Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

Hai thế giới


Quan sát và quan sát bản thân là hai việc hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, cả hai đều đòi hỏi sự tập trung. Khi quan sát, sự tập trung được hướng ra bên ngoài, hướng tới thế giới bên ngoài, qua cửa sổ của các giác quan.

Trong việc quan sát chính mình, sự chú ý được hướng vào trong, vì thế cho nên các giác quan bên ngoài không có lợi ích gì cả; riêng việc này thôi cũng đã đủ để cho việc tập quan sát các quá trình tâm lý bên trong trở nên khó khăn với người mới bắt đầu.

Về mặt thực hành, điểm khởi đầu của khoa học chính thống là những gì quan sát được. [the observable]. Điểm khởi đầu của việc rèn luyện bản thân chính là việc tự quan sát, là những gì có thể tự quan sát được [the auto-observable].

Rõ ràng rằng hai điểm khởi đầu ở trên đưa chúng ta đến hai hướng hoàn toàn khác nhau.

Một người có thể sống cả đời đắm mình giữa những giáo lý bảo thủ của khoa học chính thức, nghiên cứu các hiện tượng bên ngoài, quan sát các tế bào, nguyên tử, phân tử, mặt trời, những vì sao, sao chổi, v.v., mà không hề trải nghiệm bất cứ một sự thay đổi triệt để nào trong chính bản thân mình.

Loại kiến thức có khả năng thay đổi một người từ bên trong không bao giờ có thể đạt được qua sự quan sát bên ngoài.

Kiến thức chân thật, loại kiến thích có khả năng khởi nguồn những sự thay đổi cơ bản bên trong chúng ta, có nền tảng là sự tự quan sát chính mình.

Chúng ta cần gấp rút chỉ bảo những môn đệ Gnosis tự quan sát chính mình và [phải giải thích cho họ biết] tự quan sát nghĩa là thế nào, và vì sao phải làm như thế.

Quan sát là một phương tiện để thay đổi trạng thái máy móc của thế giới. Tự quan sát bên trong là một phương tiện để thay đổi một cách sâu sắc.

Như một kết quả hoặc hệ quả của tất cả những việc ở trên, chúng ta có thể và phải khẳng định một cách dứt khoát rằng có hai loại trí tuệ: trí tuệ hướng ngoại và trí tuệ hướng nội. Trừ khi chúng ta có một trung tâm từ tính trong người để phân biệt hai loại trí tuệ này, sự pha trộn giữa hai miền trí tuệ hay hai trật tự tư tưởng có thể đưa chúng ta đến trạng thái nhầm lẫn.

Những giáo pháp huyền bí giả được gắn mác nền tảng khoa học thuộc về thế giới của sự quan sát bên ngoài; thế mà những giáo pháp này lại được chấp nhận bởi nhiều học trò tâm linh như là trí tuệ bên trong.

Vậy thì chúng ta đang đứng trước hai thế giới, một thế giới bên ngoài và một thế giới bên trong. Thế giới đầu tiên được cảm nhận qua các giác quan bên ngoài; thế giới thứ hai chỉ có thể cảm nhận được thông qua giác quan của sự tự quan sát nội tại.

Suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc, khao khát, hy vọng, thất vọng, v.v., nằm ở bên trong; chúng không hiện hữu dưới các giác quan bình thường và phổ biến, tuy nhiên, chúng ta cảm thấy chúng còn thật hơn cả chiếc bàn ăn hay những chiếc ghế trong phòng khách.

Hiển nhiên, việc chúng ta sống ở thế giới bên trong nhiều hơn thế giới bên ngoài là điều không thể phủ nhận, không thể chối cãi được.

Trong thế giới nội tại của chúng ta, trong thế giới bí mật của chúng ta, chúng ta yêu, khao khát, nghi ngờ, ban phước, nguyền rủa, mong muốn, đau khổ, tận hưởng; chúng ta cảm thấy thất vọng, cảm thấy được ban thưởng, v.v., v.v., v.v.

Đương nhiên, cả hai thế giới, bên trong và bên ngoài, đều có thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm. Thế giới bên ngoài bao gồm những thứ có thể quan sát được, còn thế giới bên trong bao gồm những thứ chúng ta có thể tự quan sát được trong bản thân mình, bây giờ và ở đây.

Người nào thực sự muốn biết về “các Thế giới bên trong” của Trái đất, hay Hệ mặt trời, hay Thiên hà mà chúng ta đang sống, người đó trước hết phải biết về thế giới bên trong của chính mình, cuộc sống nội tâm cụ thể của mình, hay còn gọi là các “Thế Giới Nội Tại” của bản thân. “Con người, hãy biết chính mình và con sẽ biết vũ trụ và các vị thần” [Câu nói này đã được khắc trên cổng của ngôi đền thiêng Apollo ở Delphi, Hy Lạp].

Chúng ta càng tìm hiểu về cái “Thế Giới Nội Tại” được gọi là “bản thân” này thì chúng ta càng hiểu rằng mình đang sống cùng một lúc ở cả hai thế giới, hai thực tiễn, hai môi trường, một bên ngoài và một bên trong.

Một người cần học cách đi trong “thế giới bên ngoài” để không ngã xuống vách núi, để không bị lạc trong các đường phố, để chọn bạn, để tránh giao du với những người hư hỏng, để tránh ngộ độc, v.v., cũng như thế, qua việc rèn luyện tâm lý của mình, chúng ta tập đi trong “Thế giới nội tại“, [là thế giới] có thể khám phá được qua việc tự quan sát bản thân.

Nói thật ra, khả năng tự quan sát bị thui chột với sự thoái hoá của nhân loại trong thời đại u tối mà chúng ta đang sống này.

Khi chúng ta kiên trì với sự tự quan sát bản thân, khả năng tự quan sát bên trong sẽ dần dần phát triển.

Gnosis Vietnam biên dịch








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét