Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

Chánh Thuật và Hắc Thuật.

Nguồn: Thông Thiên Học

Chân Sư D.K.có giảng dạy nhiều về tính chất của hai Huyền Thuật này trong các sách của Ngài. Ở đây, tôi trích một số đoạn có liên quan trong quyển "Luận về Chánh Thuật", sách này dạy về con đường đệ tử, và ở phần sau là vài ý kiến riêng của tôi..

1/ Có thể coi như là định nghĩa về một nhà chánh thuật: “một người hoạt động trong cơ tiến hóa, như một nhà chánh thuật, và như một người trong nhóm các đệ tử tận hiến, mà chúng ta gọi là ‘HUYỀN GIAI CỦA HÀNH TINH CHÚNG TA’.[56]

2/ Mục tiêu của hoạt động huyền thuật của Thánh Đoàn: “Cũng hãy để Tôi nhắc bạn rằng công tác huyền thuật của Thánh Đoàn hành tinh của chúng ta gồm có việc chăm sóc phần tâm linh (psyche) trong thế giới sắc tướng, sao cho đóa hoa đang khai mở của linh hồn có thể được nuôi dưỡng và được thúc đẩy theo cách thức sao cho sự rạng rỡ huy hoàng, từ lực và (cuối cùng) năng lượng tinh thần có thể được thể hiện qua trung gian của hình tướng. Nhờ đó, quyền lực của ba Cung (Rays) của Sự Biểu Lộ thiêng liêng có thể được nhìn thấy.” [104]

3/ Cấp độ có thể sử dụng huyền thuật là LINH HỒN: “Việc cần nhớ lại thứ hai là người hoạt động trong huyền thuật và thực thể có uy lực vận dụng các mãnh lực này phải là linh hồn, tức con người tinh thần (spiritual man), và điều này là bởi những lý do sau đây:

1. Chỉ có linh hồn mới có một sự hiểu biết trực tiếp và rõ ràng về mục đích sáng tạo và về thiên cơ.
2. Chỉ có linh hồn, mà bản chất của nó là sự bác ái sáng suốt mới có thể được phó thác cho tri thức, các biểu tượng và các công thức vốn cần thiết cho sự quy định chính xác của công tác huyền thuật.
3. Chỉ có linh hồn mới có năng lực để hoạt động trong cả ba cõi thấp cùng một lúc, và tuy vậy vẫn tách biệt, và do đó về mặt nghiệp quả (karmically) thoát khỏi các kết quả của công việc như thế.
4. Chỉ có linh hồn mới thực sự có ý thức tập thể và được thúc đẩy bởi mục tiêu thanh khiết vô kỷ.
5. Chỉ có linh hồn, với tầm nhìn của mắt mở rộng, mới có thể thấy được mục đích từ lúc bắt đầu, và có thể giữ kiên định hình ảnh đích thực của sự viên mãn cuối cùng.

Bạn thắc mắc, có phải những người hoạt động trong hắc thuật (black magic) không sở hữu một năng lực tương tự như vậy hay sao? Tôi trả lời, KHÔNG. Họ có thể hoạt động trong ba cõi thấp, nhưng họ làm việc TỪ CÕI TRÍ VÀ TRONG CÕI TRÍ, do đó không hoạt động bên ngoài lĩnh vực nỗ lực của họ như linh hồn được. Do sự gần gũi và sự đồng nhất hóa của họ với các chất liệu làm việc của họ, họ có thể đạt được CÁC KẾT QUẢ MẠNH HƠN MỘT CÁCH TẠM THỜI VÀ HOÀN THÀNH NHANH CHÓNG HƠN, so với người phụng sự trong Huynh Đệ Đoàn bên Chánh Đạo (White Brotherhood), nhưng các kết quả là phù du; họ đem sự hủy diệt và thảm họa theo gót của họ, và thuật sĩ hắc đạo cuối cùng bị nhấn chìm trong cơn tai biến do đó mà ra.” [126]

4/ Phân biệt giữa HẮC THUẬT và CHÁNH THUẬT: “Về sau, (khi y trở thành một đệ-tử thật sự và hữu thệ), y biết một con đường là tả đạo (left hand path), còn đường kia là con đường của sự hoạt động chân chính.

Trên một con đường, y trở nên thành thạo trong hắc thuật, vốn chỉ là các quyền năng được phát triển của PHÀM NGÃ, bị lệ thuộc vào các mục đích ích kỷ của một người mà các động cơ của y là nhằm vào tính tư lợi và tham vọng trần tục. Các điều này giam hãm y vào ba cõi thấp và đóng lại cánh cửa vốn mở vào sự sống.

Trên con đường kia, y hạ thấp tầm quan trọng của phàm ngã của y và thực hành HUYỀN THUẬT CỦA THÁNH ĐOÀN (White Brotherhood), luôn luôn hoạt động trong ánh sáng của LINH HỒN, hoạt động cùng với LINH HỒN trong mọi hình tướng, và không đặt tầm quan trọng vào những tham vọng của bản ngã cá nhân.

Sự phân biệt rõ ràng về hai con đường này tiết lộ những gì mà một số sách huyền linh học gọi là “Thánh Đạo hẹp như lưỡi dao cạo” vốn nằm giữa hai con đường (Vật chất và Tinh thần − ND). Đây là “Bát Chánh Đạo” của Đức Phật, nó đánh dấu đường ranh giới mong manh giữa các cặp đối ứng và giữa hai hướng chuyển động mà y đã học được cách nhận ra – một hướng đi lên đến cổng thiên đàng, còn hướng kia đi xuống vào trong địa ngục tận cùng bên dưới.” [229]

5/ Nguốn gốc của Hắc Thuật: “Khi các vị adepts Ibezhan (một lần nữa dưới sự giảng dạy từ các Chân Sư ở Shamballa) bắt đầu rút lui vào các Thánh Điện, để làm cho các bí pháp khó đạt đến hơn, và để hoạt động chống lại các sự lạm dụng và các sự biến dạng, một số các môn đồ trước kia của các Ngài, nhiều vị có năng lực và kiến thức rất lớn, đã chống lại các Ngài và do đó chúng ta có một trong những nguyên nhân của sự xuất hiện của [382] hắc thuật và chính thuật, và một trong những lý do của nước thanh tẩy của lũ lụt được cho là cần thiết.”

6/ Tính cách của HẮC THUẬT: “Chính ngay ở đây, trong việc sử dụng tư tưởng, mà người ta có thể thấy sự dị biệt giữa hắc thuật và chánh-thuật. Sự ich kỷ, sự nhẫn tâm, sự thù ghét, và sự độc ác ĐẶC TRƯNG CHO NGƯỜI HOẠT ĐỘNG TRONG CHẤT TRÍ, mà trong nhiều kiếp sống, các động cơ của y được tập trung chung quanh việc nâng cao chính y, được tập trung vào việc hoạch đắc các sở hữu cho cá nhân y, và hoàn toàn hướng vào việc đạt được sự vui thích và thỏa mãn của riêng y, không kể đến sự tổn thất gây ra cho người khác. May mắn là chỉ có ít người như thế, nhưng con đường đi đến một quan điểm như thế thì dễ đạt được, và nhiều người cần tự bảo vệ họ, kẻo họ bước đi không suy nghĩ trên con đường hướng tới tính duy vật (materiality).” [481]

7/ Về hai giai đoạn chuyển tiếp trong Huyền Thuật: “Tại sao những bí mật của hơi thở (breath) được bảo vệ cẩn thận như thế? Bởi vì tính hiệu quả của hắc thuật chính là ở đây. Có một điểm mà ở đó, cả hắc thuật và chánh thuật đều cần sử dụng một giai đoạn tương tự trong hoạt động. [519] Một số người với ý chí mạnh mẽ, và thể trí lão luyện và trong sáng, nhưng được làm sinh động bằng mục đích hoàn toàn ích kỷ, đã học được cách sử dụng giai đoạn chuyển tiếp thấp trong số hai giai đoạn chuyển tiếp của linh hồn – vốn liên quan đến mối quan hệ của thể trí và não bộ. Nhờ một sự chuyên tâm mạnh mẽ và một kiến thức về khoa học của các bí huyệt, họ đã có khả năng thực hiện các kế hoạch ích kỷ của họ, áp đặt ý muốn và uy quyền trí tuệ của họ lên “các tù nhân của hành tinh”. Vì vậy, họ đã gây ra nhiều tác hại. Họ không có ý muốn tham gia vào giai đoạn chuyển tiếp cao hơn, trong đó linh hồn hoạt động và thể trí đáp ứng. HOẠT ĐỘNG TRÍ TUỆ VÀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA NÃO BỘ VỚI ẤN TƯỢNG TRÍ TUỆ là tất cả những gì liên quan đến họ.

Cả nhà chánh thuật và nhà hắc thuật, như bạn thấy, đều sử dụng giai đoạn chuyển tiếp thấp, và cả hai đều biết ý nghĩa của các giai đoạn chuyển tiếp trong việc thở ở cõi trần. Nhưng nhà Chánh Thuật hoạt động từ cấp độ LINH HỒN đi ra rồi vào trong thế giới biểu lộ và tìm cách thực hiện kế hoạch thiêng liêng, trong khi nhà Hắc Thuật hoạt động từ cấp độ của TRÍ TUỆ, khi y tìm cách đạt được các mục đích chia rẽ của riêng y. Sự dị biệt không chỉ là sự dị biệt về động cơ, mà còn về sự chỉnh hợp, phạm vi của ý thức và lĩnh vực mở rộng của nó nữa.

Do đó bạn sẽ thấy lý do tại sao mà tất cả các huấn sư chân chính lại tỏ ra cực kỳ thận trọng như vậy, khi họ cố gắng để dạy bản chất của công tác huyền thuật. Chỉ người được thử thách và người chân chính, chỉ có người vị tha và người trong sạch mới có thể được cung cấp các hướng dẫn đầy đủ. Tất cả những gì có thể được cung cấp là thông tin liên quan đến các giai đoạn chuyển tiếp chính của LINH HỒN-THỂ TRÍ và THỂ TRÍ-NÃO BỘ. Chỉ có một ít người cho đến nay có thể được giao phó thông tin quan trọng liên quan đến các giai đoạn chuyển tiếp nhỏ, được tiến hành trong thể xác giữa các hơi thở và trong ý thức não bộ.”

8/ "Mọi người tìm đạo đều biết, và trải qua các thời đại đã được dạy bảo, rằng một thể trí trong sạch và một tấm lòng thanh khiết, tình yêu chân lý, và một kiếp sống phụng sự và vị tha, là các điều kiện tiên quyết hàng đầu, và khi nào thiếu các điều này, thì không có gì có giá trị và không có bí mật lớn lao nào có thể được truyền đạt.

Bạn cũng có thể nói ở đây: Chúng ta cũng được dạy rằng có tồn tại những người hoạt động trong bốn chất dĩ thái, và chắc chắn họ thực hiện được những công việc huyền thuật, tuy nhiên những người này không có sự trong sạch cần thiết và lòng nhân ái đã được đề cập tới. Điều này chắc chắn là đúng; họ thuộc về một nhóm những người hoạt động trong vật chất, mà chúng ta gọi là Các Nhà Hắc Thuật; họ phát triển cao về trí tuệ, và có thể kích hoạt chất trí (mental substance or mind stuff) theo cách sao cho nó có thể đạt được sự biểu lộ ra ngoài trên cõi trần, và dẫn đến mục đích sâu xa của họ.
Có nhiều sự [544] hiểu lầm và sự thiếu hiểu biết sâu sắc về nhóm này. Đó cũng có thể là vì vận mệnh của họ bị trói buộc vào giống dân tương lai, tức giống dân thứ sáu, và sự kết thúc của họ cùng với việc chấm dứt các hoạt động của họ sẽ xảy ra trong thiên niên kỷ xa xăm, mà về chuyên môn được gọi là Vòng Tuần Hoàn Thứ Sáu. Sự rạn vỡ cuối cùng hoặc sự phân hóa giữa cái gọi là lực hắc và bạch, đối với chu kỳ thế giới đặc biệt này, sẽ diễn ra trong thời kỳ của căn chủng thứ sáu trong vòng tuần hoàn hiện tại. Vào cuối căn chủng thứ sáu, trước khi có sự xuất hiện của căn chủng thứ bảy, chúng ta sẽ có trận chiến Armageddon (Theo Thánh Kinh, đó là cuộc chiến quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, kết quả là tận thế và bắt đầu ngày phán xét cuối cùng.-- ND) thực sự, mà chúng ta đã được dạy về nó rất nhiều. Một chu kỳ nhỏ, tương ứng với trận chiến và sự phân chia cuối cùng này, sẽ xuất hiện trong phụ chủng thứ sáu, vốn đang trong tiến trình hình thành. Trận thế chiến vừa mới diễn ra, và chu kỳ phân chia và biến động hiện tại của chúng ta, không tạo thành trận Armageddon thực sự. Cuộc chiến mà chúng ta được thuật lại trong Mahabharata (bộ sử thi của Ấn Độ − ND), và cuộc chiến hiện tại đã có các nguồn gốc về tình trạng rắc rối của chúng và các nguyên nhân của những thảm họa mà chúng đã mang lại, một cuộc chiến ở cõi cảm dục thấp và một ở cõi cảm dục cao hơn. Sự ích kỷ và sự ham muốn thuộc một loại thấp đã là các xung lực ở sau của cả hai cuộc chiến.

Sự phân hóa vĩ đại sắp tới sẽ có những nguồn gốc của nó trong cõi trí (mental world) và sẽ hoàn tất trong phụ chủng thứ sáu. Trong căn chủng thứ sáu, nó sẽ có những mầm mống của thảm họa có báo trước trong bộ ba phối kết gồm trí tuệ, cảm dục tính và bản chất vật chất (thể xác−ND), vốn sẽ mang đến một thời điểm cao trào cho nhị nguyên tính của hành tinh.

Chúng ta không cần đi xa hơn điều đó, vì nhân loại của vòng tuần hoàn thứ sáu sẽ có bản chất rất khác so với chúng ta, và những người vốn sẽ phân biệt thành lực tà đạo và lực chính đạo sẽ quá khác với những gì mà hiện nay chúng ta hiểu theo những từ ngữ đó, đến nỗi chúng ta không cần bận tâm đến vấn đề xa xăm đó.

Hãy nhớ rằng NHÀ HẮC THUẬT THẬT SỰ (ở đây Tôi không đề cập đến một người có xu hướng hắc thuật) là MỘT THỰC THỂ MẤT LINH HỒN (a soulless entity). Y là một thực thể mà trong y, CHÂN NGÃ (Ego) – theo như [545] chúng ta hiểu thuật ngữ đó ngày nay – KHÔNG TỒN TẠI (non-existent). Điều đó thường không được chú ý và ít khi được thấu hiểu hoặc được biểu lộ, nên do đó, HỌ KHÔNG TỒN TẠI TRONG THỂ XÁC. Thế giới của họ bao giờ cũng là thế giới ảo tưởng (illusion).

Từ cõi hạ trí, họ tác động vào chất liệu dục vọng và vào thể cảm dục của những người trên cõi trần, vốn là những người bị ảo giác lôi cuốn và bị giữ lại trong xiềng xích của lòng ích kỷ cực độ, và tính duy ngã (self-centeredness). Điều mà những người-không-biết gọi là MỘT NHÀ HẮC THUẬT TRÊN CÕI TRẦN chỉ là một người nam hoặc nữ nào đó nhạy cảm với, hoặc ĐỒNG CẢM VỚI MỘT NHÀ HẮC THUẬT THỰC SỰ TRÊN CÕI CẢM DỤC. Mối quan hệ này chỉ có thể xảy ra khi đã có nhiều kiếp sống ích kỷ, dục vọng thấp kém, khát vọng trí tuệ lầm lạc, và ưa thích thông-linh-thuật (psychism) hạ đẳng, và điều này chỉ có thể xảy ra khi con người đã tự nguyện để cho họ giam giữ trong cảnh nô lệ. Những người nam và nữ như vậy thì có ít và thưa thớt, vì sự ích kỷ hoàn toàn thực sự là hiếm có. Nơi nào mà có nó thì nó cực kỳ mạnh mẽ, như mọi xu hướng có tính cách nhất tâm đều như vậy.”

9/ Hiệu quả nhất thời của hoạt động Hắc Thuật: “Dĩ nhiên là nó cũng có liên quan đến công việc của những người mà, nhờ sự thành tựu trí năng, đã học để làm việc như các nhà huyền thuật, nhưng theo cái được gọi là khía cạnh đen tối, vì cùng các quy tắc huyền thuật vẫn đúng cho cả hai nhóm, mặc dù động lực thôi thúc khác nhau. Nhưng chúng ta không có gì liên quan tới công việc của nhà hắc thuật. Những gì mà họ làm thì mạnh mẽ nhưng có hiệu quả nhất thời, bằng cách sử dụng linh từ tạm thời (transient) theo ý nghĩa chu kỳ của nó; nhưng những hiệu quả này phải ngừng đúng lúc, và bị phụ thuộc vào các yêu cầu và công việc của các vị mang (bringers) ánh sáng và sự sống.” [610]
Dựa vào những lời dạy này, tôi có cách để nhận biết một nhà Hắc Thuật:

− Về hình thức: ăn mặc xa hoa, phù phiếm, cách sống cũng cho thấy sự bám chấp vào vật chất cõi trần. Ta hãy nhìn gương Đức Phật: từ bỏ cảnh sống vương giả, đi vào rừng sâu hoang vắng để tìm đạo, lấy vải bọc tử thi làm áo che thân, suốt cuộc đời không nắm giữ của cải gì. Và Đức Christ: như Chân Sư D.K. mô tả, Ngài không có nơi để tựa cái đầu mõi mệt của Ngài. Và ta hãy nhìn những tu sĩ ngày nay (tôi không nói tất cả) để thấy cuộc sống của họ khác xa với những vị sáng lập tôn giáo của họ.

− Về đạo đức: họ thiếu lòng nhân, là điều mà các giáo chủ của họ luôn luôn nhấn mạnh. Lòng nhân là một đặc tính của linh hồn, như vậy chứng tỏ họ còn ở rất thấp so với linh hồn của họ.

− Họ thích biểu lộ pháp thuật, là một cách để họ khẳng định họ hơn người, nhưng thật ra họ không hơn người thường chút nào mà chỉ là khác người thôi.

− Giáo lý mà họ truyền bá: thật ra chỉ là việc cóp nhặt các giáo lý sẵn có, xào nấu bằng cách thêm chất riêng của họ, và chất riêng đó chẳng cao cả gì cả mà chỉ đậm tính vật chất. Chẳng hạn có người cho rằng chỉ bằng quan hệ tình dục cũng có thể giác ngộ (không biết giác ngộ cái gì), hoặc chỉ cần canh chừng hay tuân thủ gì đó trong khi quan hệ tình dục thì có thể sinh ra một vị Phật cho thế gian (thật là không thể nhịn cười được).

− Và đây là điểm quan trọng: Khi ta công nhận Thánh Đoàn hành tinh và các Chân Sư là thuộc Chánh Phái (right hand path), thì phe nhóm nào đối lập lại đều là tả phái (left hand path). Vì vậy, kẻ nào tự cho mình ngang hàng với Đức Christ, Đức Phật, nói xấu, phỉ báng các Chân Sư thì đều là tả phái.

Những lời dạy của Chân Sư thì nhiều, những tôi chỉ tóm gọn lại bấy nhiêu và đủ để tôi nhận diện kẻ giả mạo.

Ngoài ra còn có người cho rằng trong quá trình tiến hóa cần có giai đoạn theo tả đạo để phát triển pháp thuật cao cường của bên Hắc đạo. Bạn đó hãy đọc kỹ những lời trích ở trên từ chỉ dạy của Chân Sư. Vì một ý tưởng như thế có thể dẫn bạn vào con đường "tù nhân, nô lệ" cho những nhà Hắc Thuật, ở kiếp này hoặc một kiếp lai sinh.

***

Theo như những gì Chân Sư nói ở đây thì những thực thể mất linh hồn mới là những nhà Hắc Thuật thật sự. Họ không có sự sống trong thể xác do đó họ không bị luật nhân quả chi phối. Ở một nơi nào đó, Chân Sư nói rằng họ chỉ chờ bị tiêu diệt. Chúng ta không hiểu hết những uẩn khuất của các sự việc huyền bí, nhưng như trong bài, sẽ có những trận chiến thật sự giữa hai phe thiện, ác mà kết quả là tận thế và bắt đầu ngày phán xét cuối cùng.

Người được gọi là một nhà hắc thuật trên cõi trần chỉ là một người nam hoặc nữ nào đó nhạy cảm với, hoặc đồng cảm với một nhà hắc thuật thực sự trên cõi cảm dục. Những người này thì bị luật nhân quả chi phối.

Sách "Chân Sư và Thánh đạo" do ông Leadbeater viết ra nên không chắc chắn là đùng. Tuy nhiên, thông tin sau cũng không chắc chắn là đúng, đó là trong "Vị Chân Sư" nói ông J. Krishnamurti đã 4 lần điểm đạo mà vẫn còn bị lệch lạc trong nhận thức, không đi theo đường lối của Thánh đoàn mà tách ra giảng dạy theo cách hiểu riêng của ông, làm cho quần chúng theo ông bị mất phuong hướng. Nhưng ông không theo Tả đạo.

Tôi chỉ tìm thấy đoạn này trong ĐĐNLTD: "Việc một người trở thành một điểm đạo đồ khiến y trở thành vận hà cho mãnh lực mạnh mẽ hơn. Do đó mỗi sự sa ngã, chệch hướng đều có những hậu quả tai hại hơn so với những người kém tiến hoá hơn y, và như thế sự trừng phạt và nghiệp quả cũng tương ứng như thế. Tất nhiên là y phải trả giá cho các lỗi lầm, trước khi được phép tiến xa hơn trên Đường Đạo." Tôi không thấy chỗ nào nói về điểm đạo đồ đi theo tả đạo. "Sa ngã, chệch hướng" không phải là đi theo tà đạo, giảng dạy pháp môn thấp kém.

Hai cuộc điểm đạo đầu, 1 và 2, đòi hỏi con người phải kiểm soát PHẦN NÀO, tuần tự, thể xác và thể cảm dục. Trước cuộc điểm đạo thứ ba thì Chân Ngã mới hoàn toàn kiểm soát phàm ngã. Do đó, việc điểm đạo đồ bậc 1 và 2 có thể sa ngã cũng là điều có thể hiểu được vì hai thể thấp vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn.

***

Bổ sung bài viết về “Chánh Thuật và Hắc Thuật”
Trong bài viết về “Chánh Thuật và Hắc Thuật”, ở mục trích thứ năm nói về nguồn gốc của Hắc Thuật, ta có:
“Khi các vị adepts Ibezhan (một lần nữa dưới sự giảng dạy từ các Chân Sư ở Shamballa) bắt đầu rút lui vào các Thánh Điện, để làm cho các bí pháp khó đạt đến hơn, và để hoạt động chống lại các sự lạm dụng và các sự biến dạng, MỘT SỐ CÁC MÔN ĐỒ TRƯỚC KIA CỦA CÁC NGÀI, NHIỀU VỊ CÓ NĂNG LỰC VÀ KIẾN THỨC RẤT LỚN, ĐÃ CHỐNG LẠI CÁC NGÀI và do đó chúng ta có MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ XUẤT HIỆN CỦA [382] HẮC THUẬT VÀ CHÍNH THUẬT, và một trong những lý do của nước thanh tẩy của lũ lụt được cho là cần thiết.”
Ở đây ta hãy tìm hiểu về các vị adepts Ibezhan.

Cũng trong quyển “Luận về Huyền Linh Thuật” hay “Luận về Chánh Thuật”, ta được biết rằng:
− “nhân loại ấu trĩ khi chuyển ra khỏi giới động vật đã được các huấn sư Ibezhan huấn luyện và dạy dỗ các nhiệm vụ và công việc của nó”. [382] (khi có sự biệt ngã tính, chuyển từ kiếp thú sang kiếp người).

Tình hình lúc bấy giờ là:
− “Các adepts Ibezhan đã phải đối phó với một nhân loại vốn ở trong giai đoạn ấu trĩ, sự an trụ của họ không ổn định nhất, và sự phối kết của họ rất là bất toàn. Có rất ít người có khả năng trí tuệ, và con người thực tế hoàn toàn thiên về cảm dục; họ hoạt động thậm chí có ý thức trên cõi cảm dục hơn là trên cõi trần, và đó đã là phần việc của các vị adepts thuở đầu này, hoạt động dưới sự hướng dẫn từ Shamballa để phát triển các trung tâm năng lượng của đơn vị con người, kích thích não bộ và làm cho con người có ngã thức đầy đủ trên cõi trần.” [380]

Đoạn sau này cho ta biết nguồn gốc của các giáo lý về tình dục, về huyền thuật Mật Tông, các thực hành Hatha Yoga được dạy trong thời kỳ này cho nhân loại ấu trĩ thời kỳ đó:
“... những tàn tích của các việc thực hành ở Đền Thờ trước kia đã truyền xuống đến chúng ta trong giáo lý về sinh thực khí hạ cấp, trong huyền thuật của phái Mật Tông (Tantrik magic) và các thực hành của các nhà Hatha Yoga. Nhân loại ấu trĩ của thời Lemuria và thời kỳ đầu Atlantis đã phải được dạy những gì [381] theo trình độ của họ nhờ vào phương tiện của các biểu tượng, và các phương pháp mà đối với chúng ta sẽ là thô thiển, quá đáng và có một bản chất mà nhân loại đã vượt qua trong nhiều triệu năm.”

Thời kỳ đó đã trôi qua, nhân loại đã có tiến bộ, do đó, giáo lý được truyền dạy phải được thay đổi:

“… Con người phải được dạy rằng mặc dù là một cá nhân, y chỉ là một phần của một tổng thể lớn hơn, và rằng các lợi ích của y phải được làm cho phụ thuộc vào các lợi ích của tập thể. Dần dần việc giảng dạy đã được tổ chức lại, và chương trình giảng dạy được tăng lên; các bí pháp đã được triển khai từng chút một khi con người đã trở nên sẵn sàng cho chúng, cho đến khi chúng ta có các Trường Phái tuyệt diệu với các Bí Pháp của Chaldea, Ai Cập, Hy Lạp và nhiều trường phái khác.” [381]
Trong giai đoạn này, các vị adepts Ibezhan rút lui vào các Thánh điện (có vẻ như trước đó các ngài đã ở giữa quần chúng ấu trĩ để dạy dỗ họ), thì có sự chống đối của các đệ tử của các Ngài, họ ly khai Thánh Đoàn, và phe Hắc Thuật ra đời:

-- “Khi các vị adepts Ibezhan (một lần nữa dưới sự giảng dạy từ các Chân Sư ở Shamballa) bắt đầu rút lui vào các Thánh Điện, để làm cho các bí pháp khó đạt đến hơn, và để hoạt động chống lại các sự lạm dụng và các sự biến dạng, một số các môn đồ trước kia của các Ngài, nhiều vị có năng lực và kiến thức rất lớn, đã chống lại các Ngài và do đó chúng ta có một trong những nguyên nhân của sự xuất hiện của [382] hắc thuật và chính thuật, và một trong những lý do của nước thanh tẩy của lũ lụt được cho là cần thiết.”

Trận chiến giữa hai bên chánh và tà nổ ra (ta có thể đọc điều này trong một bài nói về tiền kiếp của J.Krishnamurti trong thongthienhoc.com), và cuối cùng là trận đại hồng thủy xảy ra để phá hủy căn cứ địa của Hắc Phái. Tuy nhiên, một số người đã thoát được và gầy dựng lại cơ sở ở một số nơi, do đó mà ta có những tàn tích của hắc thuật còn truyền lại ngày nay.

Các hình tư tưởng được tạo ra trong thời kỳ truyền day cho nhân loại sơ khai vẫn còn, và là trở ngại cho sự phát triển của nhân loại ngày nay:
“Các hình-tư-tưởng đầy năng lực được tạo ra trong những bí pháp Ibezhan lúc ban đầu, và (nhất là ở Mỹ Châu) cho đến nay chưa bị phá hủy. “Kẻ Chận Ngõ” khổng lồ này của mọi bí pháp chân chính phải được đánh bại hoàn toàn trước khi người tìm đạo có thể đi tiếp.”[382]
Đoạn sau này cho ta biết một tên gọi lúc ban đầu của Thánh Đoàn, và các adepts Ibezhan  là các chân sư của Thánh Đoàn:
“Ngay trong các giai đoạn đầu, Thánh Đoàn (Hierarchy) này được gọi bằng nhiều tên khác nhau; trong số những tên khác đó, nó được gọi là Thánh Điện Ibez.”[377]

Tôi không biết những gì tôi đã đưa ra ở đây có truyền đến các bạn một ý tưởng nào không. Tôi chỉ nhắc lại ở đây là Hắc Thuật được sinh ra từ Chánh Thuật, nó được thành lập vào thời kỳ mà nhân loại sơ khai được giảng dạy để biết cách truyền giống, “trong các giáo lý về sinh thực khí hạ cấp, trong huyền thuật của phái Mật Tông (Tantrik magic) và các thực hành của các nhà Hatha Yoga”, và “các phương pháp mà đối với chúng ta (ngày nay) sẽ là thô thiển, quá đáng và có một bản chất mà nhân loại đã vượt qua trong nhiều triệu năm.” Vậy mà thời nay vẫn có kẻ rao giảng và xưng tụng loại giáo lý đó. Chỉ có thể kết luận là “Ngưu tìm Ngưu, Mã tìm Mã” hay “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.

----

Zim comments

Cám ơn cô đã cho bọn con thêm nguồn thông tin đáng tin cậy để phân biện về tà đạo và hắc đạo ạ. Qua 2 bài vừa rồi của cô, con hiểu thêm là một nhà hắc thuật có thể không có thể xác nhưng hoạt động trên cõi trí trở xuống và từ vị trí đó họ thu hút vào mình những người còn thể xác mà có rung động gần với họ, gieo tư tưởng cho họ để làm và nói những điều một nhà hắc thuật muốn thực hiện trên cõi trần.

Một điểm hiện nay con hay dùng để nhận biết chánh đạo là khi một giáo lý, một tổ chức tâm linh hướng tới việc phụng sự nhân loại với lòng từ bi và bác ái cao độ, không có sự lôi kéo ép buộc thành viên tham gia hay trù úm người không tham gia. Các giáo lý mà chỉ lo dạy cách giải thoát cho cá nhân, cho gia đình, cho cộng đồng những người theo giáo lý đó thì vẫn chưa thực sự đi trên con đường của ánh sáng. Mục tiêu của việc phát triển cá nhân là để phục vụ cho tha nhân. Nếu chỉ lo đến thành đạo cho mình và cho từng cá nhân nhỏ lẻ xung quanh thì đó là cách làm của phàm ngã riêng biệt. Với linh hồn, các thành tựu cá nhân không có mục tiêu gì khác để phục vụ cho tập thể. Dù con được dạy điều này khi mới bước chân vào MF nhưng mãi gần đây con mới thực sự hiểu và cảm nhận sâu sắc điều này.

“... những tàn tích của các việc thực hành ở Đền Thờ trước kia đã truyền xuống đến chúng ta trong giáo lý về sinh thực khí hạ cấp, trong huyền thuật của phái Mật Tông (Tantrik magic) và các thực hành của các nhà Hatha Yoga. Nhân loại ấu trĩ của thời Lemuria và thời kỳ đầu Atlantis đã phải được dạy những gì [381] theo trình độ của họ nhờ vào phương tiện của các biểu tượng, và các phương pháp mà đối với chúng ta sẽ là thô thiển, quá đáng và có một bản chất mà nhân loại đã vượt qua trong nhiều triệu năm.”

Điểm này rất hay, phương pháp của kỷ nguyên mới hướng đến trí tuệ chứ không còn tập trung vào xác thân như trước nữa.

Cuốn Ánh sáng của Linh Hồn những trang đầu có ghi:
"Những khoa yoga khác nhau đều đã góp phần vào sự khai mở của con người.
Trong giống dân thuần thể chất đầu tiên gọi là dân Lemuria, khoa Yoga được áp dụng cho nhân loại ấu trí vào thời gian đó chính là Hatha Yoga, khoa Yoga rèn thân xác.

...Hiển nhiên là bất cứ ai quay về với những lối thực hành Hatha Yoga, hoặc những cách thực tập để trực tiếp phát triển các luân xa, qua những phương pháp hành thiền và vận khí khác nhau đều là thoái hoá, xét theo một phương diện nào đó.

Người ta nhận thấy rằng nhờ thực hành Raja Yoga và đạt ddến mức hoàn toàn tự chủ khi hành giả tập trung ý thức vào linh hồn, các hình thức Yoga khác sẽ không còn cần thiết.
Vì khoa Yoga cao cấp sẽ tự động bao hàm tất cả các khoa Yoga sơ cấp về mặt kết quả, dù không bao gồm phương diện thực hành"

Nhận xét dẫn nhập, ASCLH, bản dịch của dịch giả Trân Châu.






1 nhận xét:

  1. Bất cứ một tâm lý gia nào, cho dù cách đây hai mươi năm, hẳn đã hết sức ngạc nhiên - hay bất mãn - thấy các đồng liêu của mình đi lưu tâm đến một hệ thống tôn giáo “thần bí” như Thiền tông. Ông hẳn đã lại còn ngạc nhiên hơn nữa thấy rằng đa số những người hiện diện không phải chỉ “lưu tâm” đến mà còn quan tâm sâu xa, và rằng một tuần lễ gần gũi giáo sư Suzuki và những tư tưởng của ông, ít nhất cũng, có thể nói là đã gây một ảnh hưởng phấn khích và hăng say đối với họ.

    Hãy thử tìm đọc cuốn Thiền và phân tâm học https://docsach24.com/e-book/thien-va-tam-phan-hoc-2030.html

    Trả lờiXóa