Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

Mô hình tự quản

Nguồn: Viện Đào Tạo Bách Khoa

MÔ HÌNH TỰ QUẢN – CỞI TRÓI CHO LEADER, THỔI BÙNG SINH KHÍ DOANH NGHIỆP – PHẦN 1
(Đảm bảo thay đổi 360 độ góc nhìn của CEO, CFO về các mô hình quản trị hiện nay)



**Bạn đã bao giờ tưởng tượng hoặc biết đến một tổ chức lớn toàn cầu hoạt động theo mô hình TỰ QUẢN mà vẫn hiệu quả chưa? Chúng ta cùng tìm hiểu về FAVI – Một công xưởng sản xuất đồng thau ở miền Bắc nước Pháp.

**FAVI thành lập năm 1950 và nhiều thập kỷ sau vẫn vận hành theo truyền thống, có các CEO và các bộ phận. Năm 1983, CEO Jean Francois Zobrist đã đảo lộn cả hệ thống FAVI. FAVI hiện nay hoạt động với 13 xưởng nhỏ tự quản, phục vụ khách hàng cụ thể: Xưởng Audi, Xưởng Volvo… các xưởng linh kiện và phòng hỗ trợ. Trên các nhóm này không hề có ban quản lý, không có Ban giám đốc, ngoài vai trò “CEO”

MÔ HÌNH TỰ QUẢN KHÁC BIỆT NHƯ THẾ NÀO?

**Thay vì như các xưởng sản xuất vận hành phong cách cũ là có các phòng ban tiếp nhận – xử lý thông tin khách hàng, bộ phận sản xuất, hành chính, giao hàng riêng biệt với một quy trình trông có vẻ chuyên nghiệp. Bộ phận kinh doanh nhận đơn hàng – giao hỗ trợ nhập liệu - xếp lịch trình sản xuất – phòng nhân sự phân công người – nhân viên sản xuất như một cái máy, khi không biết đang làm cho khách hàng nào, công ty nhiều hay ít đơn.

**Tại FAVI thì khác. Mỗi tuần 1 lần, các nhân sự kinh doanh tại từ xưởng Audi sẽ gặp toàn đội ngũ chia sẻ về đơn hàng của tuần, mọi người trong nhóm cùng lên kế hoạch, cùng ăn mừng và chia sẻ khi đơn hàng lớn hay nhỏ, cùng động não nghĩ cách cạnh tranh với đối thủ để giao đơn hàng sớm nhất có thể, tự nhóm quyết định chỉ tiêu và cùng nhau quản lý mục tiêu đó. Các thành viên đều cảm thấy tự hào sau mỗi tuần làm việc khi được tự tổ chức mọi thứ!

>> Kết quả đạt được của FAVI rất phi thường. Trong khi tất cả các đối thủ cạnh tranh đã dời qua thị trường Trung Quốc thì sản phẩm của FAVI vẫn chiếm 50% tổng thị phần, trụ lại ở châu Âu kèm với cam kết giao hàng đúng hẹn tới mức khó tin, trong suốt 25 NĂM không hề có đơn hàng nào bị giao trễ, hầu như nhân viên không ai muốn nghỉ việc vì khi đã làm trong môi trường FAVI đều không muốn quay lại các xưởng sản xuất được vận hành theo phong cách cũ.

BÍ MẬT NẰM Ở ĐÂU? >> Đó chính là mô hình TỰ QUẢN và phân quyền cho các nhóm nhỏ, khi những người trực tiếp và thường xuyên làm việc với khách hàng được tự quản lý công việc của mình để đáp ứng được mong muốn, “chạm” đến trái tim cả những vị khách khó tính.

!!! Như vậy không phải quy trình nhiều bước, phức tạp và trông có vẻ “chuyên nghiệp” sẽ tạo ra năng suất, doanh thu cao, không phải mô hình cần có KPIs, cần có Leader, Các ban bệ ra quyết định thì tổ chức mới vận hành được. Điểm mấu chốt nằm ở việc chúng ta có dám thử một khái niệm mới: MÔ HÌNH TỰ QUẢN hay không?

MÔ HÌNH TỰ QUẢN PHẦN 2 – THÁO BỎ LỚP MẶT NẠ “CÔNG SỞ”, THỔI BÙNG SINH KHÍ DOANH NGHIỆP

>> “Khi dám bỏ đi chiếc mặt nạ để thực sự là chính mình, một năng lượng cực lớn sẽ được giải phóng” NHƯNG:

**Chúng ta chọn che giấu đi nhiều thứ, những phần “mong muốn sâu thẳm”, tỏ ra cương quyết hơn mức thực tế tại công sở.
**Chúng ta chọn tỏ ra “được việc” hoặc “Không liên quan” thật cool ngầu, thật chuyên nghiệp và đĩnh đạc, có khi hơn mức cần thiết.
**Chúng ta chọn nói những điều đồng nghiệp, sếp, khách hàng thích nghe, muốn nghe thay vì nói những điều ta thật sự nghĩ, thật sự mong muốn.
**Chúng ta cảm thấy thật xấu hổ khi mình bộc lộ chút bản chất, ước mơ thầm kín hay tài lẻ của mình tại nơi làm việc.
**Chúng ta cảm thấy thật ngớ ngẩn và kì cục khi chia sẻ với ai đó về những kí ức đau khổ, những rào cản tâm lý thời thơ ấu ta mang theo tới khi trưởng thành bởi công sở là nơi LÀM VIỆC với KPIs là những con số, và sẽ chẳng ai quan tâm đến câu chuyện của ta.

!!Thiếu sự chính trực với “nội tâm”, không có môi trường đủ an toàn để cho phép mỗi người kết nối lại với bên trong là những điều dường như “hiển nhiên” tại nơi làm việc.

!! VÀ ĐỒNG THỜI chúng ta ĐÃ VÔ TÌNH quên mất KHO BÁU của chính mình và đồng nghiệp - INSIGHT của mỗi cá nhân.

>> SỰ TỰ QUẢN giúp ta đi được một bước tiến dài trong việc làm giảm đi những nỗi sợ thầm kín thường gặp nơi công sở.
Khi không còn vị sếp nào để làm vui lòng, không còn cấp dưới nào để quản lý, một phần lớn độc tố trong tổ chức được thanh tẩy.

** Mô hình này thôi thúc nhân viên, đồng nghiệp của chúng ta khám phá bản thân để đạt được HẠNH PHÚC CHÂN CHÍNH bằng cách tạo ra các mối quan hệ đích thực xung quanh mình. Tính chủ động, phong phú và chân thành những mối quan hệ này đôi lúc khiến ta bị tổn thương, nhưng qua những tổn thương tích cực đó, chúng ta sẽ nhanh chóng trưởng thành, sẽ cảm thấy rằng mình thực sự sống.

** SỰ TỰ QUẢN sẽ giúp công sở/ nơi làm việc không còn là chốn “thị phi” mà thực sự là nơi con người có thể trọn vẹn với chính mình. "TRỌN VẸN VỚI CHÍNH MÌNH” sẽ giúp khơi dậy sự tự nguyện, tự giác trong mỗi cá thể của tổ chức. Khi tạo môi trường để tất cả đều được trải nghiệm, lắng nghe và tìm ra INSIGHT của mỗi cá thể

>> Nếu một phần lớn INSIGHT đó trùng với những điều tổ chức hướng tới thì tự động những MỤC TIÊU CẤP TIẾN sẽ lần lượt được đặt ra và chinh phục.
>>Và chỉ sớm thôi, bạn sẽ cảm thấy tổ chức của mình “được thực sự SỐNG”, là một Thực thể sinh động và liên tục phát triển.

Vậy cần điều kiện gì và bằng cách nào để tạo ra một môi trường an toàn, nơi tất cả có thể đặt xuống MẶT NẠ CÔNG SỞ, để SỰ TRỌN VẸN của mỗi cá thể không phá vỡ và xung đột tổ chức >> Chấm để nhận câu trả lời ở Phần 3.

**Nguồn đúc kết: Sách Tái tạo tổ chức và Giáo trình TEAM - Bí quyết xây dựng đội ngũ.






SỨC HẤP DẪN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO BIẾT LẮNG NGHE

1. LẮNG NGHE ĐỂ QUAN SÁT
- Có một cuộc nghiên cứu cho thấy những người biết chú ý đến sự thay đổi xung quanh thường sẽ có khả năng sáng tạo, năng lực và sức ảnh hưởng hơn dù trong công việc hay cuộc sống. Người có khả năng HAY BIẾT NHỮNG GÌ XẢY RA TRONG THÂN TÂM sẽ nhận biết được sự thay đổi xung quanh thường. Từ đó, có thể cảm giác được sự thay đổi trong lòng mình, phản ứng tâm tư của mình và tâm trạng của cấp dưới.

>>> Vì vậy, một người lãnh đạo giỏi, họ biết lắng nghe lòng mình, họ biết nội tâm mình đang muốn nói gì, biết bản thân đang nghĩ gì? Đồng thời, một người lãnh đạo ưu tú cũng luôn sẵn sàng lắng nghe người khác, hiểu được họ muốn nói, muốn biểu đạt những gì, đây là sự khởi đầu của một cuộc trao đổi tập thể hiệu quả.

2. LẮNG NGHE ĐỂ TẬP TRUNG VÀO HIỆN TẠI
- Thế nào là một cuộc trao đổi không hiệu quả? Chính là đôi bên có vẻ như có người nói, người nghe, nhưng lại không thật sự lắng nghe, không thật sự muốn nghe những gì mà đối phương muốn biểu đạt, thậm chí có thói quen ngắt lời đối phương, sau đó dùng lời lẽ phản bác lại.

- Đôi khi chúng ta có nghe lời người khác nói, nhưng đồng thời trong đầu cũng đang tự nói, đó là khi người kia nói những điều khiến chúng ta bất mãn, tự trong đầu sẽ có ý kiến phát ra. Tuy không nói ra miệng, nhưng trong lòng vẫn tự “lải nhải”. Đây chính là một cuộc trao đổi không có hiệu quả, chỉ tỏ ra vẻ bề ngoài, không thật sự muốn giải quyết vấn đề.

>> Vì vậy, trong bất cứ cuộc nói chuyện, hay tham gia một cuộc họp nào. Hãy giữ cho mình luôn bình tâm, lắng nghe người khác nói, xem thử yêu cầu hoặc khó khăn của họ là gì thì mới có thể trở thành một nhà lãnh đạo đáng ngưỡng mộ.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét