Thứ Tư, 9 tháng 10, 2024

4 cấp độ trò chuyện

Bùi Mai Phương tổng hợp

💝DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BẠN ĐANG Ở CẤP ĐỘ NÀO TRONG 4 CẤP ĐỘ TRÒ CHUYỆN 


Theo TS. Otto Scharmer, các đội nhóm hiệu suất cao hiếm khi làm việc ở 1 cấp độ. Mà họ di chuyển giữa các cấp độ trò chuyện. Trong khi các đội nhóm hiệu suất thấp bị kẹt ở chỉ 1 hoặc 2 cấp độ.

1️⃣ Khi bạn bước ra khỏi 1 cuộc trò chuyện, mọi thứ bạn kỳ vọng nhìn thấy thực sự xảy ra. Đây là 1 dấu hiệu của việc bạn đang tải xuống. Bạn đang trong một cuộc trò chuyện mà không có gì mới xảy ra. Mọi thứ xảy ra khớp đúng vào framework cũ của bạn, khớp vào kỳ vọng cũ của bạn.

2️⃣ Khi bạn bước ra khỏi cuộc trò chuyện, bạn có thêm điều mới, thêm dữ liệu mới, thêm một số quan điểm mới mà trước đây bạn không có. Những quan điểm này thách thức một vài giả định của bạn. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã ở trong 1 cuộc tranh luận, một cuộc hội thoại mà kéo bạn tới một vài hiện thực mà bạn từng không ý thức được. Và những quan điểm này thực sự thách thức giả định của bạn. Đó là cấp độ 2.

3️⃣ Khi bạn bước ra khỏi cuộc trò chuyện, bạn không chỉ tiếp xúc với các dữ liệu mới thách thức giả định của bạn, mà bạn còn nhìn thấy các hiện thực thông qua lăng kính và góc nhìn của người khác, thông qua con mắt của người khác, thông qua trải nghiệm của các stakeholder khác. Đó là chỉ dấu về cấp độ trò chuyện số 3.

4️⃣ Khi bạn bước ra khỏi cuộc trò chuyện, có 1 vài chỉ dấu cho bạn biết bạn và nhóm đang ở cấp độ 4:

🟠Năng lượng của nhóm trò chuyện dâng cao hơn

🟠Mức độ cảm hứng của mọi người trong nhóm dâng cao hơn.

🟠Có cái gì đó được sinh ra mà trước đó chưa tồn tại trong cuộc trò chuyện lúc đầu. Đó có thể là 1 ý tưởng đột phá, một sự đổi mới sáng tạo. Thường nó giống như quá trình sinh sản một thứ mới, một điều gì đó ra đời nhờ thành quả của cuộc trò chuyện ở cấp độ 4.

🟠 (Đây là dấu hiệu chính) Khi bạn rời khỏi cuộc trò chuyện, bạn vẫn là con người cũ giống con người lúc mới bước vào cuộc trò chuyện thì bạn chưa ở trong cuộc trò chuyện cấp độ 4, bạn có thể vẫn ở cấp độ 1, 2 hoặc 3. 

Khi bạn bước ra khỏi cuộc trò chuyện, bạn đã khác so với con người trước đó. Bạn khác ở khía cạnh là bạn trở thành phiên bản chân thật hơn của chính mình. Bạn kết nối mật thiết hơn với bản thể chân thật của bạn, với con người mà bạn đang trở thành, với con người bạn có thể trở thành trong tương lai. Bạn kết nối với hành trình chân thật của bạn, với phiên bản đang khởi sinh (your emerging self) hơn là con người lúc bước vào cuộc trò chuyện được hình thành với những sự kiện trong quá khứ.

Theo TS. Otto Scharmer, các đội nhóm hiệu suất cao hiếm khi làm việc ở 1 cấp độ. Mà họ di chuyển giữa các cấp độ trò chuyện. Trong khi các đội nhóm hiệu suất thấp bị kẹt ở chỉ 1 hoặc 2 cấp độ.

Điều cần thiết là chúng ta nâng cao khả năng của mình để làm việc giữa các cấp độ trò chuyện khác nhau tùy theo hoàn cảnh và tình huống.

Nguồn tham khảo:

- Lược dịch bài giảng của TS. Otto Scharmer từ khóa u-lab: Leading from the Emerging Future trên nền tảng MITx.

- Cuốn sách Tinh hoa Thuyết U - tác giả TS. Otto Scharmer.



Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2024

Power vs. Force và Bản đồ ý thức

 Nguồn: https://truegroup.com.vn/ban-do-y-thuc-cac-cap-do-y-thuc-con-nguoi-david-r-hawkins/

Bản Đồ Ý Thức – Các Cấp Độ Ý Thức Con Người – David R.Hawkins

Một điều rất quan trọng là bạn phải nhớ rằng các điểm hiệu chỉnh không thể hiện mức tăng theo cấp số cộng, mà theo hàm logarit. Do đó, cấp độ 300 không phải là gấp đôi của 150; mà là lũy thừa bậc 300 của 10 (10300). Do đó, chỉ cần tăng một vài điểm là đã có sự chênh lệch lớn về năng lượng; tỉ lệ gia tăng năng lượng khi chúng ta tiến lên trên thang độ này do đó là rất lớn.

Những cách tự thể hiện của các loại cấp độ ý thức con người rất sâu sắc và có tác động sâu rộng; ảnh hưởng của chúng vừa to lớn vừa tinh tế. Tất cả các cấp độ dưới 200 đều có tính hủy hoại cuộc sống của cả cá nhân lẫn xã hội; ngược lại, tất cả các cấp độ trên 200 đều là những biểu hiện có tính xây dựng của năng lượng. Cấp độ then chốt là 200, nó là bản lề phân chia giữa những khu vực chung của lực (hoặc cái sai) với sức mạnh (hoặc cái đúng).

Bản Đồ Ý Thức – Các Cấp Độ Ý Thức Con Người – David R.Hawkins

Tác giả David R.Hawkins

Để miêu tả sự liên quan về mặt cảm xúc của các vùng năng lượng ý thức, cũng nên nhớ rằng chúng hiếm khi được biểu hiện như những trạng thái đơn thuần của một cá nhân. Một người có thể hoạt động ở cấp độ này trong một lĩnh vực nào đó của cuộc sống nhưng hoàn toàn có thể ở cấp độ khác trong một lĩnh vực khác. Điểm ý thức tổng quát của một cá nhân là tổng toàn bộ tác động của tất cả các cấp độ này.

Cấp độ năng lượng 20: Nhục nhã 

Cấp độ Nhục nhã mấp mé đến cái chết, có thể người ta cố tình chọn tự tử vì Nhục nhã hoặc tự đưa mình đến cái chết một cách tinh vi hơn bằng cách không hành động để kéo dài sự sống, đây được gọi là “tự tử thụ động”. Cách phổ biến là chết do những tai nạn có thể tránh được. Tất cả chúng ta đều nhận thức được ở một mức độ nào đó nỗi đau “mất thể diện”, bị mất uy tín, hoặc cảm giác mình là người “chẳng ra gì”. Ở cấp độ Nhục nhã, người ta cúi đầu và lẩn lút, ước mình vô hình. Nhục nhã thường đi kèm với việc bị xua đuổi, trục xuất, trong những xã hội nguyên thủy mà tất cả chúng ta đều từ đó mà ra, bị trục xuất thì chẳng khác gì chết.

Những trải nghiệm đầu đời như lạm dụng tình dục, dẫn tới Nhục nhã, thường bóp méo nhân cách trong suốt một đời người nếu những vấn đề này không được trị liệu. Nhục nhã, như Freud đã xác định, sinh ra chứng loạn thần kinh chức năng. Nó có hại cho đời sống cảm xúc và tâm lý, thêm nữa, như một hệ quả của lòng tự tôn bị chà đạp, nó khiến người ta có xu hướng phát triển bệnh thể chất. Nhân cách phát triển trên nỗi Nhục nhã là nhút nhát, xấu hổ, thu mình và hướng nội.

Nhục nhã cũng được dùng làm công cụ cho sự tàn bạo, và chính nạn nhân của nó cũng trở nên tàn bạo. Những đứa trẻ bị làm nhục thường tàn bạo đối với động vật và tàn bạo với nhau. Hành vi của những người có cấp độ ý thức chỉ trong khoảng 20 đến 30 điểm là rất nguy hiểm. Họ rất dễ có ảo giác về việc bị buộc tội, cũng như chứng hoang tưởng; một số người trở nên loạn thần hoặc phạm phải những tội ác kỳ quái.

Một số người có nền tảng ở cấp độ Nhục nhã lại bù đắp bằng thói cầu toàn, cứng nhắc, và trở nên cố chấp, quyết chí theo đuổi mục tiêu. Ví dụ rõ ràng nhất cho điều này chính là những người cực đoan về đạo đức, họ hình thành những nhóm duy trì trật tự, phóng chiếu nỗi ô nhục vô thức của mình lên những người mà khi đó họ cảm thấy việc tấn công hoặc giết hại những người ấy là đúng đắn và vì chính nghĩa. Những kẻ giết người hàng loạt thường hành động nhân danh sự trong sạch tính dục, với lời biện minh rằng đó là sự trừng phạt đối với những phụ nữ mà họ gọi là “lẳng lơ”.

Vì nó kéo toàn bộ cấp độ nhân cách của một con người xuống thấp, Nhục nhã tạo ra tính chất dễ bị tổn thương vì những cảm xúc tiêu cực khác, và do đó, thường tạo ra sự kiêu hãnh, giận dữ và dằn vặt sai lầm.

Cấp độ năng lượng 30: Dằn vặt 

Dằn vặt, thường được sử dụng trong xã hội của chúng ta để thao túng và trừng phạt, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như hối lỗi, tự trách mình, bạo dâm, và toàn bộ các triệu chứng của thái độ coi mình là nạn nhân. Dằn vặt vô thức gây ra những tâm bệnh, khuynh hướng hay bị tai nạn và hành vi tự sát. Nhiều người suốt đời phải chống lại cảm giác này, trong khi những người khác cố gắng tuyệt vọng trốn chạy bằng cách phủ nhận toàn bộ nỗi Dằn vặt đến mức vô lý.

Khi chịu sự chi phối của nỗi Dằn vặt, người ta dễ bị cảm giác “tội lỗi” xâm chiếm, và những kẻ mị tôn giáo thường lợi dụng thái độ cảm xúc thiếu vị tha ấy để áp bức và kiểm soát. Những lái buôn “tội lỗi và cứu vớt linh hồn” như thế, bị ám ảnh với sự trừng phạt, thường hành động xuất phát từ nỗi dằn vặt của chính họ, hoặc phóng chiếu nó lên người khác.

Nhiều nhóm tiểu văn hóa thực hiện nghi thức tự trừng phạt khác thường, thể hiện nhiều dạng biểu hiện đặc biệt của sự tàn bạo, như nghi thức tế người hoặc tế vật công khai. Nỗi dằn vặt khiêu khích cơn thịnh nộ, và giết chóc thường là biểu hiện của nó. Xử tử hình là một ví dụ cho thấy cách sự giết chóc làm vừa lòng đám đông bị nỗi Dằn vặt sai khiến. Ví dụ, xã hội Mỹ hà khắc của chúng ta bêu riếu nạn nhân trên báo chí và giáng xuống họ những đòn trừng phạt, ấy thế nhưng, những điều này chưa từng tỏ ra có bất cứ tác động ngăn chặn hay sửa chữa nào.

Bản Đồ Ý Thức – Các Cấp Độ Ý Thức Con Người – David R.Hawkins

Cấp độ năng lượng 50: Thờ ơ 

Đặc trưng của cấp độ này là sự đói nghèo, nỗi tuyệt vọng và vô vọng. Thế giới và tương lai trông có vẻ ảm đạm; cuộc sống thật đáng thương. Thờ ơ là trạng thái bất lực; nạn nhân của nó, những người cần được cứu giúp ở mọi phương diện, không chỉ thiếu thốn nguồn tài nguyên mà còn không có cả năng lượng để tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có. Nếu không có nguồn cung năng lượng từ bên ngoài thì có thể họ sẽ chết vì tự tử thụ động. Không có ý chí sống, ánh mắt những người này vô vọng đờ đẫn, hờ hững trước những kích thích, cho đến khi mắt họ ngừng phản ứng và thậm chí không có đủ cả năng lượng để nuốt trôi thức ăn đã được đút tận miệng họ.

Đây là cấp độ của những người vô gia cư và những người bị bỏ rơi trong xã hội; nó cũng là số phận của nhiều người già và những người bị cô lập do bệnh mạn tính hoặc những căn bệnh dạng tiến triển. Những người thờ ơ sống phụ thuộc; người xung quanh cảm giác họ là “gánh nặng”.

Quá thường xuyên, xã hội thiếu động lực để đem tới bất cứ giúp đỡ thiết thực nào cho những cộng đồng cũng như các cá nhân ở cấp độ này, những người bị coi là làm suy kiệt nguồn tài nguyên. Đây là cấp độ của những khu ổ chuột ở Calcutta, nơi chỉ có những vị thánh như Mẹ Teresa và tín đồ của bà mới dám đặt chân đến. Thờ ơ là cấp độ của sự từ bỏ niềm hi vọng và không mấy người có dũng khí để thực sự đối diện với nó.

Cấp độ năng lượng 75: Đau khổ 

Đây là cấp độ của nỗi buồn, nỗi mất mát và sự chán nản. Hầu hết mọi người đều trải qua tâm trạng này nhiều lần trong đời, nhưng những người bị mắc kẹt ở cấp độ này sống một cuộc đời không thôi nuối tiếc và trầm cảm. Họ lúc nào cũng than thở, cảm thấy mất mát và tiếc nuối về quá khứ; nó cũng là cấp độ của những người thường xuyên thất bại, những tay nghiện cờ bạc chấp nhận thất bại như một phần trong lối sống của mình, một lối sống thường gây ra cảnh thất nghiệp, mất bạn bè, gia đình và cơ hội cũng như tiền bạc và sức khỏe.

Những tổn thất lớn đầu đời khiến người ta sau này dễ tổn thương, dễ quy hàng và chấp nhận sự đau khổ một cách thụ động, như thể đau khổ là cái giá của cuộc sống. Trong Đau khổ, người ta nhìn thấy nỗi buồn ở khắp nơi: nỗi buồn về tình cảnh của thế giới, buồn về chính bản thân cuộc sống. Cấp độ này tô màu toàn bộ quan điểm của con người về sự tồn tại. Một phần của triệu chứng mất mát thua thiệt này chính là ý niệm về tính không thể thay thế được của những thứ đã mất hoặc những gì mà nó tượng trưng. Ở đây có một sự khái quát hóa cái cụ thể, để rồi nỗi mất mát người thân yêu được xem như sự mất mát chính bản thân tình yêu. Ở cấp độ này, những mất mát tình cảm như thế có thể kích hoạt một cơn trầm cảm nghiêm trọng hoặc thậm chí cả cái chết.

Mặc dù Đau khổ là nghĩa trang của cuộc sống, nhưng nó vẫn còn nhiều năng lượng hơn cấp độ Thờ ơ. Bởi lẽ, khi một bệnh nhân bị sang chấn và rơi vào trạng thái thờ ơ bắt đầu khóc, chúng ta biết là họ đang khá lên. Một khi đã bắt đầu khóc, họ sẽ ăn trở lại.

Cấp độ năng lượng 100: Sợ hãi 

Ở mức điểm hiệu chỉnh 100, có nhiều năng lượng hơn; nỗi sợ nguy hiểm thực ra là nỗi sợ lành mạnh. Nỗi sợ đang vận hành phần lớn thế giới này, kích thích vô vàn các hoạt động. Nỗi sợ kẻ thù, nỗi sợ tuổi già hoặc cái chết, nỗi sợ bị từ chối và rất nhiều nỗi sợ trong xã hội đều là những động lực cơ bản trong cuộc sống của hầu hết mọi người.

Từ góc nhìn của cấp độ này, thế giới trông thật đáng sợ, đầy cạm bẫy và đe dọa. Nỗi sợ là công cụ kiểm soát chính thức được các cơ quan và chế độ rất ưa thích, và sự bất an chính là cổ phiếu-đang-giao dịch của những tay thao túng lớn trên thị trường. Truyền thông và các quảng cáo phô bày Nỗi sợ để gia tăng thị phần.

Sự gia tăng nỗi sợ có thể lên đến vô hạn định, y như trí tưởng tượng của loài người vậy; một khi Nỗi sợ trở thành tâm điểm của ai đó, nó sẽ càng lớn lên khi hấp thu vô vàn những sự kiện đáng sợ trên thế giới. Nỗi sợ trở nên ám ảnh và có thể xuất hiện dưới bất cứ dạng thức nào. Sợ mất đi mối quan hệ dẫn tới ghen tuông và căng thẳng mức độ cao mạn tính. Suy nghĩ sợ sệt có thể bung nở thành hoang tưởng hoặc tạo ra những cấu trúc phòng vệ tinh thần và, vì có tính lây lan, nó sẽ trở thành một xu hướng phổ biến trong xã hội.

Nỗi sợ hạn chế quá trình trưởng thành trong nhân cách và dẫn đến sự ức chế. Vì cần có nhiều năng lượng để vượt thoát khỏi Nỗi sợ, nên những người bị ức chế không thể đạt đến cấp độ cao hơn mà không có sự trợ giúp. Bởi vậy, những người sợ hãi tìm kiếm các vị lãnh đạo mạnh mẽ, những người dường như đã chinh phục được nỗi sợ của mình để dẫn dắt họ thoát khỏi nhà tù sợ hãi kia.

Cấp độ năng lượng 125: Khát khao 

Cấp độ này có nhiều năng lượng hơn nữa. Khát khao là động cơ cho rất nhiều lĩnh vực hoạt động của loài người, trong đó có kinh tế. Các nhà quảng cáo phô bày ra những điều Khát khao của chúng ta để thao túng chúng ta qua những nhu cầu liên quan đến bản năng sinh tồn. Khát khao thúc đẩy chúng ta nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu hoặc phần thưởng. Khát khao tiền bạc, danh tiếng hoặc quyền lực chi phối đời sống của nhiều người, với những người vươn lên, vượt thoát khỏi Nỗi sợ, chúng chính là động cơ sống nổi trội nhưng đầy hạn chế của họ.

Khát khao cũng là cấp độ mang tính nghiện ngập, trong đó khát khao trở thành một nỗi thèm khát quan trọng hơn cả bản thân sự sống. Có thể những nạn nhân của Khát khao thực ra không nhận thức được cơ sở động lực của họ. Ở một số người, khát khao đã trở thành cơn nghiện và họ đẩy người khác ra xa bởi những nhu cầu không bao giờ thỏa mãn. Khát khao hấp dẫn giới tính đã tạo ra toàn bộ ngành mỹ phẩm, thời trang và phim ảnh.

Khát khao liên quan đến việc tích trữ và lòng tham. Nhưng Khát khao là thứ vô độ vì nó là một trường năng lượng liên tục, bởi thế thỏa mãn khát khao này thì sẽ xuất hiện khát khao khác. Các triệu triệu phú vẫn còn ám ảnh với chuyện kiếm thêm nhiều, thật nhiều tiền hơn nữa.

Tuy nhiên, Khát khao là một trạng thái cao hơn nhiều so với Thờ ơ hay Đau khổ. Để “đạt được”, đầu tiên bạn phải có năng lượng “mong muốn”. Truyền hình đã có tác động lớn tới nhiều người bị ức chế, vì nó khắc sâu mong muốn và tiếp thêm năng lượng cho khát khao của họ tới mức họ có thể thoát khỏi cấp độ Thờ ơ và bắt đầu tìm kiếm một cuộc đời tốt hơn. Mong muốn có thể khởi động con người trên bước đường thành tựu. Do đó, khát khao có thể trở thành bệ đỡ để bật lên các cấp độ ý thức cao hơn.

Cấp độ năng lượng 150: Giận dữ 

Mặc dù Giận dữ có thể dẫn tới giết chóc và chiến tranh, nhưng với tư cách là một cấp độ năng lượng, nó cách cái chết xa hơn nhiều so với những cấp độ năng lượng bên dưới. Giận dữ có thể dẫn đến hành động. Hành động đó hoặc mang tính xây dựng hoặc mang tính phá hoại. Khi người ta thoát khỏi Thờ ơ và Đau khổ để vượt qua lối sống trong Nỗi sợ, họ bắt đầu có nhu cầu; Khát khao dẫn đến bực dọc, điều này lại dẫn tới Giận dữ. Do đó, Giận dữ có thể là một bản lề mà người bị ức chế cuối cùng có thể vượt thoát tới tự do. Giận dữ vì bất công xã hội, vì sự áp bức, vì bất bình đẳng đã tạo nên nhiều phong trào vĩ đại, đem lại nhiều thay đổi lớn lao cho cấu trúc xã hội.

Nhưng Giận dữ bộc lộ thường xuyên nhất dưới dạng hận thù và trả thù. Do đó nó mang tính bồng bột và nguy hiểm. Có thể nhận thấy lối sống Giận dữ ở những người cáu kỉnh, dễ nổi khùng, những người quá nhạy cảm với việc bị xem thường và trở thành những kẻ “tích tụ bất công”, hay sinh sự, hiếu chiến hoặc thích kiện tụng.

Bởi lẽ Giận dữ bắt nguồn từ niềm mong muốn không được thỏa mãn, nó lấy vùng năng lượng bên dưới nó làm cơ sở. Nỗi bất mãn, bực dọc là kết quả của việc thổi phồng tầm quan trọng của khát khao. Người giận dữ có thể, giống như một đứa bé sơ sinh cáu kỉnh, sẽ nổi cơn thịnh nộ. Giận dữ dễ dàng dẫn tới căm ghét, có tác động xói mòn lên tất cả các phương diện cuộc sống của một con người.

Cấp độ năng lượng 175: Kiêu hãnh 

Kiêu hãnh, có điểm hiệu chỉnh 175, có đủ năng lượng để vận hành cả Binh chủng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. Nó là cấp độ mà phần lớn loài người chúng ta ngày nay mong muốn đạt tới. Ngược lại với các vùng năng lượng thấp hơn, con người cảm thấy tích cực khi họ đạt đến cấp độ này. Sự gia tăng lòng tự tôn này là “dầu cù là” cho tất cả mọi nỗi đau đã trải qua ở những cấp độ ý thức thấp hơn. Kiêu hãnh có một vẻ ngoài đẹp đẽ và nó biết điều đó; nó nghênh ngang đem theo tùy tùng vào cuộc diễu hành cuộc đời. Kiêu hãnh cách đủ xa khỏi Nhục nhã, Dằn vặt hoặc Sợ hãi, thế nên vươn lên từ nỗi tuyệt vọng của trại tập trung để đạt tới lòng tự hào khi đứng trong hàng ngũ Thủy quân lục chiến là một bước nhảy rất lớn. Kiêu hãnh thường có một danh tiếng tốt đẹp và được xã hội khuyến khích, nhưng như ta thấy từ bảng cấp độ ý thức trên, nó cũng đủ tiêu cực để vẫn ở dưới cấp độ tới hạn là 200. Đó là lý do tại sao Kiêu hãnh chỉ tốt hơn so với các cấp độ bên dưới.

Như tất cả chúng ta đều biết, vấn đề là “Kiêu hãnh rất dễ sa ngã”. Kiêu hãnh mang tính phòng thủ và dễ tổn thương vì nó phụ thuộc vào những điều kiện bên ngoài, mà không có điều kiện ấy thì nó có thể đột ngột chuyển thành một cấp độ ý thức thấp hơn. Cái tôi được thổi phồng rất dễ bị tấn công. Kiêu hãnh vẫn yếu như vậy là vì nó có thể bị đánh bật khỏi cái ghế đôn của mình để bị tống trở lại “Nhục nhã”, đó chính là mối đe dọa thổi bùng lên ngọn lửa sợ hãi về việc mất đi lòng Kiêu hãnh.

Kiêu hãnh mang tính chia rẽ và cổ xúy chủ nghĩa bè phái; hậu quả của nó rất khủng khiếp. Con người thường sẵn sàng chết vì lòng Kiêu hãnh; các đội quân vẫn thường xuyên chém giết lẫn nhau vì kiểu Kiêu hãnh được gọi là chủ nghĩa dân tộc. Những cuộc chiến tranh tôn giáo, khủng bố chính trị và lòng cuồng tín, lịch sử rùng rợn của Trung Đông và Trung Âu, tất cả đều là cái giá của lòng Kiêu hãnh mà toàn xã hội phải gánh.

Mặt trái của lòng Kiêu hãnh, do đó, chính là sự mù quáng và chối bỏ. Những đặc trưng này ngăn chặn sự phát triển; ở cấp độ Kiêu hãnh, người ta không thể dứt bỏ khỏi những chứng nghiện vì họ chối bỏ các vấn đề cảm xúc hoặc những yếu kém về phẩm chất. Toàn bộ vấn đề chối bỏ này là vấn đề của lòng Kiêu hãnh. Bởi thế Kiêu hãnh là một chướng ngại rất lớn đối với việc đạt được sức mạnh tinh thần thực sự, một sức mạnh thay thế Kiêu hãnh bằng tầm vóc và uy thế thực sự.

Cấp năng lượng 200: Can đảm

Ở cấp độ 200, sức mạnh lần đầu tiên thực sự xuất hiện. Khi thử nghiệm các đối tượng với tất cả các cấp độ dưới 200, chúng tôi nhận thấy, như đã được kiểm chứng, là tất cả bọn họ đều thử yếu. Mọi người đều thử mạnh với những trường năng lượng hỗ trợ sự sống ở cấp độ trên 200. Đây là mức tới hạn phân biệt ảnh hưởng tiêu cực và tích cực đối với cuộc sống. Ở cấp độ Can đảm, người ta đạt được sức mạnh thực sự; do đó, nó cũng là cấp độ truyền sức mạnh. Đây là khu vực của sự khám phá, của thành tựu, của sự ngoan cường, và lòng kiên định. Ở những cấp độ thấp hơn, người ta nhìn cuộc đời bằng con mắt vô vọng, buồn rầu, sợ hãi hoặc bực bội; nhưng ở cấp độ Can đảm này, người ta thấy cuộc sống thú vị, thử thách và tràn đầy kích thích.

Can đảm tức là sẵn sàng thử những điều mới và đối mặt với những thăng trầm của cuộc đời. Ở cấp độ củng cố sức mạnh này, người ta có thể đối diện và giải quyết ổn thỏa những cơ hội của cuộc sống. Ở cấp độ này, con người có năng lượng để học hỏi những kỹ năng nghề nghiệp mới, có năng lượng để phát triển và trau dồi bản thân, có khả năng đối mặt với nỗi sợ và những yếu kém trong tính cách và vẫn vươn lên bất chấp những điều đó; lo âu cũng không tự tung tự tác như ở những cấp độ ý thức thấp hơn. Những chướng ngại đánh bại con người có cấp độ ý thức dưới 200 giờ đây trở thành những yếu tố kích thích đối với những người đã phát triển đến cấp độ đầu tiên của sức mạnh thực sự này.

Những người ở cấp độ này lấy từ cuộc đời bao nhiêu năng lượng thì trả lại cuộc đời bấy nhiêu; ở cấp độ thấp hơn, tập thể cũng như cá nhân hút năng lượng của xã hội mà không trả lại. Vì những thành tựu tạo ra phản hồi tích cực, tự thưởng bản thân và lòng tự tôn nhanh chóng trở thành một liều thuốc bổ tự thân. Đây chính là xuất phát điểm của năng suất. Cấp độ ý thức tập thể của loài người duy trì ở cấp độ 190 trong nhiều thế kỷ, và kỳ lạ là nó chỉ mới nhảy lên cấp độ 204 hiện thời trong vài thập kỷ gần đây.

Cấp độ năng lượng 250: Trung dung 

Năng lượng trở nên rất tích cực khi chúng ta đạt đến cấp độ mà chúng tôi gọi là Trung dung, vì nó được tụ lại nhờ sự giải phóng khỏi những cấp bậc ý thức thấp hơn. Dưới mức 250, ý thức có xu hướng nhìn nhận mọi sự theo hướng nhị nguyên và xác định quan điểm một cách cứng nhắc, đó là một trở ngại trong một thế giới vốn phức tạp và đa tầng chồng chéo chứ không phải chỉ có trắng và đen.

Việc xác định như thế tạo ra sự phân cực và đến lượt mình, phân cực lại tạo ra sự đối lập và chia rẽ. Như trong võ thuật, một vị trí, tư thế cứng nhắc sẽ trở thành một điểm sơ hở; thứ gì không dẻo dai rất có khả năng bị bẻ gãy. Vượt thoát khỏi những chướng ngại hoặc những sự đối lập làm tiêu tán năng lượng của con người, tinh thần Trung dung tạo điều kiện cho sự linh hoạt và phi phán xét, cho những đánh giá thực tế về các vấn đề. Trung dung có nghĩa là tương đối không bám chấp vào kết quả; không đạt được mục đích không còn bị xem là thất bại, là điều gì đó đáng sợ hoặc đáng thất vọng nữa.

Ở cấp Trung dung, người ta có thể nói: “Ồ, nếu không nhận được công việc này thì tôi có thể nhận công việc khác.” Đó là khởi đầu cho sự tự tin nội tại; cảm nhận được sức mạnh, nên người đó không dễ gì bị hăm dọa. Người ta không có động lực phải chứng tỏ bất cứ điều gì. Một thái độ điển hình của cấp độ 250 là quan niệm cuộc sống này, cùng với những thăng trầm của nó, cơ bản là sẽ ổn thỏa nếu người ta có thể linh hoạt theo hoàn cảnh.

Người Trung dung có cảm giác an yên hạnh phúc; dấu ấn của cấp độ này là khả năng tự tin sống trong đời. Do đo, theo kinh nghiệm, đây là cấp độ an toàn. Người ở cấp độ này rất dễ sống hòa thuận với mọi người, tạo cảm giác an toàn khi ở bên và làm việc cùng họ, vì họ không thích xung đột, ganh đua hoặc tội lỗi. Họ thoải mái và cơ bản là không khó chịu. Thái độ này là phi phán xét và không dẫn đến bất cứ nhu cầu nào đối với việc kiểm soát hành vi của người khác. Đổi lại, vì người Trung dung coi trọng sự tự do, nên rất khó kiểm soát họ.

Cấp độ năng lượng 310: Sẵn sàng 

Cấp độ năng lượng rất tích cực này có thể được xem như một cánh cổng dẫn đến những cấp độ cao hơn. Trong khi, ví dụ, những việc được hoàn thành một cách tương đối khá ở cấp độ Trung dung, thì ở cấp độ Sẵn sàng, công việc được hoàn thành tốt và việc thành công trong mọi nỗ lực là chuyện thường xuyên. Quá trình trưởng thành diễn ra nhanh chóng; đó là những người quyết tâm phấn đấu. Cấp độ Sẵn sàng ngầm ý rằng người ta đã vượt qua được trở ngại tinh thần đối với cuộc sống và cam kết dự phần vào cuộc sống. Dưới điểm hiệu chỉnh 200, con người có xu hướng suy nghĩ hạn hẹp, nhưng đến cấp độ 310, họ có đầu óc rất cởi mở. Ở cấp độ này, con người trở nên thân thiện một cách chân thành, những thành công về địa vị xã hội và kinh tế sẽ tự động kéo đến. Người Sẵn sàng dù bị thất nghiệp cũng không nao núng tinh thần, vì họ sẽ nhận bất cứ công việc nào khi cần, hoặc tạo ra một sự nghiệp hoặc tự tạo ra công việc cho bản thân. Họ không cảm thấy xấu hổ với những công việc tạp vụ hoặc bắt đầu từ dưới đáy. Bản tính họ là thích giúp đỡ người khác và có tinh thần xây dựng xã hội. Họ cũng sẵn sàng đối mặt với những vấn đề tinh thần và không có trở ngại lớn nào trong việc học hỏi.

Ở cấp độ này, lòng tự tôn ngay từ lúc lọt lòng đã rất cao và được củng cố bởi những phản hồi tích cực của xã hội dưới hình thức sự công nhận, cảm kích và phần thưởng. Sẵn sàng nghĩa là thấu hiểu và hồi đáp lại những nhu cầu của người khác. Những người Sẵn sàng là những người xây dựng hoặc đóng góp cho xã hội. Với khả năng vươn dậy từ nghịch cảnh và học hỏi từ kinh nghiệm, họ thường trở thành người tự trau dồi, tự hoàn thiện bản thân. Họ buông bỏ lòng Kiêu hãnh, họ sẵn sàng nhìn vào những yếu kém của mình và học hỏi từ người khác. Ở cấp độ Sẵn sàng, con người trở thành những sinh viên xuất sắc. Họ dễ chỉ bảo và đem tới nguồn năng lượng đáng kể cho xã hội.

Cấp độ năng lượng 350: Chấp nhận 

Ở cấp độ nhận thức này diễn ra một sự biến chuyển quan trọng, với một điều tâm niệm rằng bản thân mình chính là nguồn cơn, là tác giả của trải nghiệm trong đời. Nhận lãnh trách nhiệm như thế là một điểm đặc trưng ở cấp độ tiến hóa này, nó được đánh dấu bởi khả năng sống hài hòa với những lực tác động của cuộc sống.

Tất cả những người dưới điểm 200 có xu hướng bất lực và xem bản thân là nạn nhân, hoàn toàn chịu sự đưa đẩy của cuộc đời. Điều này bắt nguồn từ niềm tin cho rằng nguồn cơn hạnh phúc hay trắc trở là “do bên ngoài”. Một bước nhảy vọt − lấy lại sức mạnh của chính người đó − được hoàn thiện ở cấp độ Chấp nhận, với nhận thức rằng hạnh phúc tại tâm. Ở cấp độ tiến hóa hơn này, không có gì “ở ngoài kia” có khả năng khiến người ta hạnh phúc, và tình yêu không phải là thứ gì đó được người khác ban cho hay tước bỏ, mà nó được tạo ra trong chính bản thân mình.

Không nên đánh đồng Chấp nhận với sự thụ động, một dấu hiệu của Thờ ơ. Hình thức Chấp nhận này cho phép chúng ta dấn thân vào cuộc sống theo đúng kiểu của cuộc sống, mà không cố gắng uốn nắn nó theo một chương trình nào hết. Với sự Chấp nhận, có một sự bình yên cảm xúc, người ta mở rộng khả năng thu nhận và vượt qua sự chối bỏ. Lúc này, người ta nhìn mọi sự như nó vốn thế mà không bóp méo hoặc hiểu sai; bối cảnh của trải nghiệm được mở rộng để họ có thể “nhìn thấy toàn bộ bức tranh”. Về bản chất, Chấp nhận liên quan đến sự cân bằng, cân đối, hài hòa và đúng mực.

Cá nhân ở cấp độ Chấp nhận không hứng thú với việc xác định đúng hay sai, thay vì thế họ chăm chú giải quyết vấn đề và tìm ra giải pháp cho vấn đề. Khó khăn không khiến họ khó chịu hay nhụt chí. Những mục tiêu dài hạn được ưu tiên hơn mục tiêu ngắn hạn; tính tự kỷ luật và làm chủ bản thân là đức tính nổi bật ở họ. Ở cấp độ Chấp nhận, chúng ta không bị xung đột hay phân cực; chúng ta nhận ra rằng người khác và chúng ta có quyền ngang nhau, và chúng ta vinh danh sự bình đẳng. Trong khi những cấp độ thấp hơn có đặc trưng là cứng nhắc, ở cấp độ này, sự hòa hợp xã hội bắt đầu xuất hiện như một hình thức giải quyết vấn đề. Do đó, cấp độ này không có sự phân biệt hay cố chấp vị kỷ mà có nhận thức cho rằng bình đẳng không loại trừ sự đa dạng. Chấp nhận mang tính bao dung thay vì chối bỏ.

Cấp độ năng lượng 400: Lý trí 

Trí tuệ và lý trí vươn lên bề mặt khi đã vượt qua khuynh hướng cảm tính của những cấp độ thấp hơn. Cấp độ Lý trí có khả năng giải quyết những khối lượng dữ liệu phức tạp, cồng kềnh; đưa ra những quyết định nhanh chóng, đúng đắn; thấu hiểu những phức tạp của các mối quan hệ, sự chuyển hóa và những khác biệt vi tế; thành thục việc vận dụng khéo léo các biểu tượng để thể hiện những khái niệm trừu tượng, điều ngày càng trở nên quan trọng. Đây là cấp độ của khoa học, y học, cũng như của khả năng bối cảnh hóa và thấu hiểu ở mức cao. Tri thức và giáo dục được coi là một nguồn vốn. Tri thức và thông tin là những công cụ chính để đạt được thành tựu, đó là dấu ấn của cấp độ 400. Đó là cấp độ của những người đạt giải Nobel, của những chính khách xuất chúng và của những quan tòa tối cao. Einstein, Freud và nhiều nhà tư tưởng vĩ đại khác trong lịch sử cũng đạt điểm này. Các tác giả được kể tên trong Great Books of the Western World (Những cuốn sách vĩ đại của thế giới phương Tây) cũng đạt điểm hiệu chỉnh ở mức này.

Thiếu sót của những người ở cấp độ này là họ không phân biệt rõ ràng được sự khác nhau giữa biểu tượng và những gì chúng đại diện, và họ bị lẫn lộn giữa thế giới chủ quan và khách quan, điều này giới hạn sự hiểu biết về quan hệ nhân quả. Ở cấp độ này, rất dễ thấy cây mà không thấy rừng, rất dễ mê đắm vào những khái niệm và lý thuyết, để rồi cuối cùng rơi vào khuynh hướng duy lý trí và bỏ lỡ bản chất tinh túy của sự việc. Quá tập trung vào kiến thức có thể đi vào ngõ cụt. Cấp độ Lý trí bị giới hạn trong lối tư duy đó nên nó không có khả năng nhận thức sâu sắc về bản chất căn để hoặc về điểm tới hạn của một vấn đề phức tạp. Và nhìn chung nó không quan tâm đến bối cảnh.

Bản thân Lý trí không đem tới một chỉ dẫn hướng tới chân lý. Nó đưa ra hàng tấn thông tin và tài liệu, nhưng không có khả năng giải quyết những mâu thuẫn trong dữ liệu và các kết luận. Tự thân tất cả những lý luận triết học đều nghe có vẻ rất thuyết phục. Mặc dù Lý trí rất có hiệu quả trong một thế giới kỹ thuật, nơi các phương pháp logic chiếm ưu thế, nhưng bản thân Lý trí, ngược đời thay, lại là chướng ngại chính để đạt đến những cấp độ ý thức cao hơn. Tương đối hiếm người vượt qua được cấp độ này − chỉ 4% dân số thế giới.

Cấp độ năng lượng 500: Tình yêu

Tình yêu được bàn ở đây không giống như thứ tình yêu được truyền thông rộng rãi trong xã hội. Ngược lại, nhìn chung thế giới coi tình yêu là một cảm xúc mãnh liệt kết hợp với hấp dẫn thể xác, sự sở hữu, kiểm soát, nghiện ngập, tính dâm dục, và tính mới lạ. Nó thường phù phiếm và phập phù, bóng bẩy và suy yếu đi khi điều kiện thay đổi. Khi không được thỏa mãn, cảm xúc này thường bộc lộ một nỗi tức giận ngầm ẩn và một sự phụ thuộc đã được ngụy trang. Rất phổ biến chuyện tình yêu có thể chuyển thành lòng căm thù, nhưng những điều này chẳng phải là tình yêu mà là một sự ràng buộc và tình cảm dễ gây nghiện. Lòng căm ghét bắt nguồn từ Kiêu hãnh, chứ không phải từ Tình yêu thương. Trong một mối quan hệ như thế có thể chẳng bao giờ có Tình yêu.

Cấp độ 500 đặc trưng bởi sự phát triển của một Tình yêu vô điều kiện, không đổi thay và vĩnh cửu. Nó không lên xuống thất thường vì nguồn yêu thương trong chính con người đang yêu ấy không phụ thuộc vào những điều kiện bên ngoài. Yêu thương là một trạng thái tồn tại. Nó là một phương cách để liên hệ với thế giới, phương cách ấy vị tha, nâng niu và săn sóc. Tình yêu không mang tính lý trí và không diễn ra từ trong trí não. Tình yêu khởi phát từ trái tim. Nó có khả năng nâng người khác lên và đạt được những chiến tích lớn lao vì sự thuần khiết trong động cơ của nó.

Khi đến cấp độ phát triển này, khả năng nhận thức cái cốt lõi trở nên nổi trội; bản chất của một vấn đề trở thành trung tâm chú ý. Vì đã vượt qua cấp độ lý trí, nên điều phát triển lên ở cấp độ này là khả năng trực nhận tính tổng thể của một vấn đề và khả năng mở rộng bối cảnh cực lớn, đặc biệt là trong mối liên quan đến thời gian và quá trình. Lý trí chỉ làm việc với những chi tiết riêng lẻ, trong khi Tình yêu giải quyết cái tổng thể. Khả năng này, thường được gán cho là trực cảm, là khả năng nắm bắt nhạy bén mà không cần dựa vào quá trình suy luận biểu tượng một cách tuần tự. Hiện tượng rõ ràng là mơ hồ này thực tế lại khá ổn định; nó đi liền với sự giải phóng đáng kể chất endorphin trong não.

Tình yêu không màng quan điểm, bởi thế nó mang tính toàn cầu, nó vượt trên cả sự phân chia vị thế. Do đó, nó có thể là “một với cái khác”, vì không còn rào cản nào nữa. Tình yêu do đó mang tính bao trùm và không ngừng mở rộng cảm thức về bản thể. Nó xua tan sự tiêu cực bằng cách đặt nó vào trong một bối cảnh khác thay vì tấn công nó.

Đây là cấp độ của hạnh phúc thực sự, nhưng mặc dù thế giới rất hào hứng với chủ đề Tình yêu và tất cả những tôn giáo trường tồn đều đạt điểm hiệu chỉnh 500 hoặc hơn, thật thú vị khi biết rằng chỉ có 4% dân số thế giới từng đạt được mức tiến hóa ý thức ấy. Trong đó, chỉ 0,4% đạt được cấp độ tình yêu vô điều kiện ở mức 540.

Cấp độ năng lượng 540: Niềm vui 

Khi tình yêu ngày càng trở nên vô điều kiện, người ta cảm nhận nó như một Niềm vui nội tại. Đó không phải niềm vui bột phát của giây phút sung sướng; nó là niềm vui liên tục, thường trực đi kèm với tất cả các hoạt động. Niềm vui khởi sự từ trong mỗi khoảnh khắc tồn tại, chứ không từ bất cứ nguồn bên ngoài nào. 540 cũng là cấp độ của chữa lành và của những nhóm phát triển bản thân dựa trên tâm linh.

Từ cấp độ 540 trở lên là miền đất của các vị thánh, những thầy chữa tâm linh, và những đồ đệ xuất sắc. Đặc trưng của miền năng lượng này là khả năng kiên nhẫn bền bỉ và thái độ tích cực kiên định trước những nghịch cảnh kéo dài. Điểm nổi bật của trạng thái này là lòng trắc ẩn. Những người đạt được cấp độ này có một tác động đáng kể đến người khác. Họ có cái nhìn cởi mở, bền bỉ, có thể khơi gợi trạng thái tin yêu và an bình.

Ở cấp độ từ 500, người ta thấy thế giới lung linh vẻ đẹp tinh tế và sự hoàn hảo của tạo tác. Mọi thứ diễn ra đều nhẹ như không, đồng thời thế giới cùng mọi thứ trong thế giới đều được xem là biểu hiện của tình yêu và Đấng Tối cao. Cá nhân sẽ sáp nhập vào ý chí của Đấng Tối cao. Ở cấp độ này, người ta cảm nhận thấy một Đấng Toàn năng mang sức mạnh tạo điều kiện cho những hiện tượng vượt qua cả kỳ vọng thông thường về thực tại, điều mà những con mắt trần tục gọi là kỳ diệu. Những hiện tượng này thể hiện sức mạnh của vùng năng lượng, chứ không phải của cá nhân.

Ở cấp độ này, cảm giác trách nhiệm với người khác sẽ không giống như được thể hiện ở các cấp độ thấp hơn. Những người ở cấp độ này khát khao sử dụng trạng thái ý thức của mình để làm lợi cho bản thân cuộc sống chứ không phải cho cá nhân cụ thể nào. Khả năng yêu thương nhiều người đồng thời kéo theo một phát hiện rằng càng yêu nhiều, người ta càng có thể yêu thương nhiều hơn. Những trải nghiệm cận tử, đặc trưng bởi tác động chuyển hóa, thường cho phép người ta trải nghiệm cấp độ năng lượng giữa 540 và 600.

Cấp độ năng lượng 600: An bình 

Trường năng lượng này đi kèm với trải nghiệm được tạo ra bởi những khái niệm như siêu việt, giác ngộ về bản thân và ý thức Thiêng liêng. Nó cực kỳ hiếm. Khi đạt đến trạng thái này, sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể biến mất, không có tiêu điểm nhận thức cụ thể nào. Không hiếm chuyện các cá nhân ở cấp độ này lui về ở ẩn, tránh xa thế giới, vì trạng thái hạnh phúc xuất hiện sau đó khiến họ không còn động lực tham gia vào các hoạt động trần tục nữa. Một số trở thành những người vị thầy tâm linh; số khác hành động âm thầm vì lợi ích của nhân loại. Một số trở thành những thiên tài tuyệt vời trong các lĩnh vực của họ và tạo ra những đóng góp lớn cho xã hội. Những người này là thánh và có thể cuối cùng được chính thức công nhận là thánh, mặc dù ở cấp độ này, thường người ta đã vượt qua được khuôn khổ của một tôn giáo chính thức nào đó, và đạt đến được trạng thái tâm linh thuần khiết, cội nguồn của mọi tôn giáo.

Nhận thức ở cấp độ 600 trở lên đôi khi được kể lại là xảy ra như một thước phim quay chậm, chùng chình trong thời gian và không gian; tất cả đều sống động và rực rỡ. Mặc dù thế giới này chính là thế giới như bao người khác vẫn thấy, nhưng nó đã liên tục trở nên chảy trôi, tiến triển trong vũ điệu tiến hóa phối hợp tinh tế nhịp nhàng, một điệu vũ tràn đầy ý nghĩa và năng lượng. Nhận thức tuyệt vời này diễn ra một cách phi lý tính, nhờ thế có một sự im lặng tuyệt đối trong tâm trí, vượt qua tác động của bối cảnh. Cái đang chứng kiến và được chứng kiến trở thành một; người quan sát đã tan vào cảnh quan và trở thành chính cái được quan sát. Mọi thứ kết nối với mọi thứ khác bởi một Đấng toàn năng với quyền năng vô biên, vi tế nhưng vô cùng bền chắc.

Những tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc và kiến trúc xuất sắc đạt điểm trong khoảng 600 đến 700 có thể dịch chuyển chúng ta tạm thời đến những cấp độ ý thức cao hơn và thường được công nhận là truyền cảm hứng và bất tử.

Cấp độ năng lượng 700-1000: Khai sáng 

Đây là cấp độ của những con người Vĩ đại trong lịch sử, những người khởi sinh ra các con đường tâm linh mà quần chúng đã đi theo trong suốt nhiều thời đại. Tất cả đều gắn với Đấng Thiêng liêng và thường thấy mình đồng nhất với Ngài. Đây là cấp độ của cảm hứng mãnh liệt; những vị này phát động trường năng lượng điểm hút ảnh hưởng đến toàn bộ loài người qua nhiều thời đại về sau. Ở cấp độ này, không còn trải nghiệm của một bản thể cá nhân này tách rời với cá nhân khác; mà có một sự đồng nhất của Bản thể với Ý thức và Đấng Thiêng liêng. Đấng Phi hiển lộ được trải nghiệm như Bản thể vượt tầm trí tuệ. Người vượt thoát được cái tôi cũng phụng sự bằng cách nêu gương để dạy người khác cách đạt được điều đó. Đây là đỉnh cao của sự tiến hóa ý thức trong thế giới con người.

Những giáo lý tuyệt vời nâng tầm công chúng và nâng cao cấp độ ý thức của toàn nhân loại. Có được một tầm nhìn như thế chính là phúc lành, và món quà mà nó mang lại chính là trạng thái an bình tuyệt đối, không thể diễn tả bằng lời. Ở cấp độ nhận thức này, cảm thức về sự tồn tại của con người đã vượt cả thời gian và tất cả tính cá thể. Không còn sự đồng nhất với cơ thể vật chất như là “tôi” nữa, và do đó, định mệnh của nó không còn là một mối bận tâm. Cơ thể chỉ được coi là công cụ của ý thức thông qua sự can thiệp của trí não, giá trị cốt yếu của nó là truyền tải thông điệp. Bản thể sáp nhập trở lại với Bản Thể. Đây là cấp độ của phi tuyến, hoặc của cái Nhất thể hoàn chỉnh. Không có ý thức riêng rẽ; nhận thức hiện diện như nhau ở mọi nơi.

Trích từ cuốn sách: Power Vs Force – Trường Năng Lượng Và Những Nhân Tố Quyết Định Tinh Thần Và Sức Khỏe Con Người

Nguồn: https://content.triethocduongpho.net/32-thong-diep-tu-power-vs-force/

Power vs Force và 32 thông điệp tâm linh từ David Hawkins

Thang đo tâm thức trong sách Power vs. Force (Sức mạnh vs. Sức lực)

Ấn phẩm nổi tiếng nhất của Tiến sĩ David Hawkins là quyển Power vs Force – The Hidden Determinants of Human Behavior (2002) (TD: Sức mạnh vs. Sức lực – Các yếu tố bí mật quyết định hành vi loài người). Trong cuốn sách Power vs Force, David Hawkins đưa ra một mô hình cấp bậc về sự phát triển nhân cách. David Hawkins lập luận rằng nhân cách có thể được mô tả trong một hệ thống tính điểm dao động từ 0 đến 1000 (0 là điểm thấp nhất, điểm 1000 là giác ngộ viên mãn hoặc nhận thức thuần khiết) (David Hawkins 2002, 75-85).

Điều đáng quan tâm là David Hawkins cho rằng sự thật khách quan không chỉ tồn tại, mà còn có thể đạt được và thấu hiểu bởi bất kỳ cá nhân nào sử dụng một kỹ thuật được gọi là kinesiology (khoa học về sự vận động của cơ thể). Bằng cách truy cập vào “Dữ liệu của tâm thức,” một cá nhân có thể trả lời các câu hỏi chính xác 100%. Nghiên cứu của ông cho thấy rằng các kết quả có thể được lặp lại và chính xác (Hawkins 2002, 29-30), bất kể người nào thực hiện xét nghiệm kinesiologic.

Mỗi mức năng lượng đều được ông diễn giải ra trong Power vs Force. Những cấp độ tâm thức này thẩm thấu vào toàn bộ thế giới quan của một cá nhân và định hình cho cách họ liên kết với các trải nghiệm cuộc sống. Đối với David Hawkins, tiến lên các trạng thái tâm thức cao hơn là cách duy nhất để tạo ra tiến triển có ý nghĩa trong cuộc đời một người. Đáng buồn thay, trung bình một cá nhân chỉ tăng 5 điểm trong cả cuộc đời của họ.

Tuy nhiên, một nỗ lực được tập trung để di chuyển đến trạng thái cao hơn có thể dẫn đến những bước nhảy vọt đáng kinh ngạc của ý thức trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Các cá nhân sẽ dao động giữa các điểm khác nhau trên thang đo, nhưng một con số trung bình tổng thể có thể được tính toán bằng sử dụng xét nghiệm kinesiologic. Vắn tắt, đây là các cấp độ năng lượng được phác nét bởi David Hawkins:

• 20: Xấu hổ
• 30: Tội lỗi
• 50: Vô cảm
• 75: Đau buồn
• 100: Sợ hãi
• 125: Ham muốn
• 150: Tức giận
• 175: Kiêu ngạo
• 200: Can đảm
• 250: Trung tính
• 310: Sẵn sàng
• 350: Chấp nhận
• 400: Lý trí
• 500: Tình yêu
• 540: Hân hoan
• 600: Bình an
• 700-1000: Giác ngộ

2 bước ngoặt quan trọng nhất của Power vs Force

Mặc dù David Hawkins đi sâu vào chi tiết về các cấp độ tâm thức khác nhau, ông chỉ ra hai bước ngoặt quan trọng nhất.

“Trên thang đo tâm thức của chúng tôi, có 2 điểm quan trọng cho phép sự thăng tiến lớn. Đầu tiên là ở mức 200, mức khởi đầu của sức mạnh: Ở đây, một người sẵn sàng ngừng đổ lỗi và chịu trách nhiệm cho chính hành động, cảm xúc và niềm tin của chính mình. Chừng nào mà nguyên nhân và trách nhiệm được phóng chiếu ra bên ngoài một người, chừng đó họ sẽ vẫn còn ở trong chế độ [xem mình là] nạn nhân.

[Nguyên nhân và trách nhiệm là những thứ nằm trong. Carl Jung có câu: “Ai nhìn ra ngoài thì mơ. Ai nhìn vào trong, thức tỉnh.”] Thứ hai là ở cấp độ 500, đạt được bằng cách chấp nhận tình yêu và sự tha thứ không phán xét như một lối sống, thực hành lòng tốt vô điều kiện với mọi người, mọi thứ và mọi sự kiện không có ngoại lệ.” (David Hawkins 2002, 238)

Hai ngưỡng này là hai thách thức chính đối với nhiều người ngày nay. Di chuyển vượt lên chúng bạn sẽ bắt gặp một rào cản lớn, thứ chỉ có thể được vượt qua bằng một sự chuyển hóa đáng kể trong tính cách. Sau khi đã vượt lên khỏi những cảnh giới này, tiến triển lên những trạng thái cao hơn là điều rất tự nhiên và ít thử thách hơn.

32 thông điệp tâm linh từ sách Power vs Force

1. “Lý trí con người tự làm nó kiệt sức khi liên tục lý giải cái không thể lý giải. Bản thân sự lý giải là một thứ hài kịch cao cấp, nó phi lý và ngớ ngẩn hệt như việc một ai đó cố nhìn vào gáy họ, nhưng cái hư ảo của bản ngã là vô biên, và chính trong nỗ lực cắt nghĩa những cái vô nghĩa này mà nó thậm chí còn bị thổi phồng hơn nữa.”

2. “Trí thông thái cho chúng ta biết rằng một người khi thờ phụng thiên đường (hoặc địa ngục) thì rốt cục sẽ trở thành bầy tôi trung thành cho một trong hai chốn đó. Địa ngục không phải là tình trạng do một Thượng Đế có quyền xét xử nào đó áp đặt, mà đúng hơn nó là hệ quả tất yếu từ những quyết định của bản thân mỗi người. Địa ngục là kết quả cuối cùng của việc liên tục lựa chọn cái tiêu cực và do đó liên tục tự cách ly bản thân ra khỏi yêu thương và chân lý.”

3. “Cuối cùng, trí tuệ có thể được giản lược về một quá trình đơn giản là tránh xa những thứ làm bạn suy yếu, ngoài ra nó thực sự không đòi hỏi thêm bất kỳ yếu tố nào khác.”

4. “Trở nên ý thức hơn – đó là món quà lớn nhất mà bất kỳ ai có thể trao tặng cho thế giới; hơn nữa, theo hiệu ứng gợn sóng, món quà ấy sẽ quay trở lại nguồn khởi của nó.”

5. “Lòng trắc ẩn là cánh cổng dẫn ta tới ân điển của Chúa, tới sự nhận biết cuối cùng về việc ta là ai, vì sao ta lại hiện diện ở đây, và về khởi nguồn tối thượng của mọi sự tồn tại.”

6. “Cách duy nhất để củng cố sức mạnh của một người trên thế giới là tăng cường nơi họ tính chính trực, sự hiểu biết và năng lực trắc ẩn.”

7. “Muốn phát huy tác dụng, chân lý không chỉ đơn giản cần phải “đúng” mà còn phải có khả năng được nhận biết; tuy nhiên mỗi cấp độ chân lý lại là bất khả nhận biết đối với những cấp độ ý thức bên dưới nó và vô hiệu lực đối với những cấp ở trên nó.”

8. “Tính hữu lý, kẻ khai phóng vĩ đại đã giải thoát chúng ta khỏi những đòi hỏi xuất phát từ bản chất thấp kém của ta, đồng thời cũng là một giám sát viên nghiêm khắc và lạnh lùng; nó sẽ không cho phép ta vượt thoát để tiến đến những cõi giới ở trên và vượt xa trí óc.”

9. “Tất cả các phép tu tập tâm linh đều khẳng định rằng bước đầu tiên trên con đường đi lên của nhận thức là ‘tinh thần sẵn sàng’.”

10. “Sự giác ngộ được cho là tương đối hiếm, không hẳn vì các bước cần thiết kia khó tuân thủ, mà vì nó là một trạng thái được rất ít người quan tâm, đặc biệt là trong xã hội hiện đại. Nếu ta chặn một nghìn người trên phố rồi hỏi họ, ”Tham vọng lớn nhất trong đời anh/chị là gì?”, thì liệu có bao nhiêu người sẽ trả lời, “Tôi muốn được giác ngộ?””

11. “Các nghiên cứu của chúng tôi về nhóm người được gọi là “người nghèo” đã chứng minh rằng “nghèo” không chỉ là một tình trạng tài chính, mà những người “nghèo” thực sự thì nghèo nàn trong mọi khía cạnh của cuộc sống: họ nghèo bạn bè, nghèo lời ăn tiếng nói, nghèo giáo dục, nghèo thú vui xã hội, nghèo nguồn lực, nghèo sức khỏe, và nghèo trong cấp độ hạnh phúc tổng thể. Như vậy, cái nghèo có thể được nhìn nhận như một đặc trưng rõ nét của một ý thức tự thân bị giới hạn, từ đó dẫn đến sự thiếu thốn về nguồn lực.”

12. “Không có ý thức, sẽ chẳng có thứ gì để trải nghiệm hình thái. Hoặc có thể mói, với tư cách là một sản phẩm của nhận thức, bản thân hình thái không mang bất kỳ sự tồn tại độc lập nào, do đó là nhất thời và hạn chế, trong khi ý thức thì vô biên và bao gồm tất cả. Làm thế nào mà thứ nhất thời với điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng, lại có thể tạo nên thứ vô hình thái, bao gồm tất cả và hiện diện khắp chốn?”

13. “Một tâm trí bị quan sát sẽ trở nên khiêm nhường hơn và bắt đầu dừng tự cho nó là toàn tri, từ đó mới có thể xuất hiện sự trưởng thành trong nhận thức. Đến cùng khiêm nhường sẽ là năng lực tự trào và khả năng dần vượt thoát khỏi tâm thế nạn nhân của tâm trí để từng bước trở thành chủ nhân của nó.”

14. “Ngay cả những ý nghĩ thông minh nhất và những cảm xúc sâu sắc nhất cũng chỉ là những trải nghiệm; về cơ bản, chúng ta chỉ có duy nhất một chức năng, đó là trải nghiệm việc trải nghiệm.”

15. “Ánh sáng không thể lọt vào một cái hộp kín; mặt tốt của thảm kịch là nó có thể giúp người ta mở lòng đón nhận một cấp độ nhận thức cao hơn. Nếu ta xem cuộc sống như một người thầy, thì quả nhiên nó sẽ dạy ta nhiều điều. Còn nếu ta không thể nhờ lòng khiêm tốn mà biến những bài học đau đớn trong cuộc sống thành cánh cổng đưa ta đến sự tăng trưởng và phát triển, thì tức là ta đã phung phí những bài học ấy.”

16. “Muốn vượt ra ngoài những giới hạn của tâm trí, cần phải thoát ra khỏi sự cai trị của nó, phải phế truất nó khỏi ngôi vị kẻ phán xét thực tại độc nhất.”

17. “Xét một cách khách quan, có thể nhận thấy rằng các ý nghĩ thực sự thuộc về ý thức của thế giới; tâm trí cá nhân chỉ đơn thuần xử lý chúng trong những cách kết hợp và hoán vị mới.”

18. “Cơ chế của nhận thức giống như cách vận hành của rạp chiếu phim, trong đó máy chiếu ở đây là bản thân ý thức. Các hình dạng xuất hiện trên nhũ tương của phim là các mô thức năng lượng điểm hút, còn những tấm ảnh động trên màn hình là “thực tại”.”

19. “Quá trình đạt tới hiểu biết chắc chắn sẽ chậm chạp và đau đớn, và chỉ một số ít sẵn sàng từ bỏ quan điểm tuy quen thuộc nhưng thiếu chính xác; còn lại, phần lớn đều kháng cự trước sự thay đổi hoặc phát triển. Đa phần mọi người có vẻ đều sẵn sàng thà chết còn hơn là thay đổi những hệ thống niềm tin đang giam cầm họ trong những cấp độ ý thức thấp.”

20. “Chúng ta khỏe mạnh hay giàu có là nhờ trí tuệ.”

21. “Sức mạnh không cần phô trương bản thân, trong khi lực thì lúc nào cũng phải làm thế vì nó xuất phát từ lòng hoài nghi bản thân.”

22. “Ebby đã nói với Bill rằng mình cai được rượu là nhờ phụng sự cho kẻ khác, dọn nhà dọn cửa để gột rửa tâm hồn, từ tốn, khiêm nhường và quy phục một sức mạnh lớn lao hơn bản thân.”

23. “Người vĩ đại trở thành huyền thoại khi họ làm gương cho chúng ta chứ không phải lớn tiếng rao giảng.”

24. “Các giải pháp thành công dựa trên nguyên tắc vô cùng hiệu quả, đó là việc giải quyết vấn đề không phải bằng cách tấn công vào những thứ tiêu cực mà bằng cách nuôi dưỡng những điều tích cực. Bạn không thể cai nghiện thành công bằng cách chiến đấu với tính độc hại mà là bằng cách lựa chọn sự tỉnh táo.”

25. “Một đặc trưng của lực là sự kiêu ngạo; sức mạnh mang đặc tính khiêm nhường. Lực thì khoa trương; nó có tất cả các câu trả lời. Sức mạnh thì khiêm tốn.”

26. “Sức mạnh phụng sự người khác, trong khi lực chỉ chăm chăm cho lợi ích của chính mình.”

27. “Không có bí mật; không có gì ẩn giấu, hoặc có thể giấu diếm. Linh hồn của chúng ta đứng trần trụi trong thời gian trước con mắt của tất cả. Cuộc sống của mọi con người, cuối cùng, cũng đều để lại dấu ấn cho toàn vũ trụ.”

28. “Mọi người thầy vĩ đại trong toàn bộ lịch sử loài người chúng ta đều chỉ dạy đi dạy lại một điều, dù bằng ngôn ngữ gì, dù ở thời điểm nào. Tất cả đều nói rất đơn giản thế này: hãy từ bỏ những điểm hút yếu để đi đến những điểm hút mạnh.”

29. “Nỗi sợ là công cụ kiểm soát chính thức được các cơ quan và chế độ rất ưa thích, và sự bất an chính là cổ phiếu-đang-giao dịch của những tay thao túng lớn trên thị trường. Truyền thông và các quảng cáo phô bày Nỗi sợ để gia tăng thị phần.”

30. “Không có điều gì trên đời này tự mang trong mình quyền năng tạo ra “căng thẳng”. Nhạc lớn làm tăng huyết áp của một người có thể là nguồn vui với người khác. Một cuộc li hôn có thể là đau khổ nếu người ta không muốn, hoặc có thể là một sự giải thoát nếu người ta khao khát nó.”

31. “Con người có thể tự kéo mình lên bằng dây giày của mình? Tại sao không? Tất cả những gì anh ta cần làm là tăng sức nổi của mình và thế là anh ta dễ dàng được nâng lên đến một vị trí cao hơn. Lực không thể thực hiện điều đó; trong khi sức mạnh không chỉ có khả năng đó mà lúc nào cũng đang làm điều đó.”

32. “Chính ảo tưởng về tính cá thể là nguồn gốc của mọi khổ đau. Khi con người nhận ra họ là vũ trụ, vĩnh viễn hoàn chỉnh và hài hòa với tất cả những thứ đang hiện hữu, thì họ sẽ chẳng bao giờ đau khổ nữa.”

Biên soạn: Vũ Thanh Hòa

Photo: Jared Erondu | Unsplash

(Những câu trích dẫn này được lựa chọn ra từ bản dịch tiếng Việt của cuốn Power vs Force của tác giả David Hawkins. Dịch giả là Quế Chi – Hoàng Lan, NXB Thế giới. Sách tái bản lần thứ 3, năm 2020.)

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2024

Đặt tay chữa lành và nguyên lý bình thông nhau

Có một số người than phiền với tôi về việc bị đau đớn, mệt mỏi sau khi đặt tay hoặc truyền năng lượng cho người khác, ví dụ như các trường hợp sau:

• Người truyền từ xa ở Biên Hòa, người bệnh ở Qui Nhơn bị ung thư vòm họng ; Không dùng điện thoại để nhìn thấy người bệnh . 

Cảm giác của người truyền : Cứng hàm, chảy nước miếng, đau vô cùng. Hết đau khi ngưng truyền.

• Người truyền ở Đà Nẵng, người bệnh ở Hà Nội, đã quy y ở chùa Ba Vàng; dùng điện thoại để nhìn thấy người bệnh.

Cảm giác của người truyền khi kết thúc bài chữa: Thấy một con quỷ có 2 răng nanh dài dữ tợn nhảy xổ từ điện thoại vào mình.

• Người truyền đặt tay trực tiếp lên người bệnh ; bệnh nhân có khối u ở cổ. 

Cảm giác của người truyền : Ngày hôm sau thấy cổ mình đau đúng vị trí ở cổ, sưng lên 3 ngày thì hết.

Các vấn đề tương tự như trên có thể lý giải qua các cách sau:

1. Người truyền nghĩ rằng : Tôi phát năng lượng của TÔI sang chữa lành và thu trược khí của người bệnh vào người mình để tối về xả bỏ.

Mô hình này được thể hiện qua sơ đồ bình thông nhau như sau : Hình 1

Với cách truyền này, năng lượng có trong người truyền năng lượng truyền sang bệnh nhân và ngược lại, năng lượng xấu của bệnh nhân cũng chảy ngược về người truyền năng lượng.

Kết quả: Người truyền năng lượng nhận trược của bệnh nhân, mệt mỏi và đau đớn. Bệnh nhân không có cảm giác năng lượng đi vào người mình.

2. Người truyền nghĩ rằng : tôi phát năng lượng của TÔI sang chữa lành cho người bệnh, không nhận gì của người bệnh cả. (Hình 2.)

Kết quả :  Người truyền cạn kiệt năng lượng, mệt mỏi và suy kiệt vì năng lượng của mình chảy hết qu a bệnh nhân.

3. Người truyền năng lượng nghĩ rằng : Tôi truyền năng lượng của TÔI qua chữa lành cho bệnh nhân và giúp cho bệnh nhân lành bệnh . (Hình 3)

Kết quả : Một phần trược khí từ bệnh nhân truyền qua người truyền năng lượng làm cho Người truyền năng lượng mệt mỏi hoặc cảm thấy đau ở vùng tương tự như vùng đau của người bệnh.

4. Người truyền năng lượng nghĩ rằng : TÔI đang thu NĂNG LƯỢNG VŨ TRỤ vào toàn thân, đưa vào tim hóa thành năng lượng chữa lành truyền qua người bệnh và giúp cơ thể họ TỰ CHỮA LÀNH. (Hình 4)

Kết quả: Năng lượng vào đầy trong cơ thể người truyền năng lượng trước khi đi vào người bệnh, và năng lượng xấu (trược khí) từ người bệnh không thể đi ngược về người truyền năng lượng vì dòng năng lượng từ vũ trụ đi vào liên tục. Cả hai đều có được lợi ích, và người truyền có thể đặt tay hay truyền năng lượng cho nhiều người vẫn không mệt, còn người bệnh nhận được năng lượng để cơ thể tự chuyển hóa và chữa lành căn bệnh

Cả hai người, người truyền và người nhận năng lượng đều phải tĩnh tâm sau khi người truyền đã ngừng truyền năng lượng sang người bệnh, ít nhất 5 phút. Sau đó cả hai nên uống một cốc nước lạnh.

CÁCH XỬ LÝ KHI NHẬN TRƯỢC CỦA NGƯỜI KHÁC HAY MÔI TRƯỜNG

Khi bạn mệt mỏi, có thể do ăn uống, lối sống, hay khi đi vào một vùng đất, ngôi nhà nào đó và nhất là khi đặt tay truyền năng lượng cho người khác thì bạn cần xả trược.

1. Đơn giản nhất là đứng thẳng, tĩnh tâm, tưởng tượng mình đang đứng dưới một thác nước năng lượng, để cho dòng thác năng lượng tưới ướt toàn thân bạn từ đầy đến chân, quét sạch mọi tà khí, trược khí, viêm nhiễm, tắt nghẽn ra khỏi cơ thể. Đứng tĩnh tâm và tưởng tượng như thế, cảm nhận một cảm giác của sự tràn ngập cơ thể và thoát ra ngoài theo 2 lòng bàn chân trong ít nhất 7 hơi thở hoặc bội số của nó.

2.  Đi tắm nươc lạnh hoặc nước muối (bạn nào ở gần biển thì đi tắm biển).

3. Phơi nắng

4. Cuối cùng là thu năng lượng vũ trụ vào cơ thể qua các luân xa

CÁCH PHÒNG TRÁNH TRƯỢC KHÍ VÀO NGƯỜI

1. Tập luyện hàng ngày : xả trược ngay lúc đầu buổi tập luyện bằng cách quán tưởng (tưởng tượng) năng lượng xấu từ trên đầu chảy xuống đến lòng bàn chân và thoát ra ngoài : ít nhất 7 hơi thở. Thực hành trước khi tập thu năng lượng

2. Khi đặt tay truyền năng lượng cho người khác. KHÔNG BAO GIỜ NGHĨ là Tôi truyền năng lượng để chữa bệnh cho .. . mà nghĩ là TÔI TRUYỀN NĂNG LƯỢNG YÊU THƯƠNG, CHỮA LÀNH TỪ VŨ TRỤ QUA NGƯỜI NÀY ĐỂ CƠ THỂ HỌ TỰ CHỮA LÀNH BỆNH.

3. Khi đặt tay vào luân xa hoặc chỗ đau và khi thu tay về phải hít hơi sâu vào, nín thở rồi mới cử động tay.

4. Tránh việc đặt tay trực tiếp lên người bệnh nhân, vì như thế năng lượng sẽ truyền dẫn trực tiếp qua da. Nên để tay cách xa ít nhất là 10mm để dùng phương pháp bức xạ. Nếu trược khí người bệnh đi ngược về phía người truyền thì cảm giác đau sẽ chỉ ở đầu ngón tay hoặc lòng bàn tay mà thôi, không đi vào cơ thể người truyền được.

5. Khi truyền năng lượng từ xa, hãy bảo vệ mình bằng cách thu năng lượng vào người, tạo hào quang bảo vệ quanh người và dùng phương pháp bành trướng cho năng lượng tiếp cận bệnh nhân để cơ thể bệnh nhân tiếp nhận năng lượng và tự chữa lành.

6. Cuối cùng là hướng dẫn người tập tự tập luyện thu năng lượng để tự chữa lành. Có thế, hiệu quả truyền năng lượng của mình sẽ cao hơn và có thì giờ để giúp cho người khác nữa.

Bác Lê Hà Lộc