cõi trung giới. Tuy nhiên, tất cả họ đều như nhau, nhầm lẫn phản ảnh với thực tại, bản sao với bản gốc, và cái do con người tạo ra với cái do thiêng liêng tạo ra.

    Đức DK dạy ta làm thế nào để tránh những sai lạc huyễn tưởng như thế. Có ba điều phải thực hiện

a. Nuôi dưỡng một tinh thần khiêm nhường thật sự. Đừng cho mình là người đặc biệt được Chân sư lựa chọn riêng, chỉ mình có… “nó khiến người ta xem mình như người phát ngôn của các Chân Sư hay của Đức Christ; nó có khuynh hướng khiến họ chia rẽ trong các thái độ của họ đối với các nhà lãnh đạo hay các vị huấn sư khác, từ chối nhìn nhận nhiều phương diện khác nhau của công việc chung và nhiều phương thức khác nhau mà TRÍ của Thượng Đế đã tạo ra để tới được đông đảo quần chúng.”

b. Từ chối chấp nhận bất kỳ sự tiếp xúc hay thông điệp nào có ngụ ý phàm ngã hay khiến người tiếp nhận nó tách biệt ra, do đó có khuynh hướng phát triển mặc cảm Đấng Cứu Thế.  Tất cả mặc khải phải hướng đến tính bao gồm (inclusiveness) cùng với tiếng gọi phụng sự nhân loại.

c. Thoát khỏi sức hút tình cảm. Người đệ tử và nhà thần bí thực sự luôn phân cực trí tuệ. Tầm nhìn của anh ta thoát khỏi những phản ứng đánh lừa của luân xa tùng thái dương. Nhãn quang của anh đánh thức luân xa tim và khêu gợi sự hồi đáp của năng lượng phàm ngã của anh ta (tập trung trong luân xa ajna) và cuối cùng tạo ra một “sự tập trung vào điểm của ánh sáng”. Điều này biểu thị hoạt động tăng trưởng của trung tâm vùng đầu. Anh ta có thể, sau đó, sử dụng sức hấp tình cảm có kiểm soát trong ứng phó với đám đông nhưng bản anh ta tìm cách duy trì tự do khỏi tất cả mọi sự kiểm soát tình cảm.



Hạnh phúc: Mộng và Thực


Một trong những quyển sách yêu thích nhất của tôi, nó xuất hiện trong một lúc thật tình cờ, như một nhân duyên. Vào một thời điểm down mood nhất, nghi ngờ về bản thân mình và cái gì làm cho mình hạnh phúc, tự nhiên vớ được quyển sách làm trí óc bừng tỉnh.

IMG_0954

Có khi nào bạn tự hỏi điều gì làm cho mình hạnh phúc?

Với bạn mua được căn nhà ưng ý, tậu được một chiếc xe sẽ làm cho bạn sung sướng hạnh phúc. Nhưng sau khi mua được căn nhà, chiếc xe, bạn vẫn không cảm thấy sướng. Bạn bắt đầu suy nghĩ làm sao để mua được căn nhà to hơn, mua chiếc xe khác xịn hơn. Bạn đi tìm một thứ hạnh phúc khác.

Có người, hạnh phúc là khi được thăng chức. Thăng chức xong vẫn thấy khổ, vì nhiều trách nhiệm hơn, áp lực hơn và bao nỗi mệt mỏi vì mọi thứ không lung linh như ta tưởng. Hạnh phúc trộn với đắng cay, chẳng thấy trọn vẹn.

Có người hạnh phúc là khi được yêu, có người đàn ông chăm sóc cho mình. Nhưng có người đàn ông bên cạnh rồi, bạn bắt đầu lo lắng, làm sao để anh ấy cầu hôn mình, làm sao để anh ấy không đi với người khác. Vậy hóa ra có người để yêu cũng chưa hẳn là hạnh phúc.

Tất cả những thứ ấy chỉ là khái niệm về hạnh phúc. Ý niệm về một sự vật không phải là sự vật đó. Với con người, ý niệm về một con dê cái là một món lẩu rất ngon. Nhưng với dê đực thì dê cái là tình yêu. Nồi lẩu hay tình yêu chỉ là khái niệm về con dê, chứ không phải là con dê.

Tương tự, ý niệm về hạnh phúc không phải là hạnh phúc.

Vậy hạnh phúc thật sự- nó là cái gì?

Hạnh phúc là khi ta được sống ở ngay giây phút hiện tại và sống một cách bình thản, thảnh thơi.

Hạnh phúc là mình không cần phải chạy đi tìm nữa, tất cả mọi điều kiện để hạnh phúc đã có sẵn ở đây và ngay bây giờ. Chừng nào ta còn phải chạy theo tìm kiếm những điều kiện để có hạnh phúc thì ta chưa có hạnh phúc thực sự.

Một buổi sáng đi làm tôi thấy một cụ già trạc 70 bên vệ đường, bên cạnh chiếc xe vé số dưới một gốc cây góc đường Lê Duẩn. Cụ cúi xuống ôm lấy chiếc radio và lắng nghe chăm chú một bản nhạc phát ra từ đó, tôi không rõ là bản nhạc gì, chỉ có thể nhìn thấy ánh mắt ngời và nụ cười hạnh phúc và thanh thản của ông cụ. Hình ảnh đó, giữa khung cảnh đường phố xe qua lại như mắc cửi, người người cau có, hối hả bấm kèn tin tin, chen lấn leo lên cả lề đường để kịp đến sở làm, khiến buổi sáng của tôi bừng tỉnh. Cứ như trong một đoạn phim mà tất cả pause lại, chỉ có nụ cười mãn nguyện kia vẫn lấp lánh trong khung hình. Ông lão hẳn cũng lo lắng phải bán cho xong tập vé số để chiều nay có tiền mua bữa tối cho gia đình, nhưng cái cách ông ôm chiếc lấy chiếc radio cũ kỹ và thưởng thức giây-phút-hiện-tại một cách trọn vẹn và bình yên như thế, có gì phải xoắn. Ta cứ hối hả lo toan, những mong sẽ có những phút thảnh thơi sau này, sao không chọn bình yên cho mình ngay-bây-giờ?

Vâỵ làm sao để sống hạnh phúc? Quyển sách của thầy Thích Nhất Hạnh đã làm Hiền vỡ ra nhiều điều. Nhưng nhớ nhất thì có 3 bí quyết

Bí quyết số 1: Giải phóng tư tưởng

Hạnh phúc là không cột chặt bạn với bất kỳ tiêu chuẩn hay điều kiện gì, chỉ đơn giản thế thôi. Vì hạnh phúc đến từ bên trong bạn chữ không được tích lũy bởi những thứ bêna ngoài. Tiền bạc, quần áo hàng hiệu hay xe hơi, địa vị, người yêu…tất cả là những thứ bên ngoài và là hình ảnh của hạnh phúc chứ không phải cảm xúc hạnh phúc của chính bạn.

Bí quyết số 2: Sống một cách tỉnh thức

Sẽ không có hạnh phúc mãi mãi và không có đau khổ mãi mãi. Hạnh phúc được làm từ chất liệu của khổ đau, giống như phân người nếu khéo chế biến sẽ thành phân bón có ích cho cây. Ngược lại cây lớn lên, trổ hoa, rồi cũng có ngày hoa tàn thành rác thải. Không có ranh giới rõ ràng giữa hạnh phúc và đau khổ. Khi khổ đau, ta biết mình phải biến những chất liệu của khổ đau đó thành hạnh phúc. Và trong hạnh phúc, ta hiểu nếu không có khổ đau, ta sẽ không biết thế nào là hanh phúc, và một ngày kia hạnh phúc sẽ chuyển thành khổ đau. Thế nên vui thôi, đừng vui quá.

Bí quyết số 3: Luyện tập Chánh Niệm mỗi ngày

Trong bộ phim A walk with me của thầy Thích Nhất Hạnh, có đoạn ở làng Mai, cứ mỗi 45 phút lại có một tiếng trống, tất cả mọi người đang làm việc gì cũng ngừng lại 1 phút. Ngừng lại để quay về với hiện tại, nhận biết mình đang ở đây, mình đang thở và đang sống giữa thời khắc của hiện tại. Ngừng lại để nhận thức được cái gì đang xảy ra, cảm xúc và suy nghĩ của mình trong khoảnh khắc hiện tại đó, và vì sao mình có ý nghĩ hay cảm xúc như vậy, sẽ giúp ta bớt nóng giận, bớt nói những lời tổn thương nhau và quan trọng nhất, hiểu sâu sắc bản thân mình.

Hóa ra để có hạnh phúc cũng đơn giản, nhỉ!

Hiền Rosa


Địa chỉ "Sống Xanh"

Nguồn: Facebook Tran Thanh Ly




1- Giấy, túi giấy Kraft
⚡️Mẹ Bò Sữa
https://shopee.vn/100-Túi-giấy-xi-măng-1-5-i.4920913.108217…
Ở đây bạn có thể mua túi giấy và giấy kratf khổ to về cắt theo kích thước cần sử dụng.
(Túi size 21x26:65k/100 cái-Giấy khổ to: 2k/ tờ)
⚡️Bao bì thực phẩm Lan Hùng
https://baobithucphamre.com/bao-bi-thuc-pham-giay
Đây là nơi bạn có thể mua đủ các loại bao bì bằng giấy (hộp bánh pizza, túi đựng khoai chiên, hộp đựng gà rán, túi giấy kraft đựng bánh mỳ...)

2- Túi phân huỷ sinh học làm từ bột ngô
⚡️Pan Rua
https://shopee.vn/Túi-tự-huỷ-sinh-học-cuộn-date-11-2019-i.1…
Loại túi này hoàn toàn có thể dùng thay túi nilon, được làm từ bột ngô gốc thực vật và có thể phân huỷ thành mùn hữu cơ bón cây khi chôn xuống đất!
(Giá: 128k/ 260 cái/cuộn)

3-Vải sáp ong
⚡️Clever Changes
https://m.facebook.com/cleverchanges/
Loại vải này có thể dùng để gói đồ và bọc thực phẩm.
(Giá: 145k/set 3 miếng size 30-25-20cm)

4- Nắp bọc Silicone
⚡️Trần Thị Phương Dung
https://www.facebook.com/profile.php?id=100006592724487
Đây là chỗ bạn mình bán, giá rất hợp lý ạ
(Giá: 105k/ set 7 cái các kích cỡ)
⚡️Friendly Kitchen
https://m.facebook.com/Bepthanthien/
Chỗ này bán cả nắp bọc silicone và túi silicone đựng thực phẩm dùng được nhiều lần

5-Ống hút tre, inox, thuỷ tinh, bàn chải tre
⚡️Go Eco Hanoi
https://m.facebook.com/goecohanoi/
Đây là cửa hàng chuyên bán các sản phẩm thân thiện môi trường,đến đây bạn có thể tìn mua hầu hết các sản phẩm từ tre nứa cho đến túi Tote bằng vải
(Ống hút tre: 5-10k/cái ; Inox :50k/cái kèm que rửa; Bàn chải tre: 50k/cái)
⚡️Sạp Hàng Chàng Sen
https://m.facebook.com/saphangChangSen/
Đây cũng là nơi bạn có thể mua rất nhiều sản phẩm hay ho thân thiện môi trường (túi vải, hộp và cốc bằng bã mía, các loại ống hút và đặc biệt ở đây cung cấp “Ống hút bằng cỏ tươi” cho các nhà hàng!

6- Xà phòng lành tính handmade và bột đánh răng
⚡️Papa’s Dreamer-Xà Bông của Ba
https://www.facebook.com/papadreamer/
Xà phòng lành tính làm bằng tay với nhiều mùi vị khác nhau, có cả bột đánh răng từ tinh than tre và baking soda đựng trong hộp thiếc nhỏ rất xinh.
(Xà phòng: 90k/bánh; Bột đánh răng : 33k/hộp)
⚡️Coco Secret
https://m.facebook.com/DauDuaCoCoSecret/
Xà phòng Organic làm từ dầu dừa, vừa tắm vừa rửa mặt được luôn.
(Giá: 35k/bánh các mùi khác nhau)

7-Xà phòng bánh gội đầu (Shampoo Bar)
⚡️Ekoko Handmade
https://m.facebook.com/ekokohandmade/
Ở đây bán xà phòng bánh dùng để gội đầu thay chai dầu gội thông thường.Sản phẩm handmade và tự nhiên.
(Giá: 159k/bánh)
⚡️Leafshop
https://m.facebook.com/leafshop.vn/
Ở đây có bán xà phòng bánh trị gầu và cả bột gội đầu nữa!

8- Xơ mướp làm miếng rửa bát và bông tắm
⚡️Loofah
https://m.facebook.com/Xomuopshop/
Ở đây có nhiều sản phẩm làm từ xơ mướp rất dễ thương
(Giá: Miếng rửa bát: 12k/ miếng; Bông tắm: 35k/cái; Bao tay tắm: 70k/cái)

9-Túi đi chợ tiện lợi sử dụng nhiều lần
⚡️Buy Organic Store
https://www.facebook.com/profile.php?id=100010887585257
Nếu không có sẵn túi để tận dụng thì đây là chiếc túi đi chợ rất thời trang!
(Giá: 109k/ chiếc)

10- Ống hút bằng giấy phân huỷ trong môi trường tự nhiên sau 180 ngày.
⚡️Ống hút giấy
https://m.facebook.com/onghutgiaytot/
Chuyên cung cấp ống hút giấy cho các nhà hàng.
(Giá : 20k/túi 25 chiếc)

11-Gói muối để pha thành nước muối sinh lý
⚡️Dr.Green
https://www.facebook.com/BinhruamuiDrGreen/
(Giá: 85k/hộp 30 gói pha được 15 chai 500ml)

12-Các sản phẩm tạp hoá cho gia đình : Nước rửa chén, nước giặt, nước lau sàn hữu cơ, mỹ phẩm, thực phẩm khô, đóng hộp các loại.
⚡️Tạp Hoá Xanh
https://www.facebook.com/taphoaxanhhn/

13- Bát,đĩa, đũa, thìa, khay bằng xơ tre, bằng tre, mo cau.
⚡️Tre Shop
https://m.facebook.com/Hangtieudungtutre/

14-Các shop bán thực phẩm tươi sống (rau củ quả,thịt,cá,bánh mỳ...) hữu cơ các loại.
⚡️Sói biển
https://www.facebook.com/haisanvathucphamsachsoibien/
Các loại rau củ quả, thịt lợn, cá hồi hữu cơ
⚡️Uni OB Thu
https://www.facebook.com/profile.php?id=100016800884263
Đây là nơi bạn có thể đặt bánh mỳ homemade với nguyên liệu hoàn toàn hữu cơ. Em họ mình là người trực tiếp làm ạ.
⚡️Nông trại hữu cơ Tuệ Viên
https://m.facebook.com/NongtraihuucoTueVien/

15-Viên giấy nén làm từ bột gỗ tự nhiên, phân huỷ trong môi trường.
⚡️Lazada
https://www.lazada.vn/…/khan-giay-nen-cao-cap-dang-vien-keo…
(Giá :116k/ túi 100 viên)

16-Giỏ cói và Bị cỏ bàng đi chợ
⚡️Ớt Xanh
https://m.facebook.com/otxanh.nhungdieugiandi/
-Nơi đây bạn cũng có thể mua các sản phẩm Eco khác nữa (bàn chải tre,ống hút inox, hộp khay bằng bã mía, cốc tre để đánh răng)
(Giá: Giỏ cói 250k/chiếc; Bị cỏ bàng: 150k/chiếc)

🌇🌇Tại TP.HCM có một số địa chỉ chuyên bán sản phẩm thân thiện môi trường:
⚡️Cửa hàng 3T
http://www.cuahang3t.org/
Đủ cả từ ống hút tre đến bàn chải tre và các sản phẩm eco
⚡️Xanhshop.com
https://www.facebook.com/XanhShopcom/
Bán thực phẩm và đóng gói bằng lá chuối, giấy, đóng thùng carton rất thân thiện môi trường!
⚡️Túi tự huỷ sinh học từ bột ngô
https://www.facebook.com/profile.php?id=100010530811712