Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

Bài thiền nhóm II

Lời dạy của Chân Sư D.K - Giải thích bởi Chú L.K.

LƯU Ý: !!!Bài thực hành thiền số 2 này chỉ được thực hiện sau khi đã thực hành bài thiền số 1 trên 6 tháng đều đặn!!!

Bài tham thiền đầy đủ liên quan đến quá trình liên hệ luân xa tim với luân xa đầu, và sau đó—nhờ một hành động của ý chí—liên kết cả hai với điểm tĩnh lặng trong luân xa tùng thái dương—điểm mà từ trước đến nay chưa gì được dạy (mặc dù sự cần thiết của một điểm như thế là hiển nhiên trong việc chuyển dịch năng lượng) nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong tất cả việc chuẩn bị cho sự điểm đạo.

Đó là tất cả những gì mà tôi đã hướng dẫn bạn trong bài tham thiền cuối cùng, nhưng nó phải được thêm vào bài thiền cá nhân vốn sẽ hỗ trợ việc tích hợp nhóm và trong việc khai mở của cá nhân các đệ tử.

Chân Sư D.K. nhắc lại bài tham thiền I nhằm liên hệ luân xa tim và luân xa đỉnh đầu, chuẩn bị cho phần II của bài tham thiền này sẽ làm công việc chính là chuyển di năng lượng của luân xa tùng thái dương lên luân xa tim và từ đó đến đầu. Tại sao cần phải chuẩn bị cho việc chuyển di năng lượng đó? Trong phần dưới bạn sẽ thấy câu trả lời. 

Cũng trong đoạn trên, giai đoạn 1 nhằm liên hệ giữa luân xa tim và luân xa đầu, còn giai đoạn 2 sẽ đưa năng lượng từ luân xa đầu xuống xuống luân xa tùng thái dương và thông qua tác động của ý chí để nâng năng lượng tùng thái dương lên. Các bạn chú ý cụm từ “an act of will” mà Ngài hay sử dụng. Đó là một tác động của ý chí. 

Trong đoạn kế, bạn sẽ thấy rằng trong bài Thiền số I Ngài nói rõ bài số I chưa sử dụng khía cạnh Ý chí của Linh hồn để đưa năng lượng từ luân xa đầu đến luân xa tùng thái dương.

Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ để ý trong bài tham thiền được sử dụng hàng ngày tôi đã không đưa nó quá xa về phía trước, nơi mà ý chí được sử dụng và năng lượng ở đầu được lái đến trung tâm yên tĩnh trong luân xa tùng thái dương. Bạn cũng sẽ lưu ý rằng tại thời điểm Trăng Tròn và trong sự hình thành nhóm, cộng với sự tiếp xúc trực tiếp với chính tôi, các bạn được phép liên kết các luân xa tim, luân xa đầu và luân xa tùng thái dương lại nhau. Mỗi tháng một lần và khi đó chỉ thông qua từ trường bảo vệ của sự sống nhóm bạn có thể hoàn thành việc tham thiền.

Tham thiền tập trung lên luân xa tùng thái dương là việc cực kỳ nguy hiểm:

Ở đây tôi muốn nhắc bạn lưu ý và chú ý đến tuyên bố trước đây của tôi rằng tất cả sự kích thích luân xa tùng thái dương và tất cả sự tập trung vào luân xa đó mang theo sự nguy hiểm nhất định, và người đệ tử tham gia phải thực hành sự kiểm soát khôn ngoan bản chất cảm xúc.

Do đó, khi chưa có sự chuẩn bị Ngài không cho phép đệ tử tham thiền vào đó. Trong đoạn trên Ngài nhắc bài Tham thiền I chỉ tham thiền lên luân xa tim và đầu, chưa sử dụng phương diện ý chí để đưa năng lượng đến điểm yên tĩnh trong luân xa tùng thái dương. Chỉ trong thời điểm trăng tròn, thông qua tác động liên kết nhóm và qua sự tiếp xúc trực tiếp với Ngài mà các đệ tử được làm chuyện đó, vì khi đó có sự bảo vệ của từ trường Ashram.

Do đó, trong tham thiền huyền môn, các công việc đều có lí do và diễn tiến theo trình tự. Một sự thiếu hiểu biết sẽ gây tác hại khôn lường.

Một số môn phái tham thiền mở luân xa dạy con người tập trung vào các luân xa dưới cơ hoành cũng là đang “đùa với lửa”. Tôi thỉnh thoảng nghe một nhà sư hay một vị Thầy dạy người học tham thiền vào đan điền, tập trung tư tưởng vào đan điền vì “đó là trọng tâm của cơ thể”, có lẽ cũng do thiếu hiểu biết. 

Khi một luân xa thấp hoạt động quá mạnh, năng lượng của nó sẽ bắt đầu dịch chuyển lên luân xa tương ứng ở trên. Trong trường hợp luân xa trên chưa khai mở,  năng lượng sẽ dao động qua lại giữa hai luân xa một thời gian dài, và thời gian quá độ này sẽ đi kèm những khó khăn nhất định. Bài tham thiền I chuẩn bị luân xa tim và luân xa đầu cho việc tiếp nhận năng lượng từ luân xa tùng thái dương. Tôi xin trích lại phần giáo lý của Chân sư DK về sự dịch chuyển năng lượng của các luân xa:
Quá trình chuyển dịch năng lượng giữa hai luân xa:
Quá trình chuyển dịch năng lượng của luân xa thấp vào luân xa cao xảy ra trong ba bước sau đây:
Bước 1: Luân xa thấp gia tăng cường độ hoạt động của mình. Điều nầy khiến cơ quan của thể xác liên hệ với nó cũng hoạt động quá mức, hậu quả dẫn đến sự tắt nghẽn (congestion) của năng lượng và bệnh tật.
 Bước 2: Dòng năng lượng từ luân xa thấp bắt đầu dịch chuyển đến luân xa cao và được hấp thụ vào luân xa đó. Luân xa cao gia tăng dần hoạt động của mình, trong khi luân xa thấp cũng giảm dần rung động của nó. Tuy nhiên trong giai đoạn nầy, dòng năng lượng thường bị dao động qua lại giữa hai luân xa, đặc biệt trong trường hợp luân xa xương cùng. Ban đầu dòng năng lượng từ luân xa xương cùng bị luân xa cuống họng đẩy ra hướng về luân xa xương cùng để được hấp thu lại. Sau đó nó lại chuyển dịch đến luân xa cuống họng để được hấp thu vào lần nữa. Quá trình nầy lập đi lập lại nhiều lần đến khi năng lượng của luân xa thấp được hoàn toàn hấp thu vào luân xa cao.
Bước 3: Năng lượng của luân xa thấp hoàn toàn được hấp thụ vào luân xa cao. Điều nầy dẫn đến một thời kỳ khó khăn mới, nhưng lần nầy nó xảy ra trong luân xa cao, dẫn đến bệnh tật của cơ quan thể xác có liên hệ với luân xa đó.
 

Ngoài ra ta cũng lưu ý năng lượng của các luân xa thấp dưới hoành cách mô không đi thẳng vào các luân xa trên mà trước tiên bị hấp thu vào luân xa trung gian là luân xa tùng thái dương. Đức D.K gọi luân xa tùng thái dương là kho xử lý “great clearing house” của tất cả năng lượng thấp dưới hoành cách mô.

Bệnh tật là hậu quả ban đầu của sự chuyển dịch năng lượng:
Trong quá trình dịch chuyển năng lượng của luân xa thấp lên luân xa cao tất yếu phải dẫn đến sự rối loạn trong sự phân bố và hấp thu của các dòng năng lượng. Và kết quả là bệnh tật của cơ quan tương ứng. Ví dụ khi năng lượng của luân xa xương cụt thăng lên luân xa tùng thái dương thường xảy ra rối loạn và bệnh tật của hệ thống đường ruột. Khi năng lượng của các luân xa thứ yếu dưới hoành cách mô (không nằm trên cột sống) dâng lên luân xa tùng thái dương thì hay xảy ra bệnh tật của thận và mật.
Một trường hợp khác khi các năng lượng tích tụ trong luân xa tùng thái dương chuyển dịch đến luân xa tim thì tim chịu một áp lực to lớn, thường là rất trầm trọng. Đó là lí do tại sao ngày nay nhiều người tiến hóa cao hay chết vì bệnh tim. Trong chu kỳ kiếp sống dài của linh hồn khó khăn nầy không đáng kể, nhưng trong một kiếp sống ngắn ngủi thì đó là một khó khăn lớn và là một bi kịch. Tương tự khi năng lượng của năm luân xa trên cột sống chuyển di vào luân xa Ajna cũng gây ra những khó khăn riêng của nó. Sự tập trung tất cả năng lượng của năm luân xa vào nó có thể gây ra những hậu quả tâm lý trầm trọng. Con người có thể tạm thời trở thành cực kỳ vị kỷ, một quái vật người như Adolf Hitler và đồng bọn của y, tuy có thể một mức độ thấp hơn. Hoặc y có thể bị bệnh động kinh nặng, hoặc thị giác bị ảnh hưởng, đôi khi mù. Đây là những vấn đề mà ta cần quan tâm.
Công việc Trăng Tròn sẽ vẫn như đã được chỉ dẫn cho các bạn trong phần còn lại của năm, nhưng chúng ta sẽ hoàn tất bài tham thiền, và bây giờ tôi sẽ phác thảo cho bạn Giai đoạn II của bài tham thiền nhóm. Nửa đầu của bài tham thiền giờ đã rất quen thuộc với các bạn đến mức nó sẽ tự động trong hoạt động của nó, và sẽ chỉ mất một vài phút để hoàn thành. Nó có bản chất giới thiệu cho những gì mà tôi đang truyền đạt. Nó nên để lại cho mỗi bạn (nếu thực hiện tới điểm kết thúc đúng) với tâm thức và năng lượng của luân xa tim tập trung vào luân xa đầu. Hoạt động của con người tinh thần thực sự đã chưa được đánh thức, và khi nó được khơi dậy tác động lên dòng chảy của năng lượng từ luân xa đầu sẽ gồm ba phần:

1. Điểm đã thức tỉnh trong tùng thái dương sẽ trở nên cực kỳ linh động và—nếu công việc được thực hiện đúng—nó sẽ làm cho điểm đó cũng cực kỳ từ tính, thu hút tất cả năng lượng của tất cả các luân xa dưới cơ hoành (ngoại trừ từ luân xa đáy cột sống), và điều này liên quan đến luân xa xương cùng và các điểm tập trung nhỏ lên vào đến luân xa tùng thái dương. Ở đó, chúng phải được giữ ổn định cho đến khi con người sẵn sàng làm việc với chúng một cách huyền linh. 

2. Điểm yên tĩnh hay điểm chưa thức tỉnh trong luân xa tùng thái dương từ từ được khơi hoạt và đi đến một trạng thái hoạt động rung động mới. Từ trường của nó liên tục tăng và mở rộng cho đến khi nó tiếp xúc với ngoại vi của từ trường xung quanh luân xa tim. 

3. Khi hai giai đoạn trên được hoàn thành, khi đó có một quá trình chuyển dịch lâu dài xảy ra. Luân xa tùng thái dương là trung tâm xử lí giữa các nguồn năng lượng thấp và cao. Bản thân quá trình này lưỡng phân:

a. Hai điểm trong vùng hoạt động của tùng thái dương trở nên liên hệ với nhau một cách rõ rệt, và năng lượng vật chất và xương cùng thấp hơn được chuyển vào điểm ánh sáng cho đến nay vẫn yên tĩnh, giờ đã được đánh thức và tăng cường về tính chất và sức mạnh. 

b. Các năng lượng tập trung ở trung tâm mới bên trong phạm vi của luân xa tùng thái dương sau đó được nâng lên bằng một tác động của ý chí đến luân xa tim và từ đó đến luân xa đầu. 

Trong sự chuyển dịch tam phân này của năng lượng thấp đến luân xa tùng thái dương, đến luân xa tim và cuối cùng đến luân xa đỉnh đầu, chúng ta có sự thể hiện tượng hình và biểu tượng bên trong kinh nghiệm sống của người đệ tử về sự tương quan và chuyển hóa năng lượng từ phàm ngã (tượng trưng bởi luân xa tùng thái dương) đến linh hồn (tượng trưng bởi luân xa tim) và từ linh hồn đến Chân thần (tượng trưng bởi luân xa đầu). Những tương ứng này có giá trị vì chúng biện minh cho bản chất thực tế của quá trình và chúng cũng cho phép người tầm đạo nắm bắt phần nào bản chất của công việc mà y cam kết. Do đó, một số khía cạnh của mối quan hệ nổi lên trong tâm thức của người đệ tử, và tại điểm này trong việc huấn luyện của y, bốn mối quan hệ sau đây có tầm quan trọng lớn:

1. Mối quan hệ của các năng lượng được tìm thấy bên dưới cơ hoành và tương ứng với cuộc sống phàm ngã (được thúc đẩy bởi ham muốn), với các năng lượng cao hơn tìm thấy ở trên cơ hoành và được thúc đẩy bởi linh hồn. Trong trường hợp của người chí nguyện, những năng lượng này cho đến nay thực tế hoàn toàn yên tĩnh và chỉ trở thành một hoạt động được thực hiện khi linh hồn thiết lập sự kiểm soát ngày càng tăng đối với người đệ tử. 

2. Mối quan hệ giữa hai điểm bên trong chính luân xa tùng thái dương. Đây cũng là biểu tượng của mối quan hệ phàm ngã-linh hồn. Một điểm đã thức tỉnh, như cuộc sống thấp kém hơn của con người; điểm khác đang thức tỉnh, như trong trường hợp người chí nguyện, hay hoàn toàn thức tỉnh như trường hợp của người đệ tử thệ nguyện, trước kỳ điểm đạo thứ hai. 

3. Mối quan hệ giữa luân xa tùng thái dương và luân xa tim. Điều này là rất quan trọng và nhằm làm rõ tâm trí của người chí nguyện vì một lần nữa nó biểu tượng cho vấn đề hiện tại trước mắt của phàm ngã và linh hồn. 

4. Mối quan hệ giữa luân xa ajna (giữa lông mày) và hoa sen nghìn cánh. Khi hai luân xa này có liên quan chính xác với nhau, khi đó con người có thể được điểm đạo lần ba, vào thời điểm đó sức mạnh của Chân thần có thể bắt đầu được cảm nhận, liên kết các luân xa tim, đầu và tùng thái dương.

Có một giai đoạn trung gian trong đó luân xa tim và luân xa ajna trở nên chỉnh hợp và quan hệ với nhau. Giai đoạn này được bỏ qua trong liệt kê ở trên do thực tế là nó có bản chất thất phân và phương pháp chuyển tiếp và chuyển di phụ thuộc vào tính chất cung. Một mục thông tin mới xuất hiện tự nhiên ở đây. Luân xa cổ họng không được bao gồm trong những mối quan hệ này giữa các luân xa trên cơ hoành vì nó cũng giống như luân xa xương cùng đối với luân xa tùng thái dương— một điểm hoạt động sáng tạo thuần túy, hoạt động nhờ sự tương tác giữa các luân xa khác, nhưng đặc biệt là luân xa cổ họng cuối cùng được khơi hoạt và hành động bởi chính luân xa xương cùng. Đó là một hiệu ứng hay kết quả của mối quan hệ nhiều hơn bất cứ điều gì khác.

Ba mục đáng chú ý khác có thể được đề cập ở đây. 

Đầu tiên, luân xa cổ họng được đưa vào hoạt động thực sự bởi hành động trực tiếp của linh hồn, qua luân xa đầu, kết hợp với việc nâng cao đồng thời năng lượng của luân xa xương cùng. Điều này tương tự như thực tế luân xa tùng thái dương được đưa vào tính hữu dụng xây dựng thực sự bởi hành động trực tiếp của linh hồn, thông qua luân xa tim. Đó là lý do tại sao những người làm việc một cách sáng tạo thường có phàm ngã cung 1 vào thời điểm luân xa cổ họng lần đầu tiên trở nên năng động. 

Thứ hai, luân xa tùng thái dương được đánh thức bởi dòng lưu nhập năng lượng có bản chất lưỡng phân—năng lượng của tim và đầu hoạt động đồng bộ. Đây là sự tương ứng với năng lượng kép tạo thành bản chất thiết yếu của linh hồn—Atma-Buddhi, hoặc Ý Chí Tinh Thần và Tình Thương Tinh thần. Năng lượng linh hồn thứ ba, Manas hoặc năng lượng trí tuệ có liên quan trực tiếp hơn đến luân xa cổ họng. Thứ ba, có thể nói rằng sự thức tỉnh của luân xa ở đáy cột sống là kết quả của một hành động của ý chí được điều khiển từ đầu và dẫn đến sự nâng cao tất cả năng lượng lên luân xa đầu, cũng giống như luân xa tùng thái dương thức tỉnh và năng lượng được mang đến luân xa tim—cũng bởi một hành động của ý chí. Năng lượng của luân xa tùng thái dương, kho xử lý vĩ đại cho năng lượng phàm ngã, phải luôn được mang đến luân xa tim.

Ở đây tôi muốn nhắc bạn lưu ý và chú ý đến tuyên bố trước đây của tôi rằng tất cả sự kích thích luân xa tùng thái dương và tất cả sự tập trung vào luân xa đó mang theo sự nguy hiểm nhất định, và người đệ tử tham gia thực hành sự kiểm soát khôn ngoan bản chất cảm xúc. Một thái độ phi tập trung liên quan đến các phản ứng phàm ngã và tình yêu nhân loại ngày càng sâu sắc sẽ bảo vệ các đệ tử ở giai đoạn này—giai đoạn tìm kiếm sự phù hợp với bản thân cho việc điểm đạo lần thứ nhất hoặc thứ hai.

Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục với giai đoạn thứ hai của bài tham thiền. Nó đã được mang đến điểm mà tại đó bạn được yêu cầu xướng bài Chú Nguyện Hợp Nhất vĩ đại như là Linh hồn.



GIAI ĐOẠN II - BÀI THAM THIỀN II

1. Lặp lại giai đoạn I nhanh chóng, không quá năm phút để thực hiện. Nâng tâm thức của bạn lên, liên hệ luân xa đầu và luân xa tim. Lặp lại một cách suy tưởng Mantram mà cuối cùng dẫn đến việc thực hiện sự hợp nhất. 

Đầu tiên là thực hiện bài tham thiền I, và theo Ngài thì cần không quá 5 phút vì các đệ tử đã quen thuộc với quá trình. Cần chú ý cụm từ lặp lại một cách suy tưởng “say thoughtfully” Mantram Hợp Nhất vì chỉ như thế mantram mới có hiệu quả thực sự.

2. Sau đó, với sự tập trung tâm thức trong đầu, triệu tập Ý Chí để giúp đỡ bạn và nhờ một hành động của Ý Chí mang năng lượng tập trung trong đầu đến luân xa tùng thái dương. Để thuận lợi cho quá trình này, bạn có thể sử dụng công thức sau: 

Tôi là Linh hồn. Và tôi cũng là Tình Thương.

Trên hết mọi sự, tôi vừa là Ý Chí và là Chủ Đích Kiên Định.

Bây giờ Ý chí của tôi là nâng phàm ngã đến Ánh Sáng Thiêng Liêng. Tôi là Ánh sáng này.

Vì thế tôi phải xuống đến nơi phàm ngã đang chờ đợi.

Chủ thể muốn nâng cao và đối tượng yêu cầu được nâng cao nay hợp nhất.

Đó là ý chí của tôi.

Trong khi nói những lời chú nguyện này (được lấy từ Sổ Tay rất cổ xưa của các đệ tử) hình dung quá trình tập trung, yêu cầu, giáng xuống và hợp nhất.

Đây là phần quan trọng. Ngài dạy đệ tử một Mantram mới trích từ Sổ Tay Đệ tử rất cổ xưa. Mantram này sẽ giúp người đệ tử tích hợp với linh hồn và “triệu” khía cạnh Ý Chí của linh hồn để giúp mình trong công việc này.

"I am the Soul and also Love I am
Above all else I am both will and fixed design
My Will is now to lift the lower self into the Light Divine
This Light I am
Therefore I must descend to where the lower self awaits my coming.
That which desires to lift and 
That which cries aloud for lifting are now AT ONE.
Such is my will."

3. Tạm dừng ở đây và cố để cảm thấy và cảm nhận sự rung động khởi đầu hoặc sự tương tác phôi thai đang được thiết lập giữa các điểm đã được đánh thức và đang thức động bên trong luân xa tùng thái dương. Điều này có thể được thực hiện, nhưng nó liên quan đến một hành động tập trung chậm.

Một khoảng lặng sau khi xướng tụng mantram, cố gắng để cảm nhận sự rung động khởi đầu hoặc sự tương tác phôi thai đang được thiết lập giữa các điểm đã được đánh thức và đang thức động bên trong luân xa tùng thái dương. Trong khoảng lăng này, người tham thiền cảm nhận trong luân xa tùng thái dương của mình sự tương tác rung động giữa hai điểm hay hay trung tâm, và sự tập trung vào đó chậm rãi …

4. Sau đó, xướng Linh từ OM hai lần từ luân xa đầu, biết mình là linh hồn đang thở ra. Tin rằng âm thanh này, mang theo hơi thở của ý chí và tình thương, có khả năng kích thích luân xa tùng thái dương theo đúng cách và có khả năng chuyển hóa năng lượng thấp hơn khiến chúng đủ tinh khiết để được đưa trước hết đến điểm thức tỉnh và từ điểm đó cuối cùng đến luân xa tim.

Sau đó, như là Linh hồn, bạn xướng Linh từ OM hai lần, trong khi xướng hình dung năng lượng từ luân xa đầu đầu tuôn xuống luân xa tùng thái dương, tin tưởng hay “act as if” âm thanh này, mang theo hơi thở của ý chí và tình thương, có khả năng kích thích luân xa tùng thái dương theo đúng cách và có khả năng chuyển hóa năng lượng thấp hơn khiến chúng đủ tinh khiết để được đưa trước hết đến điểm thức tỉnh và từ điểm đó cuối cùng đến luân xa tim. Chính đức tin hay niềm tin sẽ giúp chuyển hoá năng lượng luân xa tùng thái dương để nó đủ tinh khiết để chuyển đến luân xa tim.

5. Khi bạn hình dung năng lượng của luân xa tùng thái dương được đưa lên dọc cột sống đến luân xa tim (nằm, như bạn biết, giữa hai bả vai), tôi sẽ yêu cầu bạn thở linh từ OM ra một lần nữa vào luân xa tùng thái dương, nhưng lần này, sau khi đã làm thế, rút năng lượng tập trung lên theo cột sống về phía đầu. Do đó rung động được thiết lập sẽ mang năng lượng đến tim, vì nó phải đi qua luân xa đó ở cột sống trên đường đến đầu. Trong những giai đoạn đầu tiên đó là điểm xa nhất mà nó có thể đi, nhưng sau đó nó sẽ đi qua trái tim, để lại một mức năng lượng vừa đủ của nó, và cuối cùng đến được luân xa đầu.

Sau hai lần xướng Linh Từ OM, bạn hình dung năng lượng từ luân xa tùng thái dương dịch chuyển theo cột sống (phía sau) lên đến luân xa tim. Ở đây Ngài nhắc lại luân xa tim nằm ở giữa hai bả vai, phía sau cột sống chứ không ở quả tim. 

Sau khi hình dung xong, bạn xướng Linh từ OM lần nữa vào luân xa tùng thái dương, và sau lần xướng thứ 3, bạn hình dung năng lượng luân xa tùng thái dương đi lên qua luân xa tim đến luân xa đầu. 

Trong giai đoạn đầu, năng lượng chỉ có thể đến tim, nhưng dần sẽ đến được luân xa đầu. 

6. Sau đó tập trung chính bạn vào luân xa tim, tin rằng một tam giác năng lượng đã được hình thành giữa luân xa đầu, luân xa tim và luân xa tùng thái dương.

Sau đó hình dung nó bao gồm năng lượng của ánh sáng, một cái gì đó giống như một hình tam giác của ánh sáng neon. Màu sắc của cái được gọi là ánh sáng neon này sẽ phụ thuộc vào Cung của linh hồn.

Tập trung tư tưởng vào luân xa tim, hình dung một luồng ánh sáng neon màu blue (màu của Cung 2—nếu linh hồn bạn là cung 2) giữa ba luân xa: luân xa đầu, luân xa tim và luân xa tùng thái dương.

7. Sau đó, một lần nữa lặp lại Mantram Hợp Nhất, bắt đầu bằng câu "Những người Con của Nhân loại là một ..." 


Hình dung một bánh xe lớn có nhiều nan hoa (Đức DK nói 24 nan hoa vì vào thời điểm đó có 24 đệ tử của Ngài thực hành bài thiền này), Chân sư DK đứng tại trung tâm bánh xe. Mỗi bạn đồng môn của bạn đứng tại vị trí của mỗi nam hoa. 

Sau đó đọc tên (đọc thành tiếng), với tình thương, tên của từng huynh đệ và tên của bạn. 

Việc đọc thành tiếng tên của từng người có tác dụng huyền linh thiết lập mối tương tác huyền linh giữa hai người. Việc đọc tên này ta cũng thấy trong bài tham thiền diệt trừ ảo cảm, trong đó người tham thiền xướng tên ảo cảm cần diệt. 


8. Do đó, đứng ở luân xa tim và thấy năng lượng của các huynh đệ của bạn như là các nan hoa tỏa ra của một bánh xe ánh sáng lớn. Bánh xe này có hai mươi bốn nan hoa và ở giữa bánh xe, giống như luân xa của bánh xe, có thể thấy Sư Phụ của bạn (Chân sư D.K.). Sau đó với tình thương, đọc tên của mỗi huynh đệ trong nhóm của bạn, nhưng đừng bỏ qua tên chính mình. 


9. Sau đó, thấy bánh xe này là tích cực di chuyển và lấp lánh, và do đó phục vụ nhân loại thông qua bức xạ tập trung của nó. Bức xạ này là bức xạ của tình thương. Tất cả những điều trên chỉ là biểu tượng, nhưng nếu được thực hiện như một quá trình hình dung trong vài tháng — nhất quán và có ý thức— nó sẽ tạo ra một trạng thái tâm trí và nhận thức bền vững bởi vì “một người nghĩ như thế nào, y sẽ trở thành như thế nấy.”

10. Sau đó, kết thúc bài tham thiền với Lời Đại Khấn Nguyện và cũng với Mantram Gayatri, với sự nhấn mạnh của mantram đó vào nhiệm vụ của một người.

OM OM OM


Bài tham thiền này tương đối đơn giản nếu bạn tự làm quen với các giai đoạn của nó trong một vài tuần. Phần lớn những điều trên có tính chất giải thích và có thể bỏ qua khi bạn có thể thực hiện tiến trình một cách tự động.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét