Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

Diệu Pháp Thiền


1-Ngồi thiền, kiết già, bán già, xếp bằng.....kiểu nào cũng được. Tay xếp chồng lên nhau, hoặc để trên đầu gối, lật ngửa tay hay úp tay cũng được, miễn sao cơ thể thoải mái là được.

2-Chọn chỗ yên tĩnh, không ai quấy rầy. Hoặc trước bàn thờ, hoặc sợ muỗi thì ngồi trong mùng cũng được.

3-Dùng một câu chú: Um Mani- Padme Hum, hoặc danh hiệu: A Di- Đà Phật......Khi đọc, nên phân thành hai nhịp. 
Ban đầu thì nên đọc nhỏ thành tiếng vừa đủ nghe. Khi đã quen, Tậm tịnh thì có thể đọc thầm.
Vừa đọc, vừa lắng nghe, vừa nhìn vào bên trong, tức là không nhìn ra ngoài, vừa chú ý, tập trung, đem lên, nghĩ về đỉnh đầu.

4-Thời gian ngồi từ một tiếng trở lên. Vì sao phải như thế? 
Vì khoảng thời gian đó, Tâm mới vừa được tịnh và tác dụng công phá của Tâm mới bắt đầu. 
Tuy nhiên cũng có người Tâm tịnh nhanh hơn.

Với người mới ngồi, thì thời gian một tiếng không thể chịu nổi, có thể ngồi tại chỗ, duỗi chân ra cho bớt đau, tê. Bớt rồi thì kéo chân vào ngồi tiếp.

Đơn giản. Tạm gọi là Thiền! Khi Thiền, có những trạng thái, hiện tượng, của cơ thể, cố gắng vượt qua.

5-Những hiện tượng xảy ra khi ngồi thiền là Nhột, ngứa, châm chít...là do trước đây Tâm luôn hướng ngoài không cảm nhận được, bây giờ Tâm quay về thân nên cảm nhận được máu huyết lưu thông tạo ra, cứ chịu đựng một chút thì hết.

Vì trụ đỉnh đầu nên có hiện tượng ê, đau trên đỉnh đầu, cố chịu thêm một chút thì cái đau tan rã. 
Bấy giờ sẽ nhận được dòng khí chảy vào làm mát mẻ cơ thể. Đây là dòng khí sạch có thể làm tiêu trừ tật bệnh.

Đối với người tu Phật Pháp, nhờ dòng khí nầy có thể mở được sáu căn, phá hết 5 uẩn của Thân, Tâm giải thoát Luân hồi!

6-Tại sao phải ngồi Thiền ?
Đối với người lớn tuổi. Vì ngày nay, mỗi gia đình chỉ có hai con. Lớn lên, học hành, làm ăn xa. Thì nên cần ngồi thiền, để tiêu trừ bệnh tật. 
Mình mạnh khỏe, con cái đỡ lo. Mình lo sức khỏe của mình, cũng chính là lo cho con!

Với người nhỏ tuổi hơn, có gia đình có con cái, công việc làm ăn....cũng nên ngồi thiền, để ít bị bệnh tật. 
Khi cơ thể khỏe mạnh thì gia đình an vui, hạnh phúc.....

Trẻ ngồi được thì tinh thần minh mẫn. Sau ngày làm việc, hao hụt Năng lượng. 
Ngồi thiền có thể bù đắp sự hao hụt đó!

Còn đối với người tu, thì cần nên ngồi thiền. Vì sao? 
Vì muốn đắc đạo thì phải ngồi thiền. Ngày xưa, Đức Phật cũng thế, các vị Tổ cũng thế!

Pháp Thiền đơn giản nầy, còn gọi là Thiền Diệu Pháp, Thiền Trực Tiếp trên Thân và Tâm.

Võ Hoành Sơn
Pháp Hoa Hội Thiền Việt Nam.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét