..."Cái đẹp của bốn mùa, trời đất có khả năng nuôi dưỡng và an tĩnh ta rất nhiều. Chẳng trách sao mà ngày xưa có những vị dám từ bỏ danh lợi, đi tìm một thảo am trong rừng núi, và chỉ cần “thu ăn măng trúc, đông ăn giá; xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” mà vẫn thấy là hạnh phúc và đầy đủ.
Thật ra chúng ta cũng không cần phải đi đến một nơi nào xa xôi mới có được sự tĩnh lặng, mà là tiếp xúc lại với những gì có mặt chung quanh mình, cho sâu sắc hơn. Tôi nhớ trong kinh có dạy rằng nếu ta biết lánh xa, cách ly những gì mang lại cho mình muộn phiền, mệt nhọc, thì dầu ở nơi nào, ta cũng sẽ có được sự an vui.
Nhưng
thế nào là biết lánh xa, đó có phải là một sự trốn chạy, bỏ nơi này mà
tìm nơi khác? Ông Trang Tử có kể câu truyện về một người chạy trốn bóng
mình "Một người sợ cái bóng của mình, ghét những vết chân của mình
bèn chạy trốn; nhưng càng bước nhiều thì vết chân càng nhiều, càng chạy
mau thì cái bóng càng theo bén gót; thấy như vậy vẫn còn chậm, nên anh
ta lại càng ráng chạy mau hơn nữa, không ngừng, tới nỗi kiệt lực mà
chết. Người đó thật dại khờ, không biết rằng chỉ cần dừng lại, đứng vào
chỗ bóng mát sẽ không còn thấy bóng mình nữa; và nếu chỉ cần ngồi yên
xuống sẽ không còn thêm vết chân của mình nữa."
Ngày
nay chúng ta rất bận rộn, lăng xăng tìm kiếm, nhưng vẫn sẽ không bao
giờ tìm thấy. Sẽ không bao giờ ta cảm thấy hài lòng. Ông Eric Hoffer,
một triết gia của thế kỷ 20, viết, "Ta sẽ không bao giờ có đủ những gì mình không thật sự cần có, để mang lại cho ta hạnh phúc" You can never get enough of what you don't really need to make you happy. Và
vì vậy, nếu như những gì ta đang có vẫn chưa là đủ thì suốt đời chúng
ta sẽ cứ bận rộn đi tìm kiếm mãi. Và vì sợ cái bóng của khổ đau mà ta
tìm cách để tránh né, mà càng trốn lánh ta lại càng không xa lìa được
nó... Gánh cực mà đổ lên non, cong lưng mà chạy cực còn đuổi theo. Nếu
như ta biết rằng “chỉ cần dừng lại vào chỗ bóng mát sẽ không còn thấy
bóng mình nữa; và nếu chỉ cần ngồi yên xuống sẽ không còn thêm vết chân
của mình nữa."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét