Thứ Hai, 30 tháng 9, 2024

Cốt lõi của tư duy hệ thống

Chúng ta có thể nói tới rất nhiều vấn đề nổi cộm hiện nay (biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, chiến tranh, bất bình đẳng...) và có thể chúng ta biết các giải pháp cho các vấn đề này. Tuy nhiên chúng ta không thực hiện các giải pháp này ở tầm mức tập thể (collective actions).

Có thể ở cấp độ cá nhân, nhiều người đang thực hiện các giải pháp khác nhau. Nhưng ở cấp độ tập thể, có thể chưa có gì thực sự diễn ra.

Có một khoảng cách từ biết tới làm (Knowing - doing) là thứ mà nhiều người trong số chúng ta đang đối mặt và đây là chỗ để systems thinking - tư duy hệ thống có thể lý giải.

Systems thinking sẽ hỏi câu hỏi: Tại sao ở cấp độ tập thể, chúng ta lại tạo ra những điều chẳng ai trong số chúng ta mong muốn?

Chẳng ai nói là tôi muốn phá hủy môi trường nhưng khi cộng lại tất cả các hành động & sinh hoạt của chúng ta thì ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở tầm mức rộng lớn.

Sau nhiều năm nghiên cứu và thực hành Systems Thinking, bác Otto Scharmer và các đồng nghiệp tại MIT nhận thấy cốt lõi của Systems thinking - tư duy hệ thống là để tạo ra sự chuyển hóa và thay đổi ở cấp độ hệ thống, bạn cần tác động tới các phần chìm của tảng băng.

Tức là không chỉ giải quyết vấn đề ở bề mặt của tảng băng mà còn khám phá các vấn đề nằm bên dưới mặt nước (tức phần chìm của tảng băng) - bạn cần chạm tới gốc rễ của vấn đề.

Nhìn vào Iceberg model (ảnh lấy từ khóa học u-lab: Leading from the Emgerging Future), phần nổi của tảng bằng là những hành động nhìn thấy. Nhưng phần chìm của tảng băng là 3 tầng lớp:

🟠 Structures and systems - cấu trúc và hệ thống

🟠 (sâu hơn là) Paradigms of thoughts - mô thức tư duy & suy nghĩ của con người

🟠 (sâu hơn nữa là) Deeper source of energy, of our creativity and of who we are. - cội nguồn của năng lượng, của sự sống, của sức sáng tạo, của thứ định nghĩa chúng ta là ai.

Khi tác động tới tất cả các cấp độ, từ triệu chứng - các vấn đề bề mặt (symptoms), cho tới cấu trúc (structures), mô thức tư duy (paradigms of thoughts) và nguồn nơi chúng ta vận hành và định nghĩa chính mình (source of inspiration), chúng ta có một cách thức kiến tạo thay đổi mà bác Otto và các đồng nghiệp gọi là Awareness-based systems change (thay đổi hệ thống dựa trên nhận thức).

Có thể tóm tắt phương thức thay đổi này dựa trên 4 nguyên lý nền tảng (founding principles). 4 nguyên lý này cũng coi như là 4 điểm bắt đầu đối với bất cứ ai muốn thay đổi hệ thống xung quanh mình. Mình share lại để nhắc nhớ bản thân trên hành trình học cách kiến tạo thay đổi từ chính những điều gốc rễ.

1. You cannot understand a system until you change it.

(tạm dịch: Bạn không thể hiểu một hệ thống cho tới khi bạn thay đổi nó)

Bạn không thể hiểu hệ thống cho tới khi bạn thay đổi nó. Chỉ là người quan sát hệ thống từ bên ngoài, bạn sẽ không thể kết nối với nó.

2. You cannot change a system until you transform consciousness (transform the mindset of the people who are enacting the system)

(tạm dịch: Bạn không thể thay đổi một hệ thống cho tới khi bạn chuyển hóa tâm thức, hay mindset/tư duy của những người đang vận hành hệ thống đó)

Nếu bạn đưa vào cấu trúc, quy trình mới nhưng mindset của con người trong hệ thống đó không thay đổi, cách họ nghĩ, cách họ kết nối với nhau không thay đổi, thì những người đó trong một cấu trúc mới vẫn làm sống dậy các vấn đề cũ (re-enact the same old problems).

3. You can't transform consciousness until you make a system see, sense and invert itself.

(tạm dịch: Bạn không thể chuyển hóa tâm thức cho tới khi bạn làm cho một hệ thống nhìn thấy, cảm nhận & quan sát diễn tiến bên trong chính nó)

Tựa như nếu bạn không nhìn vào gương, bạn không biết mình đang thế nào và cũng ko biết làm gì để thay đổi.

Bạn cần phải nhìn, cảm nhận hệ thống từ góc nhìn của các đối tác chủ chốt (key stakeholders) trong hệ thống, bao gồm cả những người ở vùng rìa của hệ thống (The marginalized).

Không chỉ nhìn và cảm nhận, bất cứ sự thay đổi nào bên ngoài bạn muốn tạo ra, bạn cũng cần bắt đầu thay đổi điều gì đó bên trong chính mình, từ cái cách mà bạn chú ý, và hiện diện với 1 vấn đề/tình huống, từ cách bạn lắng nghe trong 1 cuộc hội thoại. Đó chính là ý nghĩa của từ invert mà bác Otto muốn nói đến.

4. You can't lead systems transformation unless you sense and presence the future as it emerges.

(tạm dịch: Bạn không thể dẫn dắt sự thay đổi trong hệ thống trừ phi bạn cảm nhận và hiện diện với tương lai đang khởi sinh)

Nguyên lý này đưa ta tới cốt tủy của nghệ thuật lãnh đạo.

Làm lãnh đạo, bạn cần dẫn dắt và bước đi từ vùng bạn đang đứng, từ nơi mà bạn biết rất rõ, đi tới vùng bạn không biết, vùng mà bạn còn không biết là nó tồn tại. Có thể bạn chỉ cảm nhận được một chút gì đó. Nhưng khi nó thành hiện thực, khi đó bạn có can đảm để đi tới nhiều hơn vào những vùng không biết trước. Đó là cách các lãnh đạo kiến tạo thay đổi.

Cảm nhận các khả năng mới, cảm nhận tương lai đang tới và thử diễn đạt nó thành lời. Khám phá qua các thử nghiệm thực tiễn. Đó cũng chính là cốt lõi của social entrepreneurship - khởi nghiệp xã hội, của mọi sự sáng tạo.

Nhất là trong kỷ nguyên AI, chúng ta có thể học được rất nhiều từ quá khứ, từ những điều chúng ta đã tạo ra nhờ sự trợ giúp của AI. Nhưng điểm mù của AI là gì? Đó chính là deep sensing, là khả năng để cảm nhận và nhận biết các khả năng mới của tương lai. Đó là khả năng cảm nhận và sáng tạo từ khoảng trống, từ hư vô, và nương vào các khả thể của tương lai đang khởi sinh.

Bùi Mai Phương 

Nguồn tham khảo:

- Các nội dung trên được trích từ bài giảng của bác Otto Scharmer về Essence of Systems Thinking từ Khóa u-lab: Leading from the Emerging Future trên nền tảng MITx 



Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2024

Định tâm với bạn đời

Khi nhắc đến hôn nhân gia đình, rất nhiều người trong xã hội vẫn đang có cái nhìn rất tiêu cực, rằng: "Hôn nhân là nấm mồ chôn của tình yêu". Nhưng kỳ thực, bên cạnh những gia đình bất hạnh, vẫn có rất rất nhiều gia đình hạnh phúc hoà hợp, chỉ cần ta chịu huân tập, khám phá được những bí mật của các gia đình hạnh phúc, thì hạnh phúc gia đình không còn nằm ngoài tầm với của ta.

Biết ơn cao nhân chỉ điểm cho chúng ta quan niệm " ĐỊNH TÂM VỚI BẠN ĐỜI, BẠN ĐỜI MÃI KHÔNG CÓ VẤN ĐỀ"

Trong gia đình, nếu ta định tâm được với người bạn đời của mình, nghĩa là ta nguyện sẽ mãi luôn đồng ngôn, đồng thuận và đồng hành đi cùng người bạn đời của mình trong suốt phần đời còn lại, dù hoàn cảnh có thay đổi ra sao; thì khi đó, bạn đời mãi không có vấn đề.

Bởi vì:

Khi ta đã "Định tâm với người bạn đời", ta sẽ đơn giản nhận thức được rằng: "Cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ chính tôi". Chính vì vậy, dù hiện thực gia đình mình chưa được như ý, mình sẽ đơn giản chấm dứt mọi sự oán trách đổ lỗi cho người bạn đời, buông hết những nhu cầu mong muốn bạn đời phải thay đổi, mà thay vào đó, mình đơn giản quay trở về chính mình, nỗ lực học tập, vun bồi, thay đổi và chuyển hoá bản thân.

Khi ta đã "Định tâm với bạn đời", ta sẽ đơn giản chỉ tập trung vào điểm tốt của đối phương, ghi nhận và làm lớn chúng lên. Chính vì thế, những hình ảnh tiêu cực của đối phương trong quá khứ sẽ tan biến. Bạn đời sẽ mãi không có vấn đề.

Khi đã "Định tâm với bạn đời", dung lượng trái tim của ta dần được mở rộng, ta đơn giản bỏ qua những lỗi lầm, những khuyết điểm của nhau, đơn giản để bao dung, an vui và trân trọng biết ơn người bạn đời của mình. Bởi vì ta luôn biết, người sẽ đi cùng mình đến cuối cuộc đời này chính là người đầu ấp tay gối cùng mình.

Khi đã "Định tâm với bạn đời", thì hình ảnh mà ta chứa đựng trong tâm trí là một gia đình hạnh phúc hoà hợp, nên ta sẽ luôn chủ động thay đổi nghe thấy nói biết của mình thuận theo chiều mình mong muốn. Ta luôn hướng về hạnh phúc gia đình, nên chủ động học cách yêu thương và đối đãi chuẩn mực với người bạn đời, cũng như với gia đình lớn 2 bên.

Khi đã "Định tâm với người bạn đời", ta sẽ luôn trân trọng nhân duyên vợ chồng của mình, và tôn trọng tổng nghiệp của mình. Ta luôn biết rằng "Gặp nhau đâu phải tình cờ, muôn vàn kiếp trước ta chờ gặp nhau" ,để gặp nhau đã khó, nay lại được nhân duyên làm vợ chồng với nhau lại muôn vàn khó hơn...

Người vợ khi được chồng định tâm với mình: người vợ sẽ có cảm giác rất an toàn, luôn cảm thấy trân trọng biết ơn những gì chồng dành cho mình, luôn nỗ lực học tập để chuyển hoá bản thân để có thể xứng đáng với tình yêu thương, sự định tâm của anh dành cho mình, luôn biết cách yêu thương và trân quý chính mình và đặc biệt là vợ sẽ luôn muốn ở gần bên chồng.

Và bên cạnh, người chồng khi có được người vợ luôn định tâm với anh, thì anh ấy sẽ cảm thấy rất tự tin, bản lãnh người đàn ông được kích hoạt nên luôn muốn mang cả thế giới về cho vợ. Anh ấy luôn muốn đồng hành cùng vợ mọi lúc mọi nơi vì anh cảm giác được với vợ, anh là cả thế giới. Anh ấy trân quý và yêu thương vợ nhiều hơn. Anh ấy sẽ luôn phấn đấu trưởng thành đến tận cùng của sự trưởng thành, vì anh luôn biết bên cạnh anh, là 1 người phụ nữ luôn chứa đựng và tin tưởng tuyệt đối vào anh.

Sẽ rất tuyệt vời nếu trong một gia đình có cả vợ và chồng đều định tâm vào nhau, nhưng nếu đối phương chưa định tâm vào mình, thì cũng không sao cả, mình bắt đầu từ mình trước, chủ động định tâm vào đối phương trước. Bởi vì nhân của cái quả được bạn đời định tâm vào mình, chính là mình chủ động định tâm vào bạn đời.

Và hãy luôn nhớ rằng: "nếu chỉ được chọn 1 điều duy nhất mà mỗi chúng ta xứng đáng có được, thì đó chính là hạnh phúc gia đình". Và "Định tâm với người bạn đời" là điều kiện cần đầu tiên để tiến đến gia đình hoà hợp hạnh phúc.

Sưu tầm

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2024

Thoáng nhìn vào tâm hồn



Người ta thường nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, con đường trực tiếp dẫn đến sự hiểu biết thế giới nội tâm của ai đó. Nhưng trong cuộc sống hối hả, mấy ai thực sự nhìn thấy người đang ở trước mặt mình? Kết nối thật sự vượt xa cái nhìn thoáng qua; nó đòi hỏi chúng ta phải dừng lại, tập trung và nhìn sâu hơn.

Nhìn vào mắt ai đó không chỉ đơn thuần là quan sát—đó là sự đồng cảm. Đó là việc thấy được nỗi đau, niềm vui, hay sự đấu tranh không được nói ra đang ẩn giấu dưới bề mặt. Thường thì con người đeo những chiếc mặt nạ, che giấu cảm xúc thật của mình. Nhưng đôi mắt có thể tiết lộ những gì lời nói không thể diễn tả.

Khi bạn dành thời gian để thật sự nhìn ai đó, để hiểu họ sâu hơn bên ngoài, bạn đang trao cho họ sự công nhận. Hành động kết nối này có thể mang lại sự chữa lành. Với họ, điều này như nói rằng, “Tôi thấy bạn.” Còn với bạn, nó làm sâu thêm sự hiểu biết về ý nghĩa của việc làm người.

Trong cuộc sống hằng ngày, kết nối sâu sắc này có thể bắt đầu từ những điều đơn giản: hiện diện, lắng nghe với sự chú tâm, và nhận ra cảm xúc trong ánh mắt của người khác. Hiểu biết từ tâm hồn này cho phép chúng ta chạm đến cuộc đời nhau theo cách có thể chữa lành và kết nối.

Trong một thế giới dường như thường thấy mất kết nối, việc thật sự nhìn thấy ai đó—qua đôi mắt của họ—là một hành động nhỏ nhưng đầy sức mạnh. Đó là cách chúng ta nhắc nhở nhau rằng mình không đơn độc.

~ Nur Ray