Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Om Mani Padme Hum - Lục Tự Đại Minh Chú

Nguồn: Giáo Hội Phật Giáo



Om Mani Padme Hum là câu thần chú cổ có nguồn gốc từ Phật giáo Ấn Độ cổ đại, du nhập vào Tây Tạng và trở thành câu thần chú uy quyền nhất trong các câu thần chú Mật Tông.

Nguồn gốc thần chú Om Mani Padme Hum
Trong kinh Đại thừa Trang nghiêm Bảo Vương, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nói rằng, ngài đã phải mất 1 triệu kiếp mới tìm thấy được câu thần chú này. Ngài nói: “Ta có thể biết một năm có bao nhiêu hạt mưa rơi xuống quả địa cầu, sông Hằng có bao nhiêu hạt cát nhưng ta không thể nói hết về sức mạnh của câu thần chú này.

Om mani Padme hum

Bài liên quan
Kể từ khi Mật Tông Tây Tạng được phát triển tại Việt Nam, câu chú Om Mani Padme Hum trở thành một câu thần chú không thể thiếu trong tâm thức của người theo Mật Tông. Vậy Om Mani Padme Hum có nghĩa là gì, mà sao chỉ cần đọc thầm trong trí óc, đã thấy cảm giác an yên vô cùng.
Đối với các nhà sư Tây Tạng, âm thanh của thần chú này thật vi diệu. Câu thần chú Om Mani Padme Hum là sức mạnh của những lời dạy dỗ của Đức Phật. Khi ta niệm Om Mani Padme Hum có nghĩa là nắm được sức mạnh kỳ diệu của toàn bộ năng lượng và lòng từ bi của đức Phật độ cho mình và cho mọi người. Càng tụng niệm Om Mani Padme Hum bao nhiêu, càng được gia trì thêm bằng những phẩm chất yêu thương của pháp môn niệm Phật. Đây là câu thần chú có năng lượng mạnh mẽ thức tỉnh và kết nối lòng nhân từ trong mỗi người và đức Phật.
Ý nghĩa của Om Mani Pade Hum
Om Mani Padme Hum có nghĩa là Viên ngọc quý trong hoa sen.
Om tượng trưng cho cơ thể của người Phật tử, lời nói và tâm trí, nó cũng tượng trưng cho thân thể, lời nói và trí tuệ của một vị Phật tinh khiết. Con đường được chỉ ra bởi bốn âm tiết kế tiếp.
Bài liên quan
Từ Om được các nhà sư Tây Tạng sử dụng trong việc thể hiện năng lượng, sức mạnh qua âm tiết Om, bởi đây được coi là lời nói của chư Phật, phản ảnh nhận thức của vũ trụ xung quanh. Âm thanh này có thể vọng qua những đỉnh núi cao của Tây Tạng, qua trời mây vũ trụ với sức mạnh vô hình thể hiện qua tiếng “Om” đầy uy quyền.

Lục tự đại minh thần chú Om Mani Padme Hum

Mani, có nghĩa là viên ngọc, tượng trưng cho ý muốn vị tha để trở nên giác ngộ, từ bi và yêu thương. Mani là biểu hiện cho Bồ đề tâm Bodhicitta.
Padme: Từ này có nghĩa là bên trong hoa sen. 2 âm tiết này giúp chúng ta hạn chế nhưng suy nghĩ sai lầm, phát triển năng lực tới một trí tuệ thuần khiết không lẫn tạp chất xấu. Padme có ý nghĩa là Tâm thức con người.
Hum: Có nghĩa là Tự ngã thành tựu. Niệm tới “Hum”, có nghĩa bạn đã có tinh thần giác ngộ. Đạt được những phẩm chất tốt lành, trí tuệ và từ bi.
Câu thần chú này có nghĩa tất cả chúng ta đều là hoa sen, viên ngọc quý trong hoa sen. Chúng ta không biết điều đó cho đến khi gặp và niệm câu thần chú này, tức thì những gì vô minh sẽ bị đẩy lùi, để con người đạt được trí tuệ, từ bi và tinh khiết mạnh mẽ như hoa sen. Om Mani Padme Hum có nghĩ là Tâm Bồ đề nở trong lòng người.

Trì tụng Om Mani Padme Hum sẽ xua tan bệnh tật, ốm đau và các thế lực ma quỷ, sẽ trở nên hạnh phúc, an lạc và đầy đủ.

Lợi lạc khi niệm thần chú Om Mani Padme Hum
1. Thần chú Om Mani Padme Hum là hiển lộ của ngôn ngữ và năng lực trí tuệ của tất cả chư Phật. Nó là một phương tiện để bảo vệ tâm khỏi những niệm tưởng mê lầm, chặt đứt vô minh và khai mở trí tuệ. Nó làm tăng trưởng vô lượng sự ban phước và khiến ta có thể đạt được an bình. Thần chú này có thể cứu giúp và làm nguôi dịu hàng trăm và hàng ngàn khổ đau và khốn khó của chúng sinh.
2. Trì tụng Om Mani Padme Hum sẽ xua tan bệnh tật, ốm đau và các thế lực ma quỷ, sẽ trở nên hạnh phúc, an lạc và đầy đủ.
3. Trì tụng câu chú này sẽ tăng cường sức mạnh thiền định và phát triển những cấp độ thiền định sâu sắc hơn trong đời này, thứ sẽ tiếp tục trong nhiều đời tương lai.
4. Trì tụng câu chú này, lúc chết, sẽ không sinh vào ba đọa xứ mà vãng sinh về Dewachen – Tây Phương Cực Lạc hay trong chính cõi Tịnh Độ của Đức Quán Thế Âm – Riwo Potala, và ở đó, sẽ dần dần đạt đến Phật quả. Cho tới lúc đó, ân phước gia trì và sức mạnh của thực hành sẽ không cạn kiệt; nó sẽ tiếp tục tạo ra kết quả giác ngộ.

Lợi lạc khi tụng Thần chú Om Mani Padme Hum là không phải nghĩ bàn.

Khi đức Phật Quán Âm nguyện trở lại vòng luân hồi để giúp chúng sinh khỏi bể khổ, Ngài sử dụng câu thần chú lục tự đại minh chân ngôn Om Mani Padme Hum để giúp chúng sinh khỏi bến mê lầm. Nếu ra niệm câu thần chú này và nghĩ tới đức Phật Quán Thế Âm, trì tụng lục minh chân ngôn, chắc chắn chúng ta sẽ thoát khỏi đau khổ. Do vậy, nên đưa Quán Thế Âm vào tâm thức thật tôn kính, trì tụng Lục tự đại minh rõ ràng và chân thành, mọi nhu cầu thế gian và xuất thế gian sẽ được đáp ứng. 
Vậy nên, lợi lạc khi tụng Thần chú Om Mani Padme Hum là không phải nghĩ bàn.
Tuệ Lam

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

Nuôi dưỡng hạt giống tôn trọng cho con

SỰ TÔN TRỌNG không sinh ra cùng ngày cùng tháng cùng năm với con!

Trong cuộc sống, chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh đứa trẻ, thanh thiếu niên cãi nhau với người lớn, phớt lờ một yêu cầu từ ba mẹ hoặc thể hiện thái độ đối phó, sử dụng ngôn từ và cử chỉ một cách thiếu tôn trọng…

Chứng kiến những cảnh ấy xin đừng vội trách trẻ, bởi lẽ ý thức tôn trọng không sinh ra cùng ngày cùng tháng cùng năm với sự ra đời của con, mà nó được hình thành và uốn nắn trong quá trình trẻ lớn lên từng ngày.

Thế nhưng nhiều lúc ba mẹ quên thiết lập văn hoá tôn trọng ở nhà vì sự bận rộn của mình và có đôi khi việc trả lời con ngay lập tức là khó khăn. Và rồi con làm bạn với YouTube, phim ảnh, âm nhạc và trò chơi điện tử… Tuy nhiên, không phải lúc nào những người bạn này cũng dạy con điều tử tế, mà xen vào đó là một vài nội dung thể hiện cách đối xử thiếu tôn trọng, giận dữ, thô lỗ với người khác.

Vậy làm thế nào ba mẹ có thể thay đổi văn hóa trong chính ngôi nhà của mình nếu hành vi thiếu tôn trọng đang bắt đầu xuất hiện hoặc đã là một lối sống?

1. Bình tĩnh và tôn trọng con
Khi ba mẹ không có cách hiệu quả để phản ứng với thái độ thiếu tôn trọng của con, ba mẹ có thể cảm thấy mất kiểm soát. Kết quả là, chúng ta thường phản ứng thái quá với tình huống và trở nên cứng nhắc. La hét, khó chịu… chỉ làm leo thang hành vi thiếu tôn trọng của con.

Thay vào đó, ba mẹ có thể kéo con sang một bên và cho con một thông điệp rõ ràng về những gì được chấp nhận.

Hãy nói chuyện với con về hành vi thiếu tôn trọng và mong đợi khi mà ba mẹ bình tĩnh hơn.

Chỉ khi đó ba mẹ mới có thể giúp con học cách quản lý suy nghĩ hoặc cảm xúc của mình hiệu quả. Sự bình tĩnh giúp ba mẹ trở thành một người thầy của con.

2. Ba mẹ là CAMERA về những gì xảy ra
Nếu con thiếu tôn trọng hoặc thô lỗ, hãy nói về những gì đã xảy ra đúng như một camera - chỉ ghi nhận mà không bỏ thêm cảm xúc cá nhân vào.

Hãy cố gắng giữ khách quan và nói với con “Ba mẹ sẽ là camera, con hãy quan sát những gì xảy ra nhé!”

Sau đó, ba mẹ hãy đặt câu hỏi cho con và mô tả những gì con có thể làm khác đi.

3. Bài học NHÂN QUẢ
Nếu con thô lỗ hoặc thiếu tôn trọng thì hãy nghiêm túc nói rằng: “Ba/ Mẹ không đồng ý với cách cư xử đó của con.”

Và đưa ra những bài học nhân quả mà con sẽ gặp phải chẳng hạn như:

Với hành vi thiếu tôn trọng này, con sẽ nhận lại sự phớt lờ và ít quan tâm của người đối diện, con cũng sẽ không nhận được tình cảm hay sự cảm thông, thậm chí con có thể bị xa lánh và ngày càng trở nên ít bạn hơn…

4. Dạy con kỹ năng tương tác xã hội
Hãy dạy cho con những cách cư xử cơ bản như nói vui lòng, “Cảm ơn”, “Xin lỗi”…
Điều quan trọng là mỗi khi thấy con có những cư xử đẹp, ba mẹ hãy khen ngợi và động viên con tiếp tục phát huy.

5. Đặt yêu cầu thực tế cho con
Trước khi dẫn con đến một buổi tiệc/ gặp mặt, hãy nói rõ những yêu cầu với con như là giữ im lặng...

Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có thể giữ im lặng đến cuối. Vì vậy, ba mẹ hãy tâm lý hơn và mang theo đồ chơi/ quyển sách/ tập bút tô màu… để giúp con giữ im lặng nhé!

6. Cảm nhận một cách khách quan
Vì tình yêu thương lớn, ba mẹ sẽ dễ dàng bỏ qua một số hành động, lời nói thiếu tôn trọng của con, dù là rất nhỏ. Tuy nhiên, hãy tự hỏi mình:
- Tôi có thể để người hàng xóm nói những điều này với tôi không?
- Tôi có thể để một người lạ làm điều này với tôi không?

Nếu câu trả lời là không, thì đừng nhắm mắt làm ngơ trước sự thiếu tôn trọng này của con.

BA MẸ HÃY ĐỒNG HÀNH CÙNG CON ĐỂ THỰC HÀNH 6 ĐIỀU TRÊN MỖI NGÀY NHÉ!


Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

Tại sao ông tôi vẫn vui vẻ ngay cả khi ông đang sắp chết

"Không phải những sự kiện trong cuộc đời định hình nên chúng ta mà chính là những niềm tin của chúng ta về ý nghĩa của những sự kiện đó." ~ Tony Robbins
Có ai trong quá khứ đã truyền cảm hứng cho bạn trở thành con người mình hôm nay? Đối với tôi, đó chính là ông tôi, Charlie. Charlie lớn lên từ một cậu bé nông dân nghèo ở một thị trấn nhỏ phía Nam Carolina và cuối cùng trở thành người điều hành một công ty nằm trong danh sách 250 công ty hàng đầu của tạp chí Fortune. Ông là một đứa trẻ điển hình cho giấc mơ Mỹ, và tôi kính trọng ông vì điều đó.
Nhưng điều mà tôi ngưỡng mộ nhất chính là nhân cách của ông. Charlie luôn hài lòng với cuộc sống, bất kể hoàn cảnh như thế nào. Ông chú trọng tinh thần lãnh đạo phụng sự và đo lường giá trị bản thân dựa trên cách mình phục vụ những người khác tốt như thế nào. Ông thu hút mọi người bởi những tính cách này.
Tôi chỉ sống với ông hai mươi lăm năm, nhưng ông đã có một ảnh hưởng to lớn với cuộc đời tôi. Mặc dù tôi đã học được rất nhiều từ ông trong suốt thời gian đó, những bài học quan trọng nhất đến vào gần cuối đời ông, khi ông sắp mất.
Phần lớn đời mình, Charlie rất năng động và khỏe mạnh. Ông chơi túc cầu ở trường đại học, chơi đánh golf suốt thời trưởng thành và là một người làm vườn thuần thục (ông có một vườn hồng và cà chua rất đẹp.
Nhưng tất cả những điều đó nhanh chóng chấm dứt sau khi ông được chẩn đoán mắc bệnh ALS (được gọi là bệnh Lou Gehrig).
ALS là một căn bệnh thuộc hệ thần kinh có thể gây tử vong và không thể chữa được, biểu hiện bởi việc phần lớn các cơ trong cơ thể dần dần yếu đi. Các triệu chứng của nó gây khó khăn cho việc đi lại, nhặt đồ vật lên, và thậm chí cả hít thở.
Trong một thời gian ngắn, Charlie từ một người đang chơi golf và làm vườn đều đặn thành không thể làm được gì nhiều (ngoài việc nhìn cơ thể mình dần dần yếu đi). Ông không thể lái xe, ông cần được truyền oxy liên tục, và tự bước đi khó khăn.
Với tình trạng như ông, chắc bạn sẽ nghĩ rằng (ít nhất) ông sẽ phải tức giận, chán chường hay trầm cảm. Nhưng ông đã không như thế. Thay vào đó, ông đã là một người đàn ông vui vẻ, hài lòng mà tôi đã lớn lên cùng.
Ban đầu, tôi đã cho là ông đang giấu cảm xúc thực sự của mình để ông có thể vẫn là một người ông mạnh mẽ của gia đình. Nhưng qua thời gian, tôi nhận ra rằng ông không giả vờ về điều đó. Ông thực sự vui vẻ mặc cho tất cả những gì mà ông phải trải qua.
Là một sinh viên luật trẻ, có nhiều căng thẳng, không thể hiểu cách xử lý tình huống dù chỉ bằng một góc của ông, tôi muốn biết làm sao có thể được như vậy. Vì thế, tôi đã lấy can đảm hỏi ông.
Charlie bảo tôi rằng hạnh phúc không liên quan gì đến những hoàn cảnh của con hay việc con cảm thấy như thế nào về mặt thể chất. Hạnh phúc là về việc con là ai.
Không may thay, tôi đã không hiểu ý ông là gì. Nhưng Charlie có một cách để kết thúc những cuộc nói chuyện khi ông cảm thấy rằng mình đã nói đủ, và đây rõ ràng là một trong những khoảnh khắc đó. Vì thế, tôi im lặng và hy vọng rằng một ngày nào đó tôi sẽ hiểu ra.
Ngày đó đến chỉ vài tuần sau khi tôi giúp Charlie lái chiếc xe của bà tôi đến một trạm dịch vụ địa phương mà ông thường đến. Hôm đó trời lạnh, ảm đạm và mù sương - và Charlie đặc biệt khó khăn khi thở và bước đi.
Khi chúng tôi đến đó, người thợ cơ khí muốn đến nói chuyện với ông tôi (mà lẽ ra là một manh mối cho điều gì sẽ đến, nhưng tôi đã không chú ý). Sau khi nói chuyện vài phút, anh ấy ra ngoài để làm việc.
Charlie làm tôi hết hồn khi muốn đi theo anh ta. Khi tôi đỡ ông lên và dìu ông ra ngoài, tôi đã tự hỏi không biết việc đi theo này có phải là một ý hay không nữa và lo lắng ông sẽ bị ảnh hưởng thể chất khi đứng trong thời tiết lạnh và ẩm này.
Trong vòng bốn mươi lăm phút sau, Charlie đã đứng bên ngoài và nói chuyện với người thợ cơ khí, khi anh ta làm việc. Tôi đã phải thường xuyên nhắc lại những gì ông đã nói, bởi vì giọng ông yếu và mất đi, nhưng điều đó dường như không quan trọng. Cả hai người đàn ông đã cười lớn và vui vẻ với nhau.
Trên đường về nhà, Charlie gục đầu và tiếng thở của ông nghe rất tệ. Cuối ngày hôm đó, tôi hỏi ông rằng tại sao ông đã dùng thật nhiều năng lượng của mình để nói chuyện với một người mà ông chưa biết gì nhiều về anh ta và cũng không có điểm gì chung với anh ta.
Ông nhìn vào mắt tôi và bảo tôi rằng những điều mà ông sắp nói là rất quan trọng và tôi nên lắng nghe.
Charlie dạy tôi không bao giờ xem thường hay bất kính với mọi người dễ dàng như vậy. Ông nhấn mạnh rằng hầu hết mọi người đều thông thái và có những bài học để dạy cho chúng ta. Điều cốt lõi ở đây là ta biết cởi mở và sẵn sàng lắng nghe.
Đó là khi cuối cùng tôi đã hiểu ra.
Charlie hạnh phúc và hài lòng bởi vì cách ông nhìn bản thân, vị trí của mình trong thế giới, và thậm chí mọi người trong đó. Đối với ông, cuộc sống là về hiện hữu để phụng sự cho và trong mối quan hệ với những người khác.
Ông tôi tin rằng mỗi người đều có những món quà độc đáo để sẻ chia với thế giới, và có hai vai trò trong cuộc sống:
Hiểu đầy đủ những món quà của mình và sử dụng chúng để phụng sự cho những người khác. Cho phép những người khác sử dụng những món quà của họ vì lợi ích của mình và mở lòng để học hỏi từ họ.
Charlie tin rằng phục vụ mọi người là một phần của việc ở trong tương giao với họ. Và ông hiểu rằng phục vụ xuất hiện dưới nhiều dạng, bao gồm cả những khoảnh khắc đơn giản hàng ngày như dành thời gian và nỗ lực để nói chuyện với người thợ cơ khí khi họ sửa xe cho bạn.
Một trong những điều tôi đã học từ Charlie ngày hôm đó là hãy giữ sự hiếu kỳ về mọi người, đặc biệt là những người trông có vẻ khác biệt. Ông đã thấy rất thú vị bởi những khác biệt này và muốn biết điều gì đã thúc đẩy họ và ước mơ của họ là gì. Ông muốn nhìn thấy tâm hồn của họ.
Quan điểm này đã giúp ông nhìn mọi người như những con người có thể bị tổn thương, có những ước mơ lớn lao và có cảm xúc. Đó là điều khiến ông có thể cởi mở và chấp nhận những người khác bất kể họ là ai, họ làm gì để sống, hay cho dù những niềm tin của họ khác biệt ra sao.
Charlie cũng hiểu rằng quan hệ và kết nối với những người khác là một con đường hai chiều. Kết nối với mọi người có nghĩa là cho phép họ giúp đỡ bạn. Bạn phải sẵn sàng cho việc có khả năng bị tổn thương.
Điều thú vị về tính dễ bị tổn thương, chấp nhận sự giúp đỡ, và cho phép bản thân học hỏi từ những người khác đó là nó thật sự là một hành động phụng sự. Bằng cách mở lòng mình theo cách này, bạn đang cho phép ai đó khác hiện thực hóa và sử dụng trọn vẹn món quà của họ.
Một khi tôi đã hiểu câu trả lời đằng sau việc tại sao Charlie luôn hài lòng với cuộc sống, bất chấp hoàn cảnh của mình, một câu hỏi quan trọng đã khởi lên. Làm sao tôi có thể được như thế?
Tôi ước gì tôi đã có thể nói với bạn rằng ngay lập tức tôi đã tìm ra câu trả lời. Sự thật là, tôi đã rèn luyện nhiều năm trời để đến một lúc mà tôi cuối cùng có thể nói rằng tôi đã gần hơn với con người mà tôi muốn trở thành. Và tôi vẫn đang tiếp tục rèn luyện.
Tôi đã thử mọi thực hành về tư duy hiện có, từ những khẳng định bản thân (self-affirmations) đến tập trung vào điều tích cực. Nhiều cái đã thất bại và tất cả đều đã được điều chỉnh qua thời gian. Dưới đây là những điều hiệu quả với tôi (mà tôi vẫn làm đều đặn):
1. Khi đối mặt với những tình huống tiêu cực và căng thẳng, tôi tự nhắc mình rằng mọi trải nghiệm đều là một cơ hội cho sự trưởng thành và phát triển.Tôi xác định điều gì có thể học được và tập trung vào đó. Nó không giống với việc luôn ở trạng thái tích cực. Nó là về việc không bị kẹt trong tiêu cực.
2. Tôi quan sát mọi người cặn kẽ khi ở những nơi công cộng và thử xác định những tình cảm và cảm nhận mà họ đang thể hiện. 
Và rồi tôi đi xa hơn bằng cách tưởng tượng ước mơ của họ có thể là gì và họ sợ điều gì. Về cơ bản, tôi thấy hiếu kỳ. Thực hành này đã khiến tôi trở thành một người đọc vị mọi người theo cách trực giác hơn (điều này đã giúp tôi cả về mặt cá nhân và trong công việc). Và nó cũng đã giúp tôi chấp nhận hơn và bớt phát xét người khác và những khác biệt của họ hơn.
3. Tôi cố gắng thêm giá trị vào đời sống hàng ngày của ai đó bằng cách tử tế hay phục vụ ai đó. 
Nó có thể có nghĩa là ngợi khen một người đồng nghiệp về chiếc áo mới, hay liên lạc với một người bạn cũ mà lâu rồi tôi chưa nói với họ rằng tôi quan tâm, hay nhường đường cho một cô phục vụ nóng nảy (và rõ ràng là đã không có một ngày tốt đẹp). Làm điều này khiến tôi ý thức hơn về mọi thứ xung quanh mình và mọi người trong đó, và đã giúp tôi kết nối tốt hơn với mọi người một cách nhanh chóng. Nó cũng khiến tôi từ bi và tử tế hơn.
4. Tôi biết ơn những điều nhỏ bé giản dị hàng ngày.
Tôi thấy rằng lòng biết ơn giúp tôi nhìn thấy điều tốt đẹp trong thế giới (và trong mọi người) và có một thái độ tích cực hơn, đặc biệt khi tôi tập trung vào những điều nhỏ bé giản dị. Và khi khó khăn, tôi buộc bản thân mình biết ơn vì những gì những người khác đang làm để giúp đỡ mình. Tôi bắt đầu thực tập đó khi tôi chiến đấu với căn bệnh ung thư vú. Nó đã giúp tôi chấp nhận sự dễ tổn thương của mình với nhiều ân sủng hơn.

Nguồn bài dịch: https://tinybuddha.com/blog/why-my-grandfather-was-happy-even-when-he-was-dying/
Đã đăng tại: Compassion.vn
https://www.compassion.vn/post/tại-sao-ông-tôi-vẫn-vui-vẻ-ngay-cả-khi-ông-đang-sắp-chết



Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

Bài ca của Bình Minh

https://www.memaria.net/images/eBookBaiCaCuaBinhMinh.jpg

Nguyên tác: The Song of The Dawn
Tác giả: Eloi Leclerc
Người dịch: Lm. Minh Anh (Gp. Huế)

Nội dung:

Lời nói đầu

1.     Sự Ra Đời Của Một Bài Ca

2.     Bài Ca Dâng Lên Đấng Siêu Việt

3.     Tình Bằng Hữu Vũ Trụ

4.     Điều Kỳ Diệu

5.     Chiều Kích Sâu Thẳm

6.     Con Sói Được Thuần Hoá

7.     Bên Dưới Dấu Hiệu Của Sự Tha Thứ

8.     Mặt Trời và Cái Chết

Lời Kết: Thánh Bổn Mạng của Các Nhà Sinh Thái.

Link đọc trực tuyến: http://www.memaria.net/eBookBaiCaCuaBinhMinh_LMMinhAnh.html



Cách buông bỏ đơn giản nhất chính là hoán đổi

Nguồn: Viện Đào Tạo Bách Khoa

Cách buông bỏ đơn giản nhất chính là HOÁN ĐỔI.

- Dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, con sẽ buông bỏ được con dao giết mổ.
- Dùng bố thí thay cho đòi hỏi con sẽ buông bỏ được tham lam.
- Dùng trí tuệ thay cho si mê con sẽ buông bỏ được chấp mê.
- Dùng chánh niệm thay cho tạp niệm, con sẽ buông bỏ được vọng niệm.
- Dùng tùy hỷ, hảo tâm thay cho tật đố, con sẽ buông bỏ được ưu phiền.
- Dùng nhẫn nhục thay cho oán giận, con sẽ buông bỏ được sân hận, thù hằn.
- Dùng từ ái thay cho tham ái, con sẽ buông bỏ được tâm bệnh.

>>> Không hiểu được vấn đề bắt đầu khởi lên từ đâu sẽ không minh bạch biết rõ để buông bỏ. Muốn buông bỏ được gì đó, đầu tiên cần hiểu được là nó bắt đầu khởi lên từ đâu. Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu được lẽ hoán đổi.

Bốn cách thực hành vị tha

Nguồn: Viện Đào Tạo Bách Khoa

Nghĩ tới người khác không đồng nghĩa với việc tự lãng quên bản thân. Biết bảo vệ quyền lợi cá nhân không có nghĩa là đạp đổ hạnh phúc của người khác. Vị tha không có nghĩa là hy sinh một cách mù quáng, nhắm mắt bỏ qua tất cả mọi tội lỗi. Đó gọi là ngu dốt. Hành động vị tha phải dựa trên sự dẫn dắt của lý trí.

1. TỨ VÔ LƯỢNG TÂM:
- Tu tập Từ, bi, hỷ, xả là phương pháp tối ưu giúp chúng ta chuyển hóa hoàn toàn hạt giống sân hận trong tâm, cởi bỏ oán kết, trải rộng tình thương, làm lan tỏa năng lượng từ bi đến với mọi người dù đó là đối tượng làm cho ta sân hận. Như vậy, ta sẽ mở rộng lòng, hướng thiện và vị tha hơn.

2. HƯỚNG THIỆN:
- Việc quán nhân duyên, nghiệp báo cũng giúp chúng ta dứt trừ sân hận. Khi nghĩ rằng tất cả những gì xảy đến với chúng ta đều có nhân duyên cả, từ đó chúng ta dễ dàng chấp nhận những điều không như ý. Chúng ta biết rằng thái độ buông xả, chấp nhận trả nghiệp báo và không tiếp tục tạo nhân bất thiện là một thái độ sáng suốt.

3. HIỂU VÔ THƯỜNG:
- Tất cả mọi người đều sẽ bị hủy diệt bởi luật vô thường. Ai rồi cũng sẽ chết, mọi sự hơn thua chẳng có nghĩa lý gì. Tức giận để làm gì? Hơn thì sao? Thua thì sao? Tại sao không để cho lòng thanh thản, sống vui vẻ mà lại gây thêm phiền phức, làm cho cuộc sống bị xáo trộn, bất an. Hãy để dành thời gian, hơi sức làm những việc có ích cho bản thân và cuộc đời

4. CHÁNH NIỆM:
- Ý thức rõ cơn giận đang có mặt trong tâm. Việc nhận biết sự hiện diện của cơn giận giúp chúng ta kiểm soát nó trước khi nó chế ngự tâm trí chúng ta. Nếu hướng tâm chú ý đến đối tượng làm cho chúng ta tức giận thì cơn giận trong ta càng thêm lớn. Nhưng nếu hướng tâm vào bên trong, quán sát, theo dõi cơn giận, cảm xúc giận dữ của mình thì cơn giận trong ta sẽ dần dần lắng xuống.
- Phương pháp quán niệm hơi thở cũng giúp chúng ta làm chủ cơn giận. Mỗi khi tức giận, nên hít thở sâu, hơi thở chậm, đều, êm, nhẹ, để tâm ý tập trung theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra. Biện pháp này giúp tâm lý ổn định, chúng ta có được sự bình tĩnh, có bình tĩnh mới đủ sáng suốt để xem xét sự việc và có cách giải quyết, ứng xử phù hợp. Bình tĩnh và làm chủ bản thân, cảm xúc cũng sẽ khiến bạn trở nên bao dung hơn, rộng lòng hơn.

>>> Trước những thử thách của cuộc sống hiện nay, ta cần phân định rõ đâu là ranh giới giữa đúng và sai. Từ đó lựa chọn cho mình một cách cư xử phù hợp. Phẩm chất thì không có chuẩn mực. Mỗi người phải có “toà án lương tâm” để định hướng cho hành động của mình.


Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

4 cách tạo ra thần thái - khí chất

Nguồn: Viện Đào Tạo Bách Khoa

Ta thường nghe mọi người vẫn hay nói “ Quan trọng vẫn là Thần Thái”. Vậy Thần Thái là gì? Làm thế nào để tạo ra nó?
-------------------------------------
🚩 Thần thái là cái đẹp toát ra từ tâm hồn, phong cách, lối sống của một người. Thần thái là cái đặc biệt của mỗi người, dù là nam hay nữ, già hay trẻ. Khi có thần thái tốt, bạn có thể mặc trang phục bình thường, để mặt mộc; nhưng vẫn nổi bật và cuốn hút.

- Có những người mới sinh ra dù có THẦN THÁI rất tốt như xương cốt mạnh mẽ, đôi mắt tinh anh, giọng nói trong trẻo cuốn hút nhưng không biết giữ gìn mà ăn chơi buông thả, trác táng thì cũng sẽ khiến cho giọng nói khàn nhỏ, gân xương cằn cỗi, suy nhược

🚩 Muốn hình thành và nuôi dưỡng thần thái của chính mình, bạn có thể bắt đầu bằng cách “luyện” 4 loại KHÍ CHẤT sau đây:

1. LINH KHÍ
Dù bạn không nói ra, nhưng suy nghĩ của bạn vẫn có tần sóng riêng; khiến người đối diện phần nào cảm nhận được. Vì thế, phụ nữ cuốn hút sẽ không cần phải nói nhiều, hay đi khoe khoang với mọi người xung quanh mình tài giỏi thế nào hay tốt đẹp ra sao. Với họ, đối xử chân thành thì mới nhận lại được sự chân thành. Khiêm tốn, thận trọng mới là đạo lý.

2. CỐT KHÍ (CỐT CÁCH)
Phụ nữ có cốt khí không thích dựa vào bất cứ ai, biết cách sống TỰ LẬP nhưng không tranh hết phần việc của đàn ông. Dù lập trường mạnh mẽ, nhưng bề ngoài của họ vẫn duyên dáng, uyển chuyển; khiến ai cũng khó quên sau lần đầu gặp gỡ. Họ độc lập nhưng không độc đoán, không toan tính điều xấu, mưu mẹo hại người. Phụ nữ có cốt khí còn có thái độ đúng mực, không kiêu ngạo, không xu nịnh. Coi trọng CỐT CÁCH nên họ cũng không dễ dàng vì ai đó mà thay đổi hay từ bỏ NỘI TẠI của chính mình.

3 ĐẠI KHÍ
- Người có đại khí thường có ma lực hấp dẫn. Với họ, bề ngoài có thể luôn “thay hình đổi dạng” nhưng PHẨM CHẤT mới là vĩnh viễn. Họ biết phân biệt rạch ròi giữa tự tôn và tự ái, tự trọng và tự cường, nên luôn duy trì tâm thái lạc quan và hướng về phía trước.
- Đại khí của phụ nữ giúp họ không phiền muộn vì những trở ngại và thất bại, xem chúng là chuyện tất nhiên trong cuộc sống. Họ cũng không vì dấu vết tuổi tác mà đau buồn, vì sống thuận theo tự nhiên thì tuổi nào cũng có nét đẹp riêng.

4. TÀI KHÍ
- Tài ở đây không nhất thiết phải thông minh, mà là khôn khéo, nghĩa là không cần phải “trên thông thiên văn dưới tường địa lý”, nhưng có khả năng THẤU HIỂU NHÂN TÂM. Họ thẳng thắn, chân thành nhưng vô cùng khéo léo. Luôn tế nhị và tránh làm tổn thương người khác.
- Họ thích đọc sách và học hỏi để cải thiện con người và tư duy của chính mình. Họ thực hiện điều này vì sở thích, đam mê và trên cả là ý thức tự hoàn thiện bản thân, đề cao sự gương mẫu, tài hoa, đúng mực.

-------------------------------------
*** MỞ RỘNG
1. KHÍ TỰ NHIÊN ( Chân nguyên, Tiên thiên): Là khí bẩm sinh, do di truyền
2. KHÍ HÀM DƯỠNG (hay tu dưỡng): Là khí tự nhiên đã qua một thời gian tu tập, rèn luyện.
3. KHÍ SỞ TẬP: Là khí tự nhiên tốt đẹp, nhưng không biết bảo trì mà lại buông thả khiến phần thanh khiết tốt đẹp ban đầu dần mất đi, phần thô trọc xấu xa được dịp tăng trưởng.



Mô hình tự quản

Nguồn: Viện Đào Tạo Bách Khoa

MÔ HÌNH TỰ QUẢN – CỞI TRÓI CHO LEADER, THỔI BÙNG SINH KHÍ DOANH NGHIỆP – PHẦN 1
(Đảm bảo thay đổi 360 độ góc nhìn của CEO, CFO về các mô hình quản trị hiện nay)



**Bạn đã bao giờ tưởng tượng hoặc biết đến một tổ chức lớn toàn cầu hoạt động theo mô hình TỰ QUẢN mà vẫn hiệu quả chưa? Chúng ta cùng tìm hiểu về FAVI – Một công xưởng sản xuất đồng thau ở miền Bắc nước Pháp.

**FAVI thành lập năm 1950 và nhiều thập kỷ sau vẫn vận hành theo truyền thống, có các CEO và các bộ phận. Năm 1983, CEO Jean Francois Zobrist đã đảo lộn cả hệ thống FAVI. FAVI hiện nay hoạt động với 13 xưởng nhỏ tự quản, phục vụ khách hàng cụ thể: Xưởng Audi, Xưởng Volvo… các xưởng linh kiện và phòng hỗ trợ. Trên các nhóm này không hề có ban quản lý, không có Ban giám đốc, ngoài vai trò “CEO”

MÔ HÌNH TỰ QUẢN KHÁC BIỆT NHƯ THẾ NÀO?

**Thay vì như các xưởng sản xuất vận hành phong cách cũ là có các phòng ban tiếp nhận – xử lý thông tin khách hàng, bộ phận sản xuất, hành chính, giao hàng riêng biệt với một quy trình trông có vẻ chuyên nghiệp. Bộ phận kinh doanh nhận đơn hàng – giao hỗ trợ nhập liệu - xếp lịch trình sản xuất – phòng nhân sự phân công người – nhân viên sản xuất như một cái máy, khi không biết đang làm cho khách hàng nào, công ty nhiều hay ít đơn.

**Tại FAVI thì khác. Mỗi tuần 1 lần, các nhân sự kinh doanh tại từ xưởng Audi sẽ gặp toàn đội ngũ chia sẻ về đơn hàng của tuần, mọi người trong nhóm cùng lên kế hoạch, cùng ăn mừng và chia sẻ khi đơn hàng lớn hay nhỏ, cùng động não nghĩ cách cạnh tranh với đối thủ để giao đơn hàng sớm nhất có thể, tự nhóm quyết định chỉ tiêu và cùng nhau quản lý mục tiêu đó. Các thành viên đều cảm thấy tự hào sau mỗi tuần làm việc khi được tự tổ chức mọi thứ!

>> Kết quả đạt được của FAVI rất phi thường. Trong khi tất cả các đối thủ cạnh tranh đã dời qua thị trường Trung Quốc thì sản phẩm của FAVI vẫn chiếm 50% tổng thị phần, trụ lại ở châu Âu kèm với cam kết giao hàng đúng hẹn tới mức khó tin, trong suốt 25 NĂM không hề có đơn hàng nào bị giao trễ, hầu như nhân viên không ai muốn nghỉ việc vì khi đã làm trong môi trường FAVI đều không muốn quay lại các xưởng sản xuất được vận hành theo phong cách cũ.

BÍ MẬT NẰM Ở ĐÂU? >> Đó chính là mô hình TỰ QUẢN và phân quyền cho các nhóm nhỏ, khi những người trực tiếp và thường xuyên làm việc với khách hàng được tự quản lý công việc của mình để đáp ứng được mong muốn, “chạm” đến trái tim cả những vị khách khó tính.

!!! Như vậy không phải quy trình nhiều bước, phức tạp và trông có vẻ “chuyên nghiệp” sẽ tạo ra năng suất, doanh thu cao, không phải mô hình cần có KPIs, cần có Leader, Các ban bệ ra quyết định thì tổ chức mới vận hành được. Điểm mấu chốt nằm ở việc chúng ta có dám thử một khái niệm mới: MÔ HÌNH TỰ QUẢN hay không?

MÔ HÌNH TỰ QUẢN PHẦN 2 – THÁO BỎ LỚP MẶT NẠ “CÔNG SỞ”, THỔI BÙNG SINH KHÍ DOANH NGHIỆP

>> “Khi dám bỏ đi chiếc mặt nạ để thực sự là chính mình, một năng lượng cực lớn sẽ được giải phóng” NHƯNG:

**Chúng ta chọn che giấu đi nhiều thứ, những phần “mong muốn sâu thẳm”, tỏ ra cương quyết hơn mức thực tế tại công sở.
**Chúng ta chọn tỏ ra “được việc” hoặc “Không liên quan” thật cool ngầu, thật chuyên nghiệp và đĩnh đạc, có khi hơn mức cần thiết.
**Chúng ta chọn nói những điều đồng nghiệp, sếp, khách hàng thích nghe, muốn nghe thay vì nói những điều ta thật sự nghĩ, thật sự mong muốn.
**Chúng ta cảm thấy thật xấu hổ khi mình bộc lộ chút bản chất, ước mơ thầm kín hay tài lẻ của mình tại nơi làm việc.
**Chúng ta cảm thấy thật ngớ ngẩn và kì cục khi chia sẻ với ai đó về những kí ức đau khổ, những rào cản tâm lý thời thơ ấu ta mang theo tới khi trưởng thành bởi công sở là nơi LÀM VIỆC với KPIs là những con số, và sẽ chẳng ai quan tâm đến câu chuyện của ta.

!!Thiếu sự chính trực với “nội tâm”, không có môi trường đủ an toàn để cho phép mỗi người kết nối lại với bên trong là những điều dường như “hiển nhiên” tại nơi làm việc.

!! VÀ ĐỒNG THỜI chúng ta ĐÃ VÔ TÌNH quên mất KHO BÁU của chính mình và đồng nghiệp - INSIGHT của mỗi cá nhân.

>> SỰ TỰ QUẢN giúp ta đi được một bước tiến dài trong việc làm giảm đi những nỗi sợ thầm kín thường gặp nơi công sở.
Khi không còn vị sếp nào để làm vui lòng, không còn cấp dưới nào để quản lý, một phần lớn độc tố trong tổ chức được thanh tẩy.

** Mô hình này thôi thúc nhân viên, đồng nghiệp của chúng ta khám phá bản thân để đạt được HẠNH PHÚC CHÂN CHÍNH bằng cách tạo ra các mối quan hệ đích thực xung quanh mình. Tính chủ động, phong phú và chân thành những mối quan hệ này đôi lúc khiến ta bị tổn thương, nhưng qua những tổn thương tích cực đó, chúng ta sẽ nhanh chóng trưởng thành, sẽ cảm thấy rằng mình thực sự sống.

** SỰ TỰ QUẢN sẽ giúp công sở/ nơi làm việc không còn là chốn “thị phi” mà thực sự là nơi con người có thể trọn vẹn với chính mình. "TRỌN VẸN VỚI CHÍNH MÌNH” sẽ giúp khơi dậy sự tự nguyện, tự giác trong mỗi cá thể của tổ chức. Khi tạo môi trường để tất cả đều được trải nghiệm, lắng nghe và tìm ra INSIGHT của mỗi cá thể

>> Nếu một phần lớn INSIGHT đó trùng với những điều tổ chức hướng tới thì tự động những MỤC TIÊU CẤP TIẾN sẽ lần lượt được đặt ra và chinh phục.
>>Và chỉ sớm thôi, bạn sẽ cảm thấy tổ chức của mình “được thực sự SỐNG”, là một Thực thể sinh động và liên tục phát triển.

Vậy cần điều kiện gì và bằng cách nào để tạo ra một môi trường an toàn, nơi tất cả có thể đặt xuống MẶT NẠ CÔNG SỞ, để SỰ TRỌN VẸN của mỗi cá thể không phá vỡ và xung đột tổ chức >> Chấm để nhận câu trả lời ở Phần 3.

**Nguồn đúc kết: Sách Tái tạo tổ chức và Giáo trình TEAM - Bí quyết xây dựng đội ngũ.






SỨC HẤP DẪN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO BIẾT LẮNG NGHE

1. LẮNG NGHE ĐỂ QUAN SÁT
- Có một cuộc nghiên cứu cho thấy những người biết chú ý đến sự thay đổi xung quanh thường sẽ có khả năng sáng tạo, năng lực và sức ảnh hưởng hơn dù trong công việc hay cuộc sống. Người có khả năng HAY BIẾT NHỮNG GÌ XẢY RA TRONG THÂN TÂM sẽ nhận biết được sự thay đổi xung quanh thường. Từ đó, có thể cảm giác được sự thay đổi trong lòng mình, phản ứng tâm tư của mình và tâm trạng của cấp dưới.

>>> Vì vậy, một người lãnh đạo giỏi, họ biết lắng nghe lòng mình, họ biết nội tâm mình đang muốn nói gì, biết bản thân đang nghĩ gì? Đồng thời, một người lãnh đạo ưu tú cũng luôn sẵn sàng lắng nghe người khác, hiểu được họ muốn nói, muốn biểu đạt những gì, đây là sự khởi đầu của một cuộc trao đổi tập thể hiệu quả.

2. LẮNG NGHE ĐỂ TẬP TRUNG VÀO HIỆN TẠI
- Thế nào là một cuộc trao đổi không hiệu quả? Chính là đôi bên có vẻ như có người nói, người nghe, nhưng lại không thật sự lắng nghe, không thật sự muốn nghe những gì mà đối phương muốn biểu đạt, thậm chí có thói quen ngắt lời đối phương, sau đó dùng lời lẽ phản bác lại.

- Đôi khi chúng ta có nghe lời người khác nói, nhưng đồng thời trong đầu cũng đang tự nói, đó là khi người kia nói những điều khiến chúng ta bất mãn, tự trong đầu sẽ có ý kiến phát ra. Tuy không nói ra miệng, nhưng trong lòng vẫn tự “lải nhải”. Đây chính là một cuộc trao đổi không có hiệu quả, chỉ tỏ ra vẻ bề ngoài, không thật sự muốn giải quyết vấn đề.

>> Vì vậy, trong bất cứ cuộc nói chuyện, hay tham gia một cuộc họp nào. Hãy giữ cho mình luôn bình tâm, lắng nghe người khác nói, xem thử yêu cầu hoặc khó khăn của họ là gì thì mới có thể trở thành một nhà lãnh đạo đáng ngưỡng mộ.